Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2005/QĐ-UB | Ngày 06 tháng 06 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI TỈNH BẮC NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HÐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2005/NQ-HÐND ngày 27 /4/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh ,về việc sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ÐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh .
Điều 2: Quyết định này thay thế cho Quyết định số 105/2000/QÐ-UB ngày 18/10/2000 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các sở, Ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành./.
| UBND TỈNH BẮC NINH |
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định 60/2005/QĐ-UB ngày 06/6/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài là một chủ trương lớn trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh Bắc Ninh.
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, quản lý và sử dụng nhân tài là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và các địa phương trong tỉnh.
Điều 2: Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để những người có tài năng phát huy tốt năng lực, trí tuệ của mình, yên tâm gắn bó với nhiệm vụ được giao, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.
Điều 3: Giải thích từ ngữ, khái niệm các giải.
Trong quy định này, các khái niệm Giải được hiểu như sau:
1- Giải Quốc tế: Gồm các Giải khu vực Đông Nam Á; Giải Châu Á; Giải Thế giới.
2- Giải Quốc gia: Giải do Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương tổ chức theo các lĩnh vực chuyên ngành, thuộc chức năng quản lý Nhà nước (không tính giải khu vực).
Điều 4: Phạm vi, đối tượng được hưởng chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài, bao gồm:
1- Phạm vi:
a) Cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể thuộc tỉnh Bắc Ninh (kể cả các đơn vị sự nghiệp).
b) Cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước và một số đơn vị sự nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Bắc Ninh, gồm các cơ quan: Công an địa phương, Quân sự địa phương, Tòa án, Kho bạc, Cục Thuế, Viện Kiểm sát, Cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển, Thi hành án, Hải quan, Trung tâm Khí tượng Thủy văn, Bảo hiểm Xã hội.
2- Đối tượng:
a) Những người có trình độ sau Đại học, bao gồm: Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, Bác sỹ và Dược sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II.
b) Những người đạt danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú; Huấn luyện viên cấp uốc gia, Vận động viên có đẳng cấp kiện tướng đạt thành tích cao.
c) Sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học hệ chính quy, tập trung đạt loại giỏi, xuất sắc.
d) Can bộ, công chức, viên chức đang học ở trình độ sau Đại học: Chuyên khoa cấp I, II, Cao học, nghiên cứu sinh.
e) Người đang được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy, tập huấn những cá nhân và tập thể đạt Giải Quốc gia, Quốc tê.
f) Các tổ chức, cá nhân có những công nghệ sản xuất sản phẩm đặc biệt được áp dụng vào thực tiễn tỉnh Bắc Ninh đem lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội.
g) Những người được Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý cử đi dự thi các Giải Quốc gia, Quốc tế đạt thành tích cao.
Các đối tượng quy định nêu trên (nam từ 50 tuổi trở xuống và nữ từ 45 tuổi trở xuống) tự nguyện công tác lâu dài tại tỉnh Bắc Ninh ít nhất từ 10 năm trở lên; trường hợp nam trên 50 tuổi, nữ trên 45 tuổi phải phục vụ cho đến khi nghỉ chế độ.
Điều 5: Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài do Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn tài trợ khác.
Chương II
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI
Điều 6: Chế độ đào tạo trình độ sau Đại học.
1- Đối với những người được cấp có thẩm quyền cử đi học theo kế hoạch:
a) Được hỗ trợ các khoản: Tiền học phí, tiền tài liệu, tiền đi đường từ cơ quan đến nơi học, tiền nội trú (nếu có).
b) Được hỗ trợ sau khi có văn bằng, học vị theo các mức sau:
- Tiến sỹ: 20.000.000 đồng, nữ 24.000.000 đồng.
- Bác sỹ và Dược sỹ chuyên khoa cấp II: 16.000.000 đồng, nữ: 19.000.000 đồng.
- Thạc sỹ: 10.000.000 đồng, nữ: 12.000.000 đồng.
- Bác sỹ và Dược sỹ chuyên khoa cấp I: 8.000.000 đồng, nữ: 10.000.000 đồng.
- Những người học chuyển đổi từ bằng Bác sỹ, Dược sỹ chuyên khoa cấp I sang bằng Thạc sỹ y học, Thạc sỹ dược học; từ bằng Bác sỹ, Dược sỹ chuyên khoa cấp II sag bằng Tiến sỹ y học, Tiến sỹ dược học thì được hưởng số tiến chênh lệch.
2- Đối với những người tự di học (không nằm trong kế hoạch đào tạo của cơ quan có thẩm quyền), sau khi tốt nghiệp mà vẫn làm việc lâu dài tại tỉnh Bắc Ninh được hỗ trợ: Như khoản1, mục b Điều này.
Điều 7: Đối với người ở ngoài tỉnh có học hàm, học vị (mà tỉnh Bắc Ninh có nhu cầu), tự nguyện về công tác sẽ được trợ cấp một lần:
1- Đối với cán bộ, công chức đang công tác;
a) Giáo sư: 35.000.000 đồng.
b) Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Nghệ sỹ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân: 25.000.000 đồng.
c) Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sỹ ưu tú, Bác sỹ và Dược sỹ chuyên khoa cấp II: 20.000.000 đồng.
d) Thạc sỹ: 14.000.000 đồng.
đ) Huấn luyện viên cấp Quốc gia, Vận động viên cấp kiện tướng đã thi đấu ở các giải Quốc gia, Quốc tế có huy chương: 12.000.000 đồng.
2- Đối với Tiến sỹ, Thạc sỹ, sinh viên tốt nghiệp Đại học chính quy, tập trung loại giỏi, xuất sắc mới ra trường được tuyển thẳng và hỗ trợ:
a) Tiến sỹ: 20.000.000 đồng.
b) Thạc sỹ: 10.000.000 đồng.
c) Sinh viên tốt nghiệp Đại học chính quy, tập trung loại giỏi, xuất sắc: 5.000.000 đồng.
Những người được quy định tại Điều 7 phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe; những người có trình độ sau Đại học tuổi đời không quá 50 tuổi đối với nam và không quá 45 tuổi đối với nữ.
Những trường hợp có nhu cầu về đất ở, việc làm cho vợ (chồng), con sẽ được ưu tiên xem xét, giải quyết.
Điều 8: Chế độ khen thưởng.
I- Chế độ thưởng cho những người đang công tác dược Nhà nước phong tặng các danh hiệu:
1- Giáo sư, Nghệ sỹ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân: 20.000.000 đồng.
2- Phó Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sỹ ưu tú: 10.000.000 đồng.
3- Vận động viên kiện tướng: 5.000.000 đồng.
II- Chế độ khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc:
1- Giải Quốc gia:
a) Đối với cá nhân:
- Đạt Giải nhất hoặc Huy chương vàng thưởng 3.000.000 đồng.
- Đạt Giải nhì hoặc Huy chương bạc thưởng 2.000.000 đồng.
- Đạt Giải ba hoặc Huy chương đồng thưởng 1.500.000 đồng.
- Đạt Giải khuyến khích thưởng 1.000.000 đồng.
b) Đối với tập thể:
Mức thưởng bằng số lượng người được thưởng nhân với 50% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1, mục a Điều này.
2- Giải Quốc tế:
a) Đối với cá nhân:
- Được hỗ trợ ban đầu khi đi thi là 3.000.000 đồng.
- Đạt Giải nhất hoặc Huy chương vàng Đông Nam Á thưởng 10.000.000 đồng, Châu Á 20.000.000 đồng, Thế giới 30.000.000 đồng.
- Đạt Giải nhì hoặc Huy chương bạc Đông Nam Á thưởng 6.000.000 đồng, Châu Á thưởng 12.000.000 đồng, Thế giới thưởng 20.000.000 đồng.
- Đạt Giải ba hoặc Huy chương đồng Đông Nam Á thưởng 4.000.000 đồng, Châu Á: 8.000.000 đồng, Thế giới: 15.000.000 đồng.
- Đạt Giải Kuyến khích Đông Nam Á thưởng 3.000.000 đồng, Châu Á: 5.000.000 đồng, Thế giới: 10.000.000 đồng.
b) Đối với tập thể:
Mức thưởng bằng số lượng người được thưởng nhân với 50% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 2, mục a Điều này.
3- Đối với những người được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ hướng dẫn, giảng dạy, huấn luyện cho những cá nhân, tập thể dự thi đạt các giải trên được thưởng số tiền tương ứng như cá nhân đạt giải.
III- Tỉnh thành lập Giải thưởng Lý Thái Tổ để hàng năm thưởng cho các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài tỉnh có những công nghệ sản xuất sản phẩm đặc biệt, được áp dụng vào thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh đem lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội (giải thưởng do Hội đồng Khoa học tỉnh xem xét, quyết định theo quy chế), mức thưởng cho một công nghệ sản phẩm đặc biệt từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9: Nghĩa vụ của cán bộ, công chức; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng nhân tài.
1- Nghĩa vụ:
a) Phải hoàn thành nhiệm vụ học tập và trở về cơ quan, đơn vị cử đi học; chấp hành sự phân công, điều động của cơ quan có thẩm quyền.
b) Nếu vi phạm các quy định trên thì phải hoàn trả toàn bộ các khoản ưu đãi đã được hưởng.
2- Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị sử dụng nhân tài:
a) Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng phải đảm bảo đúng việc, đúng người, đúng trình độ chuyên môn.
b) Chú trọng khi xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo.
c) Ưu tiên về điều kiện làm việc và học tập.
d) Quản lý, sử dụng các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định này.
3- Sở Nội vụ:
a) Chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn thực hiện quy định này.
b) Căn cứ vào đề nghị của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh về nhu cầu, tiêu chuẩn chức danh cần tuyển, Sở Nội vụ quyết định tiếp nhận, tuyển dụng những đối tượng được quy định tại Điều 7 và tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo định kỳ.
4- Sở Tài chính:
a) Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch-Đầu tư và các cáp, các ngành có liên quan lập dự toán kinh phí theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài hằng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Quản lý, hướng dẫn, sử dụng khoản kinh phí phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài.
Điều 10: Hàng năm các cấp, các ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp thành kế hoạch chung của tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cấp, các ngành phản ánh kịp thời về Sở Nội vụ để nghiên cứu, tổng hợp trình UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 66/2008/QĐ-UBND về Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh
- 2Quyết định 105/2000/QĐ-UB về Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh
- 3Nghị quyết 83/2013/NQ-HĐND17 sửa đổi quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài theo Nghị quyết 43/2012/NQ-HĐND do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 4Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 66/2008/QĐ-UBND về Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh
- 2Quyết định 105/2000/QĐ-UB về Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh
- 3Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành đến hết ngày 31/12/2013
Quyết định 60/2005/QĐ-UB về Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 60/2005/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/06/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Công Ngọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra