- 1Nghị định 31-CP năm 1981 Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất và sáng chế do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 84-HĐBT năm 1990 sửa đổi Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế; Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa, Điều lệ kiểu dáng công nghiệp; Điều lệ về giải pháp hữu ích nhằm thi hành Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1Quyết định 627/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 57/2006/QĐ-UBND quy định về hoạt động sáng kiến do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Quyết định 15/QĐ-UBND năm 2014 công bố văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2006/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 08 tháng 9 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ; Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế ban hành kèm theo Nghị định số 31/CP ngày 23/01/1981 của Hội đồng Chính phủ, được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 84/HĐBT ngày 20/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 354/TTr-KHCN ngày 15 tháng 8 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động sáng kiến.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57 /2006/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2006 của UBND tỉnh Bắc Giang)
Quy định này quy định về quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện các quy định về sáng kiến của: Luật Khoa học và Công nghệ; Điều lệ sáng kiến cải kiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế ban hành kèm theo Nghị định số 31/CP ngày 23/01/1981; Nghị định số 84/HĐBT ngày 20/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 31/CP của Chính phủ.
Quy định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1. “Sáng kiến” là giải pháp kỹ thuật mới hoặc giải pháp tổ chức quản lý, sản xuất mới được áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho các tổ chức, cá nhân áp dụng sáng kiến và được tổ chức, cá nhân đó công nhận.
2. “Tác giả sáng kiến” là người hoặc những người tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình.
3. “Người hỗ trợ tác giả” là người hoặc những người trực tiếp giúp tác giả trong việc tính toán, làm thí nghiệm, mô hình, mẫu thử, vẽ kỹ thuật gia công chế tạo chi tiết, tìm kiếm thông tin tư liệu trong quá trình tạo ra sáng kiến.
4. “Người tham gia tổ chức áp dụng lần đầu sáng kiến” là người, những người hoặc một tổ chức chủ động đề xuất, tham gia trực tiếp vào việc tổ chức áp dụng sáng kiến hoặc những người được cơ quan, đơn vị phân công tổ chức áp dụng sáng kiến vào sản xuất, công tác.
5. “Sáng kiến cấp cơ sở” là sáng kiến đăng ký, áp dụng và được công nhận ở cơ quan, tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh.
6. “Sáng kiến cấp ngành” là sáng kiến được công nhận ở cấp cơ sở và được đăng ký, áp dụng trong phạm vi ngành, huyện, thành phố của tỉnh.
7. “Sáng kiến cấp tỉnh” là sáng kiến được công nhận ở cấp cơ sở và được đăng ký, áp dụng trên phạm vi liên ngành, liên huyện.
Mục 1. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN VÀ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Điều 4. Thẩm quyền công nhận, trả thù lao, khen thưởng sáng kiến
1. Sáng kiến cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định công nhận và trả thù lao, khen thưởng theo đề nghị của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở.
2. Sáng kiến cấp ngành do Thủ trưởng ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định công nhận và khen thưởng theo đề nghị của cấp cơ sở và Hội đồng sáng kiến cấp ngành.
3. Sáng kiến cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận và khen thưởng theo đề nghị của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh.
Điều 5. Quyền nộp đơn đăng ký sáng kiến
1.Tác giả sáng kiến có quyền nộp đơn đăng ký sáng kiến cho cơ quan, đơn vị có khả năng áp dụng sáng kiến của mình.
2. Trường hợp sáng kiến được tạo ra khi tác giả thực hiện công việc do cơ quan, đơn vị giao hoặc được tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của cơ quan, đơn vị thì đơn đăng ký sáng kiến chỉ được nộp cho cơ quan, đơn vị nơi tác giả làm việc. Tác giả có quyền nộp đơn đăng ký sáng kiến ở cơ quan, đơn vị khác khi đơn đăng ký sáng kiến bị cơ quan đơn vị nơi tác giả làm việc từ chối.
Điều 6. Thủ tục đăng ký và công nhận sáng kiến
1. Đơn đăng ký sáng kiến do tác giả sáng kiến làm và nộp cho cơ quan, đơn vị nhận đăng ký sáng kiến.
2. Nội dung đơn đăng ký sáng kiến bao gồm:
a) Họ, tên, địa chỉ của người tạo ra sáng kiến;
b) Tên, lĩnh vực áp dụng và mô tả chi tiết nội dung sáng kiến.
3. Cơ quan, đơn vị nhận đơn đăng ký sáng kiến có trách nhiệm xem xét chấp nhận hoặc từ chối đơn đăng ký sáng kiến và trả lời bằng văn bản cho người đăng ký sáng kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp chấp nhận đơn đăng ký sáng kiến thì cơ quan, đơn vị phải có quyết định đưa sáng kiến vào áp dụng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày sáng kiến được chấp nhận.
4. Tháng 10 hàng năm, Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở tổng hợp, xét và đề nghị Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định công nhận, cấp giấy chứng nhận, trả thù lao, khen thưởng những sáng kiến đã hoàn thành. Đồng thời các cơ quan, đơn vị gửi công văn đề nghị Hội đồng sáng kiến cấp trên khen thưởng những sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
5. Tháng 11 hàng năm, Hội đồng sáng kiến cấp ngành tổng hợp hồ sơ, xét và đề nghị Thủ trưởng cấp ngành quyết định công nhận, khen thưởng sáng kiến, đồng thời gửi công văn đề nghị Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh khen thưởng những sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
6. Tháng 12 hàng năm, Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh tổng hợp, xét và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận, khen thưởng về sáng kiến.
7. Quyết định công nhận sáng kiến phải bao gồm các thông tin sau:
a) Ngày công nhận sáng kiến;
b) Họ, tên, địa chỉ của tác giả sáng kiến;
c) Tên sáng kiến, lợi ích kinh tế - xã hội thu được do áp dụng sáng kiến;
d) Mức thù lao cho tác giả sáng kiến.
Mục 2. LỢI ÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Điều 7. Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
1. Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến được tính thành tiền (lợi ích kinh tế) hoặc không tính được thành tiền (lợi ích xã hội).
2. Tiền làm lợi là tổng số tiền thu được do áp dụng sáng kiến mang lại.
3. Lợi ích không tính được thành tiền là lợi ích liên quan trực tiếp đến hoạt động đời sống, xã hội của cộng đồng (giảm tiếng ồn, độ độc hại, nâng cao an toàn lao động, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, tăng khả năng quốc phòng và an ninh xã hội, giáo dục xã hội, nâng cao sức khoẻ cộng đồng, nâng cao chất lượng chuyên môn...).
Điều 8. Phương pháp xác định lợi ích thu được
1. Khi xác định tiền làm lợi chỉ tính những lợi ích trực tiếp thu được do áp dụng sáng kiến mang lại.
2. Lợi ích trực tiếp được xác định trên cơ sở so sánh thực trạng kinh tế, kỹ thuật trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
a) Trường hợp sáng kiến được áp dụng tại cơ quan, đơn vị không có cơ sở so sánh thì lấy các chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật tiên tiến nhất của các cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh làm cơ sở để so sánh;
b) Trường hợp sáng kiến được áp dụng tại cơ quan, đơn vị hoàn toàn mới ở trong tỉnh thì cơ sở so sánh là các chỉ tiêu định mức kinh tế, kỹ thuật tiên tiến nhất của các cơ quan, đơn vị có cùng chức năng ở trong nước.
3. Trường hợp trong một nhiệm vụ, công việc, kỹ thuật có áp dụng nhiều sáng kiến thì đánh giá lợi ích theo mức độ ảnh hưởng của từng sáng kiến đối với nhiệm vụ, công việc, kỹ thuật đó theo tỷ lệ phần trăm của lợi ích chung và căn cứ vào đó để xác định mức thù lao cho tác giả của từng sáng kiến.
4. Đối với sáng kiến làm thay đổi thiết kế thi công, lợi ích thu được là hiệu số giữa dự toán hạng mục công trình lập theo bản vẽ thi công cũ và dự toán lập theo bản vẽ thi công mới được duyệt.
5. Thời gian xác định tiền làm lợi do áp dụng sáng kiến
a) Tiền làm lợi được xác định trong một năm áp dụng tính từ ngày Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định đưa sáng kiến vào áp dụng chính thức;
b) Trường hợp sáng kiến áp dụng để sản xuất sản phẩm hoặc để đánh giá được lợi ích kéo dài hơn 12 tháng thì thời gian xác định làm lợi được tính theo thời gian áp dụng thực tế.
Mục 3. NỘI DUNG CHI VÀ NGUỒN KINH PHÍ CHI CHO HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN; MỨC TRẢ THÙ LAO CHO TÁC GIẢ, MỨC TIỀN THƯỞNG KHUYẾN KHÍCH CHO NGƯỜI HỖ TRỢ TÁC GIẢ VÀ NGƯỜI THAM GIA TỔ CHỨC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU SÁNG KIẾN
Điều 9. Nội dung chi và nguồn kinh phí chi cho hoạt động sáng kiến
1. Các khoản chi cho hoạt động sáng kiến bao gồm:
a) Trả thù lao cho các tác giả sáng kiến;
b) Trả tiền thưởng khuyến khích cho những người hỗ trợ tác giả và những người tham gia tổ chức áp dụng lần đầu sáng kiến;
c) Khen thưởng cho các đơn vị tổ chức hoạt động sáng kiến và tác giả sáng kiến;
d) Tổ chức các hoạt động về sáng kiến: thông tin tuyên truyền, phát động phong trào thi đua, đăng ký, xét duyệt, công bố về sáng kiến, tổ chức hội thảo, tham quan khảo sát, thông tin tư liệu, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ về sáng kiến...
2. Nguồn kinh phí cho hoạt động sáng kiến bao gồm:
a) Kinh phí chi trả thù lao cho tác giả sáng kiến, chi thưởng khuyến khích cho người hỗ trợ tác giả và người tham gia tổ chức áp dụng lần đầu sáng kiến được lấy từ tiền làm lợi do áp dụng sáng kiến mang lại;
b) Kinh phí chi trả thù lao cho tác giả sáng kiến mà lợi ích thu được từ việc áp dụng sáng kiến không tính được thành tiền, chi thưởng khuyến khích cho người hỗ trợ tác giả và người tham gia tổ chức áp dụng lần đầu sáng kiến được lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp (đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội), từ Quỹ phát triển sản xuất, kinh doanh (đối với các doanh nghiệp);
c) Kinh phí chi tổ chức các hoạt động sáng kiến, khen thưởng sáng kiến cấp cơ sở được lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp (đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội), từ Quỹ phát triển sản xuất, kinh doanh (đối với các doanh nghiệp);
d) Kinh phí chi cho tổ chức các hoạt động sáng kiến, khen thưởng sáng kiến cấp ngành được lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp của ngành;
đ) Kinh phí chi cho tổ chức các hoạt động sáng kiến, khen thưởng sáng kiến cấp tỉnh được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ quản lý.
3. Việc hạch toán, quyết toán và kiểm tra các khoản chi cho hoạt động sáng kiến được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước tương ứng với mỗi nguồn kinh phí được sử dụng để chi.
Điều 10. Mức trả thù lao cho tác giả sáng kiến
1. Mức trả thù lao cho tác giả sáng kiến được trả một lần tối thiểu bằng 5% tổng số tiền làm lợi thu được trong một năm đầu áp dụng sáng kiến hoặc chu kỳ đầu áp dụng sáng kiến (với sáng kiến có lần đầu áp dụng có thời gian trên 12 tháng); đối với sáng kiến làm thay đổi thiết kế thi công, mức tiền trả thù lao cho tác giả là 0,5-1% tổng số tiền làm lợi thu được do áp dụng sáng kiến; mức cụ thể do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng sáng kiến đó quyết định.
2. Trường hợp lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến không tính được thành tiền (khoản 3, Điều 7 của Quy định này), tiền thù lao cho tác giả sáng kiến được xác định trên cơ sở đánh giá giá trị của sáng kiến thông qua các chỉ tiêu sau:
a) Hiệu quả khắc phục và hiệu quả công việc;
b) Khối lượng, quy mô và phạm vi áp dụng sáng kiến;
c) Mức độ phức tạp của giải pháp;
d) Giá trị khoa học của giải pháp.
Mức tiền thù lao cho tác giả sáng kiến được xác định trong khoảng từ 100.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Mức tiền thưởng khuyến khích cho người hỗ trợ tác giả và người tổ chức áp dụng lần đầu sáng kiến được trả một lần cùng lúc với việc trả thù lao cho tác giả sáng kiến do Thủ trưởng cơ quan áp dụng sáng kiến đó quyết định, tổng mức tiền thưởng chung không quá 50% mức thù lao cho tác giả sáng kiến.
Mục 4. HOẠT ĐỘNG KHUYẾN KHÍCH PHONG TRÀO THI ĐUA LAO ĐỘNG SÁNG TẠO, PHÁT HUY SÁNG KIẾN VÀ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Kể từ ngày có quyết định công nhận sáng kiến, tác giả có quyền công bố sáng kiến nếu sáng kiến được tác giả tạo ra bằng chi phí, phương tiện riêng của mình. Trường hợp sáng kiến được tác giả tạo ra khi thực hiện công việc do cơ quan, đơn vị giao hoặc hợp đồng thuê việc thì tác giả phải xin ý kiến và được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị thì mới có quyền công bố sáng kiến.
2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm công bố sáng kiến của các tác giả sáng kiến trên các báo, tạp chí khoa học và công nghệ của tỉnh, Trang thông tin điện tử của tỉnh sau khi thống nhất nội dung công bố với tác giả sáng kiến.
Điều 13. Chính sách khuyến khích hoạt động sáng kiến
1. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức áp dụng sáng kiến thực hiện các biện pháp sau:
a) Xét ưu tiên cho tác giả sáng kiến khi xem xét nâng lương, nâng bậc thợ, đào tạo nâng cao trình độ, khen thưởng và hưởng các chế độ phúc lợi khác;
b) Đưa tiêu chí có sáng kiến là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phát động phong trào thi đua và bình xét thi đua hàng năm của cơ quan, đơn vị.
2. UBND tỉnh áp dụng các chính sách sau:
a) Khen thưởng cho các tác giả sáng kiến; khen thưởng các tổ chức cá nhân đầu tư cho việc tạo ra và áp dụng sáng kiến; khen thưởng cho các tổ chức, cơ quan có thành tích trong việc triển khai, phát động và chỉ đạo tốt phong trào sáng kiến;
b) Ưu tiên xem xét cấp kinh phí cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu mới, cho nghiên cứu phát triển và hoàn thiện sáng kiến;
3. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh và các ngành tổ chức triển khai các hoạt động khuyến khích quần chúng tham gia phong trào thi đua sáng tạo sau đây:
a) Tổ chức xét thưởng sáng kiến cấp tỉnh mỗi năm một lần;
b) Tổ chức Hội thi sáng kiến cấp tỉnh 2 năm một lần;
c) Tổ chức triển lãm sáng kiến trong các lĩnh vực của tỉnh 5 năm một lần;
d) Tổ chức, phát động các cơ quan đơn vị và cá nhân tham gia các Hội thi, Cuộc thi sáng tạo toàn quốc, Giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam;
đ) Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xét cấp Bằng Lao động sáng tạo cho những tác giả sáng kiến đạt tiêu chuẩn quy định.
Chương III
Điều 14. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng sáng kiến các cấp
1. Thành lập Hội đồng sáng kiến các cấp
a) Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở do Thủ trưởng tổ chức, đơn vị quyết định thành lập;
b) Hội đồng sáng kiến cấp ngành do Thủ trưởng cấp ngành hoặc Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định thành lập;
c) Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, Cơ quan thường trực của Hội đồng là Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Thành phần của Hội đồng sáng kiến
a) Thành phần tham gia Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở và cấp ngành gồm: Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, cán bộ phụ trách khoa học và kỹ thuật, cán bộ phụ trách tài chính, cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng. Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khoa học và công nghệ làm Chủ tịch Hội đồng; thành phần tham gia Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh gồm Thủ trưởng các đơn vị: Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên, Sở Tài chính, Ban Thi đua khen thưởng tỉnh;
b) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng sáng kiến còn có các thành viên khác là chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù để đánh giá, xét duyệt sáng kiến.
3. Hội đồng sáng kiến các cấp thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tư vấn và giúp cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động sáng kiến ở cấp mình.
Điều 15. Khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về sáng kiến
1. Tác giả sáng kiến, các cơ quan, đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sáng kiến được khen thưởng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về sáng kiến thì giải quyết theo các quy định của pháp luật hiện hành. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về sáng kiến trong phạm vi thẩm quyền ở cấp, ngành, đơn vị mình quản lý.
1. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức chỉ đạo và thống nhất quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy định này. Hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Giám đốc các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy định này và định kỳ gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1Quyết định 78/2006/QĐ-UBND về Quy định hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật - hợp lý hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Quyết định 09/2009/QĐ-UBND về Quy định hoạt động sáng kiến của tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 140/2007/QĐ-UBND quy định mức chi hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 627/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 57/2006/QĐ-UBND quy định về hoạt động sáng kiến do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Quyết định 15/QĐ-UBND năm 2014 công bố văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần
- 6Quyết định 04/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 7Chỉ thị 15/CT-UB năm 1992 đẩy mạnh hoạt động sáng kiến - sáng tạo trong tỉnh Bến Tre
- 1Quyết định 627/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 57/2006/QĐ-UBND quy định về hoạt động sáng kiến do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Quyết định 15/QĐ-UBND năm 2014 công bố văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần
- 1Nghị định 31-CP năm 1981 Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất và sáng chế do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 3Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 84-HĐBT năm 1990 sửa đổi Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế; Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa, Điều lệ kiểu dáng công nghiệp; Điều lệ về giải pháp hữu ích nhằm thi hành Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Quyết định 78/2006/QĐ-UBND về Quy định hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật - hợp lý hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 7Quyết định 09/2009/QĐ-UBND về Quy định hoạt động sáng kiến của tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 8Quyết định 140/2007/QĐ-UBND quy định mức chi hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9Quyết định 04/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 10Chỉ thị 15/CT-UB năm 1992 đẩy mạnh hoạt động sáng kiến - sáng tạo trong tỉnh Bến Tre
Quyết định 57/2006/QĐ-UBND quy định về hoạt động sáng kiến do tỉnh Bắc Giang ban hành
- Số hiệu: 57/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/09/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Bùi Văn Hạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/09/2006
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực