Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2006/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 20 tháng 7 năm 2006 |
VỀ VIỆC DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA” TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 41/2006/NQ-HĐND ngày 10/7/2006 của Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa VIII - kỳ họp thứ 6 về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2007 – 2010 của tỉnh Bình Thuận;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007 – 2010 (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nội dung Đề án kèm theo Quyết định này trong kế hoạch hàng năm theo đúng với mục tiêu, giải pháp đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
(Kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2006 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Thực hiện Quyết định số 1366/GD-ĐT ngày 26/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (là trường phải có đủ những tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm đưa giáo dục Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới), UBND Tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện trên phạm vi toàn Tỉnh.
1. Tính đến tháng 6 năm 2006, toàn Tỉnh chỉ mới có 02 trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia/148 trường Mẫu giáo, Mầm non công lập toàn Tỉnh (chiếm 1,35%) và 10 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1/273 trường Tiểu học toàn Tỉnh (chiếm 3,66%), tổng cộng toàn Tỉnh có 12 trường đạt chuẩn quốc gia/549 trường công lập (chiếm 2,18%), tỉ lệ đạt được là quá thấp so với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của Tỉnh. Về kết quả thực hiện các tiêu chuẩn quy định của trường học đạt chuẩn quốc gia đến nay như sau:
a) Về tiêu chuẩn tổ chức và quản lý trường học: khoảng 60% số trường học trong Tỉnh đạt được tiêu chuẩn này.
- Mạng lưới trường học đã được hình thành hầu khắp các địa bàn trong Tỉnh. Các tổ chức và hội đồng trong nhà trường đã được thành lập, hoạt động theo điều lệ của từng tổ chức, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ, giảng dạy, giáo dục và chăm sóc trẻ;
- Mặt còn hạn chế chủ yếu là đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng còn một số chưa đảm bảo chuẩn về trình độ đào tạo, số trên chuẩn chưa nhiều; khá đông chưa được đào tạo bồi dưỡng về công tác quản lý trường học; thời gian trực tiếp dạy học còn ít; chưa tạo nên sự tín nhiệm cao trong tập thể dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý trường học chưa đạt như mong muốn.
b) Về tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên: khoảng 50% số trường đạt được tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, các mặt hạn chế chủ yếu của chuẩn này là:
+ Còn không ít giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo theo quy định;
+ Chưa đảm bảo đầy đủ các loại hình giáo viên trong trường học;
+ Trình độ chuyên môn - nghiệp vụ chưa đồng đều giữa các địa bàn.
c) Về tiêu chuẩn cơ sở vật chất: chỉ có khoảng 5% số trường học trong Tỉnh đạt được tiêu chuẩn này. Các mặt hạn chế chủ yếu là:
+ Công tác quy hoạch còn chắp vá, thiếu định hướng phát triển lâu dài;
+ Trong xây dựng cơ sở vật chất, chủ yếu là cố gắng đảm bảo đủ phòng học, chưa xây dựng được các phòng chức năng, sân bãi, các điều kiện vệ sinh trường học,…
d) Về tiêu chuẩn xã hội hoá giáo dục: khoảng 75% số trường đạt được tiêu chuẩn này.
Hầu hết các trường học đều phối hợp tổ chức Đại hội Giáo dục cấp cơ sở định kỳ; thành lập các Ban Đại diện cha mẹ học sinh phối hợp hoạt động tốt với các trường học. Mặt hạn chế chủ yếu là chưa có định hướng phát triển lâu dài các trường học để huy động các nguồn lực tại địa phương tham gia xây dựng cảnh quan trường học, tạo niềm tin nơi cha mẹ học sinh.
e) Về tiêu chuẩn chất lượng giáo dục: khoảng 45% số trường đạt được tiêu chuẩn này. Các mặt hạn chế chủ yếu là:
+ Các hoạt động giảng dạy và giáo dục trong nhà trường chưa tạo điều kiện phát huy tính tích cực chủ động, tìm tòi sáng tạo, khả năng tự học của học sinh;
+ Chất lượng giáo dục chung toàn Tỉnh còn chênh lệch nhiều giữa các vùng, miền.
2. Từ thực trạng về các tiêu chuẩn quy định của trường học đạt chuẩn quốc gia đã nêu ở trên, có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu tác động đến quá trình xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia thời gian qua như sau:
a) Việc phát triển mạng lưới trường lớp ở hầu khắp các địa bàn trong Tỉnh để thực hiện công tác phổ cập giáo dục (phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông) đã làm cho kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học hàng năm của Tỉnh chỉ đủ đảm bảo các điều kiện tối thiểu về phòng học, bàn ghế, bảng,…, chưa có điều kiện đầu tư xây dựng các yêu cầu về cơ sở vật chất kĩ thuật khác trong trường học;
b) Do tình hình trường lớp phát triển khá nhanh nên việc tạo nguồn, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý trường học còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu;
c) Việc giải quyết các vấn đề tồn tại trong việc đào tạo dưới chuẩn đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo đủ số lượng giáo viên đứng lớp từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước (cấp tốc, tuyển thẳng, THSP 9+3 cho các vùng thuận lợi, 12+2 cho trung học cơ sở,…) hiện vẫn còn đang tiếp tục.
II. Nội dung Đề án Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2010:
Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra đến năm 2010 tại Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; trong đó, xác định “Xây dựng trên mỗi địa bàn xã, phường hoặc ở nơi thưa dân thì cụm xã, phường ít nhất 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia”, nội dung Đề án Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007-2010 phải tập trung vào những mục tiêu và giải pháp sau:
1. Mục tiêu của Đề án:
Trong giai đoạn từ năm 2007-2010, phấn đấu mỗi năm từng cấp học có số lượng trường đạt chuẩn quốc gia như sau:
a) Giáo dục mầm non: Ít nhất 02 trường.
b)Tiểu học:
- Ít nhất 08 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
c) Trung học cơ sở: Ít nhất 08 trường.
d) Trung học phổ thông: Ít nhất 2 trường.
2. Các giải pháp thực hiện Đề án:
Để đạt được mục tiêu trên, một số giải pháp chủ yếu cần được triển khai thực hiện trong thời gian tới như sau:
a) Công tác tuyên truyền:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể, các cán bộ, giáo viên ngành giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh hiểu được sự cần thiết phải đầu tư xây dựng các trường học trọng điểm đạt được các tiêu chuẩn quốc gia (theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ) đồng thời với việc đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn.
b) Nâng cao năng lực quản lí trường học của hiệu trưởng:
- Làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Ban Giám hiệu các trường học;
- Tất cả Hiệu trưởng các trường học đều phải được tham dự các lớp bồi dưỡng đào tạo về công tác quản lý trường học.
c) Xây dựng đội ngũ giáo viên các ngành học, cấp học đảm bảo chuẩn, đủ năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh:
- Đảm bảo đủ số lượng và các loại hình giáo viên các ngành học, cấp học theo quy định;
- Mở các lớp bồi dưỡng chuẩn hóa để đến năm 2010 tất cả giáo viên các ngành học, cấp học đều đạt chuẩn tối thiểu theo quy định;
- Có chế độ hỗ trợ, khuyến khích các giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng trên chuẩn theo quy định của từng ngành học, cấp học;
- Ban hành chế độ khen thưởng hợp lý, động viên các giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi từ cấp trường trở lên;
- Khuyến khích các hình thức đổi mới, sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy;
- Tăng cường các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường, cụm trường nhằm từng bước xoá dần sự chênh lệch về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giữa các địa bàn;
- Các tổ chức và hội đồng trong nhà trường không ngừng động viên, giáo dục đội ngũ giáo viên của trường mình gương mẫu, hết lòng chăm lo cho học sinh; đồng thời, kiên quyết xử lý thích đáng các trường hợp vi phạm nhân cách học sinh, quy chế của ngành, gây dư luận không tốt trong xã hội.
d) Tập trung kinh phí xây dựng cơ sở vật chất các trường học dự kiến đạt chuẩn quốc gia:
- Mỗi năm, ngân sách Tỉnh đầu tư 50 tỉ đồng để hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất các trường học thuộc các cấp học dự kiến đạt chuẩn quốc gia;
- Tháng 8 hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính tiến hành khảo sát, lập danh sách các trường học dự kiến đạt chuẩn quốc gia của năm tới để xem xét khả năng, điều kiện đạt chuẩn của từng đơn vị mà quyết định kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị đó trình UBND Tỉnh phê duyệt;
- Đối với các trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở, UBND các huyện, thị xã, thành căn cứ vào nhu cầu của từng đơn vị dự kiến đạt chuẩn và nguồn kinh phí hỗ trợ của Tỉnh đã được phê duyệt, có kế hoạch huy động thêm kinh phí từ các nguồn lực tại địa phương để đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học;
- Đối với các trường trung học phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính căn cứ vào nhu cầu của từng đơn vị dự kiến đạt chuẩn, đề xuất UBND Tỉnh phê duyệt đầu tư bổ sung về trang thiết bị và cơ sở vật chất ngoài các hạng mục đã được UBND Tỉnh phê duyệt trong dự án đã có, đảm bảo đủ tiêu chuẩn đạt chuẩn.
e) Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia:
- Các trường học phải xây dựng được kế hoạch phát triển trường học đến năm 2010, phân công trách nhiệm và định hướng thời gian hoàn thành các tiêu chuẩn đã quy định trong khả năng cho phép thông qua Hội đồng Giáo dục, Ban Đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội - đoàn thể tại địa phương;
- Cuối mỗi học kỳ, các trường học phải có báo cáo đánh giá tiến độ thực hiện, bổ sung điều chỉnh kịp thời.
f) Chỉ đạo tốt các hoạt động giảng dạy và giáo dục trong trường học, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh:
- Các trường học chú ý khai thác, sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học đã trang bị phối hợp với các hình thức tổ chức dạy học thích hợp theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để không ngừng nâng cao hiệu quả giờ dạy, thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch giảng dạy đã quy định;
- Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các hoạt động tại địa phương, góp phần hình thành nhân cách, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống;
- Tăng tỉ lệ trường, lớp, học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày; học sinh mầm non được học bán trú;
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, huy động thanh thiếu niên trong độ tuổi được đi học, tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật phải được đẩy mạnh trong các trường học;
- Có chế độ khen thưởng hợp lý, tuyên dương học sinh giỏi trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi toàn Tỉnh, khu vực, toàn quốc.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Là cơ quan chủ trì, giúp UBND Tỉnh triển khai thực hiện nội dung Đề án này; có trách nhiệm phối hợp với các Ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm, bảo đảm đạt hoặc vượt các chỉ tiêu Đề án đã đề ra;
- Tổ chức phổ biến nội dung Đề án này đến các trường học và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trong Tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng:
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc khảo sát, lập danh sách các trường học dự kiến đạt chuẩn hàng năm trình UBND Tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện;
- Giám sát, hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo trong quá trình thực hiện Đề án;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND Tỉnh cân đối kinh phí hàng năm để thực hiện Đề án.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tích cực phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án tại địa phương mình;
- Chủ động huy động các nguồn lực tại địa phương để đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học./.
- 1Chỉ thị 26/2002/CT.UB xây dựng trường mầm non, tiểu học, trung học đạt chuẩn quốc gia do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 2893/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/9/2011 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2011 xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 158/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 hết hiệu lực thi hành
- 6Nghị quyết 07/2016/NQ-HĐND về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020
- 1Quyết định 2893/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/9/2011 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 158/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 201/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Chỉ thị 26/2002/CT.UB xây dựng trường mầm non, tiểu học, trung học đạt chuẩn quốc gia do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 4Quyết định 1336/GD-ĐT năm 1997 về Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996-2000 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2011 xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Nghị quyết 41/2006/NQ-HĐND về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2007 – 2010 của tỉnh Bình Thuận
- 7Nghị quyết 07/2016/NQ-HĐND về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020
Quyết định 59/2006/QĐ-UBND về Đề án Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007 – 2010
- Số hiệu: 59/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/07/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra