Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 25 tháng 03 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KHHGĐ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết định số 162/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 18/10/1988 về một số chính sách dân số và KHHGD;
Xét đề nghị của Ủy ban dân số - KHHGĐ tỉnh Lào Cai tại văn bản số 49/TT-DS ngày 06/03/1997;
Để thực hiện có hiệu quả chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định chế độ chính sách dân số KHHGĐ trên phạm vi toàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Giao cho Ủy ban dân số KHHGĐ phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan hướng dẫn tổ chức triển khai bản quy định này.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KHHGĐ TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 57/QĐ-UB ngày 25/3/1997 của UBND tỉnh Lào Cai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Thực hiện công tác dân số KHHGĐ là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi công dân. UBND các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác dân số KHHGĐ trong địa phương cơ quan mình.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình Ủy ban dân số KHHGĐ tỉnh có trách nhiệm phối hộp chặt chẽ vối Sở Y tế, UBND các cấp, các ngành và đoàn thể xã hội để thực hiện công tác này.
Điều 2. Mọi công dân đều có quyền lựa chọn các biện pháp tránh thai có hiệu quả theo nguvện vọng.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của Lào Cai, UBND tỉnh quy định số con được sinh cho mỗi cặp vợ chồng đối với các đối tượng ở các vùng như sau:
1. Những cặp vợ chồng được sinh tối đa là 2 con, gồm:
+ Cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang.
+ Gia đình ở thị xã, thị trấn, khu kinh tế tập trung.
+ Gia đình có chồng (hoặc vợ) là cán bộ, đảng viên ở khu vực nông thôn.
2. Những cặp vợ chồng được sinh tối đa không quá 3 con (vì dân số quá ít, nhằm duy trì phát triển của dân tộc đó):
Là các cặp vợ chồng có gốc dân tộc là Khơ Mú, Hà Nhì, La Chí, Lào, Bố Y hiện đang sinh sống trong địa bàn tỉnh Lào Cai.
3. Những trường hợp sau đây chỉ được sinh tối đa 1 con:
a) Những cặp vợ chồng tái hôn nếu cả vợ, chồng đã có con riêng (hay một người đã có con riêng) nay muốn có con chung thì chỉ được sinh 1 con.
b) Những trường hợp sinh lần thứ 1 mà sinh 2 hoặc sinh 3.
c) Những trường hợp hoàn cảnh đặc biệt. Để đảm bảo quyền làm mẹ cho phép người phụ nữ được sinh 1 lần.
d) Những cặp vợ chồng đã có 2 con, nhưng cả hai đều bị dị tật thì được sinh thêm 1 con.
e) Những trường hợp đã có 1 con sinh lần thứ 2 sinh đôi hoặc sinh 3 thì đều không coi là quá quy định.
Điều 4. Khoảng cách giữa các lần sinh đẻ.
Khoảng cách giữa lần sinh con thứ 2 với lần sinh con thứ nhất từ 3-5 năm. Trường hợp phụ nữ do hoàn cảnh mà sinh con muộn sau 30 tuổi thì khoảng cách giữa lần sinh thứ 2 có thể sớm hơn.
Chương III
TÔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Thực hiện đăng ký KHHGĐ và quản lý theo dõi biến động dân số KHHGĐ.
1. Thực hiện đăng ký KHHGĐ
- Các cặp vợ chồng mới kết hôn và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (tính theo tuổi vợ) đều phải đãng ký KHHGĐ tại UBND xã, phường, thị trấn và cam kết thực hiện sinh đẻ kế hoạch theo quy định.
- Cán bộ, công nhân, viên chức, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang đăng ký thực hiện KHHGĐ tại cơ quan, đơn vị.
2. Quản lý theo dõi biến động dân số:
- Ủy ban dân số - KHHGĐ cùng cấp phải thực hiện tốt việc quản lý, theo dõi biến động dân số - KHHGĐ khu vực mình phụ trách thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số và cán bộ dân số chuyên trách ở cơ sở. Phối hợp chặt chẽ với các ngành thống kê tổ chức điều tra biến động dân số và KHHGĐ, cung cấp kịp thời số liệu dân số cho UBND cùng cấp để quản lý, điều hành và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Các cơ quan, đơn vị phải nắm vững tình hình KHHGĐ của cơ quan, đơn vị mình, đồng thời chịu kiểm tra dân số - KHHGĐ của chính quyền cơ sở và phải báo cáo tình hình KHHGĐ cho ban dân số - KHHGĐ xã, phường, địa phương nơi đơn vị đóng quân.
Chương IV
CÁC CHẾ ĐỘ KHUYÊN KHÍCH THỰC HIỆN KHHGĐ
Điều 6. Những chế độ khuyên khích thực hiện KHHGĐ
1.6. Những người đăng ký thực hiện KHHGĐ được Nhà nước cấp không thu tiền các phương tiện tránh thai bao gồm: Thuốc tránh thai, vòng tránh thai và các dịch vụ y tế để đặt vòng, đình sản... cho nhân dân các dân tộc, cán bộ, công nhân, viên chức, cán bộ chiên sỹ lực lượng vũ trang.
2.6. Những người thực hiện tránh thai, đình sản bằng các biện pháp:
Thắt ống dẫn tinh (đối với nam).
Thắt ống dẫn trứng (đối với nữ).
+ Đối với nhân dân: Ngoài việc được hưỏng chế độ thuốc men theo quy định còn được miễn lao động nghĩa vụ công ích trong 2 năm.
+ Đổi vối cán bộ, công nhân, viên chức: Ngoài được hưởng các chế độ thuốc men theo quy định còn được nghỉ việc hưởng trợ cấp 15 ngày (theo quy định tại Điều 9, Điều lệ bảo hiểm xã hội).
3.6. Những người thực hiện biện pháp tránh thai đặt vòng:
+ Đối với nhân dân: Ngoài việc được hưởng chế độ thuốc theo quy định, còn được miễn lao động nghĩa vụ 1 năm.
+ Đối vối cán bộ, công nhân, viên chức: Ngoài việc được hưỏng chế độ thuốc men theo quy định, còn được nghỉ việc hưởng trợ cấp 7 ngày (theo quy định tại Điều 9, Điều lệ bảo hiểm xã hội và Thông tư số 06 ngày 04/4/1995 của Bộ Lao động thương binh xã hội).
4.6. Nhà nước chỉ giải quyết chế độ cho những người thực hiện các biện pháp tránh thai, đình sản, đặt vòng bị vỡ kế hoạch phải nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt tại các cơ sở y tế Nhà nước như sau:
+ Đối với nhân dân: Được miễn tiền viện phí và được miễn trừ 1/2 số ngày công lao động nghĩa vụ trong 1 năm (song không được quá 2 lần nạo thai trong năm).
+ Đối với cán bộ, công nhân, viên chức: Được miễn tiền viện phí, được nghỉ việc hưởng trợ cấp 20 ngày (nếu thai dưới 3 tháng), 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên, 7 ngày đối với những người hút điều hòa kinh nguvệt (theo quy định tại Điều 9, Điều lệ bảo hiểm xã hội và Thông tư số 06 ngày 04/4/1995 của Bộ Lao động thương binh xã hội).
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ PHẠT CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KHHGĐ
Điều 7. Khen thưởng:
Các tổ chức tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân số - KHHGĐ được khen thưởng theo quy định của UBND tỉnh ban hành:
(Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen của UBND tỉnh và các hình thức khen thưởng khác).
Giao cho thường trực Hội đồnc thi đua khen thưởng tỉnh phối hộp vối Ủy ban dân số - KHHGĐ quy định cụ thể các tiêu chuẩn khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trông công tác dân số - KHHGĐ trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 8. Kinh phí thưởng kèm theo Cờ và Bằng khen cũng như các hình thức khen thưởng khác (nói ở Điều 7) được trích từ nguồn ngân sách hàng năm của Ủy ban quốc gia dân số kế hoạch hóa gia đình và ngân sách địa phương cấp cho chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh.
Điều 9. Xử phạt các trường họp vi phạm chính sách dân số KHHGĐ.
- Các tổ chức, cá nhân nào vi phạm các quy định, chế độ chính sách dân số - KHHGĐ, thiếu trách nhiệm trong thực hiện KHHGD, gây ảnh hưởng tới phong trào và cản trở việc thực hiện KHHGĐ thì tùy theo mức độ mà xử lý như sau:
1.9. Đối với các địa phương, đơn vị cá nhân:
a) Đối với các địa phương:
Nếu không đạt chỉ tiêu dân số - KHHGĐ được giao trong năm hoặc có các vi phạm về chế độ, chính sách dân số - KHHGĐ gây ảnh hưởng phong trào thì không được công nhận hoàn thành kế hoạch toàn diện cả năm và bị trừ điểm xét thi đua khen thưởng.
b) Đối với các đơn vị:
Nếu vi phạm 1 trong những điều khoản sau đây:
- Không hoàn thành chỉ tiêu KHHGĐ.
- Có vụ việc vi phạm chế độ chính sách dân số -KHHGĐ.
- Có người đẻ con thứ 3, mà người đó không thuộc diện quy định tại Điểm 2, Điều 3 của quy định này, thì không được công nhận hoàn thành kế hoạch cả năm, bị trừ điểm thi đua, thủ trưởng và người phụ trách đơn vị sẽ không được xét thi đua khen thưởng.
c) Đối với cá nhân:
- Đối với cán bộ, công nhân, viên chức, cán bộ chiên sỹ lực lượng vũ trang:
Nêu đẻ con thứ 3 trở lên:
+ Hai vợ chồng đều không được xét duyệt danh hiệu thi đua khen thưởng, không được đề bạt, nâng lương xét tuyển học tập và đào tạo trong 3 năm.
+ Phải thanh toán viện phí và hành chính phí theo quy định tại các cơ sở y tế Nhà nước.
- Đối với nhân dân:
Nếu đẻ con vượt tiêu chuẩn quy định: (như đã nói ở Điều 3 của bản quy định).
Bị phạt hành chính theo quy ước của địa phương và phải thanh toán tiền viện phí khi đến sinh đẻ tại các cơ sở y tế Nhà nước.
- Những người không đăng ký thực hiện KHHGĐ khi thực hiện biện pháp nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt tại các cơ sở y tế phải thanh toán tiền viện phí theo quy định. Riêng đối với những người đã đăng ký thực hiện KHHGĐ đã có 2 lần nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt trong năm thì từ lần nạo thai thứ 3 trở đi phải trả viện phí theo quy định.
- Không cấp thêm ruộng đất cho những cặp vợ chồng sinh con quá quy định ở khu vực nông thôn, theo quy định của Luật đất đai.
- Các gia đình có nhiều con phải chịu tăng mức đóng góp phúc lợi xã hội và chịu sự điều phối lao động và dân cư của địa phương.
2.9. Đối vối các cơ quan tổ chức thực hiện công tác dân số KHHGĐ
- Có sai phạm trong dịch vụ kế hoạch hóa gia đình làm ảnh hưởng tới người thực hiện các biện pháp tránh thai (gây tai biến kỹ thuật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch).
- Không thực hiện đúng kế hoạch hợp đồng đáp ứng nhu cầu dịch vụ KHHGĐ với các cơ sở.
b) Đối với Ủy ban dân số KHHGD
- Thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác truyền thông dân số.
- Không thực hiện đúng hộp đồng trong việc cung cấp các dịch vụ tránh thai cũng như kinh phí cho các cơ quan và đon vị cơ sỏ để thực hiện các biện pháp sinh đẻ kế hoạch.
a) Đối với những người hành nghề dịch vụ tư nhân:
+ Những người không có đăng ký hành nghề dịch vụ KHHGĐ theo quy định của Bộ Y tế.
+ Không thực hiện theo các quy định chuyên môn cho phép được ghi trong giấy phép hành nghề.
+ Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhân dân.
+ Nghiêm cấm tất cả những người hành nghề dịch vụ KHHGĐ trái phép. Nếu cố tình vi phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật.
b) Những người có hành động cố ý gây cản trở việc thực hiện công lác KHHGĐ của địa phương, đơn vị và của người khác sẽ bị xử phạt hành chính, trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho:
1. Ủy ban dân số - KHHGĐ tỉnh Lào Cai có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Nhà nước đã ban hành và quy định này trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang đóng tại địa phương có trách nhiệm tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình KHHGĐ tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Mọi công dân trong toàn tỉnh có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc bản quy định này. Căn cứ vào bản quy định này và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị, xây dựng quy ước đăng ký thực hiện KHHGĐ phù hợp với chính sách dân số - KHHGĐ của Đảng và Nhà nước để phong trào thi đua KHHGĐ, hoàn thành các mục tiêu công tác dân số - KHHGĐ được giao, theo kế hoạch hàng năm cho từng địa phương và đơn vị.
3. Trong quá trình thực hiện, nêu có điểm gì vướng mắc, hoặc chưa phù hợp, yêu cầu phản ánh rõ nội đung và báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết.
Bản quy định có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với bản quy định này đều bãi bỏ.
- 1Quyết định 1048/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009
- 2Quyết định 15/2008/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản Quy phạm pháp luật từ ngày 01/10/1991 đến ngày 31/12/2007 về công tác quy hoạch hết hiệu lực thi hành do tỉnh Lào Cai ban hành
- 3Nghị quyết 41/2006/NQ-HĐND Quy định về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Cao Bằng
- 4Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 1048/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009
- 2Quyết định 219/1998/QĐ-UB sửa đổi quy định chế độ chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) kèm theo quyết định 57/QĐ-UB do tỉnh Lào Cai ban hành
- 3Quyết định 15/2008/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản Quy phạm pháp luật từ ngày 01/10/1991 đến ngày 31/12/2007 về công tác quy hoạch hết hiệu lực thi hành do tỉnh Lào Cai ban hành
- 4Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
Quyết định 57/QĐ.UB năm 1997 về Quy định chế độ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình do tỉnh Lào Cai ban hành
- Số hiệu: 57/QĐ.UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/03/1997
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Giàng Seo Phử
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/03/1997
- Ngày hết hiệu lực: 08/06/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra