Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 561/QĐ-BNN-CB

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC MUA TẠM TRỮ THÓC, GẠO VỤ ĐÔNG XUÂN 2013 - 2014

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về Kinh doanh xuất khẩu gạo;

Căn cứ Quyết định số 373a/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2014 về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2013-2014;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2013-2014.

Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg Hoàng Trung Hải, PTTg Vũ Văn Ninh (để b/c);
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: Công Thương, Tài chính;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW ĐBSCL;
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam;
- Các Cục, Vụ: KH, TC, TTr, CB;
- Lưu: VT, CB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Vũ Văn Tám

 

QUY CHẾ

KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC MUA TẠM TRỮ THÓC, GẠO VỤ ĐÔNG XUÂN 2013-2014
(Ban hành kèm Quyết định số 561/QĐ-BNN-CB ngày 26 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về mục đích, nội dung, trách nhiệm và phương thức kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2013-2014 của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp liên quan tới việc mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2013-2014 theo Quyết định số 373a/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Mục đích

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2013-2014 theo Quyết định số 373a/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo thực hiện đúng hướng chỉ đạo của Chính phủ trong quá trình thực hiện việc mua tạm trữ thóc, gạo của các doanh nghiệp tham gia.

Điều 3. Nội dung kiểm tra, giám sát

1. Kiểm tra việc phân giao mua lúa, gạo tạm trữ của các doanh nghiệp:

Kiểm tra việc phân giao chỉ tiêu mua tạm trữ thóc, gạo cho các doanh nghiệp của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

2. Kiểm tra các điều kiện của doanh nghiệp được phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ thóc, gạo:

- Có tài chính lành mạnh, có xác nhận quyết toán thuế.

- Có kho chứa thóc, gạo tạm trữ trực tiếp sở hữu, đúng quy chuẩn theo Điều 4 của Nghị định 109/2010/NĐ-CP về Kinh doanh xuất khẩu gạo.

- Có khả năng tiêu thụ thóc, gạo tạm trữ.

3. Kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo, thời gian, số lượng mua và thời gian tạm trữ.

4. Kiểm tra việc cho vay và giải ngân của các Ngân hàng Thương mại.

5. Kiểm tra việc thanh quyết toán hỗ trợ lãi suất cho vay của các doanh nghiệp.

Điều 4. Trách nhiệm và phương thức kiểm tra

1. Kiểm tra thông qua các báo cáo thường xuyên của các đơn vị.

2. Kiểm tra, giám sát theo chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ tổ chức kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo theo Quyết định số 373a/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp, trực tiếp kiểm tra việc phân bổ chỉ tiêu tạm trữ, việc thực hiện mua và tạm trữ thóc, gạo của các doanh nghiệp gắn với sản xuất ở các địa phương.

- Bộ Tài chính: Hướng dẫn quy trình hỗ trợ lãi suất và thực hiện kiểm tra việc thanh quyết toán hỗ trợ lãi suất cho vay của các doanh nghiệp.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Kiểm tra, giám sát việc bố trí cho vay và giải ngân nguồn vốn mua tạm trữ thóc, gạo.

- Bộ Công Thương: Giám sát và kiểm tra tình hình thu mua, xuất khẩu thóc, gạo, đánh giá tác động của việc tạm trữ đối với giá thóc, gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

- UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long: Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình mua tạm trữ thóc, gạo trên địa bàn.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp được phân giao tạm trữ thóc, gạo:

- Thực hiện việc mua tạm trữ thóc, gạo của doanh nghiệp theo đúng quy định và mục đích mua tạm trữ thóc, gạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện và xuất trình đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ và đáp ứng các yêu cầu của Đoàn công tác và cơ quan kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo.

Điều 5. Xử lý vi phạm

Các tổ chức, cá nhân nếu vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện thu mua tạm trữ thóc, gạo sẽ bị xem xét xử lý theo quy định hiện hành.

Các doanh nghiệp mua tạm trữ nếu vi phạm các quy định của Quy chế này sẽ không được hưởng hỗ trợ lãi suất theo Điều 3 của Quyết định số 373a/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Tổ chức kiểm tra, giám sát:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát đợt thu mua tạm trữ thóc, gạo gồm các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

- Các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ theo chuyên ngành và theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Quy chế này.

2. Thời gian kiểm tra việc mua tạm trữ của các doanh nghiệp bắt đầu từ 25/3/2014 đến khi các doanh nghiệp thanh quyết toán xong đợt mua tạm trữ.

3. Chế độ báo cáo:

- Các doanh nghiệp được giao mua tạm trữ thực hiện chế độ báo cáo việc mua tạm trữ thóc, gạo về Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo quy định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

- Hiệp hội Lương thực Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo việc mua tạm trữ thóc, gạo của các doanh nghiệp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo tiến độ 07 ngày/lần.

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện chế độ báo cáo việc mua tạm trữ thóc, gạo theo chức năng và đánh giá việc mua tạm trữ tại địa phương sau khi kết thúc đợt mua tạm trữ, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Các Bộ: Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo theo lĩnh vực quản lý, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ các trường hợp đột xuất và báo cáo tổng hợp cuối đợt mua tạm trữ.

4. Kinh phí thực hiện việc kiểm tra, giám sát mua tạm trữ thóc, gạo do các đơn vị tự chi trả.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 561/QĐ-BNN-CB năm 2014 về Quy chế kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2013-2014 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 561/QĐ-BNN-CB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/03/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Vũ Văn Tám
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/03/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản