Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2002/QĐ-UBBT | Phan Thiết, ngày 16 tháng 10 năm 2002 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản tại văn bản số 278/TS-KTKT ngày 05/8/2002, của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2400 TT/KH-KT ngày 16/8/2002 về việc Quy hoạch tổng thể vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt tỉnh Bình Thuận đến năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng phát triển thuỷ sản nước ngọt tỉnh Bình Thuận đến năm 2010, với các nội dung chính như sau:
I. Tên công trình: Quy hoạch tổng thể vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt tỉnh Bình Thuận đến năm 2010.
II. Địa điểm vùng quy hoạch: Vùng quy hoạch có vị trí thuộc địa giới hành chính của 48 xã, thị trấn của 07 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và thành phố Phan Thiết.
Phát triển vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; khai thác có hiệu quả về lợi thế tiềm năng đất đai, mặt nước ao hồ tự nhiên, tận dụng mặt nước các ao hồ thuỷ lợi đưa vào nuôi thuỷ sản nước ngọt, đặc biệt là quỹ đất hoang hóa, mặt nước ao hồ tự nhiên, diện tích sản xuất luá, màu kém hiệu quả; Thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài Tỉnh; Góp phần cải thiện đời sống dân cư và phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa;
* Mục tiêu cụ thể: Từ nay đến năm 2005 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về diện tích đất 133% và diện tích mặt nước 146%; về sản lượng nuôi 143%. Năng suất bình quân 3 tấn/ha/vụ đối với diện tích đất và 0,4 tấn/ ha/vụ đối với diện tích mặt nước.
Giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về diện tích đất 119% và diện tích mặt nước116%; về sản lượng nuôi 124%. Năng suất bình quân 3,5 tấn/ha/vụ đối với diện tích đất và 0,6 tấn/ha/vụ đối với diện tích mặt nước.
Tạo việc làm cho khoảng 30.000 lao động trực tiếp nuôi thuỷ sản nước ngọt và hàng ngàn lao động dịch vụ khác có liên quan. Cải thiện đời sống cho các hộ tham gia sản xuất, tăng thu nhập ổn định, góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Cụ thể:
Chỉ tiêu | Hiện trạng | Quy | hoạch |
| năm 2001 | Năm 2005 | Năm 2010 |
1/ Diện tích nuôi (ha) | 900 | 3.642,5 | 7.979,9 |
- Diện tích đất | 298 | 944 | 2.271,5 |
Trong đó: Diện tích đất canh tác 01 vụ lúa chuyển sang nuôi TS |
|
| 1.072 |
- Diện tích mặt nước | 602 | 2.698,5 | 5.708,4 |
2/ Tổng sản lượng (Tấn/năm) | 1.125 | 4.694 | 13.650 |
3/ Luỹ kế vốn đầu tư (Tr.đồng) | 42.000 | 472.197 | 1.075.552 |
4/ Giá trị sản lượng (Tr.đồng) | 5.625 | 32.856 | 95.552 |
5/ Kim ngạch xuất khẩu (USD) | 110.294 | 1.503.211 | 4.371.665 |
1. Tổng vốn đầu tư 1.033.552 triệu đồng.Trong đó:
+ Giai đoạn 2002 đến 2005 430.197 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2005 đến 2010 603.355 triệu đồng.
2. Nguồn vốn:
- Vốn do ngân sách nhà nước đầu tư, chủ yếu kết cấu hạ tầng phục vụ và dịch vụ sản xuất ;
- Vốn tín dụng dài, trung hạn và ngắn hạn (bao gồm vốn vay ưu đãi của nhà nước đầu tư cho mục tiêu của Chương trình phát triển nuôi trồng và xuất khẩu thuỷ sản);
- Vốn huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và trong cộng đồng dân cư;
- Vốn đầu tư nước ngoài.
- Giai đoạn 2002 – 2005: Tổng diện tích nuôi là 3.642,5 ha, trong đó: diện tích đất 944 ha, diện tích hồ thuỷ lợi 1.523 ha và diện tích ao bàu tự nhiên 1.175,5 ha;
- Gian đoạn 2006 – 2010 : Tổng diện tích nuôi là 7.979,9 ha, trong đó: diện tích đất 2.271,5 ha, diện tích hồ thuỷ lợi 3.953 ha và diện tích ao bàu tự nhiên 1.755,4 ha;
(Diện tích phát triển vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt cho từng địa bàn theo từng thời kỳ có phụ lục kèm theo quyết định này).
1. Công tác quản lý sau quy hoạch :
Giao Sở Thủy sản phối hợp với các Huyện, Thành phố tiến hành xác định phạm vi của từng vùng dự án, trong đó có phân vùng cho hộ gia đình, cá nhân nuôi, vùng cần kêu gọi, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước (nếu có).
a) Phân cấp lập dự án đầu tư hạ tầng trong vùng quy hoạch :
- Sở Thủy sản lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư kết cấu hạ tầng đối với vùng quy hoạch có quy mô từ 30 ha trở lên để giao đất cho hộ gia đình, cá nhân nuôi.
- Uỷ ban nhân dân các Huyện, Thành phố lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư kết cấu hạ tầng đối với vùng quy hoạch có quy mô dưới 30 ha để giao đất cho hộ gia đình, cá nhân nuôi.
- Đối với các các doanh nghiệp trong và ngoài nước tự lập dự án đầu tư theo quy mô được Uỷ ban nhân dân Tỉnh chấp thuận.
- Ngoài diện tích được quy hoạch phê duyệt trên đây, đối với các vùng có diện tích dưới 5 ha, nếu có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi thuỷ sản nước ngọt, nhưng không ảnh hưởng đến dòng chảy, tiêu thoát lũ của các sông, suối, các hệ thống công trình thuỷ lợi, không ảnh hưởng đến môi trường sống và gây nhiễm bẩn nguồn nước ngầm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư trong vùng thì tạo điều kiện chuyển đổi sang nuôi thuỷ sản nước ngọt. Uỷ ban nhân dân Huyện, Thành phố xác định cụ thể đối với từng vùng; về chính sách thì được thực hiện như các vùng trong quy hoạch.
b) Mức hạn điền cho phép lập dự án đầu tư nuôi thuỷ sản nước ngọt trong vùng quy hoạch đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình như sau :
- Hộ gia đình, cá nhân tối đa không qúa 02 ha.
- Doanh nghiệp trong và ngoài nứơc được phép lập dự án thì tùy theo quỹ đất hiện có ở từng địa phương, năng lực tài chính, kinh nghiệm và loại hình nuôi của từng đơn vị.
c) Phân cấp phê duyệt dự án đầu tư và giao đất hoặc cho thuê đất :
- Ủy ban nhân dân Huyện, Thành phố phê duyệt các phương án sản xuất thuộc đối tượng là hộ gia đình, cá nhân và chịu trách nhiệm thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất đối với dự án được duyệt, nếu đất thu hồi không thuộc đất do Ủy ban nhân dân Tỉnh đã giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý.
- Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư thuộc đối tượng là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước và chịu trách nhiệm thu hồi đất và cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai hiện hành.
2. Về vốn đầu tư
- Vốn ngân sách nhà nước đầu tư thông qua Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản, Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản của Chính phủ, chủ yếu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng như : Đê bao phòng lũ, hệ thống trạm bơm, hệ thống kênh cấp nước và tiêu nước, hệ thống giao thông, hệ thống điện, công tác khuyến ngư, kiểm dịch, đào tạo nguồn nhân lực...
- Vốn tín dụng dài, hạn trung và ngắn hạn : Cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân vay để đào ao, làm cống lấy và tiêu nước, vốn lưu động cho sản xuất.
- Vốn tự có của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân.
- Vốn đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài.
3. Về khoa học công nghệ :
Sở Thủy sản có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường nghiên cứu và đưa vào ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới về nuôi thuỷ sản nước ngọt phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tập trung nghiên cứu chuyển giao công nghệ và áp dụng rộng rãi các quy trình sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt theo mô hình sản xuất giống có chất lượng cao và sạch bệnh, chú trọng sản xuất một số giống thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao như tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính (loài đỏ và đen), cá tra, cá ba sa, cá bbng tượng, cá diêu hồng. Trước mắt, từ 2003 - 2005 tập trung 03 loài chủ lực là tôm càng xanh, cá tra, cá rô phi đơn tính ở 03 huyện Đức Linh, Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc.
3. Thị trường tiêu thụ:
- Tăng cường củng cố và phát triển các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến trong Tỉnh và khu vực, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa;
- Đẩy mạnh việc tìm kiếm, khai thông thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu các mặt hàng được khách hàng ưa chuộng để có chiến lược sản xuất, chế biến xuất khẩu những sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
4. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển:
Ngoài các chính sách chung của nhà nước về phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi thuỷ sản nước ngọt nói riêng. Tuỳ tình hình cụ thể từng địa phương mà có các giải pháp phù hợp, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thúc đẩy nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt phát triển.
Sở Thủy sản chịu trách nhiệm căn cứ vào chính sách của Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản, chủ trương khuyến khích đầu tư theo quy định của Chính phủ, phối hợp các ngành chức năng liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành các chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình thu hút các nguồn lực tham gia thực hiện quy hoạch từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức thực hiện theo hướng cải tiến các quy trình, thủ tục đầu tư đảm bảo nhanh gọn, chính sách hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, đầu tư hạ tầng, chính sách giao đất, cho thuê đất, ... Cụ thể:
- Tiếp tục khảo sát, điều tra nắm quỹ đất, mặt nước có điều kiện nuôi thuỷ sản nước ngọt để có giải pháp hướng dẫn thực hiện chuyển dịch có hiệu quả. Đẩy mạnh thực hiện việc giao, cho thuê đất, mặt nước đã có quy hoạch cho dân để họ an tâm đầu tư sản xuất. Đối với tổ chức, doanh nghiệp thực hiện việc cho thuê đất theo hướng ưu đãi để khuyến khích mở rộng sản xuất. Thực hiệc cho thuê khoán có thời gian đối với diện tích mặt nước ao hồ thuỷ lợi có điều kiện nuôi thuỷ sản nước ngọt, để nguời sản xuất yên tâm đầu tư.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nuôi thuỷ sản nước ngọt, khuyến khích thành lập các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hội, chi hội nghề nghiệp và mô hình kinh tế trang trại.
- Chính sách cho vay vốn đối với nuôi thuỷ sản nước ngọt, chính sách xây dựng quỹ phòng, chống rũi ro do thiên tai, dịch bệnh,...
- Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt để tạo nguồn giống, chủ động cung cấp cho các vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt trong Tỉnh.
- Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lao động kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực.
VII. Về quản lí và tổ chức thực hiện quy hoạch:
1. Giao Sở Thủy sản chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh trong việc quản lý nhà nước đối với Quy hoạch được duyệt nói trên, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ, mục tiêu quy hoạch; Đồng thời đề xuất điều chỉnh quy hoạch đảm bảo sát hợp với tình hình phát triển theo từng thời kỳ.
2. Căn cứ quy hoạch được duyệt và phân cấp quản lý phê duyệt dự án đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các chủ đầu tư xây dựng các dự án khả thi trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của nhà nước.
3. Giao Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng với các Sở, ngành liên quan xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ môi trường tại các vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản nước ngọt, đồng thời phối hợp với Sở Thủy sản tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phòng trừ dịch bệnh về con giống xuất ra thị trường và giám sát chặt chẽ vấn đề môi trường để giảm thiểu tác động của môi trường đối với nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt.
Điều 2: Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Thủy sản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển tỉnh Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Huyện, thành phố Phan Thiết và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành và cơ quan liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM/ UBND TỈNHBÌNH THUẬN |
- 1Quyết định 30/2012/QĐ-UBND về Quy định vùng nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2Quyết định 2893/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/9/2011 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 158/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 2893/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/9/2011 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 158/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 hết hiệu lực thi hành
Quyết định 63/2002/QĐ-UBBT về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt tỉnh Bình Thuận đến năm 2010
- Số hiệu: 63/2002/QĐ-UBBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/10/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/10/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra