Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 581/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 01 tháng 7 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 2686/QĐ-BCĐ ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Ban
Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19”;
Theo đề nghị của Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGUY CƠ VÀ CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH TƯƠNG ỨNG TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 581/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
I. NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG CHÂM, MỤC ĐÍCH
1. Thực hiện nguyên tắc người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn và phạm vi quản lý.
2. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ).
3. Nắm bắt chính xác tình hình, đánh giá và dự báo nguy cơ theo 4 mức “Nguy cơ rất cao”, “Nguy cơ cao”, “Nguy cơ”, “Bình thường mới” cho từng địa bàn, từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh, có tính tới các yếu tố khu vực liên xã, liên huyện, thành phố.
4. Các địa phương quán triệt tinh thần “chủ động tấn công” và nguyên tắc phòng chống dịch “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”, luôn chuẩn bị cho các tình huống xấu hơn. Đưa ra các giải pháp tương ứng với từng mức nguy cơ; cần áp dụng ở phạm vi phù hợp với kết quả điều tra dịch tễ, không nhất thiết phải toàn bộ đơn vị hành chính.
5. Các giải pháp gồm nhóm bắt buộc và nhóm do chính quyền địa phương bổ sung hoặc quyết định ở mức cao hơn, nhanh hơn phù hợp với tình hình thực tế nhằm đảm bảo mục tiêu kép.
II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ NGUY CƠ
1. Các yếu tố dịch tễ cơ bản để xác định mức độ nguy cơ ban đầu
1.1. Mức “Nguy cơ rất cao”
Khi có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:
Cấp xã | Cấp huyện | Cấp tỉnh |
- Có chùm F0 chưa rõ nguồn lây. | - Có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện hoặc có 50% số xã trở lên có nguy cơ cao. | - Có trên 30% số huyện có nguy cơ rất cao và nằm rải rác trên địa bàn tỉnh hoặc có 50% số huyện trở lên có nguy cơ cao. |
Hoặc - Có F0 xác định được nguồn lây lây nhiễm từ khu công nghiệp, trường học, siêu thị lớn và các khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết. | Hoặc - Có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 50% số xã. | Hoặc - Có ổ dịch lớn khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 50% số huyện và lây sang tỉnh khác. |
1.2. Mức “Nguy cơ cao”
Những xã, huyện/thành phố, tỉnh chưa thuộc mức “Nguy cơ rất cao” nhưng được đánh giá là có mức “Nguy cơ cao” khi có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:
Cấp xã | Cấp huyện | Cấp tỉnh |
- Có F0 chưa rõ nguồn lây.
Hoặc - Có F0 xác định được nguồn lây trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện… có nguy cơ lây nhiễm cao.
Hoặc - Liền kề với xã hoặc địa bàn có điều kiện qua lại thuận tiện được đánh giá nguy cơ rất cao. | - Có 30% số xã trở lên có nguy cơ cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện hoặc có 50% số xã trở lên ở mức độ nguy cơ hoặc có 1 xã có nguy cơ rất cao. Hoặc - Có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 20% số xã.
Hoặc - Có khu công nghiệp, cơ sở sản xuất quan trọng (theo chỉ đạo của cấp tỉnh) cần phải bảo vệ tuyệt đối an toàn, tiếp giáp với khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết. | - Có 50% số huyện trở lên ở mức độ nguy cơ hoặc có 2 huyện trở lên ở mức độ nguy cơ cao hoặc có 1 huyện có nguy cơ rất cao. Hoặc - Diễn biến dịch có tình huống bất thường chưa lường trước được trong khi năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều trị chưa đảm bảo và chưa đáp ứng được ngay, cần tạm thời đặt trong trạng thái nguy cơ cao hơn. |
1.3. Mức “Nguy cơ”
Những xã, huyện/thành phố, tỉnh chưa thuộc mức “Nguy cơ cao” nhưng được đánh giá là mức “Nguy cơ” khi có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:
Cấp xã | Cấp huyện | Cấp tỉnh |
- Có F0 xác định được nguồn lây trong cộng đồng | - Trong vòng 14 ngày, số F0 xác định được nguồn lây vượt tỷ lệ 1/100.000 người. | - Trong vòng 14 ngày, số F0 xác định được nguồn lây vượt tỷ lệ 1/100.000 người. |
Hoặc - Có F1, người đi về từ vùng dịch trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện… có nguy cơ lây nhiễm cao. Hoặc - Liền kề với xã hoặc địa bàn nguy cơ cao và có điều kiện qua lại thuận tiện. Hoặc - Có nguy cơ xâm nhập cao từ nhập cảnh trái phép và cách ly nhiều. | Hoặc - Có xã ở mức độ nguy cơ rất cao hoặc 20% xã có nguy cơ cao hoặc 30% xã có nguy cơ. | Hoặc - Có từ 20% số xã ở mức độ có nguy cơ hoặc 50% số huyện có nguy cơ hoặc 30% số huyện có nguy cơ cao hoặc có từ 2 huyện có nguy cơ rất cao. |
1.4. Mức độ bình thường mới: Những xã, huyện/thành phố không thuộc các mức trên.
2. Các thông tin, dữ liệu bổ sung để xác định mức độ nguy cơ
Các thông tin liên quan về dân số, kinh tế, xã hội, giao thông,… được thu thập từ các nguồn dữ liệu sẵn có và được sử dụng kết hợp với các thông tin dịch tễ cơ bản như Mục 1 trên đây để xác định mức độ nguy cơ cho từng địa bàn. Mức độ nguy cơ được tính toán trên các dữ liệu tổng hợp (được thể hiện trên bản đồ) có thể có trường hợp khác với mức nguy cơ chỉ dựa trên các thông tin dịch tễ cơ bản. Trong trường hợp này cần chọn mức độ rủi ro cao hơn để áp dụng các biện pháp tương ứng.
Bản đồ chống dịch được hình thành dựa trên các dữ liệu bắt buộc phải cập nhật từ cấp xã trở lên và các dữ liệu được tập hợp từ nguồn sẵn có. Tùy vào tình hình diễn biến của dịch, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có thể bổ sung các dữ liệu phải cập nhật. Các địa phương có trách nhiệm cập nhật các dữ liệu. Tất cả các dữ liệu chỉ phục vụ mục đích phòng, chống dịch.
4. Mức độ nguy cơ được thể hiện tới cấp xã trên bản đồ chống dịch tương ứng với các màu sắc:
- Màu xanh: Mức Bình thường mới.
- Màu vàng: Mức Nguy cơ.
- Màu cam: Mức Nguy cơ cao.
- Màu đỏ: Mức Nguy cơ rất cao.
Các cấp chính quyền căn cứ mức độ nguy cơ để chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng theo thẩm quyền.
IV. CÁC GIẢI PHÁP BẮT BUỘC TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC MỨC ĐỘ NGUY CƠ
1. Đối với mức “Bình thường mới”
1.1. Đối với cá nhân: Thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế).
1.2. Đối với tổ chức, đơn vị: Thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn theo quy định của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở Y tế; tự đánh giá và cập nhật trên hệ thống antoancovid.vn
1.3. Đối với chính quyền: Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm Điểm 1.1. và 1.2, Mục 1, Phần IV của Quy định này và không cho phép hoạt động của các tổ chức không đảm bảo an toàn.
Ngoài các giải pháp như đối với mức “Bình thường mới” thì phải thực hiện các giải pháp sau:
2.1. Thực hiện truy vết, khoanh vùng, cách ly theo quy định của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở Y tế.
2.2. Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dễ bị lây nhiễm như: Vũ trường, karaoke, quán bar, mát xa,...
2.3. Thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với những người có nguy cơ (ngoài các đối tượng đã được quy định trước đây).
2.4. Hạn chế các hoạt động tập trung đông người. Đối với các sự kiện bắt buộc phải tổ chức thì cơ quan tổ chức phải đảm bảo đầy đủ các quy định của cơ quan y tế trên địa bàn. Lễ hiếu, hỉ, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phải được các cơ quan y tế giám sát chặt chẽ và phải hạn chế tổ chức ăn uống.
Ngoài các biện pháp như tại mức “Nguy cơ” thì phải thực hiện các biện pháp sau:
3.1. Dừng các hoạt động tập trung từ 30 người trở lên, trường hợp cần thiết phải tổ chức thì phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép và các cấp, cơ quan, cá nhân tổ chức phải chịu trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng chống dịch COVID-19. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2m tại nơi công cộng.
3.2. Giảm mật độ giao thông, số lượng người trên các phương tiện giao thông công cộng.
3.3. Giảm số người làm việc tại cơ quan, công sở; tăng cường làm việc trực tuyến.
3.4. Điều chỉnh lịch học; trường hợp cần phải điều chỉnh vượt quá khung kế hoạch thời gian năm học thì phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất cho chủ trương.
3.5. Thực hiện khai báo y tế bắt buộc với toàn bộ người dân trên địa bàn.
4. Đối với mức “Nguy cơ rất cao”
Ngoài các giải pháp như đối với mức “Nguy cơ cao” thì phải thực hiện các giải pháp sau:
4.1. Đánh giá nguy cơ và áp dụng các biện pháp cách ly y tế (phong tỏa) vùng có dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 3986/QĐ- BYT ngày 16/9/2020 đối với những vùng dịch diễn biến phức tạp, các yếu tố dịch tễ khó kiểm soát và dịch có nguy cơ lây lan rộng.
4.2. Áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung (khu vực phong tỏa) ngay tại khu vực, địa điểm có đông người lao động là người có tiếp xúc gần phải cách ly tập trung (F1) lưu trú (ký túc xá, nhà trọ tập trung đông công nhân); đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định như đối với khu cách ly y tế tập trung. Xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định.
4.3. Áp dụng các hoạt động giãn cách xã hội trong vòng 14 ngày trên phạm vi toàn địa bàn, cụ thể:
- Dừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trừ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thiết yếu được hoạt động bao gồm: Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ...
- Tổ chức lại sản xuất tại các khu công nghiệp đảm bảo công tác phòng chống dịch, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa đặc biệt đối với các nhà máy, xí nghiệp lớn mang tính toàn cầu.
- Người dân được phép lao động, sản xuất tại gia đình và thu hoạch nông sản theo nhóm từng hộ gia đình tại vườn, vùng sản xuất của địa phương.
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lao động sản xuất phải thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định. Dừng hoạt động nhà máy, xí nghiệp, các hoạt động sản xuất, thu hoạch khi không đảm bảo an toàn.
- Dừng các hoạt động lễ hội, văn hoá, thể thao, giải trí, tôn giáo tín ngưỡng. Đám tang không quá 30 người, đám cưới không quá 20 người và phải được cơ quan y tế tại nơi tổ chức giám sát nghiêm ngặt.
- Không tập trung từ 3 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
- Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Xe công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly được hoạt động nhưng chỉ được đưa đón tại nơi chính quyền cho phép.
4.4. Không ngăn sông cấm chợ. Các phương tiện chuyên chở nông sản, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa được hoạt động nhưng phải tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống dịch. Các phương tiện chở người từ các tỉnh khác được phép đi qua nhưng không được dừng đón, trả khách trên địa bàn.
V. CÁC GIẢI PHÁP BỔ SUNG, NÂNG CAO
Căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn quyết định thực hiện các giải pháp bổ sung hoặc ở mức cao hơn so với các giải pháp quy định tại Mục IV để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn:
1. Quy định về hoạt động tập trung đông người như dừng thay vì hạn chế, giảm số người tham gia các sự kiện…
2. Quy định về hạn chế giao thông công cộng, phương tiện cá nhân.
3. Quy định về các loại hình kinh doanh được phép hoặc phải hạn chế, phải tạm dừng hoạt động.
4. Quy định về các hoạt động văn hóa, thể thao… được phép hoặc phải hạn chế, phải tạm dừng hoạt động.
5. Quy định về hạn chế số người tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm.
6. Quy định về hoạt động của các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công và cung cấp dịch vụ công trên địa bàn.
7. Các giải pháp khác phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.
Các giải pháp cần được thông tin, tuyên truyền đầy đủ về sự cần thiết, nội dung, thời hạn thực hiện trước khi triển khai nhằm tạo sự đồng thuận và huy động nhân dân tham gia thực hiện nhằm bảo đảm yêu cầu chống dịch đồng thời ổn định đời sống xã hội.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng chống dịch trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ), các chỉ đạo về phòng chống dịch COVID-19 của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh và hướng dẫn của các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan.
b) Chỉ đạo các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị nắm sát tình hình, chủ động cập nhật thông tin dịch tễ cơ bản như quy định tại Mục 1 Phần II Quy định này để làm căn cứ cho việc đánh giá nguy cơ và dự báo tình hình dịch trên địa bàn và trong tỉnh, các tỉnh lân cận. Việc đánh giá nguy cơ và xây dựng bản đồ chống dịch của huyện, thành phố phải được cập nhật thường xuyên, đặc biệt là khi có thay đổi nguy cơ và báo cáo kịp thời về Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
c) Tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ được nêu ở trên. Căn cứ tình hình thực tế, các quy định tại Quy định này và các thông tin, dự báo liên quan để quyết định các biện pháp bổ sung hoặc ở mức cao hơn, mạnh hơn nhằm kiểm soát dịch bệnh và thực hiện mục tiêu kép.
d) Chủ động thông báo các địa điểm nguy cơ để người dân trên địa bàn phối hợp phòng chống dịch COVID-19. Trường hợp áp dụng các giải pháp ảnh hưởng tới giao thương hàng hoá, đi lại của người dân với các huyện/thành phố, tỉnh lân cận phải chủ động thông báo để Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan biết, phối hợp.
e) Có phương án cụ thể cách ly y tế vùng dịch; cách ly cơ sở lưu trú; cách ly cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp để phòng chống dịch COVID-19; phương án đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trong khu vực cách ly y tế vùng dịch (phong tỏa), khu vực ở mức ”Nguy cơ rất cao” (theo quy mô của thôn, xã, huyện).
d) Giao Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố:
- Quyết định cách ly y tế vùng dịch; quyết định cách ly cơ sở lưu trú; quyết định cách ly cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp để phòng chống dịch COVID-19.
0 Đánh giá mức độ nguy cơ cấp huyện, cấp xã; quyết định các giải pháp bắt buộc tương ứng với các mức độ nguy cơ và các giải pháp bổ sung nâng cao để phòng chống dịch COVID-19 phù hợp trên địa bàn theo quy mô thôn, xã, huyện (trong đó có việc áp dụng thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg hoặc Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc Chỉ thị số 19/CT-TTg[1] theo quy mô thôn, xã, huyện cho phù hợp).
Trường hợp áp dụng các biện pháp ở mức “Nguy cơ rất cao” hoặc Chỉ thị số 16/CT-TTg trên phạm vi toàn huyện/thành phố phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, địa phương liên quan phối hợp.
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Quyết định số 2686/QĐ-BCĐ ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trên quy mô toàn tỉnh.
b) Căn cứ tình hình dịch trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh kịp thời khuyến cáo Uỷ ban nhân dân, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp huyện có sự chuẩn bị để chủ động ứng phó có hiệu quả.
c) Bám sát tình hình tại các địa phương và trường hợp các huyện, thành phố có đề nghị áp dụng mức độ “Nguy cơ rất cao” hoặc Chỉ thị số 16/CT-TTg trên quy mô toàn huyện/thành phố thì báo cáo, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ đạo phù hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan; trường hợp nhận thấy cần áp dụng mức độ “Nguy cơ rất cao” hoặc Chỉ thị số 16/CT-TTg trên địa bàn toàn huyện/thành phố mà huyện/thành phố chưa có báo cáo thì Sở Y tế chủ động bàn với huyện/thành phố để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Chủ động báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh áp dụng mức “Nguy cơ cao” hoặc mức “Nguy cơ rất cao” trên phạm vi toàn tỉnh khi cần thiết.
e) Phối hợp, huy động các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để tổ chức triển khai hoạt động thu thập thông tin về phòng, chống dịch COVID-19 kịp thời, hiệu quả; thực hiện việc cập nhật, tích hợp, xác định mức nguy cơ của từng địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chỉ đạo Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19 xây dựng, quản lý đánh giá nguy cơ và công khai trên địa chỉ antoancovid.vn.
e) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này; đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và xử lý tổ chức, cá nhân không nghiêm túc thực hiện; kiến nghị sửa đổi, bổ sung Quy định phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và quy định của Trung ương.
Trường hợp áp dụng các giải pháp ảnh hưởng tới giao thương hàng hoá, đi lại của người dân với các tỉnh lân cận phải chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo để Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan biết, phối hợp.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng phương án đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trong khu vực cách ly y tế vùng dịch (phong tỏa), khu vực ở mức ”Nguy cơ rất cao”với quy mô toàn huyện hoặc toàn tỉnh.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cung cấp kịp thời, thường xuyên cho Sở Y tế và các địa phương về dữ liệu tổng hợp về di biến động, địa chỉ số, bản đồ số phục vụ việc đánh giá nguy cơ dịch bệnh. Xây dựng, hoàn thiện các phần mềm, giải pháp công nghệ thông tin để đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch như các giải pháp giám sát, cách ly, khai báo sức khoẻ, quản lý xét nghiệm… đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan huy động các chuyên viên, đội ngũ tình nguyện viên tham gia phối hợp với các địa phương để triển khai, đánh giá mức độ nguy cơ dịch bệnh.
5. Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả Quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương chủ động, kịp thời báo cáo Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh để được hướng dẫn, giải quyết/báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh xem xét, giải quyết./.
[1] Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID -19; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
- 1Công văn 6196/UBND-KGVX năm 2021 thực hiện biện pháp trong phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Chỉ thị 08/CT-CTUBND năm 2021 về tiếp tục quyết liệt chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái, điều kiện mới do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Quyết định 1653/QĐ-UBND năm 2021 về một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới
- 4Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2021 về phối hợp, hiệp đồng phun hóa chất phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 5Quyết định 2936/QĐ-UBND năm 2021 về áp dụng các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo các cấp độ nguy cơ
- 6Quyết định 696/QĐ-UBND năm 2023 bãi bỏ văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 3986/QĐ-BYT năm 2020 về "Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19" do Bộ Y tế ban hành
- 8Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG năm 2021 ban hành "Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19" do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành
- 9Công văn 6196/UBND-KGVX năm 2021 thực hiện biện pháp trong phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 10Chỉ thị 08/CT-CTUBND năm 2021 về tiếp tục quyết liệt chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái, điều kiện mới do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 11Quyết định 1653/QĐ-UBND năm 2021 về một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới
- 12Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2021 về phối hợp, hiệp đồng phun hóa chất phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 13Quyết định 2936/QĐ-UBND năm 2021 về áp dụng các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo các cấp độ nguy cơ
Quyết định 581/QĐ-UBND năm 2021 quy định đánh giá mức độ nguy cơ và biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 581/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Lê Ngọc Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra