Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2009/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 18 tháng 11 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY; XE MÔ TÔ HAI, BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ ĐỂ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/06/2009 của Bộ Giao thông - Vận tải về việc hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy; xe mô tô hai, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 110/TTr-SGTVT ngày 25 tháng 10 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy; xe mô tô hai, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá.
Điều 2: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ hướng dẫn số 107/HD - SGTVT ngày 01/03/2001 của Sở Giao thông - Vận tải về tổ chức, quản lý hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe gắn máy trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 3: Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Giám đốc Công An tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY; XE MÔ TÔ HAI, BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ ĐỂ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 18/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
Quy định này quy định việc sử dụng xe gắn máy (kể cả xe đạp máy), xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá có thu tiền trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên không cho phép hoạt động vận chuyển hàng hoá, hành khách.
Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá có thu tiền bằng xe gắn máy (kể cả xe đạp máy), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Các từ ngữ trong quy định này được hiểu như sau:
1. Xe gắn máy là xe cơ giới có hai bánh di chuyển bằng động cơ, có dung tích xi lanh dưới 50cm3;
2. Xe mô tô hai bánh là xe cơ giới có hai bánh, di chuyển bằng động cơ, có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3;
3. Xe mô tô ba bánh là xe cơ giới có ba bánh, di chuyển bằng động cơ, có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên có sức chở từ 350 kg đến 500 kg như: xe lam ba bánh…
HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA
Điều 3. Người điều khiển phương tiện:
1. Có hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú tại địa phương; có đơn xin vận tải hành khách, hàng hoá và được UBND phường, xã, thị trấn nơi cư trú xác nhận (mẫu đơn như phụ lục 2), thời hạn của đơn có giá trị tối đa 03 năm.
2. Có đủ sức khoẻ để lái xe; không sử dụng ma tuý, rượu, bia khi hoạt động.
3. Tuổi lái xe: Từ 16 tuổi trở lên đối với xe gắn máy; từ 18 tuổi trở lên đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự.
4. Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển theo quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Đối với phương tiện không quy định có giấy phép lái xe thì phải có giấy chứng nhận học Luật Giao thông đường bộ.
5. Trang bị mũ bảo hiểm cho mình và cho hành khách đi xe đối với các loại xe bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
6. Có biển hiệu đeo trước ngực và trang phục khi hoạt động để nhận biết với các đối tượng tham gia giao thông khác.
- Mẫu biển hiệu như phụ lục 1.
- Trang phục: Quần, áo công nhân màu xanh.
Điều 4. Phương tiện vận chuyển:
1. Phải có giấy đăng ký và gắn biển số xe theo quy định.
2. Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ.
3. Phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
4. Đối với xe gắn máy, mô tô hai bánh sử dụng vận chuyển hàng hoá phải có giá đèo hàng phù hợp với loại xe vận chuyển; hàng hoá phải được chằng, buộc chắc chắn.
Điều 5. Phạm vi và thời gian hoạt động trong ngày:
1. Được hoạt động các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum với điều kiện giao thông cho phép.
2. Khi hoạt động sang tỉnh khác phải tuân thủ quy định của tỉnh đó.
3. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quy định cụ thể thời gian hoạt động cho từng loại phương tiện, trên từng tuyến đường trong khu vực nội thành phố, thị trấn nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn mình quản lý.
Điều 6. Điểm đậu, đỗ xe:
1. Các điểm đậu, đỗ của xe do các đội hoặc nghiệp đoàn, tổ hợp tác đề xuất được UBND các huyện, thành phố công nhận.
2. Các điểm đậu, đỗ được bố trí ở những nơi thuận tiện cho việc đón, trả khách và chở hàng trên vỉa hè hoặc những nơi thuận tiện như gần: Bến xe, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, khách sạn… và phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
3. Trình tự công nhận các điểm đậu, đỗ xe như sau:
- Các đội hoặc nghiệp đoàn, tổ hợp tác làm đơn đề xuất công nhận các điểm đậu, đỗ xe gửi UBND các huyện, thành phố thông qua Phòng Quản lý Đô thị đối với thành phố Kon Tum và Phòng Công thương đối với các huyện (địa bàn hoạt động ở đâu thì gửi ở đó).
- Phòng Quản lý Đô thị (đối với thành phố Kon Tum) và Phòng Công thương (đối với các huyện) chủ trì mời các ngành có liên quan khảo sát, xác nhận để tham mưu cho UBND các huyện, thành phố công nhận các điểm đậu, đỗ xe trên địa bàn mình quản lý.
- UBND các huyện, thành phố ra quyết định công nhận các điểm đậu, đỗ xe trên cơ sở các điểm đậu, đỗ đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Phòng Quản lý Đô thị và Phòng Công thương triển khai cắm biển báo hoặc sơn vạch kẻ đường để xác định điểm đậu, đỗ xe trên thực tế.
Chương III
TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Điều 7. Hình thức tổ chức quản lý:
Trên cơ sở quy mô, điều kiện và địa bàn hoạt động, các cá nhân có phương tiện tự nguyện liên kết hình thành nên các Đội, Nghiệp đoàn, Tổ hợp tác theo hình thức tự quản; tự bầu ra người đứng đầu để điều hành hoạt động hoặc là thành lập hợp tác xã. Sau khi hình thành nên các Đội, Nghiệp đoàn, Tổ hợp tác thì người đứng đầu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến UBND phường, xã nơi đang hoạt động để biết, quản lý.
Nội dung thông báo gồm: Ngày, tháng, năm thành lập; địa điểm đậu, đỗ; họ tên người đứng đầu; danh sách và địa chỉ từng cá nhân của Đội.
Việc phân công phiên chuyến cho xe chở khách hoặc chở hàng theo nguyên tắc công bằng về thu nhập.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý:
1. Sở Giao thông - Vận tải: Chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành về vận tải, hướng dẫn thực hiện và thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự theo quy định này.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi chức năng, quyền hạn chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá và hành khách bằng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn đảm bảo trật tự an toàn giao thông; công nhận các điểm đậu, đỗ xe.
Điều 9. Kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm:
Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, xử lý các phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và thực hiện trái với Quy định này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm thực hiện:
Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai, thực hiện Quy định này.
Định kỳ sáu tháng, một năm tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo.
Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có vướng mắc, kiến nghị; các Sở, ban, ngành, các đơn vị và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về UBND tỉnh thông qua Sở Giao thông - Vận tải để tổng hợp kịp thời xử lý, điều chỉnh, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……. Ngày…… tháng…… năm ……
ĐƠN XIN VẬN TẢI BẰNG XE GẮN MÁY,
Kính gửi: UBND phường (xã, thị trấn) ……….. Tôi tên là: ……………………………………… Nơi ở hiện nay: ………………………………… Số CMND: ……………cấp ngày …….……….. Biển số xe đăng ký hoạt động vận tải …...…….. Điểm đậu, đỗ: …………….……......................... Cam đoan của chủ phương tiện trong quá trình tham gia hoạt động chở khách (chấp hành đúng quy định về điểm đón trả khách, lấy đúng giá cước quy định) …………………………………………………... …………………………………………………... …………………………………………………... Người làm đơn (ký tên, ghi rõ họ tên)
Mặt 1 | Xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn
Được phép vận tải khách (hoặc hàng) bằng xe đã đăng ký
Có giá trị đến Hết ngày ... tháng...... năm … Số: ………/UB
…ngày….tháng….năm… ký tên đóng dấu
Mặt 2 |
Khổ đơn vận tải khách bằng xe môtô hai bánh là (8 X 12)cm
Nền giấy trắng mực đen
Đơn thuần ép plastic để bảo quản khi sử dụng
- 1Quyết định 28/2021/QĐ-UBND quy định về điều kiện hoạt động của xe thô sơ và việc vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2021
- 1Quyết định 28/2010/QĐ-UBND sửa đổi và bãi bỏ văn bản pháp luật nhằm thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quy định tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 28/2021/QĐ-UBND quy định về điều kiện hoạt động của xe thô sơ và việc vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2021
Quyết định 60/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy; xe mô tô hai, ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- Số hiệu: 60/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/11/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Bùi Đức Lợi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra