Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

Số: 586/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 25 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 121/TTr-STNMT ngày 13 tháng 3 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” với những nội dung sau:

1. Tên quy hoạch

Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

2. Địa điểm và quy mô: Trên phạm vi toàn tỉnh Sơn La.

3. Quan điểm, mục tiêu và nội dung chính của quy hoạch

3.1. Quan điểm

- Quy hoạch phải có tính kế thừa, tận dụng và phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ quan trắc viên hiện có; sửa chữa, nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới các trạm, điểm quan trắc phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản phục vụ phát triển bền vững của tỉnh trong từng giai đoạn.

- Mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh được quy hoạch phải bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, trên phạm vi toàn tỉnh và có đội ngũ cán bộ đủ năng lực để vận hành. Cùng một yếu tố quan trắc, tại mỗi thời điểm và vị trí xác định, việc quan trắc thực hiện theo một quy trình thống nhất.

- Mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh là một hệ thống mở, liên tục được bổ sung, nâng cấp và hoàn thiện, kết nối và chia sẻ thông tin bảo đảm sự quản lý thống nhất của UBND tỉnh.

- Từng bước hiện đại hóa công nghệ, máy móc và thiết bị quan trắc trên cơ sở áp dụng rộng rãi các công nghệ nghiên cứu tạo ra ở trong nước và tiếp thu, làm chủ được các công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

- Hoạt động quan trắc môi trường để thu thập và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được bảo đảm chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đồng thời có cơ chế phù hợp để huy động thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Mục tiêu

- Hoàn thiện cơ bản mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh, hội nhập mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia.

- Hoàn thiện tổ chức điều hành và cơ chế phối hợp hoạt động trong mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh.

- Tăng cường mật độ các điểm quan trắc môi trường tại các vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, các vùng sinh thái có nhạy cảm với môi trường.

- Phương pháp và chất lượng quan trắc và phân tích môi trường về cơ bản đạt trình độ quốc gia và các nước trong khu vực.

- Xây dựng một số trạm quan trắc môi trường di động và cố định.

- Hình thành hệ thống thông tin nối mạng với mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia.

3.3. Nội dung quy hoạch (Có quy hoạch kèm theo)

Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 là mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường (gồm các đặc tính về loại hình quan trắc, thông số quan trắc và tần xuất quan trắc).

Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020 bao gồm 03 mạng lưới các điểm quan trắc với 68 điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh; 77 điểm quan trắc chất lượng môi trường nước (60 điểm quan trắc chất lượng nước mặt, 17 điểm quan trắc chất lượng nước dưới đất); 44 điểm quan trắc chất lượng môi trường đất và 4 chương trình quan trắc đa dạng sinh học. Được tính toán quy hoạch phù hợp với các quy định hiện hành và đáp ứng được mục tiêu quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh.

Định hướng đến năm 2025:

- Nâng cấp chương trình quan trắc, thông số quan trắc, tần suất quan trắc đối với 48 điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí, 31 điểm quan trắc chất lượng môi trường nước mặt (so với hiện trạng quan trắc chất lượng môi trường năm 2010).

- Bổ sung mới 54 điểm quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, 70 điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí.

- Thiết lập mới 25 điểm quan trắc môi trường nước dưới đất, 76 điểm quan trắc chất lượng môi trường đất.

- Thiết lập mới 04 chương trình quan trắc đa dạng sinh học tại 04 khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch mạng lưới các điểm quan trắc môi trường


Môi trường

Số điểm quan trắc

Tần suất (Lần/ năm)

Số mẫu/ năm

Thông số quan trắc

Giai đoạn 2014 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Định hướng đến năm 2025

I

CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CẤP I (NĂM BẮT ĐẦU QUAN TRẮC: NĂM 2014)

Quan trắc môi trường không khí

38

6

228

Vi khí hậu, ồn (Leq, Lmax, Lmin), bụi lơ lửng (TSP), bụi tổng số, CO, SO2, NO2, H2S, Cl2,CO2

Vi khí hậu, ồn (Leq, Lmax, Lmin), bụi lơ lửng (TSP), bụi tổng số, bụi hô hấp (PM10, PM2,5), chì bụi, CO, SO2, NO2, H2S, Cl2, O3, CO2

Vi khí hậu, ồn (Leq, Lmax, Lmin), bụi lơ lửng (TSP), bụi tổng số, bụi hô hấp (PM10, PM2,5), chì bụi, CO, SO2, NO2, H2S, Cl2, O3, CO2

Quan trắc chất lượng nước mặt

40

4

160

pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4+-N, NO3--N, NO2-- N, S2-, PO43, F-, Coliform, E.Coli, Cr6+, Cr3+, Mn, As, Hg, Cd, Pb, CN-, Cu, Zn, thuốc bảo vệ thực vật (nhóm Clo hữu cơ, nhóm Phốt pho hữu cơ, hóa chất trừ cỏ)

pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4+-N, NO3--N, NO2-- N, S2-, PO43, F-, Coliform, E.Coli, Cr6+, Cr3+, Mn, As, Hg, Cd, Pb, CN-, Cu, Zn, thuốc bảo vệ thực vật (nhóm Clo hữu cơ, nhóm Phốt pho hữu cơ, hóa chất trừ cỏ), tổng dầu mỡ

pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4+-N, NO3--N, NO2-- N, S2-, PO43, F-, Coliform, E.Coli, Cr6+, Cr3+, Mn, As, Hg, Cd, Pb, CN-, Cu, Zn, thuốc bảo vệ thực vật (nhóm Clo hữu cơ, nhóm Phốt pho hữu cơ, hóa chất trừ cỏ), tổng dầu mỡ

Quan trắc chất lượng nước dưới đất

12

2

24

pH, độ cứng (tính theo CaCO3), chất rắn tổng số), NH4+-N, NO3--N, NO2--N, CN-, Cu, Zn, PO43-, F-, Colifform, E.Coli, Mn, Cr6+, Fe, As, Hg, Cd, Pb, SO42-.

pH, độ cứng (tính theo CaCO3), chất rắn tổng số), NH4+-N, NO3--N, NO2--N, CN-, Cu, Zn, PO43-, F-, Colifform, E.Coli, Mn, Cr6+, Fe, As, Hg, Cd, Pb, SO42-.

pH, độ cứng (tính theo CaCO3), chất rắn tổng số), NH4+-N, NO3--N, NO2--N, CN-, Cu, Zn, PO43-, F-, Colifform, E.Coli, Mn, Cr6+, Fe, As, Hg, Cd, Pb, SO42-.

Quan trắc môi trường đất

24

1

24

pH, độ mùn, Nitơ dễ tiêu, P2O5, K2O, Mg2+, Ca2+, As, Cu, Pb, Zn, Fe, Mn, Al, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (lựa chọn 10/39 chủng loại hóa chất bảo vệ thực vật theo QCVN 15/2008/BTNMT)

pH, độ mùn, Nitơ dễ tiêu, P2O5, K2O, Mg2+, Ca2+, As, Cu, Pb, Zn, Fe, Mn, Al, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (lựa chọn 30/39 chủng loại hóa chất bảo vệ thực vật theo QCVN 15/2008/BTNMT)

pH, độ mùn, Nitơ dễ tiêu, P2O5, K2O, Mg2+, Ca2+, As, Cu, Pb, Zn, Fe, Mn, Al, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (lựa chọn 39/39 chủng loại hóa chất bảo vệ thực vật theo QCVN 15/2008/BTNMT)

Quan trắc nước mưa

1

Tự động, liên tục

(Đầu tư và vận hành thuộc Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục môi trường)

Độ pH, độ dẫn điện (EC), các ion canxi (Ca+2), magie (Mg+2), natri (Na+), kali (K+), amoni (NH4+), clorua (Cl­-), nitrat (NO3-), sunphat (SO4-2); nitrit (NO2-), florua (F-), bromua (Br‑), hidrocacbonat (HCO3-), axit hữu cơ, photphat (P043-), kim loại nặng, nhôm (Al), và các hợp chất hữu cơ.

Độ pH, độ dẫn điện (EC), các ion canxi (Ca+2), magie (Mg+2), natri (Na+), kali (K+), amoni (NH4+), clorua (Cl­-), nitrat (NO3-), sunphat (SO4-2); nitrit (NO2-), florua (F-), bromua (Br‑), hidrocacbonat (HCO3-), axit hữu cơ, photphat (PO43-), kim loại nặng, nhôm (Al), và các hợp chất hữu cơ.

Độ pH, độ dẫn điện (EC), các ion canxi (Ca+2), magie (Mg+2), natri (Na+), kali (K+), amoni (NH4+), clorua (Cl­-), nitrat (NO3-), sunphat (SO4-2); nitrit (NO2-), florua (F-), bromua (Br‑), hidrocacbonat (HCO3-), axit hữu cơ, photphat (PO43-), kim loại nặng, nhôm (Al), và các hợp chất hữu cơ.

II

CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CẤP II (NĂM BẮT ĐẦU QUAN TRẮC: Từ năm 2018

Quan trắc môi trường Không khí

30

6

180

 

Vi khí hậu, ồn (Leq, Lmax, Lmin), bụi lơ lửng (TSP), bụi tổng số, CO, SO2, NO2, H2S, Cl2,CO2

Vi khí hậu, ồn (Leq, Lmax, Lmin), bụi lơ lửng (TSP), bụi tổng số, bụi hô hấp (PM10, PM2,5), chì bụi, CO, SO2, NO2, H2S, Cl2, O3, CO2

Quan trắc chất lượng nước mặt

20

4

80

 

pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4+-N, NO3--N, NO2-- N, S2-, PO43 , F-, Coliform, E.Coli, Cr6+, Cr3+, Mn, As, Hg, Cd, Pb, CN-, Cu, Zn, thuốc bảo vệ thực vật (nhóm Clo hữu cơ, nhóm Phốt pho hữu cơ, hóa chất trừ cỏ)

pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4+-N, NO3--N, NO2-- N, S2-, PO43 , F-, Coliform, E.Coli, Cr6+, Cr3+, Mn, As, Hg, Cd, Pb, CN-, Cu, Zn, thuốc bảo vệ thực vật (nhóm Clo hữu cơ, nhóm Phốt pho hữu cơ, hóa chất trừ cỏ), tổng dầu mỡ

Quan trắc chất lượng nước dưới đất

5

2

10

 

pH, độ cứng (tính theo CaCO3), chất rắn tổng số), NH4+-N, NO3--N, NO2--N, CN-, Cu, Zn, PO43-, F-, Colifform, E.Coli, Mn, Cr6+, Fe, As, Hg, Cd, Pb, SO42-.

pH, độ cứng (tính theo CaCO3), chất rắn tổng số), NH4+-N, NO3--N, NO2--N, CN-, Cu, Zn, PO43-, F-, Colifform, E.Coli, Mn, Cr6+, Fe, As, Hg, Cd, Pb, SO42-.

Quan trắc môi trường đất

20

1

20

 

pH, độ mùn, Nitơ dễ tiêu, P2O5, K2O, Mg2+, Ca2+, As, Cu, Pb, Zn, Fe, Mn, Al, Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (lựa chọn 10/39 chủng loại hóa chất bảo vệ thực vật theo QCVN 15/2008/BTNMT)

pH, độ mùn, Nitơ dễ tiêu, P2O5, K2O, Mg2+, Ca2+, As, Cu, Pb, Zn, Fe, Mn, Al, Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (lựa chọn 30/39 chủng loại hóa chất bảo vệ thực vật theo QCVN 15/2008/BTNMT)

Đa dạng sinh học

4

1

4

 

- Thành phần loài;

- Mật độ cá thể;

- Đặc điểm sinh cảnh của các quần thể đặc hữu...

- Thành phần loài;

- Mật độ cá thể;

- Đặc điểm sinh cảnh của các quần thể đặc hữu...

III

CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CẤP III (NĂM BẮT ĐẦU QUAN TRẮC: Từ năm 2021

Quan trắc môi trường Không khí

30

6

180

 

 

Vi khí hậu, ồn (Leq, Lmax, Lmin), bụi lơ lửng (TSP), bụi tổng số, CO, SO2, NO2, H2S, Cl2,CO2

Quan trắc chất lượng nước mặt

40

4

160

 

 

pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4+-N, NO3--N, NO2-- N, S2-, PO43, F-, Coliform, E.Coli, Cr6+, Cr3+, Mn, As, Hg, Cd, Pb, CN-, Cu, Zn, thuốc bảo vệ thực vật (nhóm Clo hữu cơ, nhóm Phốt pho hữu cơ, hóa chất trừ cỏ)

Quan trắc chất lượng nước dưới đất

6

2

12

 

 

pH, độ cứng (tính theo CaCO3), chất rắn tổng số), NH4+-N, NO3--N, NO2--N, CN-, Cu, Zn, PO43-, F-, Colifform, E.Coli, Mn, Cr6+, Fe, As, Hg, Cd, Pb, SO42-.

Quan trắc môi trường đất

30

1

30

 

 

pH, độ mùn, Nitơ dễ tiêu, P2O5, K2O, Mg2+, Ca2+, As, Cu, Pb, Zn, Fe, Mn, Al, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (lựa chọn 10/39 chủng loại hóa chất bảo vệ thực vật theo QCVN 15/2008/BTNMT)

Đa dạng sinh học

4

1

4

 

 

- Thành phần loài;

- Mật độ cá thể;

- Đặc điểm sinh cảnh của các quần thể đặc hữu...

Quy hoạch mạng lưới quan trắc theo phân vùng kinh tế, theo các địa phương

Chương trình quan trắc

TP Sơn La

Mai Sơn

Yên Châu

Mộc Châu

Vân Hồ

Bắc Yên

Phù Yên

Thuận Châu

Quỳnh Nhai

Sông Mã

Sốp Cộp

Mường La

Tổng số

Môi trường không khí

10

6

6

9

3

4

6

6

4

4

4

6

68

Môi trường nước

11

6

6

10

4

5

7

5

5

5

5

8

77

Nước mặt

8

5

5

7

3

4

6

4

4

4

4

6

60

Nước dưới đất

3

1

1

3

1

1

1

1

1

1

1

2

17

Môi trường đất

4

6

4

6

2

3

4

3

3

3

3

3

44

Đa dạng sinh học

 

 

 

 

1

1

 

1

 

 

1

 

4

4. Phân kỳ thực hiện quy hoạch và dự án ưu tiên

4.1. Phân kỳ quy hoạch

Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Sơn La được lập theo kỳ 7 năm, tầm nhìn 12 năm và được phân chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn từ năm 2014 - 2020 chia thành 02 kỳ kế hoạch:

+ Giai đoạn năm 2014 - 2015.

+ Giai đoạn năm 2016 - 2020.

- Định hướng đến năm 2025.

4.2. Dự án ưu tiên

4.2.1. Dự án tăng cường năng lực quan trắc môi trường tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020

Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất phục vụ quan trắc, phân tích chất lượng môi trường, đào tạo năng lực thực hiện các nhiệm vụ quan trắc chất lượng môi trường cho Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh.

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 20 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

4.2.2. Dự án đầu tư trạm quan trắc chất lượng môi trường nền tự động

Đầu tư 02 trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí tự động tại huyện Mộc Châu, Mường La; đầu tư 02 trạm quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tự động trên lưu vực Sông Mã, Sông Đà.

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 16 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện 2018 - 2019.

4.3. Tổng hợp nhu cầu kinh phí

Đơn vị tính: Đồng

STT

Nội dung

Số năm

Chi phí/năm

Tổng chi phí

Ghi chú

 

Tổng kinh phí

 

 

54.948.000.000

 

A

GIAI ĐOẠN 2014 - 2015

 

 

20.824.000.000

 

I

Kinh phí quan trắc chất lượng môi trường hàng năm

2

1.912.000.000

3.824.000.000

 

II

Kinh phí tăng cường năng lực quan trắc môi trường

 

 

12.000.000.000

 

1

Đầu tư thiết bị hiện trường

3

3.000.000.000

9.000.000.000

(2015 - 2017)

2

Xây dựng nhà đặt phòng thí nghiệm

3

1.000.000.000

3.000.000.000

(2015 - 2017)

III

Đầu tư trạm quan trắc môi trường nền

 

 

5.000.000.000

 

 

Đầu tư trạm quan trắc môi trường nước tự động tại trạm thủy văn Xã Là (tại xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã)

2

2.500.000.000

5.000.000.000

(2015 - 2017)

B

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

 

 

34.124.000.000

 

I

Kinh phí quan trắc chất lượng môi trường hàng năm

 

 

15.124.000.000

 

1

Từ năm 2016 đến năm 2017

2

1.912.000.000

3.824.000.000

 

2

Từ năm 2018 đến năm 2020

3

3.766.000.000

11.300.000.000

 

II

Kinh phí tăng cường năng lực quan trắc môi trường

 

 

8.000.000.000

 

 

Đầu tư thiết bị phòng thí nghiệm

3

2.666.000.000

8.000.000.000

(2018 - 2020)

III

Đầu tư trạm quan trắc môi trường nền

 

 

11.000.000.000

 

1

Đầu tư trạm quan trắc môi trường không khí tự động tại Trạm khí tượng thủy văn Mộc Châu

3

3.000.000.000

6.000.000.000

(2018 - 2020)

2

Đầu tư trạm quan trắc môi trường nước tự động tại trạm thủy văn Tạ Bú: 5 tỷ đồng

2

2.500.000.000

5.000.000.000

(2018 - 2019)

4.4. Nguồn vốn

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ quan trắc chất lượng môi trường hàng năm theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường từ ngân sách tỉnh và hỗ trợ của Trung ương.

Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng của mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường được sử dụng từ nguồn vốn sự nghiệp môi trường, vốn khoa học và công nghệ, vốn sự nghiệp kinh tế và các nguồn vốn từ các chương trình, dự án của tỉnh, trong và ngoài nước.

Điều 2. Quy hoạch này là cơ sở cho việc thẩm định, trình duyệt và triển khai quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư có liên quan đến hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước trong hoạt động quan trắc môi trường.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường hàng năm theo phân cấp. Tổng hợp dự toán quan trắc môi trường trong nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm của tỉnh.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở

Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan:

- Cân đối, bố trí ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để thực hiện có hiệu quả nội dung của Quy hoạch.

- Gắn Quy hoạch quan trắc môi trường với các quy hoạch ngành, quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch sản phẩm trong quá trình thẩm định và quản lý Nhà nước về quy hoạch và tham mưu cho UBND tỉnh trong việc lập và tổ chức thực hiện Kế hoạch đầu tư hàng năm, 5 năm của hoạt động quan trắc môi trường.

- Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tăng cường năng lực quan trắc môi trường của tỉnh theo định hướng của quy hoạch.

- Hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và lập các đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh.

3. Giao UBND các huyện, thành phố

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn về công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, an ninh trật tự, các hoạt động về kinh tế - xã hội, môi trường của các tổ chức và cá nhân liên quan đến các hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- TT UBMTTQ VN tỉnh;
- Như Điều 5;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Đ/c Phạm Văn Viên - Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Các phòng: KTTH, KTN - VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT - Hiệu 85 bản.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đức Hải