THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 571/2002/QĐ-TTG | Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2002 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Quyết định số 174/2001/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, tỉnh Nghệ An thành Vườn Quốc gia;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 3438 BKH/VPTĐ ngày 31 tháng 5 năm 2002) và đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (tờ trình số 364 TT/UB ngày 31 tháng 01 năm 2002),
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên Dự án : Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
2. Cơ quan chủ quản Dự án : ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
3. Cơ quan chủ đầu tư : Ban Quản lý Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
4. Thời gian thực hiện Dự án : 10 năm, từ năm 2002 - 2011.
- Bảo tồn, giữ gìn khu rừng tự nhiên đặc trưng cho hệ sinh thái rừng còn mang tính nguyên sinh thuộc rừng ẩm nhiệt đới vùng Bắc Trường Sơn Việt Nam.
- Bảo tồn tính đa dạng sinh học cho 1.792 loài thực vật, 938 loài động vật, trong đó có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm đang bị đe doạ, bao gồm : về thực vật có 37 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam và 20 loài được ghi trong sách Đỏ thế giới; về động vật có 77 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam và 62 loài được ghi trong sách Đỏ thế giới.
- Tăng cường chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn cho hệ thống sông Cả nhằm phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cư trong khu vực.
- Phát triển, mở mang du lịch sinh thái, tạo điều kiện để người dân trong vùng có thêm việc làm, tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho nhân dân.
- Thu hút các nguồn tài trợ quốc tế phục vụ cho mục đích bảo tồn thiên nhiên.
Dự án được thực hiện trên toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Pù Mát quản lý là 91.170 ha, gồm : phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 89.517 ha, phân khu phục hồi sinh thái 1.596 ha, phân khu hành chính dịch vụ 57 ha (thuộc xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) và một số công trình xây dựng : đường giao thông, đường điện nối từ trục chính đến Vườn Quốc gia, di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia được thực hiện trên địa bàn thuộc xã vùng đệm Vườn Quốc gia.
7. Nội dung đầu tư : Dự án đầu tư cho các chương trình hoạt động của Vườn Quốc gia, gồm :
a) Chương trình bảo vệ : nhiệm vụ là bảo vệ tốt 91.113 ha rừng và đất rừng hiện còn, các loài động vật, thực vật bản địa quý hiếm, đặc hữu và các loài có nguy cơ bị đe doạ, bao gồm các nội dung hoạt động sau :
- Tổ chức lực lượng tại các trạm kiểm soát cố định, lực lượng tuần tra cơ động.
- Xây dựng vườn thực vật.
- Triển khai các hoạt động bảo tồn có sự tham gia của người dân.
- Thực hiện việc khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng dân cư sống trong vùng đệm và vùng liền kề Vườn Quốc gia.
b) Chương trình phục hồi sinh thái :
Thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên tại phân khu phục
hồi sinh thái I là 961 ha.
- Trồng rừng, làm giầu rừng bằng cây bản địa tại phân khu phục hồi sinh
thái II là 635 ha.
- Xây dựng vườn ươm cây bản địa; trung tâm cứu hộ động vật; khu nuôi
thả động vật bán hoang dã, tạo các điểm mới cho động vật hoang dã.
c) Chương trình nghiên cứu khoa học :
- Điều tra, nghiên cứu toàn diện hệ sinh thái rừng của Vườn Quốc gia.
- Nghiên cứu các kiểu rừng đặc trưng, các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu của Vườn Quốc gia như : loài cây Pơ Mu, Sa Mộc..., loài thú lớn như Sao La, Voi, Hổ ...
- Nghiên cứu, đánh giá tình hình buôn bán, sử dụng lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trong khu vực.
d) Chương trình đào tạo, giáo dục và tuyên truyền :
- Đào tạo cán bộ : quản lý Vườn Quốc gia, quản lý du lịch, nghiên cứu, bảo tồn, hướng dẫn viên du lịch sinh thái và đào tạo cho nhân viên khác của Vườn Quốc gia nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đào tạo cộng tác viên thôn, bản để tham gia hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân trong khu vực tích cực tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tham quan học tập về bảo tồn thiên nhiên ở trong và ngoài nước.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm trao đổi, phổ biến thông tin, kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ, xây dựng phát triển Vườn Quốc gia; xây dựng một trang web của Vườn Quốc gia.
đ) Chương trình tái định cư :
Di chuyển 163 hộ dân tộc Đan Lai ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Vườn Quốc gia đến định cư tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An; đảm bảo cho số hộ dân này có đời sống khá hơn nơi ở cũ.
e) Chương trình du lịch sinh thái : xây dựng một số tuyến, điểm du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, du lịch, gồm : khu du lịch trung tâm tại phân khu hành chính dịch vụ; các tuyến du lịch : Thác Kèm, Phà Lài - Sông Giăng; khu du lịch rừng Săng Lẻ.
g) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị :
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị nhằm ổn định nơi làm việc của cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia, có đủ các công trình hạ tầng thiết yếu, các phương tiện để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trên toàn bộ diện tích rừng và đất rừng do Vườn quản lý, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân vùng đệm Vườn Quốc gia và thu hút khách tham quan, du lịch.
- Các công trình xây dựng bao gồm : hệ thống các công trình (nhà làm việc, nhà ở, nhà khách, hội trường, mở rộng nâng cấp nhà bảo tàng và các công trình phụ trợ kèm theo) cho Văn phòng Vườn Quốc gia tại phân khu hành chính dịch vụ; đường giao thông (bao gồm cả cầu, cống); đường điện.
8. Về nguồn vốn và cơ chế đầu tư :
- Dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn :
+ Vốn ngân sách nhà nước.
+ Vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế.
+ Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước.
Đối với vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước cần phân khai rõ vốn đầu tư
và vốn sự nghiệp (chi thường xuyên kể cả trường hợp không hoạt động đầu tư). Đối với vốn vay tín dụng đầu tư của nhà nước (đầu tư cho chương trình du lịch) phải lập dự án cụ thể và thuyết minh rõ khả năng trả nợ, chỉ khi nào đảm bảo được khả năng trả nợ, mới vay đầu tư.
Căn cứ mục tiêu dự án, nội dung đầu tư các chương trình quy định tại
Một số công trình xây dựng và thiết bị tuy chưa phải là đối tượng ưu tiên hàng đầu, nhưng trong điều kiện Dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An (SFNC) được thực hiện bằng nguồn vốn tài trợ của cộng đồng châu Âu đã đưa vào nghị sự hoặc cam kết hỗ trợ, sẽ được triển khai vào những năm đầu của dự án, sau khi dự án được phê duyệt.
- Đối với vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát : phải lập thành một dự án riêng để xem xét việc đầu tư một cách toàn diện nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc sống xung quanh Vườn, giảm những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng do Vườn Quốc gia quản lý, cũng như tài nguyên rừng trên địa bàn; đồng thời chuẩn bị các điều kiện để triển khai tiếp giai đoạn 2 của Dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên do cộng đồng châu Âu tài trợ.
- Hàng năm, căn cứ vào dự án thành phần đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ghi vốn đầu tư cho dự án thành khoản mục riêng thuộc Dự án tổng thể đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An.
- Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế cấp phát vốn ngân sách cho phù hợp với đặc thù của các loại dự án thành phần, đảm bảo việc thực hiện dự án thuận lợi và quản lý vốn chặt chẽ.
- Các dự án đầu tư phải thực hiện đúng theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Quyết định 571/2002/QĐ-TTg phê duyệt Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 571/2002/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/07/2002
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Công Tạn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 39
- Ngày hiệu lực: 27/07/2002
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực