- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 5745/QĐ-UBND năm 2008 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 1002/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5615/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1002/QĐ-TTG NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (ĐẾN NĂM 2020)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;
Căn cứ Quyết định 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố tại Tờ trình 348/TTr-PCLB ngày 27 tháng 11 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Phân công trách nhiệm:
1. Giao Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố chủ trì tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của thành phố Hồ Chí Minh.
2. Các sở - ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng chương trình chi tiết của đơn vị, địa phương mình để thực hiện nội dung, đề án.
3. Định kỳ hàng năm, các sở - ngành, quận - huyện báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này cho Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1002/QĐ-TTG NGÀY 13 THÁNG 7 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5615/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung: nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, nhất là chính quyền phường - xã, thị trấn và người dân sống ở khu vực thường xuyên và có nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai: đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
b) Các phường - xã, thị trấn ở những khu vực thường xuyên và có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- 80% số dân các phường - xã, thị trấn thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
- Đưa kiến thức phòng tránh giảm nhẹ thiên tai lồng ghép vào chương trình đào tạo của trường học phổ thông.
II. Nội dung Kế hoạch
1. Nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ chính quyền các sở - ngành, đơn vị, quận - huyện, phường - xã, thị trấn.
a) Xây dựng các văn bản pháp luật, hướng dẫn phù hợp và thống nhất về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các sở - ngành, đơn vị, quận - huyện, phường - xã, thị trấn và tại cộng đồng dân cư.
b) Thành lập, hoàn thiện bộ máy phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp, lực lượng xung kích, bán chuyên trách các cấp, các ngành.
c) Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về quản lý từng loại thiên tai.
d) Xây dựng, biên soạn các bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế và các biện pháp phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Các hoạt động triển khai quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp và cộng đồng dân cư, Các bước thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp.
đ) Đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
e) Trang bị các công cụ, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, thiên tai cho sở - ngành, quận - huyện, phường - xã, thị trấn và bộ dụng cụ giảng dạy về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp.
2. Tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai:
a) Thành lập các tổ, nhóm triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
b) Xây dựng bản đồ cảnh báo thiên tai, tài liệu hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại từng khu vực cho mỗi cộng đồng dân cư.
c) Biên soạn tờ bướm, tài liệu đào tạo, sổ tay hướng dẫn các hoạt động khẩn cấp và các hoạt động cụ thể cho cộng đồng để chủ động chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc điểm của từng nhóm cộng đồng dân cư.
d) Hàng năm, thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ cảnh báo thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương đối với cộng đồng dân cư khi thiên tai xảy ra.
đ) Hàng năm, xây dựng kế hoạch phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép với tác động của biến đổi khí hậu tại cộng đồng.
e) Hàng năm, tổ chức tập huấn, diễn tập về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) tại các xã - phường - thị trấn, nhất là các địa bàn xung yếu như huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh và quận 12...
g) Xây dựng các chương trình quản lý và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo sớm, kịp thời về thiên tai trong cộng đồng dân cư, nhất là hệ thống thông tin ở các địa bàn ven biển, ven sông, vùng xung yếu, trũng thấp.
h) Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, internet đồng thời nâng cao vai trò của trang thông tin điện tử http://www.phongchonglutbaotphcm.gov.vn/ trong hoạt động tuyên truyền, cập nhật thông tin và thu thập ý kiến phản hồi từ cộng đồng.
i) Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.
k) Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về từng hoạt động cần thiết trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng theo từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư như: học sinh, người lớn tuổi, công nhân, ngư dân ...
l) Phối hợp với các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ hội, hội nghị, đại hội ...
m) Xây dựng phong trào thi đua giữa các địa phương, hàng năm có tổng kết, đánh giá và nêu gương điển hình của các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
n) Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.
III. Thời gian và địa điểm thực hiện
Kế hoạch dự kiến thực hiện trong 12 năm, bắt đầu từ năm 2009, kết thúc vào năm 2020 và được tổ chức thực hiện tại các phường - xã, thị trấn thường xuyên và có nguy cơ cao xảy ra thiên tai.
IV. Kinh phí
1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng 22.200 triệu đồng, được phân bổ cho 2 nội dung như sau:
- Nội dung 1: nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: 5.210 triệu đồng.
- Nội dung 2: nâng cao năng lực cho cộng đồng dân cư về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: 16.990 triệu đồng.
2. Phân kỳ giai đoạn thực hiện:
- Giai đoạn 1 (2009 - 2010): 2.320 triệu đồng.
- Giai đoạn 2 (2011 - 2015): 11.560 triệu đồng.
- Giai đoạn 3 (2016 - 2020): 8.320 triệu đồng.
V. Tổ chức thực hiện
1. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch này, có trách nhiệm:
- Xác định mục tiêu, nội dung, kinh phí cần thiết, các giải pháp, biện pháp cần thực hiện hàng năm, 05 năm; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất kinh phí đầu tư trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt;
- Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các sở - ngành, quận - huyện việc thực hiện Kế hoạch. Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm, tổng hợp báo cáo kết quả, tiến độ cho Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì triển khai nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng liên quan đến lĩnh vực phòng, chống và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố cân đối bố trí vốn từ ngân sách, Quỹ Phòng, chống lụt, bão và các nguồn huy động khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố biên soạn tài liệu và đưa nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai lồng ghép vào các môn học để giảng dạy ở các trường học phổ thông.
5. Các sở - ngành thành phố theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, các quận - huyện để tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
6. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
- Xây dựng chương trình thực hiện Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại địa phương mình.
- Chủ động huy động các nguồn lực bổ sung, lồng ghép với các hoạt động có liên quan đến cộng đồng dân cư và quản lý rủi ro thiên tai, chương trình đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để đạt được mục tiêu của Kế hoạch.
- Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả kinh phí đầu tư, thực hiện chống lãng phí, thất thoát vốn.
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, trước hết người dân ở các khu vực thường xuyên bị thiên tai, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai ý thức chủ động phòng, chống và tích cực tham gia các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng nhằm góp phần giảm nhẹ thiệt hại khi thiên tai xảy ra.
- Xác định địa bàn xung yếu, nội dung ưu tiên thực hiện Kế hoạch theo từng giai đoạn, báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch trên địa bàn quận - huyện theo quy định.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể thành phố và các cơ quan Báo, Đài thành phố phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, các sở - ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện tăng cường thông tin, tuyên truyền, tham gia phổ biến, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến việc nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các giới, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố; ngoài sự đầu tư của nhà nước, tổ chức vận động các doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp nguồn lực để triển khai Kế hoạch này đạt hiệu quả cao./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Kế hoạch 50/KH-UBND thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2013
- 2Quyết định 1425/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" của tỉnh Bắc Giang năm 2014
- 3Quyết định 843/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 5745/QĐ-UBND năm 2008 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 1002/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 50/KH-UBND thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2013
- 5Quyết định 1425/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" của tỉnh Bắc Giang năm 2014
- 6Quyết định 843/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015
Quyết định 5615/QĐ-UBND năm 2009 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 1002/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 của thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 5615/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/12/2009
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Trung Tín
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết