- 1Nghị định 42-CP năm 1996 ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Thông tư liên tịch 04/TTLB năm 1996 hướng dẫn Điều lệ quản lý và đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng ban hành
- 3Thông tư 09-BKH/VPTĐ-1996 hướng dẫn lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Nghị định 92-CP năm 1997 sửa đổi Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42/CP
- 5Quyết định 501-BXD/VKT năm 1996 quy định về chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư, xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5999/QĐ-UB-KT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 1997 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
- Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 ;
- Căn cứ Thông tư số 04/TTLB ngày 10/9/1996 của Liên bộ Bộ Xây dựng- Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ ;
- Căn cứ Thông tư số 09/BKH-VPTĐ ngày 21/9/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư;
- Căn cứ Quyết định số 501/BXD-VKT ngày 18/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ;
- Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 2499/TT-KHĐT-TT ngày 29/9/1997 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về thủ tục lập, thẩm định và quyết định các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy định trái với bảng quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các chủ đầu tư có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ THỦ TỤC LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5999/QĐ-UB-KT ngày 25/10/1997 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Điều 1.- Các dự án quy hoạch kinh tế- xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, công tác chuẩn bị đầu tư dự án, các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn Nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố (vốn ngân sách và các nguồn vốn ngân sách quản lý, vốn tín dụng ưu đãi, các khoản tín dụng nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển, vốn do doanh nghiệp Nhà nước huy động) đều phải được thẩm định về nội dung công tác, quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ, về phương án tài chánh, hiệu quả kinh tế và các khía cạnh xã hội theo quy định này.
Điều 2.- Cơ quan tiếp nhận và thẩm định dự án đầu tư, dự án quy hoạch và công tác chuẩn bị đầu tư :
a- Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố là cơ quan tiếp nhận và tổ chức thẩm định các dự án quy hoạch và hồ sơ công tác chuẩn bị đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố ; tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ các dự án nhóm A.
b- Phòng Tài chánh - Kế hoạch và Đầu tư của quận- huyện là cơ quan tiếp nhận và tổ chức thẩm định các hồ sơ dự án đầu tư, dự án quy hoạch và hồ sơ công tác chuẩn bị đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân quận- huyện (theo Chỉ thị số 09 ngày 29/3/1997 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Điều 3.- Kiến trúc sư trưởng thành phố có trách nhiệm hướng dẫn tạm thời về thủ tục, nội dung các dự án quy hoạch trong khi chờ hướng dẫn của cấp thẩm quyền về thủ tục, nội dung dự án quy hoạch.
Điều 4.- Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, trừ việc thẩm định dự án. Trường hợp dự án đầu tư chưa xác định được chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận- huyện tạm thời chỉ định cơ quan thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố có trách nhiệm phối hợp với các sở- ban- ngành, quận- huyện đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xác định chủ đầu tư của dự án trước khi có quyết định đầu tư. Phòng Tài chánh - Kế hoạch và Đầu tư quận- huyện có trách nhiệm đề xuất Ủy ban nhân dân quận- huyện xác định chủ đầu tư của dự án trước khi có quyết định đầu tư.
Điều 5.- Nội dung công tác chuẩn bị đầu tư :
a- Chủ đầu tư dự án hoặc cơ quan được phân công thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) có trách nhiệm lập hồ sơ cho công tác chuẩn bị đầu tư. Việc thuê các Công ty tư vấn lập hồ sơ cho công tác chuẩn bị đầu tư (nếu có) thực hiện theo Thông tư 18/BXD-VKT ngày 10/6/1995 của Bộ Xây dựng.
b- Hồ sơ công tác chuẩn bị đầu tư gồm :
- Tờ trình xin xét duyệt công tác chuẩn bị đầu tư của chủ đầu tư.
- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên của chủ đầu tư (nếu chủ đầu tư không phải là cơ quan cấp Sở, Ủy ban nhân dân quận- huyện).
- Văn bản mô tả nội dung chính thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư gồm :
1- Sự cần thiết của dự án đầu tư và quy mô dự án.
2- Tên chủ đầu tư hoặc đơn vị thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.
3- Địa điểm của dự án.
4- Các công tác cần thực hiện trong việc chuẩn bị đầu tư.
5- Khái toán kinh phí chuẩn bị đầu tư, nguồn vốn.
6- Tiến độ thực hiện.
c- Số lượng hồ sơ công tác chuẩn bị đầu tư : Nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư 03 bộ ; nộp tại Phòng Tài chánh – Kế hoạch quận- huyện 02 bộ.
Hồ sơ nộp đầy đủ theo quy định và có giá trị pháp lý như nhau.
Điều 6.- Các cơ quan tiếp nhận dự án đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư về thủ tục hồ sơ dự án đầu tư và góp ý kiến hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết mọi vướng mắc của chủ đầu tư trong quá trình lập dự án đầu tư (nếu được yêu cầu). Các thủ tục, quy định về dự án đầu tư phải được niêm yết công khai, đầy đủ tại cơ quan tiếp nhận dự án đầu tư.
Điều 7.- Nội dung dự án đầu tư :
a- Nội dung các dự án đầu tư theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 Thông tư 09/BKH-VPTĐ ngày 21/9/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b- Nếu xét thấy các dự án đầu tư nhóm B nào cần thiết phải tiến hành hai bước : lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
c- Các trường hợp sau chỉ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đơn giản theo hướng dẫn tại Thông tư 09/BKH-VPTĐ ngày 21/9/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình cấp có thẩm quyền quyết định :
- Các dự án sửa chữa lớn nhưng không thay đổi quy mô, tính chất công trình.
- Các dự án có vốn đầu tư từ 500 triệu đồng trở xuống.
Điều 8.- Hồ sơ xin xét duyệt dự án đầu tư :
a- Đối với các dự án đầu tư sửa chữa lớn nhưng không thay đổi quy mô, tính chất công trình hoặc các dự án đầu tư để mua thiết bị là chủ yếu :
- Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cấp quyết định đầu tư.
- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp chủ đầu tư (nếu chủ đầu tư không phải là cơ quan cấp Sở, Ủy ban nhân dân quận- huyện).
- Dự án đầu tư (theo điều 7 quy định này).
b- Đối với các dự án có đầu tư xây dựng :
Ngoài các hồ sơ đã được nêu ở mục a trên, chủ đầu tư cần có thêm :
- Ý kiến bằng văn bản của Kiến trúc sư trưởng thành phố thỏa thuận về quy hoạch và kiến trúc.
- Văn bản thuận địa điểm của Ủy ban nhân dân thành phố (đối với dự án đầu tư tại địa điểm mới hoặc mở rộng diện tích chiếm đất, các dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên địa điểm cũ nhưng chưa có quyền sử dụng, thuê đất hợp pháp).
c- Đối với các dự án đầu tư trình duyệt lại do điều chỉnh dự án đầu tư đã được duyệt :
- Tờ trình xin xét duyệt lại dự án do chủ đầu tư trình cấp quyết định đầu tư.
- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp chủ đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư (nếu chủ đầu tư không phải là cơ quan cấp Sở, Ủy ban nhân dân quận- huyện).
- Bản thuyết minh giải trình lý do phải xin điều chỉnh (trong trường hợp thay đổi tổng vốn, thay đổi cơ cấu vốn nhưng không thay đổi quy mô xây dựng, thiết bị của dự án đã được duyệt) hoặc dự án nghiên cứu khả thi trình duyệt lại theo nội dung được hướng dẫn trong Thông tư 09/BKH-VPTĐ ngày 21/9/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trong trường hợp thay đổi mục tiêu, thay đổi quy mô xây dựng, thiết bị của dự án đã được duyệt).
Điều 9.- Số lượng hồ sơ :
a- Nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố :
+ Dự án nhóm C : Theo điều 8a, 8d : 04 bộ ; Theo điều 8b : 05 bộ.
+ Dự án nhóm A và B : 07 bộ ; Sau khi Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận dự án, số bộ hồ sơ gởi trình Chính phủ, các Bộ theo quy định của Thông tư 09/BKH-VPTĐ ngày 21/9/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b- Nộp tại Phòng Tài chánh- Kế hoạch và Đầu tư của quận huyện :
+ Theo điều 8a, 8c : 03 bộ ; Theo điều 8b : 04 bộ.
c- Chủ đầu tư cần gửi thêm 1 bộ hồ sơ dự án ngoài số lượng quy định trên cho mỗi một trường hợp sau :
+ Chủ đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước và dự án đầu tư có sử dụng vốn tự có.
+ Nội dung dự án có liên quan đến khai thác tài nguyên.
+ Ngành của dự án đầu tư khác ngành với ngành cơ quan cấp trên của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân quận- huyện.
+ Dự án đầu tư là dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị mới.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin xét duyệt dự án đầu tư, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo với chủ đầu tư bằng văn bản (phụ lục 1 đính kèm) những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung trong thời gian tối đa không quá 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ và chỉ được thông báo một lần.
THẨM ĐỊNH CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ, DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 11.- Nội dung thẩm định dự án :
a- Nội dung thẩm định dự án được thực hiện theo Thông tư 09/BKH-VPTĐ ngày 21/9/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b- Đối với công tác chuẩn bị đầu tư, nội dung thẩm định gồm :
+ Xem xét sự cần thiết phải đầu tư cho dự án (trừ trường hợp đã có văn bản cho phép đầu tư hoặc đã được ghi trong kế hoạch đầu tư của ngân sách hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố).
+ Xem xét tính hợp lý, đảm bảo các quy định hiện hành về khối lượng, nội dung công việc cần thực hiện trong chuẩn bị đầu tư cho dự án.
+ Xác định dự toán, nguồn vốn cấp và thời hạn hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư cho dự án.
Điều 12.- Biện pháp thẩm định :
a- Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào loại dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố và Ủy ban nhân dân quận- huyện (theo đề xuất của Phòng Tài chánh- Kế hoạch quận- huyện) gửi công văn kèm kế hoạch chuẩn bị đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư hoặc bảng tóm tắt dự án (phụ lục 2 đính kèm) đến các sở ban ngành có liên quan khi có nhu cầu cần xác định về nội dung có liên quan đến công tác thẩm định.
b- Các sở-ban-ngành có trách nhiệm xem xét và phát biểu ý kiến bằng văn bản theo mẫu quy định của Ủy ban nhân dân thành phố gửi cho cơ quan thẩm định trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thẩm định dự án. Sau 10 ngày, nếu không nhận được ý kiến trả lời của các cơ quan đã được đề nghị, cơ quan thẩm định dự án xem như đã được cơ quan đó thống nhất và trong trường hợp nầy cơ quan được đề nghị vẫn chịu trách nhiệm trước cơ quan quyết định đầu tư về nội dung dự án có liên quan.
c- Trong trường hợp nội dung dự án không phức tạp hoặc cơ quan thẩm định có đủ thông tin và điều kiện để đánh giá nội dung dự án, cơ quan thẩm định có thể không phải lấy ý kiến các ngành trong quá trình thẩm định nhưng phải nêu rõ việc nầy trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận- huyện về chất lượng thẩm định.
d- Trong quá trình thẩm định, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan thẩm định được tổ chức họp tư vấn để thẩm định dự án.
Điều 13.- Thời gian thẩm định dự án :
a- Dự án đầu tư :
+ Dự án nhóm A : tối đa không quá 20 ngày.
+ Dự án nhóm B : tối đa không quá 30 ngày.
+ Dự án nhóm C : tối đa không quá 20 ngày.
b- Công tác chuẩn bị đầu tư :
+ Dự án nhóm A : tối đa không quá 15 ngày.
+ Dự án nhóm B : tối đa không quá 12 ngày.
+ Dự án nhóm C : tối đa không quá 10 ngày.
Điều 14.- Trong quá trình thẩm định :
a- Nếu nội dung dự án có khác biệt lớn so với chủ trương đầu tư hoặc địa điểm đã được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố, hay có khác biệt lớn so với quy hoạch chi tiết do Kiến trúc sư trưởng thành phố quy định, so với quy hoạch ngành kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt, cơ quan thẩm định có văn bản yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh, giải trình và xem đó là trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc báo cáo để Ủy ban nhân dân thành phố không thuận quyết định đầu tư nếu chủ đầu tư không thực hiện việc điều chỉnh sau 01 tháng nhận được văn bản của cơ quan thẩm định.
b- Nếu trong thẩm định, ý kiến của cơ quan thẩm định, của các ngành hoặc hội nghị tư vấn khác với ý kiến chủ đầu tư về cách tính toán các thông số, các giải pháp kỹ thuật trong nội dung dự án đầu tư, cơ quan thẩm định có thể thảo luận với chủ đầu tư để điều chỉnh và phải báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau với cơ quan quyết định đầu tư khi 2 bên không thống nhất nhau hoặc đã thống nhất nhưng đã hết thời gian thẩm định theo quy định để cơ quan quyết định đầu tư xem xét và quyết định.
c- Trường hợp ý kiến cơ quan thẩm định không thống nhất với ý kiến góp ý của các ngành cùng cấp, cơ quan thẩm định phải báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau đó để cơ quan quyết định đầu tư xem xét và quyết định. Nếu ý kiến của Ủy ban nhân dân quận- huyện khác với ý kiến của các ngành cấp thành phố, Ủy ban nhân dân quận- huyện có văn bản xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố trước khi quyết định đầu tư. Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố tiếp nhận, xem xét, đề xuất và dự thảo văn bản xử lý của Ủy ban nhân dân thành phố trong các trường hợp nầy.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Phòng Tài chánh- Kế hoạch và Đầu tư của quận- huyện có trách nhiệm thu và sử dụng phí thẩm định theo Quyết định số 501/BXD-VKT ngày 18/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các quy định về tài chính- kế toán- thống kê hiện hành của Nhà nước đối với dự án thuộc thẩm quyền thẩm định.
QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ, QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Điều 16.-
b- Sau khi thẩm định dự án đầu tư, cơ quan thẩm định lập báo cáo thẩm định (theo phụ lục 4a đính kèm), tờ trình (theo phụ lục 3a đính kèm), dự thảo quyết định đầu tư (theo phụ lục 7b hoặc 7c đính kèm) gởi Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Ủy ban nhân dân quận- huyện, đối với dự án nhóm C ; Lập báo cáo thẩm định (theo phụ lục 4a đính kèm), dự thảo công văn (theo phụ lục 6 đính kèm) để Ủy ban nhân dân thành phố xin ý kiến thỏa thuận các Bộ đối với dự án nhóm B ; Lập báo cáo thẩm định sơ bộ (theo phụ lục 4b đính kèm), dự thảo tờ trình để Ủy ban nhân dân thành phố ký trình Chính phủ đối với dự án nhóm A. Riêng đối với dự án nhóm B, sau khi có thỏa thuận các Bộ, cơ quan thẩm định dự thảo quyết định đầu tư (theo phụ lục 7a đính kèm) để Ủy ban nhân dân thành phố ký ban hành. Nếu dự án được xem xét là không khả thi, cơ quan thẩm định lập báo cáo thẩm định kèm dự thảo văn bản thông báo để cơ quan quyết định đầu tư ký gởi cho chủ đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp chủ đầu tư (theo phụ lục 5 đính kèm) nếu cơ quan quyết định đầu tư đồng ý đề xuất không thuận của cơ quan thẩm định.
Điều 17.-
b- Trước khi quyết định điều chỉnh dự án vượt mức được cho phép, Ủy ban nhân dân các quận- huyện có văn bản xin ý kiến và phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố tiếp nhận, xem xét, đề xuất và dự thảo văn bản thỏa thuận hoặc chỉ đạo giải quyết khác cho Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 18.-
b- Nội dung quyết định đầu tư các dự án theo hướng dẫn của Phụ lục 2 Thông tư 09/BKH-VPTĐ ngày 21/9/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
c- Nếu nội dung quyết định đầu tư khác với nội dung dự án do chủ đầu tư đã trình, sau khi nhận được quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải điều chỉnh dự án đầu tư theo đúng với nội dung quyết định đầu tư và nộp lại cho cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan thẩm định đầu tư (mỗi nơi 01 bộ) dự án đã điều chỉnh trước 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định đầu tư.
Điều 19.- Cơ quan quyết định đầu tư xem xét và ra quyết định phê duyệt công tác chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư dự án hoặc ký thông báo không thuận đầu tư trong thời gian :
a- Công tác chuẩn bị đầu tư và dự án nhóm C : không quá 5 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thẩm định, ký quyết định đầu tư hoặc thông báo không thuận đầu tư.
b- Dự án nhóm B : không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thẩm định, ký văn bản xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành hoặc thông báo không thuận đầu tư ; không quá 5 ngày kể từ ngày nhận dự thảo quyết định, ký quyết định đầu tư.
c- Dự án nhóm A : không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thẩm định, ký tờ trình Thủ tướng Chính phủ.
d- Các trường hợp cần kéo dài thời gian để yêu cầu giải trình thêm chi tiết dự án, trước khi hết thời gian quy định trên, cơ quan quyết định đầu tư có văn bản thông báo để cơ quan thẩm định và chủ đầu tư biết, thực hiện.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Nghị định 42-CP năm 1996 ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Thông tư liên tịch 04/TTLB năm 1996 hướng dẫn Điều lệ quản lý và đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng ban hành
- 3Thông tư 09-BKH/VPTĐ-1996 hướng dẫn lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Nghị định 92-CP năm 1997 sửa đổi Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42/CP
- 5Quyết định 501-BXD/VKT năm 1996 quy định về chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư, xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Quyết định 5999/QĐ-UB-KT năm 1997 quy định thủ tục lập, thẩm định và quyết định các dự án trong nước sử dụng vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 5999/QĐ-UB-KT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/10/1997
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Vũ Hùng Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/10/1997
- Ngày hết hiệu lực: 01/06/2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực