Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 622/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU DÂN SINH VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG (TÊN TIẾNG ANH: LOCAL ROAD ASSETS MANAGEMENT PROJECT - LRAMP)

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;

Căn cứ Văn bản số 7449/VPCP-QHQT ngày 18/9/2015 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về phạm vi dự án Quản lý tài sản đường địa phương;

Căn cứ Quyết định số 2529/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2020.

Căn cứ Quyết định số 330/QĐ-TTg, ngày 02/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh Mục Dự án “Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương”, vay vốn Ngân hàng Thế giới;

Căn cứ Quyết định số 3546/QĐ-BGTVT ngày 02/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc cho phép lập dự án đầu tư tổng thể dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương;

Căn cứ Quyết định số 3655/QĐ-BGTVT ngày 13/10/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi phí tư vấn lập dự án đầu tư tổng thể dự án LRAMP;

Căn cứ Quyết định số 4017/QĐ-BGTVT ngày 11/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán chi phí tư vấn thẩm tra dự án đầu tư tổng thể dự án LRAMP;

Căn cứ Biên bản ghi nhớ của Ngân hàng thế giới (WB) trong đợt làm việc thẩm định dự án LRAMP từ ngày 16-20/11/2015 giữa Đoàn chuẩn bị dự án của WB với Bộ GTVT và các Bộ, Ngành, Địa phương;

Căn cứ Quyết định số 383/QĐ-BGTVT ngày 03/02/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt danh Mục tiêu chuẩn áp dụng cho dự án xây dựng câu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP).

Căn cứ Văn bản số 600/VPCP-QHQT ngày 25/01/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc chủ trương thực hiện thủ tục bảo vệ môi trường dự án LRAMP;

Xét đề nghị của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tại tờ trình số 182/TTr-TCĐBVN ngày 21/12/2015 về việc xin phê duyệt dự án LRAMP; văn bản số 300/TCĐBVN-CQLXDĐB ngày 19/01/2016 về việc chỉnh sửa, cập nhật bổ sung hồ sơ dự án;

Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư tại Báo cáo kết quả thẩm định số 155/KHĐT ngày 02/3/2016 của Vụ KHĐT;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Tên tiếng Anh: Local Road Assets Management Project - LRAMP) với những nội dung chính như sau:

1. Tên dự án: Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Local Road Assets Management Project - LRAMP).

2. Tổ chức tư vấn lập dự án: Liên danh Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT và Công ty cổ phần kỹ sư và tư vấn Việt Nam.

- Chủ nhiệm lập dự án: Ông Chu Ngọc Sủng.

3. Tổ chức tư vấn thẩm tra: Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đường bộ.

- Giám đốc Điều hành: Ông Phạm Duy Khôi.

4. Tên cơ quan chủ quản, chủ dự án:

4.1. Hợp phần 1 - Khôi phục, cải tạo đường địa phương:

Bộ GTVT là cơ quan chủ quản dự án, giữ vai trò Điều phối chung.

Ủy ban nhân dân (UBND) 14 tỉnh (Lào Cai, Hà Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Kạn, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lạng Sơn, Cao Bằng và Bình Định) là cơ quan chủ quản của các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh.

4.2. Hợp phần 2 - Xây dựng cầu dân sinh:

Bộ GTVT là cơ quan chủ quản đầu tư.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam là Chủ dự án Chủ đầu tư.

4.3. Hợp phần Tư vấn chung:

Bộ GTVT là cơ quan chủ quản đầu tư.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam là Chủ dự án/ Chủ đầu tư.

5. Phạm vi đầu tư xây dựng:

5.1. Hợp phần khôi phục, cải tạo đường địa phương:

Thực hiện trên địa bàn 14 tỉnh, bao gồm: Lào Cai, Hà Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Kạn, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lạng Sơn, Cao Bằng và Bình Định.

5.2. Hợp phần xây dựng cầu dân sinh:

Thực hiện trên địa bàn 50 tỉnh, bao gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Dương, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước, Trà Vinh, Đồng Nai/Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp và Bến Tre.

6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:

Dự án gồm 03 Hợp phần chính là: Hợp phần 1 - Khôi phục, cải tạo đường địa phương (gọi tắt là Hợp phần Đường); Hợp phần 2 - Xây dựng cầu dân sinh (gọi tắt là Hợp phần Cầu) và Hợp phần Tư vấn chung.

6.1. Hợp phần Đường:

6.1.1. Nội dung đầu tư xây dựng đường địa phương: khôi phục, cải tạo Khoảng 676 km đường và bảo dưỡng thường xuyên Khoảng 61.109 km đường trên cơ sở Kế hoạch chi tiêu trung hạn (MTEP) do các tỉnh lập và nguồn vốn WB phân bổ. (Tổng số Km và danh Mục, qui mô các tuyến đường dự kiến khôi phục, cải tạo trong Phụ lục 2 và 3 kèm theo)

6.1.2. Loại và cấp công trình:

- Loại công trình: công trình giao thông.

- Cấp công trình: Khôi phục, cải tạo và bảo dưỡng thường xuyên đường: cấp IV, V, VI (theo TCVN 4054:2005) và cấp A, B, C (theo TCVN 10380:2014).

6.1.3.Qui mô đầu tư xây dựng chủ yếu:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

TCVN 4054:2005

TCVN 10380:2014

IV

V

VI

A

B

C

1

Tốc độ thiết kế

km/h

60 (40)

40 (30)

30 (20)

30 (20)

20

15

2

Số làn xe tối thiểu dành cho xe cơ giới

Làn

2

2

1

1

1

1

3

Chiều rộng nền đường

M

9,0

(7,5)

7,5

(6,5)

6,5

(6,0)

6,5

(6,0)

5,0

(4,0)

4,0

(3,0)

4

Chiều rộng mặt đường

M

7,0

(5,5)

5,5

(3,5)

3,5

3,5

3,5

(3,0)

3,0

(2,0)

5

Chiều rộng lề gia cố

M

0,25x2

0,25-

0,5x2

-

-

-

-

6

Độ dốc dọc lớn nhất

%

6 (8)

7 (10)

9 (11)

9 (11)

5 (13)

5 (15)

7

Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn

M

125 (60)

60 (30)

30 (15)

30

15

10

8

Tải trọng trục tiêu chuẩn

Kg

10.000

10.000

10.000

6.000

2.500

2.500

9

Mô đun cường độ mặt đường yêu cầu

Mpa

100- 130

75

50

Trị số trong (...) áp dụng đối với địa hình miền núi, đồng bằng đặc biệt khó khăn hoặc bước đầu phân kỳ xây dựng

6.2. Hợp phần Cầu:

6.2.1. Nội dung đầu tư xây dựng: xây dựng mới Khoảng 2.174 cầu dân sinh. (Số lượng cầu và danh Mục cầu dự kiến xây dựng trong Phụ lục 4 và 5 kèm theo).

6.2.2. Loại và cấp công trình:

- Loại công trình: công trình giao thông.

- Cấp công trình: Xây dựng mới câu dân sinh từ cấp I-III (cầu treo) và từ cấp III-IV (cầu cứng).

6.2.3. Qui mô đầu tư xây dựng chủ yếu đối với công trình xây dựng cầu:

* Cầu treo:

- Tuổi thọ thiết kế 25 năm.

- Tải trọng đoàn người đi bộ rải đều 300 kg/m2, có kiểm toán 01 tải trọng tập trung (đại diện là xe máy) 500kg (Thông tư số 11/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014) và Thông tư số 38/2015/TT-BGTVT ngày 30/7/2015 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 11/2014/TT-BGTVT.

- Bề rộng cầu: khổ cầu 1,5m đối với cầu có số lượt người đi ban đầu 50-500 người/ngày và 2,0m với cầu có số lượt người đi ban đầu >500 người/ngày (hoặc cầu dài >70m).

* Cầu cứng:

Loại đường

B cầu

Tải trọng thiết kế

Tuổi thọ

Đường Huyện về Xã; Đường liên Xã

3,5m 2*0,25m = 4,0m (cấp A)

Xe tải thiết kế hoặc xe hai trục thiết kế bằng 0,65 HL93 (không tải trọng làn), người đi 3x10-3 MPa

75 năm

Đường Xã về Thôn;
Đường liên Thôn;
Đường nội đồng.

3,0m 2*0,25m = 3,5m (cấp B)

Xe tải thiết kế hoặc xe hai trục thiết kế bằng 0,45 HL93 (không tải trọng làn), người đi 3x10-3 MPa

50 năm

Đường Thôn cấp C, D

2,0m 2*0,25m = 2,5m (cấp C)

Người đi 3x10-3 MPa, tải trọng tập trung 5kN

- Khổ thông thuyền: từ B=6m x H=1,5m (trong qui hoạch phát triển giao thông nông thôn) và H= 2,0m (2,5m) tùy theo Điều kiện cụ thể. Nếu cầu vượt sông có phân cấp thì theo tiêu chuẩn đường thủy nội địa TCVN 5664: 2009

- Tải trọng va tàu: Theo tiêu chuẩn 22TCN272-05; với các kênh lạch nhỏ theo khảo sát tàu thuyền thực tế tại địa bàn.

6.3. Hợp phần Tư vấn chung:

Bao gồm các công việc tư vấn chung cho toàn bộ Dự án:

- Các Hỗ trợ kỹ thuật: (1) Kiểm toán Tài chính và Xác minh độc lập chỉ số giải ngân; (2) Kiểm toán nội bộ; (3) Hỗ trợ và giám sát độc lập về đảm bảo an toàn XH & MT; (4) Phát triển Hệ thống quản lý dữ liệu cầu và đường địa phương; (5) Xây dựng hướng dẫn giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đối với cầu và đường địa phương; (6) Phát triển mô hình cộng đồng bảo trì cầu và đường địa phương.

- Lập, thẩm tra, quản lý dự án đầu tư.

7. Tiêu chuẩn và Phương án thiết kế:

7.7. Tiêu chuẩn thiết kế:

Tuân thủ Quyết định số 383/QĐ-BGTVT ngày 03/02/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt danh Mục tiêu chuẩn áp dụng cho dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP).

7.2. Phương án thiết kế:

7.2.1. Hợp phần Đường:

7.2.1.1. Tiêu chí ưu tiên khôi phục, cải tạo đường địa phương ở mỗi tỉnh:

- Chỉ tiêu bắt buộc:

Tuyến đường lựa chọn phải nằm trong Danh Mục đầu tư cải tạo của Kế hoạch Chi tiêu trung hạn (MTEP) được tỉnh phê duyệt, bao gồm đường tỉnh, đường huyện, đường xã. Kế hoạch này được cập nhật hàng năm. Trường hợp bổ sung, phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tuyến đường đầu tư có tỷ suất nội hoàn kinh tế IRR >= 12%.

- Chỉ tiêu cộng ưu tiên:

Tuyến đường có số người hưởng lợi lớn hơn, có lưu lượng xe lớn hơn.

Tuyến đường đi qua nhiều xã khó khăn/đói nghèo hơn.

7.2.1.2. Thiết kế các yếu tố hình học chủ yếu: Thiết kế khôi phục, cải tạo các yếu tố hình học để đảm bảo vào cấp công trình, đảm bảo cường độ yêu cầu và tính toán thủy văn.

7.2.1.3. Kết cấu áo đường: theo hướng dẫn tại quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014. Kết cấu áo đường được chọn phụ thuộc cấp đường, lưu lượng xe chạy và tải trọng xe. Cụ thể:

- Đối với đường cấp IV đảm bảo cường độ Eyc tối thiểu 100Mpa (130Mpa đối với mặt bê tông nhựa).

- Đối với các cấp đường V, VI, GTNT loại A đảm bảo cường độ Eyc tối thiểu 75Mpa

- Đối với các cấp đường GTNT loại B, C đảm bảo cường độ Eyc tối thiểu 50Mpa.

- Kết cấu áo đường sử dụng mặt đường bê tông nhựa, mặt đường láng nhựa hoặc bê tông xi măng cần tham khảo tiêu chuẩn TCVN 10380:2014 và Quyết định số 4927/QĐ -BGTVT ngày 25/12/2014 để quyết định loại mặt đường phù hợp, sử dụng được vật liệu địa phương nhằm giảm chi phí xây dựng.

- Ngoài ra kết cấu áo đường BTXM cũng được áp dụng cho các cấp đường loại A, B, C, có thể sử dụng cho đường cấp V, VI và không khuyến nghị sử dụng cho đường cấp IV. Việc áp dụng cần được nghiên cứu kỹ khi sử dụng, tránh lãng phí.

7.2.1.4. Công trình thoát nước

- Cống thoát nước ngang đường: Ưu tiên sử dụng các loại cống tròn, cống hộp, cống bản theo các thiết kế phổ biến. Thiết kế điển hình các công trình gồm (i) Cống tròn đường kính các loại 0,5m, 0,75m, 1,0m, 1,5m, 2,0m; (ii) cống hộp khẩu độ các loại 0,5x0,5m; 0,75x0,75m và trên 1,0m;(iii) Cống bản khẩu độ 1m...

- Rãnh biên (rãnh dọc): Thiết kế trên nền đường đào hoặc nền không đào không đắp. Ba dạng thiết kế định hình phổ biến được sử dụng là rãnh hình thang, hình hộp xây có tấm đan trên nền đất và rãnh tam giác trên nền đá.

- Đường tràn: Thiết kế đường tràn liên hợp có bề rộng lớn hơn nền đường, có thiết kế chống xói hạ lưu, có cọc tiêu và biển báo hiệu.

- Công trình cầu trên tuyến:

Bề rộng cầu phù hợp với cấp đường.

Tải trọng thiết kế cầu: đối với cầu trên đường cấp IV, V, VI (theo TCVN 4054:2005) sử dụng tải trọng HL93 theo tiêu chuẩn 22 TCN 272-05; đối với cầu trên đường cấp A, B, C (theo TCVN 10380:2014) theo tải trọng như Hợp phần cầu. 7.2.1.5 An toàn giao thông

Hệ thống báo hiệu: thiết kế theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

Công trình phòng hộ: bao gồm các loại cọc tiêu, tường phòng hộ, lan can phòng hộ theo chỉ dẫn thiết kế trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054:2005 và TCVN 10380:2014.

7.2.2. Hợp phần cầu:

7.2.2.1. Về vị trí xây dựng: sàng lọc các vị trí xây dựng cầu theo tiêu chí của đề án và phù hợp với nguồn vốn dự kiến, cụ thể như sau:

* Chỉ tiêu Bắt buộc:

- Là các cầu thuộc các xã theo Quyết định 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015. Trường hợp đặc biệt không theo Quyết định 447 phải được phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, ưu tiên đối với 63 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ

- Các cầu qui mô nhỏ nằm trên tuyến đường xã thôn, bản có qui hoạch, có tác dụng kết nối liên vùng như trong chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Chính phủ đã chỉ rõ.

- Chỉ xây dựng cầu có mật độ người đi từ 50 lượt người trở lên, trừ trường hợp đặc biệt. Áp dụng cho đường giao thông nông thôn liên xã, liên thôn, ưu tiên những vùng miền núi khó khăn, vượt suối có nguy cơ mất an toàn cao, những nơi kết nối với các công trình phúc lợi (trường học, trạm y tế,...), đặc biệt các vị trí học sinh phải đến trường bằng bè mảng.

- Trên cùng một suối, lạch các vị trí cầu không được quá gần nhau, nếu một phía bờ suối, lạch có đường liên thông, phải cách nhau tối thiểu 1 Km.

* Ngoài ra, để sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới WB, thực hiện dự án theo hình thức Chương trình dựa trên kết quả thực hiện (P4R), cần phải đảm bảo:

- Vị trí cầu phải đảm bảo cách khu vực nhạy cảm về môi trường tối thiểu 2km (rừng tự nhiên, công viên quốc gia, khu bảo tồn, ...) theo Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT ngày 12/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; cách các công trình văn hóa tối thiểu 10m (miếu, đền thờ, chùa, mộ cổ, cây quí hiếm, ...).

- Việc xây dựng cầu không yêu cầu phải tái định cư các hộ dân.

* Chỉ tiêu cộng ưu tiên:

- Có số người hưởng lợi lớn hơn; Có lưu lượng xe lớn hơn.

- Đi qua nhiều xã khó khăn/đói nghèo hơn.

* Ngoài những tiêu chí trên, được xác định trong Chương trình xây dựng cầu dân sinh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã làm việc với WB, các tiêu chí cụ thể khác (nếu cần thiết) sẽ được xác định cụ thể trong bước triển khai thực hiện sau.

7.2.2.2. Về các giải pháp thiết kế:

- Đối với cầu treo: Các cầu có khẩu độ nhịp 40-120m theo thiết kế mẫu đã được Bộ GTVT chấp thuận tại quyết định số 2590/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2014, và các mẫu Điều chỉnh theo Thông tư số 38/2015/TT-BGTVT. Đối với các cầu có khẩu độ lớn hơn cần có thiết kế riêng biệt.

- Đối với cầu cứng: chủ yếu sử dụng các loại kết cấu nhịp điển hình, bao gồm: cống hộp BTCT, dầm bản BTCT, dầm BTCT thường, BTCT DƯL, dầm thép liên hợp và dàn thép. Khẩu độ thiết kế điển hình từ 6m-40m. Trường hợp đặc biệt cần có so sánh hiệu quả kinh tế-kỹ thuật để thiết kế riêng.

- Kết cấu móng mố, trụ: được thiết kế chi tiết trong các bước tiếp theo, tùy thuộc vào tình hình địa hình, địa chất công trình.

- Đường đầu cầu: đảm bảo phải kết nối được với hệ thống đường địa phương hiện có. Kết cấu áo đường theo Mục 7.2.1.3.

8. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư:

- Đối với hợp phần khôi phục, cải tạo đường địa phương: dự kiến GPMB với mức độ tối thiểu để đảm bảo khôi phục và vào cấp công trình.

- Đối với hợp phần xây dựng cầu dân sinh: chủ yếu là cầu dân sinh, đặt tại các vùng thưa dân cư, lựa chọn vị trí công trình giảm thiểu tối đa về di dời nhà cửa, chỉ đền bù đất, hoa màu phạm vi đường 2 đầu cầu. Không xây dựng cầu tại những vị trí yêu cầu tái định cư.

9. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM):

- Thực hiện theo Văn bản số 600/VPCP-QHQT ngày 25/01/2016 của Văn phòng Chính phủ theo kiến nghị của Bộ GTVT tại văn bản số 16075/BGTVT-MT ngày 03/12/2015.

10. Tổng mức đầu tư:

Tổng mức đầu tư Dự án: 9.203,38 tỷ VNĐ (tương đương 408,93 triệu USD)

(Tỷ giá: 22.506 VNĐ/1 USD). Trong đó:

- Vốn vay của WB: 385 triệu USD (tương đương 8.664,81 tỷ đồng);

- Vốn đối ứng: 538,58 tỷ đồng (tương đương 23,93 triệu USD).

(Chi tiết Tổng mức đầu tư của dự án trong Phụ lục 1)

11. Nguồn vốn đầu tư:

11.1. Nguồn vốn đầu tư:

11.1.1. Hợp phần Đường:

a) Vốn vay WB: 135 triệu USD (tương đương 3.038,31 tỷ đồng) vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA).

b) Vốn đối ứng:

- Ngân sách trung ương: 17,48 tỷ đồng (tương đương 0,78 triệu USD).

- Vốn đối ứng của địa phương: 241,02 tỷ đồng (tương đương 10,71 triệu USD).

- Ngoài ra, vốn trung hạn của địa phương đảm bảo cam kết Mục tiêu Dự án cho công tác bảo dưỡng mạng lưới đường địa phương: Khoảng 2.672 tỷ đồng (không tính trong Tổng mức đầu tư dự án).

11.1.2. Hợp phần Cầu:

a) Vốn vay WB: 245,5 triệu USD (tương đương 5.525,22 tỷ đồng) vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA).

b) Vốn đối ứng:

- Ngân sách trung ương: 272,91 tỷ đồng (tương đương 12,13 triệu USD).

- Vốn đối ứng của địa phương: các tỉnh đã cam kết tự huy động nguồn lực địa phương cho công tác giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, vật nổ (không tính trong Tổng mức đầu tư dự án).

11.1.3. Hợp phần Tư vấn chung:

a) Vốn vay WB: 4,5 triệu USD (tương đương 101,28 tỷ đồng) vốn vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA).

b) Vốn đối ứng: ngân sách trung ương 7,17 tỷ đồng (tương đương 0,32 triệu USD).

11.2. Phân bổ vốn vay WB trên địa bàn các tỉnh thực hiện dự án:

11.2.1. Hợp phần Đường:

- Tổng vốn vay là 135 triệu USD, được phân bổ như sau: 50% vốn được chia đều cho 14 tỉnh tham gia, 50% vốn được chia dựa trên các tiêu chí: i/Thu nhập bình quân đầu người; ii/Tỉ lệ hộ nghèo; iii/Diện tích; iv/Chất lượng mạng lưới đường địa phương; v/Kết quả thực hiện các dự án giao thông thôn đã thực hiện trước đây. (Chi tiết phân bổ vốn vay WB của 14 tỉnh trong tại Phụ lục 6).

11.2.2. Hợp phần Cầu:

- Tổng số vốn vay là 245,5 triệu USD, được phân bổ như sau: 20% vốn được chia đều cho các tỉnh, thành phố; 80% vốn chia cho các tỉnh, thành phố theo hệ thống chỉ tiêu gồm: i/Mức thu nhập bình quân đầu người; ii/Tỷ lệ hộ nghèo; iii/Tỷ lệ dân tộc thiểu số; iv/Diện tích tự nhiên; v/Năng lực cân đối thu chi ngân sách của tỉnh (tính bằng tỷ lệ Thu ngân sách của tỉnh được giữ lại sau trích nộp). (Chi tiết phân bổ vốn vay WB của 50 tỉnh trong Phụ lục 7).

12. Phương thức giải ngân vốn WB: đối với hợp phần Tư vấn chung được thực hiện, giải ngân theo phương thức truyền thống; đối với Hợp phần Đường và Hợp phần cầu, giải ngân theo phương thức chương trình dựa trên kết quả (Program for Result - PforR) và thực hiện thông qua bộ chỉ số giải ngân như sau:

12.1. Hợp phần Đường: sẽ giải ngân theo 3 chỉ số sau:

- Chỉ số giải ngân 1.1 (DLI 1.1): Gắn giá trị giải ngân với số km đường được khôi phục, cải tạo hàng năm bằng vốn vay của WB.

- Chỉ số giải ngân 1.2 (DLI 1.2): Gắn giá trị giải ngân với số km đường địa phương (tỉnh, huyện, xã) được bảo dưỡng thường xuyên bằng ngân sách của địa phương.

- Chỉ số giải ngân 1.3 (DLI 1.3): Gắn giá trị giải ngân với số vốn của địa phương dành cho bảo dưỡng thường xuyên.

12.2. Hợp phần Cầu: sẽ giải ngân theo 2 chỉ số sau:

- Chỉ số giải ngân 2.1 (DLI 2.1): Gắn giá trị giải ngân với số lượng cầu dân sinh được xây dựng hoàn thành hàng năm bằng vốn vay của WB.

- Chỉ số giải ngân 2.2 (DLI 2.2): Gắn giá trị giải ngân với số tỉnh có cơ sở dữ liệu về cầu.

(Chi tiết bộ chỉ số giải ngân theo từng tỉnh trong Phụ lục 8)

13. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2021.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Cơ quan chủ quản dự án, chủ dự án:

Bộ GTVT là cơ quan chủ quản có trách nhiệm quản lý và giám sát tổng thể dự án, thực hiện phê duyệt dự án đầu tư. Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan Điều phối tổng thể Dự án.

Cụ thể về tổ chức thực hiện dự án được quy định tại Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án được phê duyệt.

a) Hợp phần Đường:

- Ủy ban nhân dân (UBND) 14 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Kạn, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lạng Sơn, Cao Bằng và Bình Định là cơ quan chủ quản dự án/ cấp quyết định đầu tư của các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh.

- UBND các tỉnh quyết định đơn vị chủ dự án/ chủ đầu tư theo thẩm quyền.

- Ban QLDA 6: là đầu mối làm việc với WB, giúp Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN Điều hành chung Hợp phần Đường.

b) Hợp phần Cầu:

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cấp quyết định đầu tư các dự án thành phần và là Chủ dự án/ chủ đầu tư.

- Tổng cục ĐBVN ký hợp đồng với Ban QLDA 6 trực thuộc Bộ GTVT; giao nhiệm vụ cho các Ban QLDA trực thuộc Tổng cục ĐBVN thực hiện quản lý dự án. (Ban QLDA 6 và các Ban QLDA trực thuộc Tổng cục ĐBVN là Ban QLDA chuyên ngành).

- Tổng cục ĐBVN giao nhiệm vụ cho các Ban QLDA chuyên ngành để quản lý dự án, đảm bảo phù hợp năng lực và địa bàn khu vực.

- Các Ban QLDA chuyên ngành ký hợp đồng với Ban QLDA địa phương (theo văn bản giao nhiệm vụ của UBND các tỉnh) để thực hiện quản lý dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh.

- Các Sở GTVT địa phương thống nhất danh sách cầu, mức độ ưu tiên, phương án vị trí xây dựng, tiếp nhận bàn giao công trình sau khi xây dựng.

c) Hợp phần Tư vấn chung: Bộ GTVT là cơ quan chủ quản dự án/ cấp quyết định đầu tư, Tổng cục ĐBVN là chủ dự án/ chủ đầu tư. Ban QLDA6 thực hiện quản lý dự án.

2. Công tác triển khai các dự án thành phần thuộc Hợp phần Đường: Các Điều chỉnh trong quá trình lập, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật các dự án thành phần phải đảm bảo phù hợp với tiêu chí của dự án và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

- Căn cứ vào tiến độ và kết quả thực hiện tại từng tỉnh, phân bổ vốn có thể thay đổi trong quá trình thực hiện để đảm bảo Mục tiêu chung của dự án.

3. Công tác triển khai các dự án thành phần thuộc Hợp phần Cầu: Quá trình lập, phê duyệt dự án thành phần, Tổng cục ĐBVN phối hợp với các Sở GTVT để chuẩn xác danh Mục, vị trí, qui mô cầu để đảm bảo phù hợp với số lượng và tiêu chí của dự án. Tổng cục ĐBVN phê duyệt Thiết kế điển hình cầu dân sinh (đã nêu tại Mục 7.2.2.2).

- Công tác Giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn UBND tỉnh bố trí vốn và giao đơn vị địa phương tổ chức thực hiện, đảm bảo tiến độ chung của dự án.

4. Công tác lập các dự án thành phần (của Hợp phần Đường và Hợp phần Cầu) cần sử dụng tối đa các nội dung đã thể hiện trong dự án, cập nhật các nội dung phải hoàn thiện để tránh trùng lặp, tiết kiệm chi phí lập dự án.

5. Các hoạt động thực hiện trước khi Hiệp định vay vốn có hiệu lực: theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Nhà tài trợ.

Điều 3. Các Ông/ Bà: Vụ trưởng Vụ KHĐT, Vụ KHCN, Vụ TCCB, Vụ TC, Vụ Môi trường, Cục trưởng Cục QLXD & CLCTGT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng giám đốc Ban QLDA6, Ban QLDA 3, 4, 5, 8, Giám đốc Sở GTVT các tỉnh tham gia dự án, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Bộ: KHĐT, TC;
- Ngân hàng nhà nước VN;
- Kho bạc nhà nước TW;
- UBND các tỉnh tham gia dự án;
- Ngân hàng Thế giới (WB);
- Lưu: VT, KHĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Trường

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN LRAMP
(kèm theo Quyết định số 622/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2016 của Bộ GTVT)

TT

Nội dung

Tổng cộng (tỷ VNĐ)

Nguồn vốn

Ghi chú (cấp phát/cho vay lại vốn vay WB)

WB

Đối ứng
(tỷ VNĐ)

Triệu USD

Quy đổi tỷ VNĐ

TW

Địa phương

I

Hợp phần 1 - Khôi phục, cải tạo đường địa phương

3.296,81

135,00

3.038,31

17,48

241,02

 

1

Xây lắp (gồm cả thuế VAT)

2.813,25

125,00

2.813,25

 

 

Vay lại một phần theo tỷ lệ quy định của BTC

2

Tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác.

225,06

10,00

225,06

 

 

3

GPMB, rà phá bơm mìn, vật nổ, QLDA, kiểm toán quyết toán DA hoàn thành...

241,02

 

 

 

241,02

 

4

Chi phí QLDA chung Hợp phần Đường

17,48

 

 

17,48

 

 

II

Hợp phần 2 - Xây dựng cầu dân sinh

5.798,13

245,50

5.525,22

272,91

 

 

1

Xây lắp (gồm cả thuế VAT)

4.838,79

215,00

4.838,79

 

 

Cấp phát 100% cho Bộ GTVT

2

Tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác.

686,43

30,50

686,43

 

 

3

Chi phí QLDA, kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

272,91

 

 

272,91

 

 

III

Hợp phần tư vấn chung

108,45

4,50

101,28

7,17

 

 

III.1

Hỗ trợ kỹ thuật

101,28

4,50

101,28

 

 

 

1

Kiểm toán tài chính và Xác minh độc lập bộ chỉ số giải ngân

47,94

2,13

47,94

 

 

Cấp phát 100% cho Bộ GTVT

2

Kiểm toán nội bộ

8,33

0,37

8,33

 

 

3

Hỗ trợ và giám sát độc lập về đảm bảo an toàn XH & MT

11,25

0,50

11,25

 

 

4

Phát triển hệ thống CSDL quản lý cầu và đường địa phương

22,51

1,00

22,51

 

 

5

Xây dựng hướng dẫn giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đối với cầu và đường địa phương

4,50

0,20

4,50

 

 

6

Phát triển mô hình cộng đồng bảo trì cầu và đường địa phương

6,75

0,30

6,75

 

 

III.2

Lập dự án đầu tư

7,17

 

 

7,17

 

 

1

Tư vấn lập dự án đầu tư

5,60

 

 

5,60

 

 

2

Tư vấn thẩm tra

0,47

 

 

0,47

 

 

3

Chi phí QLDA

1,10

 

 

1,10

 

 

 

Tổng cộng:

9.203,4

385,00

8.664,81

297,56

241,02

 

Ghi chú:

- Các chi phí xây dựng, tư vấn, QLDA, ...đã bao gồm chi phí dự phòng, được xác định trên cơ sở các tiểu dự án thành phần.

- Chi phí GPMB, rà phá bom mìn, vật nổ thuộc Hợp phần 2: Xây dựng cầu dân sinh Khoảng 266,00 tỷ đồng, được xác định là phần vốn các tỉnh tự huy động nguồn lực địa phương, không tính trong cơ cấu TMĐT của dự án.

- Tỷ giá tạm áp dụng: 1 USD = 22.506 VNĐ

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG KHÔI PHỤC, CẢI TẠO
(kèm theo Quyết định số 622/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2016 của Bộ GTVT)

TT

Tỉnh

Số tuyến

Chiều dài (Km)

TT

Tỉnh

Số tuyến

Chiều dài (Km)

1

Bắc Kạn

4

43.5

8

Nam Định

8

41.6

2

Bình Định

6

38.7

9

Nghệ An

8

62.1

3

Cao Bằng

5

50.4

10

Quảng Bình

9

45.8

4

Hà Giang

6

58.6

11

Quảng Nam

9

38.1

5

Hà Tĩnh

10

51.8

12

Quảng Trị

16

53.3

6

Lạng Sơn

4

38.8

13

Thanh Hóa

5

58.3

7

Lào Cai

3

58.0

14

TT Huế

14

37.1

Tổng cộng

107

676

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC VÀ QUI MÔ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG KHÔI PHỤC, CẢI TẠO
(kèm theo Quyết định số 622/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2016 của Bộ GTVT)

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG CẦU DÂN SINH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(kèm theo Quyết định số 622/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2016 của Bộ GTVT)

TT

Tỉnh

Số lượng cầu

Chiều dài (m)

TT

Tỉnh

Số lượng cầu

Chiều dài (m)

1

An Giang

26

1.165

26

Lai Châu

90

5.405

2

Bắc Giang

35

2.163

27

Lâm Đồng

83

2.170

3

Bắc Kạn

57

1.639

28

Lạng Sơn

63

3.872

4

Bạc Liêu

29

1.171

29

Lào Cai

130

3.300

5

Bình Định

23

2.158

30

Nghệ An

101

3.424

6

Bến Tre

16

1.082

31

Ninh Bình

17

549

7

Bình Phước

14

253

32

Ninh Thuận

18

306

8

Bình Thuận

46

1.308

33

Phú Thọ

65

2.066

9

Cà Mau

28

1.234

34

Phú Yên

29

1.025

10

Cần Thơ

9

214

35

Quảng Bình

22

2.855

11

Cao Bằng

52

1.583

36

Quảng Nam

34

1.195

12

Đak Lak

122

2.896

37

Quảng Ngãi

60

1.925

13

Đak Nông

59

1.635

38

Quảng Ninh

9

408

14

Điện Biên

63

4.335

39

Quảng Trị

52

2.213

15

Đồng Nai

11

241

40

Sóc Trăng

47

1.659

16

Đồng Tháp

32

1.259

41

Sơn La

56

2.765

17

Gia Lai

75

3.524

42

Tây Ninh

18

621

18

Hà Giang

69

2.283

43

Thái Nguyên

34

1.906

19

Hà Tĩnh

81

1.868

44

Thanh Hóa

21

3.060

20

Hải Dương

13

276

45

Trà Vinh

40

1.621

21

Hậu Giang

43

1.106

46

TT Huế

15

878

22

Hòa Bình

41

1.892

47

Tuyên Quang

47

3.409

23

Khánh Hòa

20

377

48

Vĩnh Long

32

949

24

Kiên Giang

38

1.208

49

Vĩnh Phúc

19

310

25

Kon Tum

21

813

50

Yên Bái

49

1.757

Tổng cộng

2.174

87.329

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CẦU DÂN SINH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(kèm theo Quyết định số 622/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2016 của Bộ GTVT)

 

PHỤ LỤC 6

PHÂN BỔ VỐN VAY WB CHO CÁC TỈNH THUỘC HỢP PHẦN 1 - KHÔI PHỤC, CẢI TẠO ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
(kèm theo Quyết định số 622/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2016 của Bộ GTVT)

TT

Tỉnh

Phân bổ vốn

TT

Tỉnh

Phân bổ vốn

Triệu USD

Tỷ đồng (quy đổi)

Triệu USD

Tỷ đồng (quy đổi)

1

Bắc Kạn

8,7

195

8

Nam Định

7,5

169

2

Bình Định

8,6

193

9

Nghệ An

11,6

262

3

Cao Bằng

10,2

230

10

Quảng Bình

9,2

208

4

Hà Giang

11,8

265

11

Quảng Nam

9,1

205

5

Hà Tĩnh

9,2

207

12

Quảng Trị

9,0

203

6

Lạng Sơn

10,4

234

13

Thanh Hóa

10,0

225

7

Lào Cai

11,7

262

14

TT Huế

8,0

180

Tổng cộng: 135 triệu USD (tương đương 3.038 tỷ đồng)

 

PHỤ LỤC 7

PHÂN BỔ VỐN VAY WB CHO CÁC TỈNH THUỘC HỢP PHẦN 2 - XÂY DỰNG CẦU DÂN SINH
(kèm theo Quyết định số 622/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2016 của Bộ GTVT)

TT

Tỉnh

Phân bổ vốn

TT

Tỉnh

Phân bổ vốn

Triệu USD

Tỷ đồng (quy đổi)

Triệu USD

Tỷ đồng (quy đổi)

1

An Giang

4,30

97

26

Lai Châu

13,03

293

2

Bắc Giang

5,34

120

27

Lâm Đồng

6,38

144

3

Bắc Kạn

4,54

102

28

Lạng Sơn

9,55

215

4

Bạc Liêu

4,26

96

29

Lào Cai

9,30

209

5

Bình Định

5,17

116

30

Nghệ An

9,42

212

6

Bến Tre

4,32

97

31

Ninh Bình

1,59

36

7

Bình Phước

1,09

25

32

Ninh Thuận

1,00

23

8

Bình Thuận

3,82

86

33

Phú Thọ

5,75

129

9

Cà Mau

4,55

102

34

Phú Yên

2,95

66

10

Cần Thơ

0,98

22

35

Quảng Bình

6,74

152

11

Cao Bằng

4,34

98

36

Quảng Nam

3,12

70

12

Đak Lak

8,56

193

37

Quảng Ngãi

5,29

119

13

Đak Nông

3,77

85

38

Quảng Ninh

1,08

24

14

Điện Biên

10,49

236

39

Quảng Trị

5,82

131

15

Đồng Nai

0,98

22

40

Sóc Trăng

6,19

139

16

Đồng Tháp

4,44

100

41

Sơn La

6,81

153

17

Gia Lai

9,24

208

42

Tây Ninh

2,37

53

18

Hà Giang

6,37

143

43

Thái Nguyên

4,77

107

19

Hà Tĩnh

5,77

130

44

Thanh Hóa

7,92

178

20

Hải Dương

0,88

20

45

Trà Vinh

6,07

137

21

Hậu Giang

4,44

100

46

TT Huế

2,16

49

22

Hòa Bình

4,87

110

47

Tuyên Quang

8,55

192

23

Khánh Hòa

1,26

28

48

Vĩnh Long

3,58

81

24

Kiên Giang

4,60

103

49

Vĩnh Phúc

0,98

22

25

Kon Tum

2,09

47

50

Yên Bái

4,59

103

Tổng cộng: 245,5 triệu USD (tương đương 5.525 tỷ đồng)

 

PHỤ LỤC 8

BỘ CHỈ SỐ GIẢI NGÂN (DLI) CỦA DỰ ÁN LRAMP
(kèm theo Quyết định số 622/QĐ-BGTVT ngày 02/3/2016 của Bộ GTVT)

Dự kiến 385 triệu USD (8.664,81 tỷ đồng) sẽ được vay Ngân hàng Thế giới theo cơ chế Giải ngân dựa theo kết quả (PforR). Việc giải ngân vốn vay trên cơ sở kết quả thực hiện các chỉ số giải ngân DLI sau:

Nội dung

Tổng vốn phân bổ theo DLI

Tỷ lệ (%)

DLI năm cơ sở

Năm

Triệu USD

Tỷ đồng (quy đổi)

2017

2018

2019

2020

2021

CHỈ SỐ GIẢI NGÂN 1: Cải thiện khả năng tiếp cận đường nông thôn

1.1 Số km đường được khôi phục, cải tạo

74

1.665

19,4

0

0

100

200

200

176

1.2 Số km đường được bảo dưỡng thường xuyên

40

900

10,4

12.531

23.379

33.807

44.087

52.746

61.109

1.3 Tăng vốn bảo dưỡng thường xuyên đường địa phương (tỷ đồng)

21

473

5,5

294

367

460

555

616

674

Tổng vốn phân bổ (triệu USD)

135

 

35,1

 

5,0

28,3

39,7

37,1

24,9

Tổng vốn phân bổ (tỷ đồng)

 

3.038

 

113

637

893

835

560

CHỈ SỐ GIẢI NGÂN 2: Cải thiện khả năng kết nối cầu dân sinh

2.1 Số cầu được xây dựng hoặc xây lại

235,5

5.300

61

0

400

600

600

400

174

2.2 Số tỉnh có cơ sở dữ liệu về cầu

10

225

2.6

0

0

10

15

15

10

Tổng vốn phân bổ triệu (triệu USD)

245,5

 

64,5

 

27,7

36,9

60,3

58,3

62,3

Tổng vốn phân bổ (tỷ đồng)

 

5.525

 

 

623

830

1.357

1.312

1.402

Tổng vốn phân bổ cho PforR (không bao gồm 4,5 USD cho HTKT) (triệu USD)

380,5

 

100

 

32,7

65,2

100,0

95,4

87,2

Tổng vốn phân bổ cho PforR (không bao gồm 4,5 USD cho HTKT) (tỷ đồng)

 

8.564

736

1.467

2.251

2.147

1.963

 

PHỤ LỤC 8.1

CHỈ SỐ GIẢI NGÂN 1.1 (DLI 1.1)

Số km đường được khôi phục, cải tạo hàng năm của từng địa phương

TT

Tỉnh

Tổng vốn phân bổ
(Tỷ VNĐ)

Vốn giải ngân theo DLI 1.1
(Tỷ VNĐ)

Km đường khôi phục, cải tạo

Tổng dự án

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

1

Lào Cai

263

144

58

0

9

17

17

15

2

Hà Giang

265

145

59

0

9

17

17

15

3

Cao Bằng

230

126

50

0

7

15

15

13

4

Bắc Kạn

195

107

44

0

6

13

13

11

5

Lạng Sơn

234

128

39

0

6

11

11

10

6

Nam Định

170

93

42

0

6

12

12

11

7

Thanh Hóa

225

123

58

0

9

17

17

15

8

Nghệ An

262

144

62

0

9

18

18

16

9

Hà Tĩnh

207

113

52

0

8

15

15

13

10

Quảng Bình

208

114

46

0

7

14

14

12

11

Quảng Trị

203

111

53

0

8

16

16

14

12

TT Huế

180

99

37

0

5

11

11

10

13

Quảng Nam

205

112

38

0

6

11

11

10

14

Bình Định

194

106

39

0

6

11

11

10

 

Tổng

3.038

1.665

676

0

100

200

200

176

Ghi chú: Trong quá trình thực hiện dự án, các tỉnh có thể tự cân đối, Điều chỉnh số km khôi phục, cải tạo đạt được từng năm, tuy nhiên đến cuối năm 2021 các tỉnh phải đạt được tổng số km khôi phục, cải tạo nêu tại Bảng này.

 

PHỤ LỤC 8.2

CHỈ SỐ GIẢI NGÂN 1.2 (DLI 1.2)

Số km đường địa phương được bảo dưỡng thường xuyên của từng địa phương

TT

Tỉnh

Tổng vốn phân bố (Tỷ VND)

Vốn giải ngân theo DLI 1.2 (Tỷ VND)

Chiều dài mạng lưới (km)

Số km đường được BDTX

Đường tỉnh

Đường huyện

Đường xã

Tổng

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

ĐT, ĐH

ĐX

Tổng

ĐT, ĐH

ĐX

Tổng

ĐT, ĐH

ĐX

Tổng

ĐT, ĐH

ĐX

Tổng

ĐT, ĐH

ĐX

Tổng

1

Lào Cai

263

78

722

774

3.793

5.289

1.197

759

1.955

1.346

1.517

2.864

1.496

2.276

3.772

1.496

3.034

4.530

1.496

3.793

5.289

2

Hà Giang

265

79

362

1.983

5.756

8.101

1.290

1.151

2.441

1.595

2.302

3.897

1.876

3.454

5.330

2.111

4.605

6.715

2.345

5.756

8.101

3

Cao Bằng

230

68

607

1.148

1.738

3.493

1.580

348

1.927

1.667

695

2.362

1.755

1.043

2.798

1.755

1.390

3.145

1.755

1.738

3.493

4

Bắc Kạn

195

58

427

543

1.429

2.399

970

286

1.256

970

572

1.542

970

857

1.827

970

1.143

2.113

970

1.429

2.399

5

Lạng Sơn

234

69

972

815

2.646

4.433

1.072

529

1.601

1.430

1.058

2.488

1.608

1.588

3.196

1.698

2.117

3.814

1.787

2.646

4.433

6

Nam Định

170

50

225

391

1.908

2.524

400

382

782

493

763

1.256

616

1.145

1.761

616

1.526

2.142

616

1.908

2.524

7

Thanh Hóa

225

67

1.042

1.332

3.192

5.566

1.662

638

2.300

2.018

1.277

3.295

2.255

1.915

4.171

2.327

2.554

4.880

2.374

3.192

5.566

8

Nghệ An

262

78

755

3.983

5.809

10.547

1.895

1.162

3.057

2.843

2.324

5.166

3.790

3.485

7.276

4.264

4.647

8.911

4.738

5.809

10.547

9

Hà Tĩnh

207

61

358

1.315

2.382

4.055

1.255

476

1.731

1.422

953

2.375

1.589

1.429

3.019

1.673

1.906

3.579

1.673

2.382

4.055

10

Quảng Bình

208

62

322

1.061

1.703

3.086

830

341

1.170

968

681

1.649

1.176

1.022

2.197

1.314

1.362

2.676

1.383

1.703

3.086

11

Quảng Trị

203

60

320

1.124

1.015

2.459

866

203

1.069

1.011

406

1.417

1.227

609

1.836

1.372

812

2.184

1.444

1.015

2.459

12

TT Huế

180

53

438

516

1.917

2.871

763

383

1.147

859

767

1.625

954

1.150

2.104

954

1.534

2.488

954

1.917

2.871

13

Quảng Nam

205

61

337

1.992

1.517

3.846

1.630

303

1.934

1.863

607

2.470

2.096

910

3.006

2.213

1.214

3.426

2.329

1.517

3.846

14

Bình Định

194

57

455

490

1.495

2.440

709

299

1.008

803

598

1.401

898

897

1.795

945

1.196

2.141

945

1.495

2.440

 

Tổng

3.038,3

900

7.342

17.467

36.300

61.109

16.119

7.260

23.379

19.287

14.520

33.807

22.307

21.780

44.087

23.706

29.040

52.746

24.809

36.300

61.109

 

PHỤ LỤC 8.3

CHỈ SỐ GIẢI NGÂN 1.3 (DLI 1.3)

Số vốn dành cho bảo dưỡng thường xuyên của từng địa phương

TT

Tỉnh

Tổng vốn phân bổ (Tỷ VND)

Vốn giải ngân theo DLI 1.3
(Tỷ VND)

Bố trí vốn dành cho BDTX (tỷ VNĐ)

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

1

Lào Cai

263

41

26

30

36

42

44

47

2

Hà Giang

265

41

19

31

41

50

60

69

3

Cao Bằng

230

36

32

37

41

45

47

49

4

Bắc Kạn

195

30

25

26

27

29

30

31

5

Lạng Sơn

234

36

21

27

37

44

48

53

6

Nam Định

170

26

5

8

11

14

15

16

7

Thanh Hóa

225

35

30

37

47

55

60

64

8

Nghệ An

262

41

28

41

64

89

104

120

9

Hà Tĩnh

207

32

23

27

32

37

41

43

10

Quảng Bình

208

32

14

18

22

28

32

36

11

Quảng Trị

203

32

13

18

22

28

33

36

12

TT Huế

180

28

15

17

21

24

25

27

13

Quảng Nam

205

32

30

34

40

47

52

57

14

Bình Định

194

30

13

16

19

22

25

26

 

Tổng

3.038

473

294

367

460

555

616

674

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 622/QĐ-BGTVT năm 2016 phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Tên tiếng Anh: Local Road Assets Management Project - LRAMP) do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 622/QĐ-BGTVT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/03/2016
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Nguyễn Hồng Trường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản