ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 625/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 09 tháng 5 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2014 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2158/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2013 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 349/TTr-SLĐTBXH ngày 11/3/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, cơ quan ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2014 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 625/QĐ-UBND ngày 09/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung: Nhằm từng bước hạn chế tình trạng trẻ em bị mắc và tử vong do tai nạn, thương tích gây ra, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị đuối nước. Tập trung vào những nơi thường xảy ra tai nạn, thương tích đối với trẻ em như tại gia đình, trường học và nơi công cộng nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
- Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 550/100.000 trẻ em.
- Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích xuống còn 13/100.000 trẻ em.
- 70% hộ gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em được phổ biến, tuyên truyền về chính sách, pháp luật, kiến thức và kỹ năng cơ bản phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Triển khai thí điểm mô hình “Ngôi nhà an toàn” tại 4/8 huyện, thành phố.
- 80% học sinh các điểm trường tiểu học và trung học cơ sở được tuyên truyền kiến thức về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.
- Ít nhất 70% số trẻ em sử dụng áo phao hoặc cặp phao khi tham gia giao thông đường thủy.
- 100% số bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại các khu du lịch được cấp phép bảo đảm các quy định an toàn.
- 50% các buổi tuyên truyền về y tế cộng đồng có lồng ghép tuyên truyền kiến thức về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em và cộng đồng an toàn.
- 100% cán bộ cấp tỉnh, 70% cán bộ cấp huyện, thành phố, 80% cán bộ cấp xã, phường, thị trấn làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.
- Nâng cao kỹ năng sơ, cấp cứu cho cán bộ y tế các xã, phường, thị trấn.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Lãnh đạo, tổ chức và quản lý:
- Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phối hợp liên ngành trong phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt, tập trung phòng, chống đuối nước cho trẻ em và các loại tai nạn thương tích thường gặp trong gia đình.
- Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong tỉnh, đặc biệt là ở cơ sở; thường xuyên kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh theo hệ thống.
2. Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp ở các vùng sâu, vùng xa tại gia đình, trường học, cộng đồng với các hình thức phù hợp (phát tờ rơi, pano, ap phích…), thông qua mạng lưới tuyên truyền viên, cộng tác viên cơ sở.
- In tài liệu truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em phù hợp với thực tế địa phương, trong đó đặc biệt quan tâm đến trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc Khmer, vùng sông nước.
- Lồng ghép triển khai về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong các phong trào tại cộng đồng.
3. Nâng cao năng lực, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em:
- Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và kiến thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Tổ chức tập huấn tại 8 huyện, thành phố về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và xây dựng Ngôi nhà an toàn cho trẻ em.
- Triển khai lồng ghép các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt quan tâm hướng dẫn kiến thức về phòng, chống tai nạn, thương tích cho học sinh các cấp.
- Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về phòng, chống tai nạn, thương tích cho giáo viên, tổng phụ trách đội các trường tiểu học và trung học cơ sở, đưa công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em vào trường học, lồng ghép những tiết học ngoại khóa,…
4. Xây dựng và nhân rộng các mô hình an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em: “Cộng đồng an toàn”, “Trường học an toàn”, “Ngôi nhà an toàn”.
5. Triển khai các hoạt động để phòng, chống đuối nước trẻ em: Xác định các nguy cơ gây đuối nước trẻ em. Loại bỏ nguy cơ gây đuối nước trẻ em; hướng dẫn kỹ năng bơi an toàn và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tiểu học, trung học cơ sở; tập huấn cho giáo viên dạy bơi theo chương trình bơi an toàn; tổ chức dạy bơi cho trẻ em tại cộng đồng và trường tiểu học; sử dụng áo phao, phao bơi khi tham gia giao thông đường thủy và các hoạt động vui chơi trong môi trường nước; hướng dẫn kỹ năng cứu đuối trẻ em. Thực hiện việc cấp giấy phép và các quy định an toàn tại bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại các khu du lịch, các phương tiện đường thủy, các bến vận chuyển khách ngang sông, các bến tàu.
6. Tăng cường xã hội hóa: Huy động rộng rãi các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
- Nguồn kinh phí thực hiện: Được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập dự toán chi hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện toàn diện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ lao động - thương binh và xã hội về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng và nhân rộng mô hình “Ngôi nhà an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch và định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức tổng kết việc thực hiện Kế hoạch vào cuối năm 2015.
2. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện cấp cứu, điều trị trẻ em bị tai nạn, thương tích; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng và nhân rộng mô hình “Cộng đồng an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục phổ thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng và nhân rộng mô hình “Trường học an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
4. Sở Giao thông Vận tải: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác phòng, chống tai nạn giao thông cho trẻ em.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong việc xây dựng gia đình văn hóa; tăng cường công tác quản lý bể bơi, dạy bơi cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
6. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội; kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, phòng cháy chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, định hướng các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
8. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách Nhà nước hàng năm, cân đối, đề xuất bố trí ngân sách địa phương, trình phân bổ ngân sách Trung ương được giao để thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động huy động nguồn lực để thực hiện Kế hoạch này.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch để triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương; lồng ghép việc triển khai thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, kế hoạch khác có liên quan trên địa bàn; kiểm tra, đánh giá và định kỳ sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này ở địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động tham gia thực hiện Kế hoạch này; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trong đoàn viên, hội viên và người dân về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em./.
- 1Kế hoạch 3202/KH-UBND năm 2012 xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2015
- 2Quyết định 1573/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2014 - 2015 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 453/QĐ-UBND-HC năm 2014 phê duyệt Dự án Bạn hữu trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012-2016
- 4Quyết định 212/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Cà Mau giai đoạn 2014 - 2015
- 5Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2016 về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020
- 6Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Thái Bình
- 7Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2016 về Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020
- 8Quyết định 1051/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Kế hoạch 3202/KH-UBND năm 2012 xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em trên địa bàn Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2015
- 4Quyết định 2158/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2013 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1573/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2014 - 2015 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 453/QĐ-UBND-HC năm 2014 phê duyệt Dự án Bạn hữu trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012-2016
- 7Quyết định 212/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Cà Mau giai đoạn 2014 - 2015
- 8Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2016 về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020
- 9Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Thái Bình
- 10Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2016 về Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020
- 11Quyết định 1051/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
Quyết định 625/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- Số hiệu: 625/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/05/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Sơn Thị Ánh Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định