- 1Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 605/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 29 tháng 3 năm 2021 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU (CAMAU-G)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 35/TTr-STTTT ngày 24 tháng 3 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 27/KH-STTTT ngày 24/3/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc phát triển ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (CaMau-G) (kèm theo Kế hoạch số 27/KH-STTTT).
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch được phê duyệt, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế và theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH CÀ MAU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/KH-STTTT | Cà Mau, ngày 24 tháng 3 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU
Thực hiện Công văn số 220/UBND-KGVX ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Trung tâm chỉ đạo, điều hành của tỉnh và Ứng dụng phản ánh hiện trường. Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch phát triển Ứng dụng CaMau-G, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Triển khai xây dựng Ứng dụng CaMau-G làm đại diện cho hệ thống phần mềm Chính quyền điện tử của tỉnh Cà Mau, từng bước tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh đã triển khai, sẽ triển khai quy về một đầu mối truy cập các ứng dụng của tỉnh nhằm hướng tới phục vụ đa dạng người sử dụng dịch vụ công của cơ quan nhà nước.
- Ứng dụng CaMau-G là kênh kết nối để thông tin, tương tác trực tuyến giữa Chính quyền với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các ứng dụng/Hệ thống thông tin dùng chung (sau đây gọi tắt là các ứng dụng) triển khai tích hợp lên Ứng dụng CaMau-G phải được phân quyền phù hợp với từng đối tượng sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ quy định hiện hành; được giao cho một đầu mối cơ quan quản lý, vận hành, cập nhật và xử lý thông tin thường xuyên đảm bảo thông tin được tính kịp thời, chính xác, chất lượng.
- Đối với người dân: Tiếp cận được các thông tin, chỉ đạo, thông báo khẩn cấp trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, sạt lở,... một cách nhanh chóng ngay sau khi thông tin được phát hành trên hệ thống. Thông qua ứng dụng, người dân cũng có thể gửi thông tin phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề như: an ninh trật tự, hạ tầng đô thị, vệ sinh môi trường, y tế - sức khỏe, điện - chiếu sáng, cấp thoát nước, thực hiện dịch vụ công trực tuyến ... góp phần phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tốt hơn.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Nhận được các thông tin phản ánh, kiến nghị tức thời từ người dân, chỉ đạo xử lý kịp thời các vấn đề, đặc biệt là các vấn đề bức xúc tồn tại trong xã hội ảnh hưởng đến đời sống người dân. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể gửi các thông báo khẩn cấp đến trực tiếp người dân thông qua ứng dụng, khắc phục được tình trạng đối với những thông tin phát hành nhanh nhưng phải mất nhiều thời gian để đến người dân vì thông qua nhiều cấp quản lý (từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, sau đó mới đến người dân).
1. Xây dựng, phát triển thêm tính năng cho nền tảng ứng dụng CaMau-G
a) Kế thừa kiến trúc dữ liệu đã xây dựng để triển khai đăng nhập và xác thực một lần (Single Sign On - SSO) cho ứng dụng CaMau-G. Xây dựng hạ tầng dịch vụ Chính quyền điện tử, Chính quyền số sẵn sàng cung cấp các kết nối phục vụ cho việc tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin khác trong tỉnh vào ứng dụng CaMau-G thông qua Trục liên thông nội tỉnh (LGSP). Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật tích hợp đăng nhập và xác thực một lần (SSO) để các ứng dụng đã triển khai trong tỉnh có thể thực hiện tích hợp vào ứng dụng CaMau-G.
b) Xây dựng hoàn chỉnh phân hệ Quản trị hệ thống, cấp quyền cho các cơ quan, đơn được giao quản lý sử dụng truy cập để khai thác và cập nhật dữ liệu tương ứng với từng lĩnh vực cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị trên Ứng dụng CaMau-G.
c) Xây dựng phân hệ Lịch làm việc để phục vụ cho UBND tỉnh, Tỉnh Ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trong toàn tỉnh có thể theo dõi lịch làm việc của các lãnh đạo, nhận thông báo tức thời trên thiết bị di động khi có lịch làm việc mới hoặc khi lịch làm việc có điều chỉnh. Bên cạnh đó, lịch làm việc cũng được chia sẻ để có thể tích hợp vào các Trang thông tin điện tử của các đơn vị khi có nhu cầu.
d) Xây dựng phân hệ Đặt lịch khám bệnh để phục vụ người dân trong toàn tỉnh, người dân ở tại nhà có thể dùng Ứng dụng CaMau-G để đặt lịch khám tại các cơ sở Y tế đã được kết nối trong tỉnh, tạo sự thuận lợi tối đa cho các bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân ở xa không cần phải đến bệnh viện sớm để bắt số thứ tự và chờ đến lượt khám. Lịch đặt khám của bệnh nhân cũng được chia sẻ để các cơ sở Y tế có thể tích hợp vào phần mềm quản lý bệnh viện của đơn vị khi có nhu cầu.
e) Xây dựng tiện ích Tra cứu thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh, phục vụ người dân tra cứu trình tự các thủ tục, thành phần hồ sơ và các thông tin cần thiết khác, dữ liệu thủ tục sẽ được tích hợp từ hệ thống Một cửa điện tử thông qua LGSP.
f) Xây dựng tiện ích Tra cứu tình hình giải quyết hồ sơ phục vụ người dân đã nộp hồ sơ có thể theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ với thao tác quét mã QRCode thuận tiện, dữ liệu sẽ được tích hợp từ hệ thống Một cửa điện tử thông qua LGSP.
g) Xây dựng phân hệ tra cứu, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo lộ trình tiến độ quy định.
h) Xây dựng tiện ích Tra cứu các số điện thoại khẩn cấp, số điện thoại các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh để người dân dễ dàng liên lạc khi cần thiết chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng CaMau-G.
i) Kết nối Trục liên thông nội tỉnh (LGSP) để cung cấp các dữ liệu dùng chung trong tỉnh. Thông qua LGSP, kết nối đến Trục liên thông quốc gia (NGSP) để cung cấp các dữ liệu được chia sẻ từ các hệ thống đã sẵn sàng chia sẻ trên NGSP (CSDL Quốc gia về văn bản pháp luật, thông tin doanh nghiệp Quốc gia, thông tin bảo hiểm xã hội, các danh mục dữ liệu dùng chung của tỉnh và theo các quy định hiện hành).
2. Tích hợp các ứng dụng sẵn có lên Ứng dụng CaMau-G
a) Tích hợp ứng dụng phản ánh hiện trường nhằm cung cấp giao diện chức năng dành cho người dân, doanh nghiệp trong tỉnh gửi các phản ánh, kiến nghị các vấn đề trong xã hội, có thể đính kèm hình ảnh, video, vị trí, thông tin người phản ánh giúp cơ quan xử lý có đủ thông tin để thực hiện nghiệp vụ. Đồng thời, cung cấp công cụ lọc thống kê về tình trạng xử lý các phản ánh để người dân, doanh nghiệp nắm bắt được tình hình xử lý chung trong toàn tỉnh.
b) Tích hợp Hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp để cung cấp các thông tin kiến thức hữu ích (các chương trình tư vấn trực tuyến, giá cả thị trường nông sản, bản tin truyền hình, mô hình sản xuất có hiệu quả, kỹ thuật sản xuất, tin tức - sự kiện,...), các dữ liệu chuyên ngành trong các lĩnh vực nông nghiệp, phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân trong tỉnh và cán bộ lãnh đạo quản lý ngành.
c) Tích hợp ứng dụng Du lịch Mũi Cà Mau để cung cấp thông tin về các điểm đến nổi bật của Cà Mau, thông tin về ẩm thực, khách sạn, các dịch vụ du lịch,...các tiện ích khác cho khách du lịch trong và ngoài nước khi quan tâm đến du lịch miền sông nước Cà Mau.
d) Tích hợp cung cấp các Tin tức nổi bật từ Cổng thông tin điện tử của tỉnh nhằm giúp cán bộ lãnh đạo và người dân trong toàn tỉnh nắm bắt được các thông tin quan trọng được nhanh chóng, kịp thời.
e) Tích hợp Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh (iOffice) để tạo thêm sự tiện lợi cho lãnh đạo tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị có thể truy cập và sử dụng ứng dụng nhanh chóng mà không cần đăng nhập với tính năng xác thực và đăng nhập một lần từ Ứng dụng CaMau-G.
f) Tích hợp dữ liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội để cung cấp cho lãnh đạo các số liệu về các lĩnh vực như: thu chi ngân sách Nhà nước; sản lượng thủy sản; kết quả sản xuất một số cây hàng năm; kết quả sản xuất một số cây lâu năm; chỉ số sản xuất công nghiệp; sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành; chỉ số giá; hoạt động vận tải; y tế; giao thông… .
g) Tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường từ các thiết bị quan trắc môi trường nước tự động dưới sự quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cung cấp đến người dân các chỉ số quan trắc môi trường nước để tham khảo, phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.
h) Tích hợp Hệ thống Thư viện điện tử giúp độc giả trong toàn tỉnh có thể truy cập đến thư viện điện tử của tỉnh một cách thuận tiện, nhanh chóng, góp phần giới thiệu các tác phẩm mới, tác phẩm hay đến với đông đảo độc giả trong tỉnh, khơi dậy thói quen đọc sách của mỗi người khi sử dụng Ứng dụng CaMau-G.
i) Tích hợp phần mềm Quản lý cán bộ, công chức, viên chức nhằm tạo sự thuận tiện cho các cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh có thể truy cập phần mềm theo phân quyền để phục vụ nhu cầu tra cứu hồ sơ, truy xuất dữ liệu thống kê hoặc quản lý hồ sơ.
k) Tích hợp Hệ thống tra cứu thông tin về quy hoạch sử dụng đất, giá đất phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp.
3. Triển khai Ứng dụng CaMau-G
Tổ chức tập huấn, cấp quyền quản trị khai thác, sử dụng Ứng dụng CaMau- G cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được giao quản lý, vận hành các ứng dụng được tích hợp trên Ứng dụng CaMau-G.
Thông qua các phương tiện truyền thông địa phương (Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau; Báo Cà Mau; Cổng thông tin điện tử tỉnh…) tổ chức tuyên truyền, phổ biến chức năng, tiện ích của Ứng dụng CaMau-G đến các tổ chức, người dân trên địa bàn tỉnh biết để tiếp cận và sử dụng có hiệu quả.
1. Kinh phí phát triển nền tảng và tích hợp các ứng dụng hiện có lên Ứng dụng CaMau-G khoảng 800.000.000 đồng.
2. Kinh phí duy trì, cập nhật, phát triển mới các ứng dụng được giao cho đơn vị nào xây dựng, quản lý, vận hành thì đơn vị đó đề xuất kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện hằng năm từ nguồn sự nghiệp kinh tế chi ứng dụng công nghệ thông tin.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì tổ chức triển khai xây dựng, phát triển Ứng dụng CaMau-G tạo nền tảng để các cơ quan, đơn vị tích hợp các ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành và cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng một cách nhanh chóng, tiện lợi.
- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tích hợp các ứng dụng lên Ứng dụng CaMau-G; cung cấp tiêu chuẩn kết nối LGSP, Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau cho cơ quan, đơn vị được giao xây dựng phát triển ứng dụng tích hợp vào Ứng dụng CaMau-G.
- Phối hợp với sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan để thống nhất việc phân quyền truy cập, khai thác Ứng dụng CaMau-G và đề xuất phát triển, mở rộng Ứng dụng CaMau-G.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh hiện trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Phối hợp với cơ quan Báo, Đài địa phương xây dựng các chương trình truyền thông trên các phương tiện đại chúng để tuyên truyền, phổ biến Ứng dụng CaMau-G đến các tổ chức, người dân trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn phù hợp để triển khai thực hiện.
3. Các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện tích hợp các ứng dụng theo Kế hoạch này.
- Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, vận hành ứng dụng được tích hợp trên Ứng dụng CaMau-G có trách nhiệm tổ chức quản lý, cập nhật thông tin, thực hiện bảo trì theo quy định; đề xuất nâng cấp, mở rộng ứng dụng do cơ quan, đơn vị mình quản lý khi cần thiết.
- Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh các vấn đề bắt cập đề nghị các cơ quan, đơn vị gửi văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
(Kèm theo Phụ lục Nhiệm vụ phát triển Ứng dụng CaMau-G )
Trên đây là Kế hoạch phát triển Ứng dụng CaMau-G của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau./.
| GIÁM ĐỐC |
NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CAMAU-G
(Kèm theo Kế hoạch số: 27/KH-STTTT ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Sở TT&TT)
STT | Nội dung nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Đơn vị quản lý, vận hành |
1 | Triển khai đăng nhập và xác thực một lần (Single Sign On - SSO) cho Ứng dụng CaMau-G. | Sở TT&TT | Các cơ quan, đơn vị có liên quan | 2021 | Sở TT&TT |
2 | Xây dựng hoàn chỉnh phân hệ quản trị hệ thống Ứng dụng CaMau-G. | Sở TT&TT | Các cơ quan, đơn vị có liên quan | 2021 | Sở TT&TT |
3 | Xây dựng phân hệ Lịch làm việc | Sở TT&TT | Các cơ quan, đơn vị có liên quan | 2021 | Sở TT&TT |
4 | Xây dựng phân hệ Đặt lịch khám bệnh | Sở TT&TT | Sở Y tế và các đơn vị có liên quan | 2021 - 2022 | Sở TT&TT |
5 | Xây dựng tiện ích Tra cứu thủ tục hành chính và tiện ích tra cứu tình hình giải quyết thủ tục hành chính | Sở TT&TT | Trung tâm GQTTHC và đơn vị có liên quan | 2021 | Sở TT&TT |
6 | Xây dựng phân hệ tra cứu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư | Sở TT&TT | Công an tỉnh và đơn vị có liên quan | 2021-2025 | Sở TT&TT |
7 | Xây dựng tiện ích Tra cứu các số điện thoại | Sở TT&TT | Các đơn vị viễn thông | 2021 | Sở TT&TT |
8 | Kết nối trục LGSP cung cấp dữ liệu dùng chung của tỉnh. | Sở TT&TT | Các cơ quan, đơn vị có liên quan | 2021 - 2025 | Sở TT&TT |
1 | Tích hợp ứng dụng phản ánh hiện trường | Sở TT&TT | Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Cà Mau. | 2021 | Cổng Thông tin điện tử tỉnh |
2 | Tích hợp App cơ sở dữ liệu ngành nông | Sở TT&TT | Sở NN&PTNT | 2021 | Sở NN&PTNT |
3 | Tích hợp ứng dụng Du lịch Mũi Cà Mau | Sở TT&TT | Sở VH,TT&DL | 2021 | Sở VH,TT&DL |
4 | Tích hợp cung cấp các tin tức nổi bật từ Cổng thông tin điện tử của tỉnh | Sở TT&TT | Văn phòng UBND tỉnh; Cổng Thông tin điện tử tỉnh | 2021 | Cổng Thông tin điện tử tỉnh |
5 | Tích hợp Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice) | Sở TT&TT | Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Cà Mau. | 2021 | Sở TT&TT |
6 | Tích hợp dữ liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội | Sở TT&TT | Văn phòng UBND tỉnh | 2021 | Sở TT&TT |
7 | Tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường | Sở TT&TT | Sở TN&MT; Sở NN&PTNT | 2021 - 2022 | Sở TN&MT; Sở NN&PTNT |
8 | Tích hợp Hệ thống Thư viện điện tử | Sở TT&TT | Sở VH,TT&DL; Thư viện tỉnh | 2021 - 2022 | Thư viện tỉnh |
9 | Tích hợp phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Cà Mau | Sở TT&TT | Sở Nội vụ | 2021 - 2023 | Sở Nội vụ |
10 | Tích hợp Hệ thống tra cứu thông tin về quy hoạch sử dụng đất, giá đất | Sở TT&TT | Sở TN&MT | 2021 - 2022 | Sở TN&MT |
Tuyên truyền phổ biến chức năng, tiện ích của ứng dụng CaMau-G | |||||
1 | Tổ chức tập huấn khai thác, sử dụng Ứng dụng CaMau-G | Sở TT&TT | Các cơ quan, đơn vị có liên quan | Theo dự án được phê duyệt |
|
2 | Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chức năng, tiện ích của Ứng dụng CaMau-G | Sở TT&TT | Cơ quan Báo, Đài trong tỉnh | Hằng năm |
|
Ghi chú: Hướng dẫn cài đặt App CaMau-G
- 1Kế hoạch 328/KH-UBND năm 2019 về xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025
- 2Kế hoạch 541/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính quyền điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Lắk năm 2020
- 3Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2019 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát triển chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020
- 1Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Kế hoạch 328/KH-UBND năm 2019 về xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025
- 6Kế hoạch 541/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính quyền điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Lắk năm 2020
- 7Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2019 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát triển chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020
Quyết định 605/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (CaMau-G)
- Số hiệu: 605/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Trần Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực