TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 589/QĐ-TLĐ | Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2014 |
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Công đoàn; Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền;
Theo đề nghị của Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Điều 2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; được phổ biến đến công đoàn cơ sở.
| TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
VỀ VIỆC TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM THAM GIA GÓP Ý XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 589/QĐ-TLĐ, ngày 22/5/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)
1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của đoàn viên, CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.
2. Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn.
1. Việc góp ý phải đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính xây dựng;
2. Phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, không được lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân.
3. Các ý kiến góp ý bằng văn bản của tập thể do lãnh đạo cơ quan Công đoàn các cấp ký tên, đóng dấu, không nhân danh cá nhân;
4. Các ý kiến góp ý của cá nhân là cán bộ, đoàn viên, người lao động.
1. Việc góp ý được thực hiện từ trung ương đến cơ sở;
2. Tổ chức công đoàn các cấp, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ góp ý với cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên công tác ở các cơ quan, đơn vị đồng cấp.
1. Tập thể: Từ Tổng Liên đoàn đến công đoàn cơ sở.
2. Cá nhân: Cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động.
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban đảng Trung ương; các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
2. Ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy các cấp; các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cơ quan đảng ở các cấp; chi ủy, chi bộ.
3. Cán bộ, đảng viên.
1. Góp ý với tổ chức đảng:
a) Dự thảo nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, quy định, kết luận... (sau đây gọi chung là quy định) của Đảng có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng trước mỗi kỳ đại hội.
b) Việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đảng, cấp ủy, tổ chức đảng.
c) Mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên với CNVCLĐ.
2. Góp ý với đảng viên:
a) Thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng; mối quan hệ giữa đảng viên với CNVCLĐ.
1. Góp ý định kỳ
a) Các cấp công đoàn góp ý bằng văn bản mỗi năm một lần trước khi kiểm điểm cấp ủy, tổ chức đảng và trước khi kết thúc nhiệm kỳ của cấp ủy cùng cấp.
b) Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở địa phương với đoàn viên, CNVCLĐ mỗi năm một lần.
2. Góp ý thường xuyên
a) Thông qua hòm thư góp ý xây dựng Đảng được đặt công khai tại trụ sở các cơ quan công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức Đảng các cấp.
b) Thư góp ý gửi đến các cơ quan công đoàn hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan, tổ chức đảng.
c) Thông qua tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, đảng viên.
3. Góp ý đột xuất
a) Góp ý các văn bản dự thảo do cấp ủy, tổ chức Đảng gửi đến công đoàn hoặc đăng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Góp ý khi có yêu cầu hoặc khi các cấp công đoàn thấy cần thiết.
c) Góp ý khi đại diện tổ chức đảng làm việc với tổ chức công đoàn.
Điều 8: Trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp
1. Chủ trì tổ chức việc góp ý theo nội dung quy định tại điểm a của khoản 1, điểm a, điểm b của khoản 3, Điều 7 của Quy định này. Tập hợp, tổng hợp ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân ở các điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 và điểm a, điểm b khoản 3 (Điều 7) chuyển đến cấp ủy, tổ chức đảng được góp ý.
2. Phối hợp với các cơ quan của cấp ủy địa phương thực hiện nội dung quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b khoản 3 (Điều 7).
3. Theo dõi và thông tin kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên tới tổ chức, cá nhân góp ý.
4. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về giữ gìn bí mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
1. Quốc hội, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; các cơ quan của Quốc hội, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Lãnh đạo tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán Nhà nước.
4. Cán bộ, công chức, viên chức (gọi chung là cá nhân).
1. Góp ý với cơ quan, tổ chức:
a) Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến CNVCLĐ và tổ chức công đoàn.
b) Việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật.
c) Việc thực hiện cải cách hành chính; phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
d) Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
2. Góp ý với cá nhân:
a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân.
b) Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu dân cử, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang; nhất là người đứng đầu cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp.
1. Góp ý định kỳ
a) Các cấp công đoàn góp ý bằng văn bản mỗi năm một lần đối với các nội dung nêu tại điều 10 Quy định này cho các đối tượng góp ý cùng cấp.
b) Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu chính quyền các cấp với đoàn viên, CNVCLĐ mỗi năm một lần.
c) Tổ chức lấy ý kiến tại hội nghị công chức, viên chức (đối với cơ quan, đơn vị) và hội nghị người lao động (tại các doanh nghiệp) mỗi năm một lần.
2. Góp ý thường xuyên
a) Thông qua hòm thư góp ý xây dựng chính quyền đặt công khai tại trụ sở.
b) Thư góp ý gửi đến các cấp công đoàn hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan chính quyền.
c) Thông qua tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Góp ý đột xuất
a) Góp ý vào các văn bản dự thảo do cơ quan nhà nước gửi đến tổ chức công đoàn hoặc đăng công khai trên cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Góp ý cho cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức khi có yêu cầu hoặc khi tổ chức công đoàn thấy cần thiết.
c) Góp ý khi các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, sở, ngành đến làm việc với tổ chức công đoàn.
Điều 12: Trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp
1. Tổ chức góp ý theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, điểm b khoản 3, Điều 11 của Quy định này.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện các nội dung quy định tại các điểm b, c khoản 1, điểm b, khoản 3 (Điều 11) Quy định này.
3. Tổng hợp ý kiến góp ý ở các điểm b, c của khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 (Điều 11) chuyển đến các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Theo dõi và thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cơ quan nhà nước tới tổ chức, cá nhân góp ý.
5. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về giữ gìn bí mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
Công đoàn các cấp và các cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc Quy định này thì tùy mức độ vi phạm để xem xét, xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định Điều lệ Công đoàn và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 15: Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1. Ban hành quy định và chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức thực hiện góp ý xây dựng đảng, chính quyền theo quy định và hướng dẫn của Trung ương Đảng.
2. Trực tiếp tổ chức, thực hiện góp ý với cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền ở Trung ương.
3. Tổng hợp ý kiến góp ý kiến nghị của cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ, các cấp công đoàn và chuyển đến các cơ quan, tổ chức có liên quan; theo dõi, thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, chính quyền tới tổ chức, cá nhân góp ý.
4. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Quy định (qua Ban Dân vận Trung ương).
Điều 16: Trách nhiệm của các cấp công đoàn
1. Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện góp ý với cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền cùng cấp.
2. Tổ chức hoặc phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền đồng cấp tổ chức đối thoại trực tiếp với đoàn viên, CNVCLĐ.
3. Tổng hợp ý kiến góp ý, kiến nghị của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ chuyển đến cơ quan, tổ chức có liên quan; theo dõi, thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, chính quyền cùng cấp tới tổ chức, cá nhân góp ý.
4. Tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức, hoạt động; tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
5. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng và Nhà nước về giữ gìn bí mật trong quá trình thực hiện góp ý.
Điều 17: Trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động
1. Chủ động, tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thông qua nhiều hình thức như góp ý trực tiếp, qua đối thoại, qua hòm thư góp ý, qua cơ quan công đoàn các cấp và các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước về giữ gìn bí mật trong quá trình góp ý.
Điều 18: Trách nhiệm của các cơ quan báo chí Công đoàn
1. Tổ chức tuyên truyền để cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và các cấp công đoàn tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
2. Dành thời lượng, dung lượng, diện tích trên trang công đoàn để mở các mục, chuyên mục đăng tải nội dung góp ý của tập thể, cá nhân theo quy định.
- 1Chỉ thị 15-CT/TW năm 2012 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay do Bộ Chính trị ban hành
- 2Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2013 xây dựng mô hình tổ chức đảng ở khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 3Hướng dẫn 22-HD/BTCTW năm 2013 kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2013 gắn với thực hiện Nghị quyết về xây dựng Đảng do Ban Tổ chức ban hành
- 4Hướng dẫn 1840/HD-TLĐ 2013 thực hiện quyền và trách nhiệm của các cấp công đoàn trong thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 5Công văn 1814-CV-BTCTW xây dựng Báo cáo và biểu mẫu tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2016 do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 6Công văn 3296-CV/BTCTW năm 2017 về hướng dẫn lập biểu mẫu thống kê cơ bản về công tác tổ chức xây dựng Đảng do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 1Chỉ thị 15-CT/TW năm 2012 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay do Bộ Chính trị ban hành
- 2Luật Công đoàn 2012
- 3Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2013 xây dựng mô hình tổ chức đảng ở khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 4Hướng dẫn 22-HD/BTCTW năm 2013 kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2013 gắn với thực hiện Nghị quyết về xây dựng Đảng do Ban Tổ chức ban hành
- 5Hiến pháp 2013
- 6Quyết định 218/QĐ-TW năm 2013 về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Hướng dẫn 1840/HD-TLĐ 2013 thực hiện quyền và trách nhiệm của các cấp công đoàn trong thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 8Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013
- 9Công văn 1814-CV-BTCTW xây dựng Báo cáo và biểu mẫu tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2016 do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 10Công văn 3296-CV/BTCTW năm 2017 về hướng dẫn lập biểu mẫu thống kê cơ bản về công tác tổ chức xây dựng Đảng do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 về Quy định tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 589/QĐ-TLĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/05/2014
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Đặng Ngọc Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực