- 1Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 04-KL/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 579/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2013 - 2016
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định 31/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI);
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2016.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP” NĂM 2013 - 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 579/2013/QĐ-LĐTBXH ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
A. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
1.1. Tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu của Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009. Phấn đấu đến năm 2016 đạt được mục tiêu chung là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
1.2. Trên cơ sở các nhiệm vụ của Đề án đã giao, từng Bộ, ngành, địa phương cụ thể hóa thành các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể phù hợp với điều kiện từng ngành, từng địa phương, phấn đấu đến hết năm 2016 cơ bản đạt được các chỉ tiêu cụ thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 (Đề án 31).
2. Yêu cầu:
2.1. Các Bộ, ngành và địa phương phải tiếp tục quán triệt đầy đủ và cụ thể hóa quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà nước về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: phổ biến giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Nhà nước đảm bảo nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến pháp luật; Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
2.2. Các Bộ, ngành chủ trì các Tiểu Đề án và các địa phương phải nghiêm túc đánh giá và chỉ rõ những yếu kém, tồn tại trong việc tổ chức triển khai Đề án giai đoạn 1, trên cơ sở đó đề ra các hoạt động sát với nội dung và nhiệm vụ của Đề án và yêu cầu của thực tế địa phương, cơ sở và nhu cầu của từng nhóm đối tượng; bảo đảm đúng tiến độ, tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có đưa ra các biện pháp toàn diện để khắc phục những yếu kém tồn tại công tác này trong thời gian qua; triển khai thực hiện hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, không trùng lặp, chồng chéo với các hoạt động, các dự án, chương trình khác đã và đang được triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2013 - 2016
1. Xây dựng hoàn thiện chính sách
- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tự tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động tại doanh nghiệp.
- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đưa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân thành một trong những nội dung của thỏa ước lao động tập thể, thành một trong những chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp.
2. Biên soạn tài liệu
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Tiểu Đề án biên soạn tài liệu nguồn để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. Các cơ quan chủ trì từng Tiểu Đề án căn cứ tài liệu nguồn biên soạn tài liệu chi tiết tuyên truyền cho từng loại đối tượng mà từng Tiểu Đề án đảm nhận.
- Tiểu Đề án 1: Biên soạn các tài liệu nguồn để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động;
- Tiểu Đề án 3: Biên soạn và cung cấp các tài liệu về pháp luật lao động, pháp luật công đoàn, Luật bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế và những quy định pháp luật khác liên quan tới quyền, nghĩa vụ công dân và người lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tiểu Đề án 4: Biên soạn các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp cho người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tiểu Đề án 5: Biên soạn các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trong khu vực hợp tác xã.
3. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân.
- Tiểu Đề án 1: hàng năm phối hợp với Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để:
+ Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ Báo cáo viên cấp tỉnh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Liên minh Hợp tác xã, Chi nhánh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
+ Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ Báo cáo viên các doanh nghiệp nhà nước;
+ Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Tiểu Đề án 3: tổ chức các hội nghị tập huấn bồi dưỡng cán bộ công đoàn cấp tỉnh và cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp lớn có nhiều công nhân lao động.
- Tiểu Đề án 4: tổ chức các hội nghị tập huấn bồi dưỡng cho người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tiểu Đề án 5: tập huấn đội ngũ Báo cáo viên, cộng tác viên nguồn thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của hợp tác xã và quyền, nghĩa vụ của công dân trong các hợp tác xã.
4. Hoạt động truyền thông và hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân cho người lao động và sử dụng lao động tại các doanh nghiệp
a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo hình, báo nói, báo viết, báo mạng điện tử.
b) Cung cấp văn bản pháp luật và các tài liệu hướng dẫn thực hiện thông qua sách báo, tài liệu, Internet kết hợp với việc tổ chức các cuộc thảo luận theo chuyên đề và giải đáp các vướng mắc;
c) Tăng cường tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động theo định kỳ, áp dụng khen thưởng và kỷ luật thích đáng;
d) Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân thành một chỉ tiêu trong kế hoạch nhiệm vụ hàng năm của doanh nghiệp. Xây dựng “Văn hóa tôn trọng pháp luật” trong các doanh nghiệp Nhà nước làm gương cho cộng đồng doanh nghiệp;
đ) Phát huy các hình thức truyền thống đã và đang được áp dụng có hiệu quả, trong đó chú ý các hình thức như: tờ gấp, sách hỏi đáp pháp luật bỏ túi, “giỏ pháp luật”, “tủ sách pháp luật”, 15 phút truyền thanh pháp luật trong lúc nghỉ ăn trưa,...
e) Tăng cường giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân bằng hình thức truyền miệng, thông qua hòa giải viên lao động, báo cáo viên pháp luật, cán bộ công đoàn, cán bộ nhân sự của các khu công nghiệp, khu chế xuất; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, bản tin, áp phích, biểu ngữ nội bộ, thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể như đảng, công đoàn, thanh niên, phụ nữ.
g) Tổ chức cho người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tham gia các cuộc thi Tìm hiểu pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân trên truyền hình, trên báo, đài và tại các địa phương, cơ sở.
5. Hoạt động chỉ đạo điểm
Để có cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm về một số mô hình, phương pháp, cách làm phù hợp, có hiệu quả để nhân rộng trong những năm tiếp theo, Ban Điều hành Đề án lựa chọn một số địa phương triển khai, mỗi miền lựa chọn từ hai địa phương trở lên.
6. Kiểm tra tình hình thực hiện Đề án
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan thường trực Đề án 31 hàng năm phối hợp với các cơ quan chủ trì từng Tiểu Đề án xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án giai đoạn II, phân công cơ quan chủ trì từng Tiểu Đề án thay phiên nhau làm Trưởng đoàn kiểm tra địa phương nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện Đề án tại địa phương.
Trên cơ sở Kế hoạch tổng thể này từng cơ quan chủ trì Tiểu Đề án chủ động tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp hoặc lồng ghép với các chương trình khác của cơ quan nhằm đánh giá kết quả thực hiện Đề án ở Trung ương và địa phương.
Thời gian tiến hành kiểm tra vào đầu Quý IV của năm.
7. Hội nghị sơ kết, tổng kết
- Hàng năm các cơ quan chủ trì từng Tiểu Đề án tổ chức hội nghị sơ kết, có thể lồng ghép với hội nghị tổng kết của ngành.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan thường trực Đề án họp Ban điều hành Đề án vào cuối năm để thống nhất chỉ đạo chung, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại, tháo gỡ khó khăn. Phối hợp với các cơ quan chủ trì từng Tiểu Đề án và địa phương xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả triển khai Đề án.
- Năm 2016 tổng kết giai đoạn 2013 - 2016.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2013 - 2016
1. Ở Trung ương
Kinh phí thực hiện Đề án theo quy định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án 31 và Công văn số 6455/BTP-PBGDPL ngày 14/8/2012 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan chủ trì từng Tiểu Đề án chủ động thực hiện theo Quyết định 409/QĐ-TTg ngày 9/4/2012 (Mục 1 phần IV Tổ chức thực hiện): “Các Bộ, ngành chủ trì các Đề án trong Chương trình hành động này căn cứ nội dung, tiến độ thực hiện của từng Đề án và chế độ chi tiêu hiện hành để xây dựng dự toán kinh phí, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của bộ, ngành gửi Bộ Tài chính tổng hợp chung”.
2. Ở Địa phương
Kinh phí thực hiện Đề án ở địa phương do ngân sách địa phương bố trí. Hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ các nội dung hoạt động của Đề án thuộc địa phương mình lập dự toán kinh phí trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
B. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
I. Ở Trung ương
1. Ban Điều hành Đề án chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Đề án kịp thời, sâu rộng, hiệu quả; theo dõi việc thực hiện Kế hoạch trên cả nước.
Tổ chức các cuộc họp của Ban Điều hành, Tổ thư ký Đề án để thông tin về kết quả thực hiện Đề án; đánh giá các hoạt động thực hiện Đề án.
2. Các cơ quan, tổ chức chủ trì từng Tiểu Đề án căn cứ vào Kế hoạch này và nội dung của Đề án 31, hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết của ngành mình (xác định cụ thể tiến độ, địa điểm...); tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo kết quả về Ban Điều hành Đề án hàng quý trước ngày 25 tháng cuối quý và hàng năm trước ngày 25 tháng 12.
Chủ động xây dựng kế hoạch tài chính và quyết toán phần kinh phí được giao với Bộ Tài chính và đồng gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
II. Ở địa phương
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai Đề án 31 giai đoạn 2013 - 2016, bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện Đề án 31 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
Tổ chức kiểm tra, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án 31 báo cáo Ban Điều hành Đề án 31 trước ngày 15/12 hàng năm.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Đề án, xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 31 giai đoạn 2013 - 2016;
Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6), hàng năm (trước ngày 15/11) báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Pháp chế).
3. Các Sở, ngành được giao chủ trì thực hiện Tiểu Đề án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch thực hiện. Đồng thời thực hiện nghiêm túc trách nhiệm thông tin, báo cáo, đề xuất để Thường trực Đề án nắm bắt tình hình kịp thời và chỉ đạo, hướng dẫn sát hơn, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị.
Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai Đề án 31.
- 1Quyết định 377/QĐ-LĐTBXH năm 2012 về kế hoạch hoạt động của Ban điều hành Đề án và phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 1661/BNN-PC thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 2303/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 1318/QĐ-LĐTBXH năm 2017 về Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp" đến năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 260/QĐ-LĐTBXH về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” năm 2019 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật bảo hiểm y tế 2008
- 4Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 377/QĐ-LĐTBXH năm 2012 về kế hoạch hoạt động của Ban điều hành Đề án và phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 04-KL/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 6455/BTP-PBGDPL triển khai Quyết định 409/QĐ-TTg do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 9Công văn 1661/BNN-PC thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Công văn 2303/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2013 do Bộ Tư pháp ban hành
- 11Quyết định 1318/QĐ-LĐTBXH năm 2017 về Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp" đến năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 12Quyết định 260/QĐ-LĐTBXH về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” năm 2019 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Quyết định 579/QĐ-LĐTBXH năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013-2016 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 579/QĐ-LĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/04/2013
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Thị Hải Chuyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực