- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2011/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 08 tháng 11 năm 2011 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận khoá XII về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận tại Tờ trình số 63/TTr-SNNPTNT ngày 06 tháng 6 năm 2011 và Báo cáo kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 1202/BC-STP ngày 26 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Ninh Thuận (kèm theo Đề án), với các nội dung cụ thể như sau:
1. Quan điểm, mục tiêu xây dựng đề án nông thôn mới đến năm 2020:
a) Quan điểm:
- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nông dân là chủ thể trong quá trình phát triển và xây dựng nông thôn mới gắn với kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, các cơ sở dịch vụ và làng nghề; xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở theo phương châm dựa vào nội lực của công đồng dân cư đồng thời bảo đảm nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm và dân được hưởng thụ”.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nông thôn mới. Trong quá trình phát triển, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự xã hội, an ninh quốc phòng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đa dạng và bền vững kết hợp phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống;
b) Mục tiêu chung: xây dựng nông thôn mới Ninh Thuận có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
c) Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2015, xây dựng 23% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
+ Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Đến năm 2011, cơ bản hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh.
+ Về hạ tầng kinh tế - xã hội:
- Đến 2015: có 11 xã (bằng 23%) đạt chuẩn nông thôn mới; có 47/47 xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bêtông hoá; có 17 xã đường liên thôn được cứng hoá, ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa, đường trục chính nội đồng được cứng hoá; có 21 xã có hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu và kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá; có 21 xã các công trình phục vụ việc chuẩn hoá giáo dục đạt chuẩn; có 14 xã có nhà văn hoá, khu thể thao của thôn, xã đạt chuẩn; có 33 xã có các công trình y tế được chuẩn hoá, có 47 xã đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, có 31 xã hoàn chỉnh hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ, xoá 2.946 căn nhà tạm và dột nát.
- Đến 2020: có thêm 13 xã (bằng 27,6%) số xã đạt chuẩn nông thôn mới, để đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 33 xã đường liên thôn được cứng hoá, ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa, đường trục chính nội đồng được cứng hoá; có 36 xã có hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu và kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá; có 36 xã các công trình phục vụ việc chuẩn hoá giáo dục đạt chuẩn; có 35 xã có nhà văn hoá, khu thể thao của thôn, xã đạt chuẩn; có 42 xã có các công trình y tế được chuẩn hoá, có 40 xã hoàn chỉnh hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ; chợ nông thôn được nâng cấp, xây dựng chuẩn hoá theo quy định.
+ Về kinh tế và tổ chức sản xuất:
- Đến năm 2015, có 20% số xã thu nhập nhập đầu người/năm gấp 1,4 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh dưới 8% theo chuẩn mới; có 65% số xã có ít nhất 01 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả; xây dựng các hợp tác xã tiêu thụ nông sản, phát triển làng nghề, ngành nghế mới; xây dựng khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản tập trung có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Đến năm 2020, có 50% số xã thu nhập nhập đầu người/năm gấp 1,5-2 lần so với năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh dưới 5%, có 75% số xã có ít nhất 01 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
+ Về văn hoá - xã hội - môi trường: duy trì 38 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, có 40 xã học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học, đến năm 2015 có 11 xã và năm 2020 có 24 xã có tỷ lệ lao động qua đào tạo >35%; có 36 xã y tế đạt chuẩn quốc gia; cuối năm 2015 có 68.898 số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; đến năm 2016 có 47 xã có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; 38 xã có bộ phận, dịch vụ thu gom, xử lý nước thải.
+ Về hệ thống chính trị cơ sở: đến năm 2015, 11 xã thuộc diện xây dựng nông thôn mới có: 100% số cán bộ đạt chuẩn, 100% đảng bộ, chính quyền trong sạch vững mạnh; các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đạt tiên tiến, vững mạnh; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững;
d) Danh sách các xã hoàn thành các chỉ tiêu và tiêu chí nông thôn mới:
- Giai đoạn 2011 - 2015:
STT | Đơn vị | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
1 | Xã Thành Hải | 2012 - 2015 | Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm |
2 | Xã Tri Hải | 2012 - 2015 | Huyện Ninh Hải |
3 | Xã Xuân Hải | 2011 - 2015 | Huyện Ninh Hải |
4 | 2012 - 2015 | Huyện Thuận Bắc | |
5 | Xã Phước Sơn | 2012 - 2015 | Huyện Ninh Phước |
6 | Xã Phước Thái | 2011 - 2015 | Huyện Ninh Phước |
7 | Xã Phước Vinh | 2012 - 2015 | Huyện Ninh Phước |
8 | Xã Phước Nam | 2012 - 2015 | Huyện Thuận Nam |
9 | Xã Hoà Sơn | 2012 - 2015 | Huyện Ninh Sơn |
10 | Xã Nhơn Sơn | 2011 - 2015 | Huyện Ninh Sơn |
11 | Xã Phước Đại | 2011 - 2015 | Huyện Bác Ái |
- Giai đoạn 2016 - 2020:
STT | Đơn vị | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
1 | Xã Tân Hải | 2016 - 2020 | Huyện Ninh Hải |
2 | Xã Vĩnh Hải | 2016 - 2020 | Huyện Ninh Hải |
3 | Xã Lợi Hải | 2016 - 2020 | Huyện Thuận Bắc |
4 | 2016 - 2020 | Huyện Thuận Bắc | |
5 | Xã Bắc Phong | 2016 - 2020 | Huyện Thuận Bắc |
6 | Xã Phước Hậu | 2016 - 2020 | Huyện Ninh Phước |
7 | Xã Phước Diêm | 2016 - 2020 | Huyện Thuận Nam |
8 | Xã Phước Hà | 2016 - 2020 | Huyện Thuận Nam |
9 | Xã Phước Ninh | 2016 - 2020 | Huyện Thuận Nam |
10 | Xã Ma Nới | 2016 - 2020 | Huyện Ninh Sơn |
11 | Xã Quảng Sơn | 2016 - 2020 | Huyện Ninh Sơn |
12 | Xã Phước Trung | 2016 - 2020 | Huyện Bác Ái |
13 | Xã Phước Tiến | 2016 - 2020 | Huyện Bác Ái |
2. Các giải pháp thực hiện Đề án
- Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước: tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển nông thôn mới, kiện toàn hệ thống cơ quan chuyên ngành về phát triển nông thôn và tăng cường năng lực cán bộ quản lý Nhà nước về phát triển nông thôn các cấp. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương và vận động, tổ chức hội viên, đoàn viên tham gia;
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và sơ, chế biến nông sản: tiếp tục triển khai các dự án ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, các dự án đầu tư công nghệ trong sản xuất và công nghệ sau thu hoạch, các dự án giống cây trồng vật nuôi (cụ thể là 04 dự án khoa học công nghệ trong nông nghiệp đang triển khai trên địa bàn tỉnh); phổ biến sử dụng công nghệ và thiết bị bảo quản, sơ chế, chế biến sau thu hoạch, đóng gói thành phẩm quy mô hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phát triển kinh tế tập thể (kinh tế hợp tác, câu lạc bộ, hợp tác xã, trang trại) trong nông nghiệp và nông thôn: đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức về mô hình kinh tế hợp tác, câu lạc bộ, hợp tác xã; tập trung củng cố các hợp tác xã để hoạt động có hiệu quả; thực hiện đầy đủ các chính sách để xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác, câu lạc bộ, hợp tác xã ở vùng nông thôn.
- Phát triển kinh tế nông thôn:
+ Căn cứ quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát lại quy hoạch để kiến nghị điều chỉnh bổ sung hoặc làm mới các quy hoạch có liên quan làm cơ sở triển khai Đề án (quy hoạch nông nghiệp, chăn nuôi, giết mổ, thủy sản, quy hoạch ngành nghề nông thôn).
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực cho phù hợp với lợi thế của từng vùng, mở rộng quy mô sản xuất một số cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, sản xuất hàng hoá lớn gắn với thị trường và các cơ sở chế biến.
+ Đẩy mạnh công tác khuyến nông, áp dụng công nghệ tiên tiến như: công nghệ sinh học, giống, cơ giới hoá, thủy lợi hoá, giống, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ chế biến nông sản, những tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất.
+ Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh cũng như giữ vững vị thế của Việt Nam trên thị trường.
+ Tăng cường công tác khuyến ngư, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường .
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển và phòng chống cháy rừng; vận động các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng.
+ Phát triển công nghiệp chế biến phù hợp với quy hoạch để phát huy thế mạnh đồng thời gắn liền với việc hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu.
+ Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến những loại nông sản phẩm mà tỉnh có ưu thế, đảm bảo đủ sức cạnh tranh tham gia thị trường trong và ngoài nước; khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ chế biến nông - lâm - thủy sản đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng ít nguyên liệu, nhiều lao động.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, đẩy mạnh các hoạt động: giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại; khuyến khích thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong đầu tư sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Về quản lý sử dụng đất đai: khai thác có hiệu quả quỹ đất chưa sử dụng, thu hồi đất đã giao cho các tổ chức nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích đưa vào sản xuất có hiệu quả; ưu tiên dành quỹ đất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có đất sản xuất và cho việc phát triển văn hoá thể dục thể thao, y tế, giáo dục ở nông thôn; hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn:
+ Giao thông nông thôn: tổ chức tốt việc lồng ghép các dự án giao thông trên địa bàn xã đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hoá giao thông huy động sự đóng góp của nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.
+ Giáo dục - đào tạo: đa dạng hoá các loại hình đào tạo ở tất cả các cấp theo hướng xã hội hoá; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đạt chuẩn quốc gia; củng cố các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành giáo dục đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu cho các môn học; tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
+ Y tế: tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới y tế ở cơ sở; nâng cấp các trung tâm y tế và trạm y tế; đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân; tăng cường công tác tuyên truyền; đẩy mạnh kiểm tra công tác sử dụng an toàn hợp lý về thuốc trong các cơ sở điều trị Nhà nước và tư nhân.
+ Văn hoá - thể thao: huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển văn hoá, thể thao ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đồng thời đẩy mạnh hoạt động các lĩnh vực văn hoá, thể thao phục vụ lợi ích và nhu cầu của nhân dân địa phương; xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hoá, thể thao.
+ Bưu chính, viễn thông, thông tin liên lạc: đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin về nông thôn, vùng sâu, vùng xa và chú trọng phát triển hệ thống các điểm văn hoá ấp, xã với truy cập internet công cộng; cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến các huyện, xã trong tỉnh.
+ Thương mại, dịch vụ và du lịch: phát triển mạng lưới chợ nông thôn, các điểm dịch vụ cung ứng vật tư sản xuất, thu mua nông sản thực phẩm; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại dịch vụ, thúc đẩy lưu thông hàng hoá; nâng cấp và xây dựng mạng lưới chợ theo quy hoạch; huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn để mở rộng mạng lưới phát triển dịch vụ du lịch về vùng nông thôn, đặc biệt là du lịch sinh thái gắn liền với việc giới thiệu những sản phẩm truyền thống mang thương hiệu nổi tiếng.
+ Thủy lợi: đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi cho các địa phương gắn liền với tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ thực hiện; đẩy mạnh quá trình quản lý thủy lợi theo mô hình có sự tham gia của người dân (PIM) đối với vùng tưới các hồ đập thủy lợi của tỉnh; huy động sự đóng góp của nhân dân và các tổ chức trong việc đầu tư xây dựng những công trình thủy lợi nhỏ và hệ thống kênh mương nội đồng.
+ Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn: nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích sử dụng nước sạch và trách nhiệm trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ các công trình cấp nước; phổ biến kiến thức, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn nước sinh hoạt; lồng ghép các chương trình, dự án, huy động các nguồn lực để giải quyết việc sử dụng nước sạch ở vùng nông thôn; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phòng ngừa, kiểm soát xử lý ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong trồng trọt, chất thải trong chăn nuôi, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên đất.
- Công tác xoá đói giảm nghèo: tiếp tục nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu vượt nghèo của các hộ nghèo; xã nghèo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia công tác giảm nghèo; tăng cường sự giám sát của cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị, đoàn thể; huy động nguồn lực: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn tài trợ từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức lồng ghép các chương trình để hỗ trợ cho người nghèo, xã nghèo.
- Về đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực: đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề, nâng cao số lượng và chất lượng lao động cả 4 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và đào tạo ngắn hạn, gắn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
- Giải pháp khác: phát động phong trào và tổ chức nông dân thực hiện các chương trình xã hội hoá đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. Ngoài các giải pháp nói trên, các ngành các cấp căn cứ vào giải pháp thực hiện của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để lồng ghép triển khai thực hiện Đề án nông thôn mới.
3. Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện đề án giai đoạn 2011 - 2020 là 7.767.187 triệu đồng, trong đó được phân kỳ đầu tư như sau:
- Giai đoạn 2011 - 2015: 4.129.175 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016 - 2020: 3.638.012 triệu đồng.
Tổng số 2011 - 2020: 7.767.187 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngân sách: | 5.249.442 triệu đồng; |
- Vốn tín dụng: | 782.148 triệu đồng; |
- Vốn doanh nghiệp: | 379.475 triệu đồng; |
- Huy động cộng đồng, dân cư: | 835.518 triệu đồng; |
- Lồng ghép các chương trình dự án khác: | 30.986 triệu đồng; |
- Khác: | 789.818 triệu đồng. |
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2237/QĐ-UBND năm 2009 ban hành Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 1259/QĐ-UBND năm 2011 sửa đổi tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3Quyết định 2005/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 911/QĐ-UBND.HC năm 2010 về ban hành đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2020 do UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định cơ chế thanh quyết toán nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 2237/QĐ-UBND năm 2009 ban hành Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 8Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 1259/QĐ-UBND năm 2011 sửa đổi tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Bộ tiêu chí nông thôn mới của tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 11Quyết định 2005/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 911/QĐ-UBND.HC năm 2010 về ban hành đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2020 do UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 13Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định cơ chế thanh quyết toán nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Quyết định 61/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 61/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/11/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Trần Xuân Hoà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/11/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực