Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 14 tháng 02 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH NINH THUẬN NĂM 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 17/5/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư dự án chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 06/12/2022 của Tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 15/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Thực hiện Kế hoạch số 4108/KH-UBND ngày 11/11/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Thực hiện Kế hoạch số 4125/KH-UBND ngày 16/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021- 2025;

Thực hiện Thông báo số 03-KH/BCĐCĐS ngày 02/02/2023 về kết luận của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023;

Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 253/TTr-STTTT ngày 10/02/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận năm 2023.

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này và định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Trưởng Ban Điều hành chuyển đổi số tỉnh; Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Các Thành viên BĐH CĐS tỉnh;
- Công an tỉnh; Ngân hàng NN CN tỉnh; BHXH tỉnh;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Các doanh nghiệp CNTT, viễn thông;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Ninh Thuận;
- VPUB: LĐ, KTTH, BTCD, TT PVHCC;
- Lưu: VT. NV

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Trần Quốc Nam

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH NINH THUẬN NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 14/02/2023 của UBND tỉnh Ninh Thuận)

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU NĂM 2022

Đánh giá chung về các chỉ tiêu, mục tiêu đạt được trong năm 2022 theo Kế hoạch số 3609/KH-BĐHCĐS ngày 18/8/2022 của Ban Điều hành Chuyển đổi số tỉnh về triển khai thực hiện Chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trong năm 2022, tỉnh đã có 10 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu của kế hoạch chuyển đổi số năm 2022. Tuy nhiên, có 5 chỉ tiêu cần tiếp tục khắc phục và triển khai trong năm 2023, đó là tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng; Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã); Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục; Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ; Tỷ lệ người dân từ đủ 15 tuổi trở lên số có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác (chi tiết tại Phụ lục 1 đính kèm).

Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh tuy còn nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ kịp thời của Trung ương, sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền và sự tham gia tích cực của cơ quan, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã được đẩy mạnh và đạt một số kết quả bước đầu quan trọng, tạo nền tảng, động lực cho chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2022

1. Nhận thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

Thực hiện Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia; Quyết định số 1092/QĐ-BTTTT ngày 16/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch triển khai Quyết định số 505/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 4878/BTTTT-CĐSQG ngày 30/9/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10.

Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 4348/KH- UBND ngày 07/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về truyền thông hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, ban hành Quyết định số 1560/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về Ngày Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận, lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm làm Ngày chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Triển khai xây dựng Kế hoạch hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023; Kế hoạch hưởng ứng và phổ biến tháng 10: tháng Tiêu dùng số nhằm tuyên truyền đến nhân dân trong toàn tỉnh biết và tham gia hưởng ứng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy. Thường xuyên theo dõi, cập nhật các hoạt động về chuyển đổi số trên Cổng/Trang thông tin điện tử của tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã xây dựng và phát sóng Tạp chí chuyển đổi số (01 số/tháng) và thông qua các bản tin thời sự Ninh Thuận, Ninh Thuận ngày mới đã phát sóng trên 250 tin, phóng sự tuyên truyền về triển khai thực hiện Chuyển đổi số; các Đài Truyền thanh huyện mở Chuyên mục CCHC và Chuyển đổi số phát sóng vào ngày thứ sáu và thứ bảy của tuần thứ tư trong tháng.

1.2. Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia”

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương; chủ động thí điểm triển khai sáng kiến mới tại địa phương, có khả năng nhân rộng trên toàn quốc, đặc biệt là các sáng kiến liên quan đến dữ liệu số.

Thông qua công tác thông tin, tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh được biết và tham gia chia sẻ, phổ biến các câu chuyện chuyển đổi số trên Chuyên mục T63, các bài toán chuyển đổi số để các bộ, ngành, địa phương tham khảo tại địa chỉ: https://dx.mic.gov.vn

Ký kết hợp tác với 03 cơ quan báo chí để triển khai các nội dung tuyên truyền quảng bá của tỉnh, trong đó có nội dung tuyên truyền về chuyển đổi số.

Trên Báo chí: đã có 90 tin, bài phóng sự viết truyền thông về ngày chuyển đổi số, thông tin chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Thuận với chuyên mục “Chuyển đổi số” trên các nền tảng trực tuyến đã kịp thời cung cấp thông tin, tuyên tuyền về chuyển đổi số và Ngày chuyển đổi số.

Trên mạng xã hội: có các nội dung liên quan đến công tác chuyển đổi số và ngày chuyển đổ số trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 100 nội dung. Công tác chuyển đổi số của ngành Ngân hàng, ngành Công thương và nhất là thông tin được chia sẻ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của chuyển đổi số, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Ngoài ra, đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích, dịch vụ số an toàn, hiệu quả. Đặt baner, xây dựng chuyên mục về Chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, trong đó tập trung đăng tải các tin, bài phản ánh về xây dựng hệ thống Chính quyền số.

Ngoài chia sẻ những thông tin về chuyển đổi số, các fanpage, người dùng Facebook hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia và Ngày chuyển đổi số Ninh Thuận bằng nhiều hình ảnh, clip, infographic… Bên cạnh mạng xã hội Facebook, chia sẻ video - Youtube cũng là phương tiện tuyên truyền chuyển đổi số hiệu quả, nhiều phóng sự, tin, bài được Đài Phát thanh - Truyền hình chia sẻ được đông đảo người dùng đón xem.

2. Thể chế số

2.1. Ban hành Nghị quyết của cấp ủy và kế hoạch 05 năm của cấp chính quyền về chuyển đổi số

- Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 15/12/2021 của UBND tỉnh về Ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 02/2/2022 của UBND tỉnh về Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 59-CTr/BCSĐ ngày 27/01/2022 của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030;

- Quyết định số 317/QĐ-UBND ngày 03/6/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý khai thác và vận hành Hệ thống thông tin kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 852/QĐ-UBND ngày 08/7/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 01/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế thiết lập, quản lý và sử dụng tên tài khoản truy cập các ứng dụng dùng chung của tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 80/2021/QĐ-UBND ngày 12/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định tiếp nhận, xử lý phản ánh hiện trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 11/4/2017 ban hành quy chế thực hiện chuyên mục hỏi đáp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 87/2022/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy định mức hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 57/2020/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu dùng chung tỉnh Ninh Thuận.

- Kế hoạch số 4108/KH-UBND ngày 11/11/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Kế hoạch số 4125/KH-UBND ngày 16/11/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021- 2025;

- Chương trình hành động số 59-CTr/BCSĐ ngày 27/01/2022 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030;

- Kế hoạch số 3609/KH-BĐHCĐS ngày 18/8/2022 của Ban Điều hành chuyển đổi số về việc triển khai thực hiện Chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Nghị quyết số 29/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”.

- Công văn số 1259/UBND-KTTH ngày 28/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2.2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số năm 2022

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ban hành các văn bản chỉ đạo chỉ đạo liên quan về chuyển số gồm: 02 Nghị quyết, 01 Chương trình hành động, 04 Quyết định và 08 Kế hoạch [[1]]

3. Phát triển hạ tầng số

3.1. Kết quả đạt được:

a) Về hạ tầng viễn thông: Trên địa bàn tỉnh hiện có 07 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet và truyền hình cáp. Có 187 điểm chuyển mạch; 267 tuyến viba; 81 tuyến cáp đồng dài 2.124 km; 816 tuyến cáp quang với tổng chiều dài 7.216 km, 1.911 trạm BTS (502 trạm 2G, 718 trạm 3G, 691 trạm 4G), 674 vị trí trạm BTS (220 vị trí cột ăngten sử dụng chung), 09 trạm điều khiển thông tin di động BSC. Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang để cung cấp dịch vụ internet cố định băng rộng và dịch vụ truy nhập internet 3G, 4G được phủ đến 100% số thôn có dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã triển khai 75 trạm 5G, là một trong 22 tỉnh được triển khai trên toàn quốc.

Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh là 431.172 máy/596.049 dân, đạt 72,34%; Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi có điện thoại thông minh đạt 100%; tỷ lệ điện thoại đạt 115,3 máy/100 dân; tỷ lệ internet đạt 97,3 máy/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang băng rộng 70%.

b) Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong cơ quan nhà nước:

Hiện nay, 100% cán bộ công chức được trang bị máy tính; 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và cấp xã đã có mạng nội bộ (LAN); 19 Sở ban ngành, 7 huyện, thành phố và 65 xã, phường, thị trấn đã kết nối mạng diện rộng (WAN) của tỉnh thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của Đảng và Nhà nước phục vụ truy cập internet và các phần mềm dùng chung, dịch vụ giám sát an toàn thông tin, và tất cả các hệ thống thông tin của các ngành,….

100% cơ quan nhà nước của tỉnh sử dụng dịch vụ trên hạ tầng điện toán đám mây của tỉnh.

Công an tỉnh đã triển khai kết nối hệ thống mạng diện rộng ngành Công an (BCAnet) đến 32/32 Công an các đơn vị, địa phương.

Ngành y tế: 100% cơ sở y tế tuyến xã, huyện, tỉnh điều có trang bị máy tính và kết nối Internet băng rộng; 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế; 100% các bệnh viện, cơ sở y tế từ tỉnh đến xã thực hiện việc báo cáo và trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu trên hệ thống thông tin ngành y tế... Nhìn chung hạ tầng về thiết bị của ngành Y tế đã được quan tâm đầu tư (thiết bị CNTT, hệ thống mạng, hệ thống rút phiếu tự động,.) tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các ứng dụng phục vụ chuyên ngành (VNPT HIS,...).

Ngành giáo dục: 100% các trường THPT, THCS và tiểu học đều được đầu tư máy tính dùng trong công tác quản lý và dạy học; 100% các Trường THPT, THCS và các trường tiểu học có mạng LAN và kết nối Internet tốc độ cao; 100% các trường THPT, THCS và tiểu học đều có Trang thông tin điện tử tích hợp trên Hệ thống thông tin Ngành giáo dục; 100% trường Tiểu học, THCS, THPT sử dụng sổ điện tử trong nhà trường; 100% cán bộ, giáo viên tại các trường từ tiểu học trở lên sử dụng CNTT để thực hiện xây dựng giáo án điện tử, bài giảng điện tử; 100% các trường THPT, THCS đều giảng dạy tin học. Bên cạnh đó các trường mầm non cũng đã được quan tâm đầu tư máy tính và kết nối internet.

c) Trung tâm tích hợp dữ liệu (THDL) tỉnh: được triển khai phần mềm ảo hóa và điện toán đám mây theo công nghệ mã nguồn mở để quản lý và tối ưu hóa hạ tầng máy chủ và thiết bị mạng. Trung tâm THDL tỉnh với hơn 20 máy chủ và nhiều thiết bị mạng, thiết bị bảo mật chuyên dụng (Coreswitch, Firewall, Antispammail, thiết bị IDS/IPS, hệ thống lưu trữ (SAN), thiết bị lưu trữ tập trung (NAS); thiết bị chống sét trên đường truyền mạng LAN; giao thức truy cập bảo mật HTTPS,...) duy trì hoạt động thông suốt, ổn định, đảm bảo an toàn, bảo đảm ngăn ngừa các cuộc tấn công từ bên ngoài, khai thác sử dụng 24/7, hạn chế tối đa việc mất an toàn thông tin và dữ liệu.

Đã xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin kinh tế xã hội của tỉnh và kết nối với Hệ thống báo cáo của Chính phủ theo quy định. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý khai thác và vận hành Hệ thống thông tin kinh tế-xã hội của tỉnh, hiện nay đã thực hiện số hóa 410 biểu trong đó: 02 biểu liên thông văn phòng chính phủ và 408 biểu địa phương.

Đã hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu dùng chung của tỉnh để kết nối, tích hợp, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu dùng chung của tỉnh, đang tích hợp các CSDL tại Trung tâm tích hợp dữ liệu. Đến nay đã tích hợp được hai CSDL vào nền tảng lõi.

Xây dựng, triển khai nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) phục vụ cho việc gửi nhận văn bản điện tử, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; đã thực hiện kết nối với 13/13 cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quốc gia thông qua trục NGSP.

Thực hiện theo Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 01/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành đề án thiết lập mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II tại cơ quan, nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận, Quyết định số 56/2020/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II tại cơ quan Nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận. Đến nay, 19 Sở, ban ngành, 7 huyện, thành phố và 65 xã, phường, thị trấn đã kết nối mạng diện rộng (WAN) của tỉnh thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của Đảng và Nhà nước phục vụ truy cập internet và các phần mềm dùng chung tại các cơ quan, đơn vị.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được kết nối từ Trung ương đến cấp xã, tạo hạ tầng truyền dẫn ổn định, an toàn kết nối các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền số. Đến nay, đã triển khai kết nối đến 96 đơn vị phục vụ truy cập các phần mềm dùng chung tại các cơ quan, đơn vị từ tỉnh, huyện đến xã.

Trong năm triển khai cấp 491 chứng thư số, chữ ký số cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân; trong đó có 33 cơ quan, tổ chức và 458 cá nhân.

3.2. Tồn tại, hạn chế:

Hạ tầng công nghệ thông tin đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, sử dụng công nghệ tiên tiến, theo tiêu chuẩn trong nước và thế giới; tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng việc phục vụ duy trì, vận hành chính phủ điện tử, chưa mở rộng năng lực tính toán, lưu trữ để triển khai các ứng dụng cho ĐTTM như tính toán song song, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, xử lý dữ liệu lớn. Hạ tầng công nghệ thông tin của các Sở, ban, ngành, địa phương chưa được đầu tư, nâng cấp kịp thời, thiếu tính đồng bộ, một số phòng ban, đơn vị còn sử dụng các dòng máy tính cũ, lạc hậu, có hiệu suất thấp, xử lý công việc chậm, không đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thời gian tới.

4. Phát triển các nền tảng số

Hoạt động Trung tâm điều hành đô thị thông minh (IOC): Hệ thống Trung tâm điều hành đô thị thông minh đã được kết nối, tích hợp 12 hệ thống thông tin để phục vụ cho việc theo dõi, giám sát, tiếp nhận, điều phối, xử lý, tổng hợp, cung cấp thông tin cho người dân, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, đang triển khai xây dựng phần mềm Smart Ninh Thuận tích hợp 5 hệ thống (DVC, Du lịch, giám sát hồ đập và cảnh báo lũ, phản ánh hiện trường, hạ tầng ngầm đô thị).

Trợ lý ảo được triển khai thí điểm hệ thống tổng đài tự động giải đáp ý kiến phục vụ người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công tỉnh Ninh Thuận.

Đã triển khai kết nối Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường (Hệ thống EMC) của Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Dữ liệu số

5.1. Kết quả đạt được:

Kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư theo Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 15/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về dân cư với CSDL quốc gia và CSDL chuyên ngành;

Hiện nay, toàn tỉnh có nhiều phần mềm quản lý chuyên ngành nhằm phục vụ quản lý theo ngành, lĩnh vực của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. [[2]]

5.2. Tồn tại, hạn chế:

Các cơ sở dữ liệu còn mang đặc thù riêng của từng cơ quan, ngành, lĩnh vực mà chưa xây dựng và công bố những tiêu chuẩn chung để thuận lợi cho việc cập nhật và khai thác dữ liệu; nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như quy định về cơ chế tích hợp, chia sẻ dữ liệu còn thiếu; thói quen cát cứ dữ liệu còn tồn tại ở nhiều cơ quan, đơn vị; việc triển khai và chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin của các Bộ ngành Trung ương cho địa phương còn nhiều khó khăn, thiếu tính đồng bộ, kết nối, kể cả giữa các hệ thống thông tin trong một Sở, ngành.

Bên cạnh đó, việc kết nối, chia sẻ, mở các cơ sở dữ liệu của cả khu vực công và tư rất hạn chế, chủ yếu là cát cứ thông tin; điều này làm lãng phí nguồn lực, cản trở triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ số. Việc duy trì hoạt động, nâng cấp, bảo trì hệ thống, đảo đảm an toàn thông tin, cập nhật dữ liệu thường xuyên đối với các hệ thống thông tin chuyên ngành còn nhiều hạn chế; có một số phần mềm, cơ sở dữ liệu đã lạc hậu không sử dụng được do không được duy trì, nâng cấp, cập nhật dữ liệu thường xuyên.

6. An toàn thông tin mạng

6.1. Kết quả đạt được:

Trong năm đã cử 01 cán bộ tham dự khóa đào tạo 100 chuyên gia về Chính phủ điện tử. Đã triển khai hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng và bảo mật dữ liệu cho các hệ thống thông tin Chính quyền số theo mô hình 04 lớp.

Công an tỉnh đã triển khai rà soát, xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ đối với 04 hệ thống thông tin quan trọng của Công an tỉnh theo quy định; kết nối mạng BCAnet và các hệ thống CSDL của lực lượng Công an; tiếp nhận và đưa vào sử dụng hệ thống giám sát an ninh kênh truyền phục vụ dự án CSDL quốc gia về dân cư tại Trung tâm mạng ABCnet Công an tỉnh.

100% (27/27) hệ thống thông tin CQNN được phê duyệt theo cấp độ, 100% hệ thống thông tin trong CQNN được triển khai phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt.100% hệ thống thông tin CQNN có 100% máy chủ, máy trạm được cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc.

Trong năm 2022, có 14.939 cảnh báo ở mức độ trung bình, 362 cảnh báo ở mức độ cao và 06 cảnh báo ở mức độ Nghiêm trọng, đã được Viettel xử lý; phối hợp, thực hiện theo hướng dẫn của Viettel rà soát lỗ hổng Apache Log4j trên các máy chủ. Hệ thống giám sát máy khách SOC (Ajiant) trong tổng số 20 máy: có khoảng 29.012 cảnh báo thấp, các cảnh báo ở mức độ thấp chủ yếu cảnh báo các hoạt động của phần mềm Lotus Domino, chương trình Symantec Antivirus quét nền, chưa phát hiện nguy hại gì đến hệ thống; Có 1.524 cảnh báo trung bình, cảnh báo tiến trình dò quét thăm dò trên hệ thống và đã rà soát kiểm tra chưa phát hiện bất thường.

6.2. Tồn tại, hạn chế:

Công tác bảo đảm an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu và an ninh mạng hiện vẫn là một thách thức lớn mà tỉnh Ninh Thuận phải đối mặt; khả năng bảo vệ, ứng cứu sự cố, xử lý tấn công mạng của các doanh nghiệp, người dân còn hạn chế; tình trạng lộ, lọt, đánh cắp, chiếm quyền kiểm soát, buôn bán thông tin cá nhân trên không gian mạng cũng thường xuyên diễn ra. Nguy cơ xảy ra các loại tội phạm công nghệ cao, mất an toàn an ninh mạng dẫn đến suy giảm lòng tin của người dùng trong các giao dịch trên môi trường số.

7. Chính quyền số

7.1. Kết quả đạt được:

Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử triển khai đồng bộ đến 100% các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh; Trong năm 2022, trên Cổng dịch vụ công tỉnh có 1756 DVC trực tuyến (cấp xã 109 DVC, Huyện 274 DVC, Tỉnh 1.373 DVC). Đã đồng bộ trạng thái 1.716/1.756 DVC trực tuyến đạt 97.72%, đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia 1.596/1756 đạt 90,9%, vượt 10,9% so với kế hoạch. [[3]]

Hệ thống nền tảng triển khai chuyển đổi số:

- Đã hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu dùng chung của tỉnh để kết nối, tích hợp, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu dùng chung của tỉnh, đang tích hợp các CSDL tại TTTHDL. Đến nay đã tích hợp được hai CSDL vào nền tảng lõi.

- Xây dựng, triển khai nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) phục vụ cho việc gửi nhận văn bản điện tử, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; đã thực hiện kết nối với 13/13 cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quốc gia thông qua trục NGSP. Triển khai thực hiện chuyển đổi IPv6 đối với Cổng thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh theo Kế hoạch số 1154/KH-STTTT ngày 13/5/2022.

- Hoạt động Trung tâm điều hành đô thị thông minh (IOC): Hệ thống Trung tâm điều hành đô thị thông minh đã được kết nối, tích hợp 12 hệ thống thông tin để phục vụ cho việc theo dõi, giám sát, tiếp nhận, điều phối, xử lý, tổng hợp, cung cấp thông tin cho người dân, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Đã xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin kinh tế xã hội của tỉnh và kết nối với Hệ thống báo cáo của Chính phủ theo quy định. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý khai thác và vận hành Hệ thống thông tin kinh tế-xã hội của tỉnh, hiện nay đã thực hiện số hóa 410 biểu trong đó: 02 biểu liên thông văn phòng chính phủ và 408 biểu địa phương.

- Mạng TSLCD đã được kết nối từ Trung ương đến cấp xã, tạo hạ tầng truyền dẫn ổn định, an toàn kết nối các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền số. Đến nay, đã triển khai kết nối đến 96 đơn vị phục vụ truy cập các phần mềm dùng chung tại các cơ quan, đơn vị từ tỉnh, huyện đến xã.

- Đã triển khai kết nối Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường (Hệ thống EMC) của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trợ lý ảo được triển khai thí điểm hệ thống tổng đài tự động giải đáp ý kiến phục vụ người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công tỉnh Ninh Thuận.

Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được các cơ quan, đơn vị tích cực triển khai theo chỉ đạo của các bộ, ngành; từng bước đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng trong các cơ quan nhà nước.

7.2. Tồn tại, hạn chế:

- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện các TTHC, dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia của một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế.

- Việc tiếp nhận, cập nhật, xử lý và trả kết quả trên hệ thống còn hạn chế chưa đầy đủ, còn nhiều hồ sơ khi tiếp nhận giải quyết mà không cập nhật trên hệ thống dẫn đến số lượng hồ sơ tiếp nhận, giải quyết và số lượng TTHC có phát sinh hồ sơ trên hệ thống là không cao (chưa đúng với thực tế tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại các sở, ngành, địa phương); việc xử lý hồ sơ hầu hết đều do bộ phận một cửa cập nhật kết quả xử lý mà chưa thực hiện tròn quy trình, ký số trên hệ thống; vẫn còn tình trạng chậm cập nhật, trả kết quả trên hệ thống, nhất là đối với các hồ sơ ở cấp huyện; tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4 có phát sinh hồ sơ đạt thấp, có nhiều TTHC nhiều năm liền không phát sinh hồ sơ.

8. Kinh tế số

8.1. Kết quả đạt được:

- Tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch để triển khai thực hiện liên quan phát triển thương mại điện tử[4]. Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công ty Cổ phần Base.vn (đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần FPT) triển khai “Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp” trên địa bàn tỉnh.

- Hiện nay, có 31 doanh nghiệp đã lên các sàn thương mại điện tử và 4 doanh nghiệp đang chờ Cục Xúc tiến thương mại xét duyệt. Đã thực hiện thu thập thông tin và mở 17.542 tài khoản mua/bán trên sàn Postmart, có 61 gian hàng (tài khoản bán) với 195 sản phẩm; phổ biến, hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số cho 100% hộ có tài khoản bán.

- Doanh nghiệp công nghệ số: Số lượng doanh nghiệp CNTT đang hoạt động: 654 doanh nghiệp. Tổng doanh thu trong lĩnh vực CNTT, viễn thông năm 2021: 1.321.647 triệu đồng (chiếm 3,3% tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh) chủ yếu từ hoạt động sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ, phân phối sản phầm, dịch vụ CNTT.

- Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản trên các sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo, Voso, PostMart[[5]]

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh thực hiện kế hoạch thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo Kế hoạch 1466/KH-UBND, trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã phối hợp với Tỉnh đoàn xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển 20.000 tài khoản thanh toán trong đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh. Kết quả, đến tháng 10/2022, tổng số tài khoản đã mở được là 23.099 tài khoản, đạt 115,5% so với chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã ký kết Quy chế phối hợp với UBND thành phố Phan Rang - Tháp Chàm triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công trên địa bàn thành phố nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong các cơ quan thực hiện dịch vụ công, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch 1466/KH-UBND, trong đó, tập trung mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, gia tăng tiện ích, tiết giảm thủ tục và chi phí giao dịch, phối hợp với các đơn vị cung ứng dịch vụ công cùng đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở dữ liệu, triển khai các giải pháp kết nối để thực hiện thanh toán điện tử trực tuyến. [[6]]

8.2. Tồn tại, hạn chế:

Việc chuyển đổi số ở các doanh nghiệp của tỉnh còn chậm, thiếu sự mạnh dạn trong đầu tư để chuyển đổi số, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong cơ cấu doanh thu công nghiệp Công nghệ thông tin hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp viễn thông và xuất khẩu dịch vụ Công nghệ thông tin đóng góp.

9. Xã hội số

- Phát triển công dân số: Tính đến ngày 26/12/2022, toàn tỉnh đã thu nhận hồ sơ cấp CCCD 574.965 hồ sơ/590.042 trường hợp, đạt 97,44%; thu nhận tài khoản định danh điện tử tài khoản mức độ 2: 48.721/307 (đặt 64,5%).

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Triển khai các ứng dụng số phục vụ người dân dễ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế và an sinh xã hội: Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai vận hành phần mềm QLGD Ninh Thuận đến nay, ngành giáo dục đã số hóa được 526 trường, với 4.584 lớp và 135.076 học sinh.

- Lĩnh vực Y tế: Hồ sơ sức khỏe điện tử đến nay có 610.351 hồ sơ được khởi tạo/655.328 dân, đạt tỷ lệ 93,1%. Hiện tại các đơn vị đang từng bước tiến hành cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử đã được khởi tạo. Bệnh án điện tử: Tổng số Bệnh án điện tử nội trú và ngoại trú đã được tạo trên hệ thống phần mềm Quản lý Khám chữa bệnh là: 54.404 Bệnh án. Tư vấn, khám chữa bệnh từ xa: Các Trung tâm Y tế đều đã triển khai thí điểm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa cho ít nhất 01 trạm y tế trực thuộc. Sử dụng 100% phần mềm Quản lý khám chữa bệnh trong công tác khám chữa bệnh, liên thông dữ liệu, giám định bảo hiểm y tế.

- Người dân có tài khoản thanh toán điện tử: 38,1%, tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ tài chính - ngân hàng điện tử: 24,8%; tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt trên 90%. Phát triển 17.095 tài khoản thanh toán trong đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh, đạt 85,5% so với chỉ tiêu đề ra.

- Thu thập và cập nhật lên phần mềm nền tảng địa chỉ số là 146.587 địa chỉ, đạt 100% (trong đó địa chỉ nhà tư nhân là 144.319 địa chỉ).

10. Nhân lực số

- Số lượng CBCCVC chuyên trách về công nghệ thông tin của tỉnh hiện có 52 người; 04 CCVC chuyên trách CNTT đã tham gia lớp bồi dưỡng đội ngũ nòng cốt chuyển đổi số; đã đăng ký tham gia chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số cho đối tượng lãnh đạo UBND cấp xã, với số lượng 185 người.

- Phối hợp với Cục Chuyển đổi số Quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tổ chức chương trình bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 100 người tham dự trực tiếp và hơn 700 người tham dự trực tuyến tại các điểm cầu các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 184 tổ chuyển đổi số cộng đồng với 901 người tham gia.

- Phối hợp tổ chức đào tạo, diễn tập tấn công mạng và phòng chống cho cán bộ công chức chuyên trách công nghệ thông tin các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố với 38 người tham dự. Thực hiện hướng dẫn, đào tạo cho người dân và doanh nghiệp khai thác các dịch vụ của tỉnh 10 lượt tại Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố với 380 người tham dự.

- Tổ chức lớp tuyên truyền, tập huấn cho người dân nắm được kiến thức về chuyển đổi số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, sử dụng các dịch vụ của tỉnh[7]

- Tổ chức thành công Hội thảo chuyển đổi số cho doanh nghiệp, với hơn 400 doanh nghiệp tham dự; Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Tập đoàn FPT, Viettel Ninh Thuận, VNPT Ninh Thuận để tư vấn về chuyển đổi số ngành y tế, ngành tài nguyên và môi trường,... Tổ chức tập huấn kiến thức cơ bản về chuyển đổi số cho hơn 30 cán bộ Đoàn, đoàn viên; triển khai chương trình chuyển đối số cho cán bộ Đoàn, đoàn viên trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2022.

- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận phổ biến các kiến thức về chuyển đổi số, an toàn an ninh thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức tại các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên.

11. Kinh phí thực hiện

Các nhiệm vụ, dự án công nghệ thông tin triển khai thực hiện của các cơ quan nhà nước năm 2022. [[8]]

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh tuy còn nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ kịp thời của Trung ương, sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền và sự tham gia tích cực của cơ quan, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã được đẩy mạnh và đạt một số kết quả bước đầu quan trọng, tạo nền tảng, động lực cho chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Công tác tuyên truyền, đào tạo kỹ năng chuyển đổi số được quan tâm thực hiện, tạo được chuyển biến về nhận thức; cơ bản hoàn thành nền tảng dữ liệu dùng chung. Công tác số hóa, đẩy mạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành được cấp ủy, chính quyền và cơ quan, đơn vị trong tỉnh tập trung chỉ đạo, quyết liệt thực hiện; dịch vụ công có tiến bộ, tỷ lệ văn bản hành chính xử lý trên môi trường mạng được nâng lên; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, đủ điều kiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia.

Cơ chế chính sách kịp thời được ban hành; hoạt động thương mại điện tử tiếp tục được tăng cường; giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt được tập trung đẩy mạnh trên một số dịch vụ thiết yếu; doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số thông qua việc lên sàn giao dịch điện tử và đăng ký thực hiện một số giao dịch như: nộp thuế, ngân hàng điện tử,... Thực hiện số hóa trông các hoạt động giáo dục, y tế được các ngành quan tâm đẩy mạnh hơn. Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn/khu phố tiếp tục được mở rộng.

Đã xây dựng, triển khai nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) phục vụ cho việc gửi nhận văn bản điện tử, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị đang hoạt động trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin quốc gia thông qua trục NGSP. Triển khai thực hiện chuyển đổi IPv6 đối với Cổng thông tin điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Hệ thống thông tin kinh tế-xã hội của tỉnh đã đi vào vận hành và kết nối với Hệ thống báo cáo của Chính phủ theo quy định. Đã hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu dùng chung của tỉnh để kết nối, tích hợp, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu dùng chung của tỉnh, đang tích hợp các CSDL tại Trung tâm tích hợp dữ liệu. Đến nay, đã tích hợp được 02 CSDL vào nền tảng lõi. Hội nghị truyền hình trực tuyến đã kết nối liên thông 4 cấp từ Trung ương, tỉnh, huyện và 65/65 xã, phường, thị trấn. Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc không giấy tờ đã triển khai hệ thống đến Tỉnh ủy, tất cả các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố...

Triển khai vận hành khai thác sử dụng Sàn thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận với tên miền sanphamninhthuan.com. Đã thực hiện thu thập thông tin và mở 17.542 tài khoản mua/bán trên sàn Postmart, có 61 gian hàng (tài khoản bán) với 195 sản phẩm; phổ biến, hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số cho 100% hộ có tài khoản bán. 100% doanh nghiệp đã triển khai chữ ký số và phần mềm kế toán điện tử; 100% doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử.

Triển khai các ứng dụng số phục vụ người dân dễ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế và an sinh xã hội. Sử dụng 100% phần mềm Quản lý khám chữa bệnh trong công tác khám chữa bệnh, liên thông dữ liệu, giám định bảo hiểm y tế. Người dân có tài khoản thanh toán điện tử đạt 38,1%, tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ tài chính - ngân hàng điện tử đạt 24,8%; Tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt trên 90%.

Bên cạnh kết quả đạt được còn có những hạn chế, đó là: Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh chưa mạnh, mặc dù chỉ số chuyển đổi số DTI được cải thiện nhưng còn thuộc nhóm thấp, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào tăng trưởng GRDP chưa đạt mục tiêu đề ra, còn ở mức thấp.

Tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến có phát sinh mới chưa nhiều, tính đồng bộ, liên thông dịch vụ công chưa cao; người dân và doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều về thực hiện dịch vụ công toàn trình; sử dụng hạ tầng, nền tảng số chưa nhiều, chưa đồng bộ, liên thông; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mới còn hạn chế; cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số chưa đủ mạnh, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh; việc khai thác, phát huy và thu hút nguồn lực xã hội cho chuyển đổi số còn hạn chế...

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM 2023

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Căn cứ các văn bản: Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch ban hành về chuyển đổi số, chi tiết tại Phụ lục 2 đính kèm.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới thực hiện mục tiêu toàn diện theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số năm 2023 với chủ đề hành động “Huy động mọi nguồn lực, tập trung phát triển dữ liệu số, số hoá quy trình; mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương phấn đấu hoàn thành ít nhất một sản phẩm chuyển đổi số năm 2023”; gắn quá trình chuyển đổi số với cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công của chính quyền các cấp, nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh của tỉnh để phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phát triển hạ tầng số

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình.

- Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi có điện thoại thông minh đạt 85%

2.2. Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

- 100% phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc của các cơ quan nhà nước trong tỉnh được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử.

- Đảm bảo 100% văn bản điện tử gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp được ký số thay thế văn bản giấy (trừ văn bản mật).

- Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống điện tử lãnh đạo, quản lý, điều hành, giám sát công việc; ứng dụng Chữ ký số trong các giao dịch điện tử, Hệ thống thông tin báo cáo, Hệ thống hội nghị trực tuyến…

- 100% cơ quan nhà nước từ cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 75%; Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận, xử lý trực tuyến đạt 70%.

- 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 95% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 75% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 95% báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê về kinh tế-xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được thực hiện qua hệ thống báo cáo điện tử của tỉnh; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống báo cáo tỉnh Ninh Thuận với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;

- 100% hệ thống thông tin của tỉnh thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- 100% Cổng/Trang thông tin điện tử các Sở, ban, ngành và địa phương công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ số bao gồm các cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm; Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục đạt 50% (không áp dụng đối với dữ liệu mật, tuyệt mật và dữ liệu phục vụ công tác quân sự, quốc phòng).

- Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương phấn đấu hoàn thành ít nhất một sản phẩm chuyển đổi số năm 2023.

2.3. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 30%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 7%.

- 90% sản phẩm OCOP của tỉnh được đưa lên các sàn thương mại điện tử nội địa (shopee, tiki, lazada, sendo, voso, postmart).

2.4. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 50%.

- Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh thực hiện cài đặt và sử dụng các ứng dụng tương tác với chính quyền đạt trên 50%.

- Tỷ lệ người dân từ đủ 15 tuổi trở lên số có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt 70%.

- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 90%.

III. NHIỆM VỤ

1. Nhận thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

Triển khai xây dựng Kế hoạch hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023; Kế hoạch hưởng ứng và phổ biến tháng 10: tháng Tiêu dùng số nhằm tuyên truyền đến nhân dân trong toàn tỉnh biết và tham gia hưởng ứng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.Ngày Chuyển đổi số của Tỉnh được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 hàng năm nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số của tỉnh, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 20212025, tầm nhìn đến năm 2030. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với cuộc sống nói riêng của mỗi người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung; Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp, các ngành và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

1.2. Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia”

Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương, hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã xây dựng chuyên trang, chuyên mục về Chuyển đổi số trên các sản phẩm báo chí của đơn vị nhằm nâng cao nhận thức về Chuyển đổi số, thường xuyên cập nhật thông tin mới từ các cơ quan chức năng về Chuyển đổi số và kết quả xây dựng Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số; Phản ánh kịp thời các hoạt động của các tổ chức và cá nhân tích cực tham gia công tác này. Thời lượng tuyên truyền phải phù hợp, nội dung mang tính phản ánh, giáo dục cao, tập trung vào mọi đối tượng, tầng lớp, vùng miền trong xã hội.

Đồng thời, tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của chuyển đổi số, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Ngoài ra, đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích, dịch vụ số an toàn, hiệu quả. Đặt baner, xây dựng chuyên mục về Chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, trong đó tập trung đăng tải các tin, bài phản ánh về xây dựng hệ thống Chính quyền số.

2. Thể chế số

- Cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số.

- Xây dựng hướng dẫn tổ chức thiết lập hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đô thị trên nền tảng GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh.

- Xây dựng Nghị quyết và chính sách hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh và Nghị quyết về chính sách thu hút doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển chuyển đổi số trình HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối năm 2023 tại Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 02/02/2022

- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.

3. Hạ tầng số

- Thiết lập nền tảng hạ tầng ICT và dữ liệu cho đô thị thông minh (điện toán đám mây, kho dữ liệu tập trung, an ninh bảo mật).

- Tiếp tục nâng cấp hoàn chỉnh hạ tầng dùng chung, hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; đảm bảo hạ tầng nền tảng phát triển dịch vụ đô thị thông minh và nền tảng IoT.

- Xây dựng, phát triển hạ tầng mạng truyền dẫn băng rộng chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; ưu tiên triển khai tại các khu vực có mật độ dân cư đông, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện.

- Đảm bảo kết nối an toàn các mạng LAN với mạng internet băng thông rộng và mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh; triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận.

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước thực hiện các ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ dùng chung của tỉnh, đưa vào sử dụng nền tảng LGSP và kết nối với hệ thống NGSP quốc gia; tích hợp các hệ thống thông tin của tỉnh và cơ quan Trung ương.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai, kết nối sử dụng hệ thống mạng WAN nội tỉnh tốc độ cao trong các cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Thuận.

- Cấp, phát chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc, dịch vụ công trực tuyến và các loại hình giao dịch điện tử khác do tỉnh triển khai đảm bảo đúng quy định.

4. Dữ liệu số

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tập trung toàn ngành giáo dục.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung và hệ thống báo cáo ngành du lịch.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng giao thông.

- Cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính. Phát triển các ứng dụng cơ sở dữ liệu đất đai trên nền tảng điện thoại thông minh.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Công Thương.

- Xây dựng và hỗ trợ các phần mềm khảo sát, đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp, hợp tác xã theo từng lĩnh vực, ngành hàng của Ngành Công Thương.

- Số hóa dữ liệu chuyên ngành của Sở Khoa học và Công nghệ.

- Nâng cấp, phát triển phần mềm quản lý có sở dữ liệu công chứng tỉnh.

- Dự án số hoá sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Thực hiện kết nối (APIs) dữ liệu Hệ chương trình quản lý giáo dục với Hệ thống báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm liên thông dữ liệu, không phải nhập liệu hàng tháng, quý đối với các dữ liệu cơ bản của ngành.

- Hoàn thành việc đồng bộ dữ liệu quốc gia về giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (csdln.moet.vn) với Hệ Chương trình quản lý giáo dục Ninh Thuận (qlgd.ninhthuan.edu.vn).

- Tiếp tục rà soát, xây dựng, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnhtrên cơ sở đảm bảo tương thích để tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức và hệ thống các phần mềm khác để thực hiện chuyển đổi số, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, góp phần phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo chủ trương, mục tiêu, lộ trình của Trung ương và của tỉnh đề ra.

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng đề án lưu trữ tài liệu điện tử trên địa bàn tỉnh và triển khai, thực hiện; trên cơ sở đó, đẩy mạnh rà soát, số hóa hồ sơ, tài liệu lưu trữ điện tử.

- Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian phục vụ quy hoạch và quản lý đô thị.

- Xây dựng cổng dữ liệu khai thác CSDL dùng chung cho CBCCVC của tỉnh và cổng dữ liệu mở cho doanh nghiệp, công dân khai thác. Triển khai cập nhật, khai thác sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức theo Kế hoạch của Bộ Nội vụ.

- Tăng cường khai thác hiệu quả CSDL quản lý cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, quản lý cơ sở chăn nuôi; cấp, quản lý mã số vùng trồng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn để từng bước hình thành Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp.

- Kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư theo Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 15/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về dân cư với CSDL quốc gia và CSDL chuyên ngành.

5. Nền tảng số

- Triển khai ứng dụng nền tảng phân tích, xử lý, chuẩn hoá dữ liệu về phát triển kinh tế-xã hội từ các nguồi khác nhau, từ đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ chính phủ số, hướng tới hình thành kho dữ liệu dùng chung cấp bộ, ngành, địa phương; thực hiện hiệu quả nền tảng dữ liệu số đang quản lý và quy trình đang thực hiện để đưa vào kho dữ liệu dùng chung (data warehouse), Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương; mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và công dân khai thác sử dụng theo quy định.

- Triển khai hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia, nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử trên địa bàn tỉnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả để phục vụ giao dịch điện tử giữa người dân với cơ quan nhà nước và các giao dịch điện tử dân sự khác một cách dễ dàng, đơn giản, tiện lợi. Phối hợp triển khai hệ thống thanh toán điện tử, kết nối với Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia (Cổng PayGov), hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông triển khai dịch vụ thanh toán điện tử (Mobile Money) đối với người dân để phổ cập, cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi tới tất cả người dân.

- Xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu hình thành kho dữ liệu dùng chung: cung cấp các tính năng, dịch vụ tích hợp, quản lý và khai thác tập trung các nguồn dữ liệu có trên địa bàn; tích hợp về kho dữ liệu thông qua nền tảng tích hợp dữ liệu các nguồn dữ liệu trên địa bàn tỉnh; hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung.

- Lựa chọn các nền tảng số và triển khai các nền tảng số quốc gia để phục vụ công tác chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.Trong quá trình lựa chọn và xây dựng sản phẩm chuyển đổi số phải tínhtoán bảo đảm tính an toàn, liên thông, kết nối và chia sẽ dữ liệu dùng chung, tránhtình trạng xây dựng các phần mềm độc lập, không tương thích với các phần mềm và dữ liệu dùng chung của quốc gia, tỉnh gây lãng phí nguồn lực và khó phát triểnnội dung số trong giai đoạn tiếp theo.

6. An toàn thông tin mạng

6.1. Bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ

- Tổ chức triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Thường xuyên rà soát, cập nhật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng, mức độ giám sát và bảo vệ cho 100% hệ thống thông tin của cơ quan. Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (nhất là TCVN 11930:2017) vào hoạt động của cơ quan.

- Duy trì và nâng cấp Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC), kết nối và chia sẻ thông tin, dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin);

- Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

6.2. Kế hoạch nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 417/KH-UBND ngày 27/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Đề án”Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính và Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân năm 2023.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin năm 2023.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, hệ thống trung tâm dữ liệu và thiết bị đầu cuối.

- Tổ chức tập huấn, diễn tập về an toàn thông tin mạng trong các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

7. Chính quyền số

- Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet của tỉnh sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); tiếp tục nâng cấp mở rộng mạng truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã.

- Triển khai thúc đẩy sử dụng các nền tảng số quốc gia trên địa bàn tỉnh; Triển khai các CSDLQG theo Quyết định 714/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ kết nối với các CSDL của tỉnh, trong đó tập trung đẩy mạnh triển khai CSDL quốc gia về Dân cư theo Đề án 06 và CSDL về đất đai.

- Tiếp tục triển khai đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh, đề án xây dựng và phát triển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở thành đô thị thông minh.

- Triển khai xây dựng Cổng dữ liệu mở của tỉnh để chia sẻ, cung dữ liệu cho các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp theo quy định.

- Triển khai thực hiện các nội dung tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025.

- Đẩy mạnh triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án số hoá, chuyển đổi số các quy trình nghiệp vụ của cơ quan nhà nước. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia trên địa bàn tỉnh, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

- Phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh (LGSP), kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) nhằm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu để khai thác, sử dụng.

- Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; Triển khai kỹ thuật đảm bảo từng bước sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID) thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

- Hoàn thiện việc tích hợp tính giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình; Liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Liên thông đăng ký khai tử xóa đăng ký thường trú, Trợ cấp mai táng phí.

- Triển khai ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc được tích hợp trên căn cước công dân gắn chíp và trên dữ liệu của CSDL quốc gia về dân cư; Triển khai Sổ Sức khỏe điện tử.

- Xây dựng, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnhtrên cơ sở quy định tại Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 25/6/2020, Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 590/KH-UBND ngày 15/02/2022 của UBND tỉnh.

- Xây dựng đề án lưu trữ tài liệu điện tử trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh và Lưu trữ lịch sử tỉnhtrên cơ sở Kế hoạch số 3385/KH-UBND ngày 22/9/2020 của UBND tỉnh và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 3913/UBND-VXNV ngày 09/9/2022.

- Lựa chọn các hệ thống thông tin của tỉnh hiện có được các ngành quản lý thuộc các lĩnh vực thông tin truyền thông, giao thông, đô thị, y tế, du lịch, nông nghiệp, môi trường,… để triển khai thử nghiệm, gắn liền phát triển dịch vụ đô thị thông minh với hệ thống chính quyền điện tử, từ đó phổ biến, nhân rộng.

- Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước.

- Triển khai nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính của tỉnh.

8. Kinh tế số

- Tăng cường tuyên truyền, hội thảo, hội nghị cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính, ngân hàng về chuyển đổi số; Xây dựng doanh nghiệp mẫu về chuyển đổi số để làm các mô hình mẫu cho các doanh nghiệp học hỏi và nhân rộng; Thành lập và triển khai hoạt động mạng lưới doanh nghiệp công nghệ số, kinh doanh số trong tỉnh; Triển khai hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, lĩnh vực giao thông vận tải và logistics, lĩnh vực năng lượng, lĩnh vực sản xuất công nghiệp; Đào tạo và phát triển nhân lực kinh tế số

- Xây dựng và phát triển thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; tập trung phát triển mạnh mẽ giao dịch điện tử đảm bảo kết nối cung cầu, nhất là chuỗi giá trị nông sản, du lịch, tiểu thủ công nghiệp trực tuyến.

- Chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm trong nền kinh tế tuần hoàn gắn với thương mại điện tử; triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm truy vết sản phẩm trong nền kinh tế tuần hoàn gắn với thương mại điện tử; 100% sản phẩm OCOP được tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử nội địa..

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx, sử dụng nền tảng số theo Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 17/3/2022; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 24/3/2022.

- Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, trong đó hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng.

- Triển khai, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử, nộp thuế điện tử; đảm bảo mục tiêu tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh đạt 100%.

9. Xã hội số

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; Xây dựng ứng dụng dùng chung thống nhất phục vụ chuyển đổi số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên nền tảng di động (NinhThuan-Smart).

- Số hóa hạng mục dữ liệu thuộc miền dữ liệu Xã hội số đã được xây dựng và đưa vào CSDL theo dạng mở cho người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng; Triển khai các dịch vụ tài chính-ngân hàng điện tử, dịch vụ y tế số cho người dân và xã hội.

- Tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả Kế hoạch số 1466/KH-UBND ngày 8/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển thanh toán không dùng tiền mặttrên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025.

- Tiếp tục triển khai nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa. Xây dựng và từng ước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu.

- Tổ chức khảo sát nhu cầu hỗ trợ của Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số; phát triển Doanh nghiệp công nghệ số khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

10. Nhân lực số

- Bố trí cán bộ hỗ trợ việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin có đủ năng lực và trình độ cho các cơ quan, đơn vị còn thiếu cán bộ công nghệ thông tin nhằm bảo đảm việc tham mưu triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đồng bộ và hiệu quả.

- Nâng cao nhận thức lãnh đạo các cấp về xây dựng và triển khai chính quyền số; công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực chuyển đổi số.

- Tổ chức đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng để quản trị, điều hành các hệ thống thông tin (hạ tầng, ứng dụng, an ninh, an toàn thông tin…) cho các cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại các đơn vị cấp sở, ngành và địa phương.

- Triển khai đào tạo cho người dân và doanh nghiệp khai thác các dịch vụ của tỉnh. Nâng cao năng lực đội ngũ an toàn thông tin.

- Cung cấp thông tin, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các ứng dụng số trong giao tiếp với các cơ quan hành chinh Nhà nước; nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về lợi ích, hiệu quả đem lại của Chính quyền số.

IV. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh về sự cần thiết trong việc chuyển đổi số. Đưa các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số vào Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Dự án nhằm tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

- Truyền thông sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số nhằm giúp người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được nhận thức sâu sắc hơn về thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các Sở, ban ngành, địa phương; chủ động thí điểm triển khai sáng kiến mới tại địa phương, có khả năng nhân rộng trên toàn quốc, đặc biệt là các sáng kiến liên quan đến dữ liệu số. Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; chia sẻ, phổ biến và tôn vinh kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân thực hiện thành công về chuyển đổi số.

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị, các chuyên đề tập huấn kiến thức cơ bản về chuyển đổi số và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng chuyển đổi số cho các cấp lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Tổ chức các khóa đào tạo, giới thiệu kiến thức cơ bản về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; các khóa chuyên sâu và nâng cao về kiến thức chuyển đổi số, phương thức tạo lập, hình thành các hệ thống thông tin trong chuyển đổi số.

- Triển khai hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng hiệu quả hơn, tích cực hơn để hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số đến người dân, doanh nghiệp; giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả. Các cơ quan truyền thông nghiên cứu, bố trí dành thời lượng nhất định để truyền thông về chuyển đổi số.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân nhằm triển khai các dịch vụ Chính quyền số trên địa bàn tỉnh.

- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, công nghệ “Make in Việt Nam” trong các hệ thống Chính quyền điện tử, Chính quyền số của tỉnh.

- Phối hợp, kết nối với các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin (VNPT, Viettel, mobifone) trên địa bàn tỉnh tăng cường, hỗ trợ nguồn nhân lực CNTT cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo hướng thuê nhân sự CNTT trong giai đoạn chưa bố trí đủ nhân lực theo nhu cầu để đáp ứng yêu cầu công việc. Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí hỗ trợ để phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu ứng dụng và phát triển CNTT.

- Các doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh lên môi trường số, thiết lập các kênh cung cấp dịch vụ số hiệu quả, nhất là thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến... Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng số, nhất là hạ tầng số dùng chung; chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

- Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số triển khai thử nghiệm trên địa bàn tỉnh về các mô hình công nghệ số tiên tiến của thế giới để tiên phong thử nghiệm công nghệ mới nhất, mô hình mới nhất trên thế giới.

- Đẩy mạnh công tác số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, khai thác, chỉ đạo, điều hành của địa phương và kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, cung cấp các tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Chủ động hợp tác với các địa phương trong phát triển Chính phủ số, Chính quyền số.

- Nghiên cứu, thăm quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng Đô thị thông minh, Chính quyền số của một số các tỉnh, thành bảo đảm phù hợp với điều kiện của  tỉnh.

5. Thu hút nguồn lực CNTT

Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 87/2022/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 của UBND tỉnh về quy định mức hỗ trợ cán bộ, công chức viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; thường xuyên quan tâm liên kết tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin để cập nhật kịp thời kiến thức, kỹ năng mới nhất, nhằm tạo niềm tin, động lực thu hút nguồn nhân lực CNTT.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến: 56.300.000.000 đồng (Năm mươi sáu tỷ, ba trăm triệu đồng).

2. Nguồn kinh phí: Ngoài ngân sách Trung ương hỗ trợ cho việc phát triển Chuyển đổi số của tỉnh hàng năm, địa phương cân đối bổ sung nguồn kinh phí. Ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, bảo đảm an toàn an ninh mạng và các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch này.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh hàng năm đảm bảo các mục tiêu kế hoạch.

- Tập trung hoàn thành việc nâng cấp, khắc phục hệ thống thông tin bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật thông tin, thực hiện kết nối, chia sẻ với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Đề án 06/CP.

- Chủ trì, tổ chức thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, đôn đóc các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này đảm bảo đạt hiệu quả.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin có đủ năng lực trên địa bàn tỉnh hỗ trợ các giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin cho thuê dành cho các Sở, ban ngành, địa phương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo quy định của Luật Đầu tư công để thực hiện các dự án được triển khai nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan triển khai nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, lồng ghép nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, lồng ghép nhiệm vụ hỗ trợ chuyển đổi số trong các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này.

4. Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của Đề án 06/CP; lợi ích của việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp, tài khoản định danh điện tử và giải quyết các thủ tục hành chính qua dịch vụ công để các cơ quan, doanh nghiệp, người dân biết, thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan liên quan triển khai kết nối hệ thống dịch vụ công và hành chính công với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Dân cư.

- Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố hướng dẫn Công an cấp xã phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể, các thành viên Tổ Đề án 06 cấp huyện, cấp xã, cấp thôn tăng cường rà soát, làm sạch dữ liệu về tiêm chủng, dữ liệu an sinh xã hội và dữ liệu của các hội, đoàn thể… và cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

5. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Chịu trách nhiệm trong việc rà soát, tham mưu đề xuất việc ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền quy định về chuyển đổi số của ngành, lĩnh vực, địa phương theo hướng tập trung, thống nhất, động bộ, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

- Các sở, ban ngành, các địa phương khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, hoàn thành trong quý I/năm 2023; 100% các xã, phường, thị trấn thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng.

- Định kỳ hàng quý gửi báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông tình hình triển khai để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Các doanh nghiệp ngành thông tin và truyền thông

- Tham gia triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, phát triển Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

- Chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

- Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét, giải quyết kịp thời.

VII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

Danh mục các nhiệm vụ, dự án ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Thuận năm 2023 chi tiết tại Phụ lục 5 đính kèm.

Trên đây là kế hoạch chuyển đổi số năm 2023./.

(Đính kèm các Phụ lục: 1, 2, 3, 4, 5)

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 14/02/2023 của UBND tỉnh Ninh Thuận)

STT

Chỉ tiêu

Mục tiêu năm 2022

Kết quả năm 2022

I

Nhận thức số

 

 

 

-

-

-

II

Thể chế số

 

 

 

-

-

-

III

Hạ tầng số

 

 

1

Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi có điện thoại thông minh

85%

100%

2

Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng

75%

70%

IV

Nhân lực số

 

 

 

-

-

-

V

An toàn thông tin

 

 

 

-

-

-

VI

Phát triển Chính quyền số

 

 

1

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ

 

 

1.1

Cấp tỉnh

55%

53,9%

1.2

Cấp huyện

40%

21,9%

1.3

Cấp xã

20%

11,39%

2

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến

60%

85,2%

3

Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC

100%

100%

4

Tỷ lệ hồ sơ công việc

 

 

4.1

Cấp tỉnh

95%

96,02%

4.2

Cấp huyện

90%

90,33%

4.3

Cấp xã

70%

75,98%

5

Tỷ lệ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trực tuyến

50%

60%

6

Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục

50%

30%

VII

Hoạt động Kinh tế số, Xã hội số

 

 

1

Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số

30%

30%

2

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử

100%

100%

3

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử

50%

50%

4

Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ

7%

3,3%

5

Tỷ lệ người dân từ đủ 15 tuổi trở lên số có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác

65-70%

38,1%

 

PHỤ LỤC 2

CÁC NGHỊ QUYẾT, QUYẾT ĐỊNH, KẾ HOẠCH BAN HÀNH VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 14/02/2023 của UBND tỉnh Ninh Thuận)

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

- Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 17/5/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chủ trương đầu tư chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025;

- Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 06/12/2022 của Tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đếnnăm 2030;

- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia;

- Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử củabộ/tỉnh;

- Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15/6/2022 của Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số Ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022;

- Quyết định số 352-QĐ/TU ngày 18/6/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo của tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận;

- Quyết định số 01-QĐ/BCĐCĐS ngày 12/7/2021 của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025 về thành lập Ban Điều hành Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận;

- Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 15/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Đề án chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”;

- Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 02/2/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 59-CTr/BCSĐ ngày 27/01/2022 của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 09- NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030;

- Chương trình hành động số 59-CTr/BCSĐ ngày 27/01/2022 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030;

- Kế hoạch số 4108/KH-UBND ngày 11/11/2020 về việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

- Kế hoạch số 4125/KH-UBND ngày 16/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025;

- Kế hoạch số 4731/KH-UBND ngày 30/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số năm 2021;

- Kế hoạch số 417/KH-UBND ngày 27/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”;

- Kế hoạch số 562/KH-UBND ngày 03/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện nhiệm vụ nâng cao chỉ số chuyển đổi số;

- Kế hoạch 01-KH/BCĐCĐS ngày 12/7/2021 của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 triển khai thực hiện chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận;

- Kế hoạch số 3566/KH-UBND ngày 18/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Kế hoạch số 3609/KH-BĐHCĐS ngày 18/8/2022 của Ban Điều hành Chuyển đổi số về việc triển khai thực hiện Chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

 

PHỤ LỤC 3

CÁC PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH NHẰM PHỤC VỤ QUẢN LÝ THEO NGÀNH, LĨNH VỰC CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 14/02/2023 của UBND tỉnh Ninh Thuận)

(1) Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng trên địa bàn tỉnh 5 Ninh Thuận và cơ sở dữ liệu tương ứng.

(2) Phần mềm Báo cáo thống kê-tổng hợp thông tin quản lý ngành nông nghiệp.

(3) Phần mềm Quản lý tổng thể bệnh viện tại Bệnh viện tỉnh.

(4) Phần mềm Kinh tế -Xã hội tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

(5) Phần mềm Quản lý địa chính thành phố Phan Rang-Tháp chàm, huyện Bác Ái, huyện Ninh Sơn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

(6) Phần mềm GIS quản lý dữ liệu ngầm đô thị trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

(7) Phần mềm Quản lý Ngân sách và Kho bạc.

(8) Phần mềm Quản lý Ngành thuế.

(9) Phần mềm Hệ thống thông tin ngành Giao thông.

(10) Phần mềm Hệ thống thông tin ngành Y tế.

(11) Phần mềm Hệ thống thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường.

(12) Phần mềm Hệ thống thông tin ngành Xây dựng.

(13) Phần mềm Hệ thống thông tin ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

(14) Phần mềm Hệ thống thông tin ngành Lao động Thương binh và Xã hội.

(15) Phần mềm Hệ thống thông tin về các đề tài khoa học.

(16) Phần mềm quản lý giấy phép lái xe.

(17) Phần mềm quản lý hồ sơ Bảo hiểm xã hội.

(18) Phần mềm quản lý văn bản chỉ đạo điều hành.

(19) Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

(20) Cơ sở dữ liệu về đăng ký kinh doanh.

(21) Cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.

(22) Cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin quản lý của ngành giáo dục.

(23) Cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo, cận nghèo.

(24) Cơ sở dữ liệu quản lý người có công.

(25) Cơ sở dữ liệu Hệ thống thư điện tử của tỉnh.

(26) Cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

(27) Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật.

(28) Cơ sở dữ liệu quản lý dự án đầu tư.

(29) Cơ sở dữ liệu về khiếu nại tố cáo.

(30) Hệ thống thông tin và CSDL dân tộc thiểu số.

(31) Phần mềm quản lý hệ thống thông tin xuất nhập khẩu.

(32) Hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành thủy lợi.

(33) Hệ thống giám sát tàu thuyền trên biển.

(34) Cơ sở dữ liệu về đăng ký kinh doanh.

(35) Phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Vilis 2.0.

(36)Trang thông tin điện tử Trung tâm Quan trắc Môi trường.

(37) Phần mềm WebGis quản lý thông tin bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

(38) Phần mềm quản lý tiến độ giải phóng mặt bằng.

(39) Phần mềm tổng hợp dữ liệu tài nguyên và môi trường.

(40) Phần mềm quản lý hồ sơ giao đất, thuê đất.

 

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC NHIỆM VỤ/DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 14/02/2023 của UBND tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: đồng

STT

Tên nhiệm vụ, dự án

Mục tiêu chính

Tổng mức đầu tư

Thời gian thực hiện

Nguồn vốn đầu tư

Hiện trạng

1

Dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư để lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025

Xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghệ số, đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số của Tỉnh. Chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực kinh tếxã hội; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp

3.603.101.767

2022-2025

Vốn cân đối ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Vốn sự nghiệp Công nghệ thông tin Ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 506/QĐ- UBND ngày 04/5/2022

Đã và đang triển khai

2

Nâng cấp hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật thông tin, thực hiện kết nối, chia sẻ với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quốc gia theo Đề án 06.

Nâng cấp hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật thông tin, thực hiện kết nối, chia sẻ với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quốc gia theo Đề án 06

3.000.000.000

Năm 2022

Ngân sách tỉnh theo Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 05/10/2022

Đã hoàn thành

3

Nền tảng tích hợp dữ liệu hình thành kho dữ liệu dùng chung

Hình thành kho dữ liệu dùng chung là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thống nhất và dùng chung cho các hệ thống công nghệ thông tin khác trên toàn tỉnh.

3.139.862.000

Năm 2022

Ngân sách tỉnh theo Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 03/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Đã hoàn thành

 

Thuê dịch vụ an toàn thông tin mạng.

Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh

901.000.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

4

Đào tạo cho người dân và doanh nghiệp khai thác các dịch vụ của tỉnh

Đào tạo cho người dân và doanh nghiệp khai thác các dịch vụ công của tỉnh

150.000.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

5

Đào tạo, diễn tập CNTT cho CBCC chuyên trách CNTT các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

Đào tạo, diễn tập công nghệ thông tin cho cán bộ làm công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước tỉnh

100.000.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

6

Xây dựng, triển khai hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của tỉnh

Xây dựng, triển khai hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của tỉnh

400.000.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

7

Nâng cấp hệ thống dịch vụ công trực tuyến phù hợp với yêu cầu kết nối chia sẻ dữ liệu và đáp ứng đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính

Nâng cấp hệ thống dịch vụ công trực tuyến phù hợp với yêu cầu kết nối chia sẻ dữ liệu và đáp ứng đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính

877.138.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

8

Thuê dịch vụ hội nghị truyền hình trực tuyến

Thuê dịch vụ hội nghị truyền hình trực tuyến

912.000.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

9

Tổ chức Hội thi tin học trẻ tỉnh Ninh Thuận năm 2022

Tổ chức Hội thi tin học trẻ tỉnh Ninh Thuận năm 2022

50.000.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

10

Chi phí tiền điện, tiền dầu, bảo dưỡng cho Trung tâm tích hợp dữ liệu, Trung tâm giám sát an toàn, an ninh, thông tin mạng và điều hành đô thị thông minh tỉnh Ninh Thuận

Chi phí tiền điện, tiền dầu, bảo dưỡng cho Trung tâm tích hợp dữ liệu, Trung tâm giám sát an toàn, an ninh, thông tin mạng và điều hành đô thị thông minh tỉnh Ninh Thuận

400.000.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

11

Kinh phí hoạt động Ban chuyển đổi số

Kinh phí hoạt động Ban chuyển đổi số

50.000.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

12

Mở rộng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Ninh Thuận

Mở rộng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc tỉnh Ninh Thuận

220.000.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

13

Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin (phòng họp trực tuyến), đầu tư phần mềm, ATTT, trung tâm IOC thành phố Phan Rang-Tháp Chàm

Phục vụ đô thị thông minh thành phố Phan Rang-Tháp Chàm

4.289.647.000

Năm 2022

Ngân sách địa phương

Đang triển khai trung tâm IOC

14

Xây dựng ngân hàng dữ liệu số và hệ quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý khai thác kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh Ninh Thuận hướng tới phát triển chính phủ điện tử

Ngân hàng dữ liệu số (CSDL) nhiệm vụ KH&CN tỉnh Ninh Thuận và Phần mềm quản trị ngân hàng dữ liệu số

2.066.000.000

Năm 2022

Kinh phí sự nghiệp KHCN

Đã và đang triển khai

15

Phần mềm tài khoản phục vụ bồi dưỡng tập huấn chương trình GDPT theo hình thức trực tuyến qua mạng

Phục vụ bồi dưỡng tập huấn chương trình GDPT theo hình thức trực tuyến qua mạng

1.125.000.000

Năm 2022

Kinh phí sự nghiệp ngành Giáo dục

Đã hoàn thành

16

Phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục

Kiểm định chất lượng giáo dục

1.146.650.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

17

Phần mềm quản lý tuyển sinh

Quản lý tuyển sinh các cấp

1.971.420.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

18

Phần mềm bài học tập viết chữ Việt

Phần mềm bài học tập viết chữ Việt

2.786.950.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

19

Phần mềm thiết kế giáo án điện tử (E-Learning)

Phần mềm thiết kế giáo án điện tử

1.435.200.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

20

Phần mềm Hệ thống quản lý họp, dạy và học trực tuyến, hỗ trợ kiểm tra đánh giá, tổ chức thi online các trường THCS, THPT

Quản lý họp, dạy và học trực tuyến, hỗ trợ kiểm tra đánh giá, tổ chức thi online các trường THCS, THPT

3.690.000.000

Năm 2022

nt

Đã hoàn thành

 

Tổng cộng:

32.313.968.767

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH NINH THUẬN NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 14/02/2023 của UBND tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị chủ trì

Nhiệm vụ, dự án mới hay chuyển tiếp

Mục tiêu chính

Thời gian thực hiện

Nguồn vốn

Dự kiến kinh phí đầu tư

Ghi chú

A

Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số

 

 

 

 

 

 

 

I

Nhóm dự án chuyển đổi nhận thức

 

 

 

 

 

 

 

1

Chương trình đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng số trong cơ quan nhà nước (bao gồm cả nhận thức an toàn thông tin)

Sở TT&TT

 

Đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng số trong cơ quan nhà nước

Hàng năm

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

500

Đã có chủ trương đầu tư theo Nghị Quyết 34/NQ- HĐND ngày 17/5/2021 và theo Đề án CĐS tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030

2

Chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo số cho các cấp lãnh đạo trong cơ quan nhà nước (bao gồm cả nhận thức an toàn thông tin)

Sở TT&TT

 

Đào tạo kỹ năng lãnh đạo số cho các cấp lãnh đạo trong cơ quan nhà nước (bao gồm cả nhận thức an toàn thông tin)

Hàng năm

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

500

nt

3

Chương trình đào tạo 50 cán bộ chuyên gia số trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả nghiệp vụ an toàn thông tin)

Sở TT&TT

 

Đào tạo 50 cán bộ chuyên gia số trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả nghiệp vụ an toàn thông tin)

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

1.500

nt

II

Hoàn thiện thể chế chính sách

 

 

 

 

 

 

 

1

Cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số

Sở TT&TT

 

Cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Chính quyền điện tử

Hàng năm

 

 

 

2

Ban hành hướng dẫn tổ chức thiết lập hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đô thị trên nền tảng GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh.

Sở Xây dựng

 

Ban hành hướng dẫn tổ chức thiết lập hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đô thị trên nền tảng GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh.

Năm2023

 

 

 

3

Xây dựng Nghị quyết hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh giaiđoạn 2021-2025.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

Xây dựng Nghị quyết hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh giai đoạn 2021-2025

Năm 2023

 

 

 

4

Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.

Các sở, ngành và địa phương

 

Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số,

Hàng năm

 

 

 

IV

Phát triển hạ tầng số

 

 

 

 

 

 

 

1

Triển khai hạ tầng dự phòng thảm họa phục vụ cho chương trình chuyển đổi số đến 2030

Sở TT&TT

Dự án mới

Triển khai hạ tầng dự phòng thảm họa phục vụ cho chương trình chuyển đổi số đến 2030

Năm 2023

NSĐP

2.000

Đã có chủ trương đầu tư theo Nghị Quyết 34/NQ- HĐND ngày 17/5/2021 và theo Đề án CĐS tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030

III

Số hóa nguồn dữ liệu

 

 

 

 

 

 

 

1

Số hóa dữ liệu chuyên ngành

Sở, ban ngành

Dự án mới

Số hóa dữ liệu chuyên ngành

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

1.000

Đã có chủ trương đầu tư theo Nghị Quyết 34/NQ- HĐND ngày 17/5/2021 và theo Đề án CĐS tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030

2

Chuẩn hóa dữ liệu chia sẻ doanh nghiệp, tổ chức

Sở TT&TT

Dự án mới

Chuẩn hóa dữ liệu chia sẻ doanh nghiệp, tổ chức

Năm 2023

NS Trung ương và địa phương

2.000

nt

VI

Xây dựng nền tảng số

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng kiến trúc chuyển đổi số và các nền tảng số

Sở TT&TT

Dự án mới

Xây dựng kiến trúc chuyển đổi số và các nền tảng số

Năm 2023

Ngân sách Trung ương và địa phương

1.500

Đã có chủ trương đầu tư theo Nghị Quyết 34/NQ- HĐND ngày 17/5/2021 và theo Đề án CĐS tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030

2

Tích hợp lên các nền tảng số quan trọng: Số hóa, định danh điện tử, Internet vạn vật (IOT), Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Nền tảng chuổi khối (Blockchain)

Sở TT&TT

Dự án mới

Tích hợp lên các nền tảng số quan trọng: Số hóa, định danh điện tử, Internet vạn vật (IOT), Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Nền tảng chuổi khối (Blockchain)

Năm 2023

Ngân sách Trung ương và địa phương

3.000

nt

3

Kết nối, tích hợp và chia sẻ với các cơ sở dữ liệu của các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích, xã hội và các dịch vụ công cộng

Sở TT&TT

Dự án mới

Kết nối, tích hợp và chia sẻ với các cơ sở dữ liệu của các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích, xã hội và các dịch vụ công cộng

 

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

1.000

nt

4

Triển khai mạng lưới phát thanh thông minh

Sở TT&TT

Chuyển tiếp

Triển khai mạng lưới phát thanh thông minh

 

Ngân sách Trung ương và địa phương

2.000

nt

V

Đảm bảo an toàn thông tin

 

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin (SOC)

Sở TT&TT

Chuyển tiếp

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin (SOC)

Năm 2023

Ngân sách Trung ương và địa phương

1.000

Đã có chủ trương đầu tư theo Nghị Quyết 34/NQ- HĐND ngày 17/5/2021 và theo Đề án CĐS tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030

VI

Phát triển nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổ chức đào tạo chuyên sâu về các công nghệ mới cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin

Sở TT&TT

Chuyển tiếp

Tổ chức đào tạo chuyên sâu về các công nghệ mới cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

200

Đã có chủ trương đầu tư theo Nghị Quyết 34/NQ- HĐND ngày 17/5/2021 và theo Đề án CĐS tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến 2030

2

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin của tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức

Sở TT&TT

Chuyển tiếp

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin của tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

200

nt

3

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu của tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức

Sở TT&TT

Chuyển tiếp

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu của tỉnh cho cán bộ, công chức, viên chức

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

200

nt

B

Phát triển Chính quyền số

 

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc theo hướng dịch vụ thông minh

Sở TT&TT

Dự án mới

Nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc theo hướng dịch vụ thông minh

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

1.000

Đã có chủ trương đầu tư theo Nghị Quyết 34/NQ- HĐND ngày 17/5/2021 và theo Đề án CĐS tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến 2030

2

Chuyển hóa các hệ thống thông tin dùng chung trong cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Thuận theo kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0 và Kiến trúc ICT đô thị thông minh

Sở TT&TT

Dự án mới

Chuyển hóa các hệ thống thông tin dùng chung trong cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Thuận theo kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0 và Kiến trúc ICT đô thị thông minh

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

1.500

nt

 

Nâng cấp hệ thống thông tin dịch vụ công theo yêu cầu thực tiễn mới và mô hình thí điểm phục vụ dịch vụ công mọi lúc mọi nơi

Sở TT&TT

Chuyển tiếp

Nâng cấp hệ thống thông tin dịch vụ công theo yêu cầu thực tiễn mới và mô hình thí điểm phục vụ dịch vụ công mọi lúc mọi nơi

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

1.000

nt

3

Hệ thống thông tin chuẩn Công sở số, phòng họp số tích hợp trung tâm giám sát ngành thông minh trong cơ quan nhà nước.

Sở TT&TT

Dự án mới

Hệ thống thông tin chuẩn Công sở số, phòng họp số tích hợp trung tâm giám sát ngành thông minh trong cơ quan nhà nước.

Năm 2023

Ngân sách Trung ương và địa phương

10.000

nt

4

Xây dựng bản đồ số, mạng xã hội dành riêng cho công chức, viên chức, các dịch vụ cơ bản về trí tuệ nhân tạo (AI) thu thập dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định, phục vụ cho hoạt động quản lýnhà nước trên nền tảng số trong cơ quan nhà nước.

Sở TT&TT

Dự án mới

Xây dựng bản đồ số, mạng xã hội dành riêng cho công chức, viên chức, các dịch vụ cơ bản về trí tuệ nhân tạo (AI) thu thập dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định, phục vụ cho hoạt động quản lýnhà nước trên nền tảng số trong cơ quan nhà nước.

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

3.000

nt

5

Xây dụng Trung tâm chỉ đạo, điều hành hành số Ủy ban nhân dân tỉnh

VP UBND tỉnh

Dự án mới

Xây dụng Trung tâm chỉ đạo, điều hành hành số Ủy ban nhân dân tỉnh

Năm 2023

Ngân sách Trung ương và địa phương

3.000

nt

9

Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

BHXH tỉnh

Dự án mới

Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

Năm 2023

 

 

 

C

Phát triển kinh tế số

 

 

 

 

 

 

 

2

Phấn đấu phát triển từ 01 - 02 doanh nghiệp số

Sở Kế hoạch và ĐT

 

Phấn đấu phát triển từ 01 - 02 doanh nghiệp số

Năm 2023

 

 

 

3

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx, sử dụng nền tảng số theo Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025

Các sở, ban, ngành

 

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx, sử dụng nền tảng số theo Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025

Hàng năm

 

 

 

4

Triển khai chương trình khởi nghiệp sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế số

Sở KHCN

 

Triển khai chương trình khởi nghiệp sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế số

Hàng năm

 

 

 

5

Phát triển hạ tầng số phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

NHNN CN tỉnh Ninh Thuận

 

Phát triển hạ tầng số phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Hàng năm

 

 

 

D

Phát triển xã hội số

 

 

 

 

 

 

 

1

Hoàn thiện ứng dụng dùng chung thống nhất phục vụ chuyển đổi số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên nền tảng di động (NinhThuan Smart)

Sở TT&TT

Chuyển tiếp

Hoàn thiện ứng dụng dùng chung thống nhất phục vụ chuyển đổi số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên nền tảng di động (NinhThuan Smart)

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

3.000

Đã có chủ trương đầu tư theo Nghị Quyết 34/NQ- HĐND ngày 17/5/2021 và theo Đề án CĐS tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến 2030

E

Chuyển đổi số trong một số lĩnh vực ưu tiên

 

 

 

 

 

 

 

1

Đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025 định hướng 2030

Sở TT&TT

 

Đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025 định hướng 2030

Năm 2023

Ngân sách Trung ương và địa phương

10.000

Đã có chủ trương đầu tư theo Nghị Quyết 34/NQ- HĐND ngày 17/5/2021 và theo Đề án CĐS tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến 2030

2

Xây dựng nền tảng số, hoàn thiện và phát triển dịch vụ Du lịch thông minh

Sở VHTT&DL

Dự án mới

Xây dựng nền tảng số, hoàn thiện và phát triển dịch vụ Du lịch thông minh

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

2.000

nt

3

Xây dựng nền tảng số và chuyển đổi số toàn diện ngành Văn hóa, thể thao. Tích hợp vào hệ thống dịch vụ thông minh ngành Văn hóa, thể thao. Ứng dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường (AR/VR) tại các di tích, điểm đến thuộc tỉnh.

Sở VHTT&DL

Dự án mới

Xây dựng nền tảng số và chuyển đổi số toàn diện ngành Văn hóa, thể thao. Tích hợp vào hệ thống dịch vụ thông minh ngành Văn hóa, thể thao. Ứng dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường (AR/VR) tại các di tích, điểm đến thuộc tỉnh.

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

3.000

nt

4

Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các trung tâm logistics

Sở Công Thương

Dự án mới

Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các trung tâm logistics

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

2.000

nt

5

Triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2025

Sở Nội vụ

Chuyển tiếp

Triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2025

Năm 2023

Vốn NS, CNTT, XHH, khác

200

nt

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

56.300

 

 



[1] Phụ lục 2: Các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch ban hành về chuyển đổi số

[2] Phụ lục 3: Các phần mềm quản lý chuyên ngành nhằm phục vụ quản lý theo ngành, lĩnh vực của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh

[3] Từ 01/01/2022 đến 31/12/2022, trên Cổng dịch vụ tỉnh tiếp nhận 199.366 hồ sơ trong đó: cấp tỉnh 148.578 hồ sơ (93.645 hồ sơ tiếp nhận trực tiếp, 53.971 hồ sơ tiếp nhận qua mạng (chiếm 36,33%), 962 hồ sơ tiếp nhận qua BCCI); cấp huyện: 12.194 hồ sơ (9.513 hồ sơ tiếp nhận trực tiếp, 2.671 hồ sơ tiếp nhận qua mạng (chiếm 21,90%), 10 hồ sơ tiếp nhận qua BCCI). Cấp xã: 38.594 hồ sơ trong đó: 34.194 hồ sơ tiếp nhận trực tiếp, 4.394 hồ sơ tiếp nhận qua mạng (chiếm 11,39%), 6 hồ sơ tiếp nhận qua BCCI.

Đã xử lý được 197.780 hồ sơ trong đó: cấp tỉnh 99.213 hồ sơ (21.338 hồ sơ xử lý trước hạn, 77.831 hồ sơ xử lý đúng hạn, 44 hồ sơ xử lý trễ hạn (chiếm 0.04%)); cấp huyện 60.123 hồ sơ (cấp huyện đã xử lý 11.931 hồ sơ trong đó: 8.357 hồ sơ xử lý trước hẹn, 3.344 hồ sơ xử lý đúng hẹn, 230 hồ sơ xử lý trễ hẹn (chiếm 1,93%), Văn phòng Đăn ký đất đai đã xử lý 48.193 hồ sơ); cấp xã 38.443 hồ sơ (18.821 hồ sơ xử lý trước hẹn, 18.821 hồ sơ xử lý đúng hẹn, 792 hồ sơ xử lý trễ hẹn (chiếm 2,06%))

Tổng số hồ sơ nộp từ Cổng dịch vụ công quốc gia 18.503 hồ sơ, đồng bộ lên Cổng quốc gia 174.514, tổng số hồ sơ đồng bộ trạng thái lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 189.815/199.475 đạt 95.16%.

Năm 2022, toàn tỉnh tiếp nhận, cập nhật 199.366 hồ sơ trên hệ thống (tăng 2,48 lần so với năm 2021), trong đó hồ sơ tiếp nhận trực tuyến qua mạng 61.036/199.366 hồ sơ, đạt 30,62% đạt (tăng 17% so với năm 2021), trong đó cấp tỉnh 53.970/100.139 hồ sơ, đạt 53,9% (không bao gồm 48.439 hồ sơ đất đai của các Chi nhánh VPĐK - toàn bộ hồ sơ tiếp nhận trực tiếp, không có hồ sơ trực tuyến; nếu bao gồm cả hồ sơ đất đai của VPĐK đất đai các Chi nhánh 53.971/148.578, đạt 36,33%); cấp huyện 2.671/12.194 hồ sơ, đạt 21,9%; cấp xã 4.394/38.594 hồ sơ, đạt 11,39%; Đã xử lý và trả kết quả 197.770 hồ sơ, đúng và trước hạn đạt 99,15%.

Đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi tham gia dịch vụ công trực tuyến có 743 phiếu đánh giá, trong đó cấp tỉnh 564 phiếu (17/18 đơn vị được đánh gia), cấp huyện 179 phiếu (7/7 huyện, thành phố được đánh giá), cấp xã không có phiếu đánh giá. Cấp tỉnh: có 16/17 đơn vị được đánh giá xếp loại xuất sắc, 1/17 đơn vị được đánh giá xếp loại tốt; cấp huyện: có 5/7 huyện được đánh giá xếp loại xuất sắc, 2/7 huyện được đánh giá, xếp loại khá.

Gửi nhận văn bản điện tử: Toàn tỉnh hiện có 26/26 Sở, ban, ngành và 7/7 UBND cấp huyện, 65/65 UBND cấp xã đã triển khai Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc được tích hợp chứng thư số và được gắng mã định danh. Đồng thời, bổ sung chức năng quản lý tài liệu và lưu trữ điện tử trên phần mềm TD.Office. Tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng so với tổng số văn bản đi/đến giữa các cơ quan, đơn vị trong nội bộ tỉnh, đạt tỷ lệ từ 95-100% (trừ văn bản mật). Hoàn thành trục liên thông văn bản điện tử nội tỉnh (LGSP) giữa các cơ quan, Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh; kết nối, liên thông phần mềm TD.Office với trục liên thông văn bản quốc gia. Từ ngày 01/01/2022 đến 31/10/2022 toàn tỉnh có có 796.319 văn bản giảm 3,19% so với cùng kỳ; trong đó: 609.047 văn bản đến giảm 3,98% so với cùng kỳ, 187.272 văn bản đi giảm 18,07% so với cùng kỳ (cấp tỉnh: 275.967 văn bản đến, 79.604 văn bản đi; cấp huyện 109.558 văn bản đến, 58.240 văn bản đi; cấp xã 223.522 văn bản đến, 49.428 văn bản đi).

Hội nghị truyền hình trực tuyến: Thực hiện 100% cuộc họp qua hội nghị truyền hình giữa UBND tỉnh với các cơ quan nhà nước, UBND cấp huyện, cấp xã. Đã kết nối liên thông 4 cấp từ Trung ương, tỉnh, huyện và 65/65 xã, phường, thị trấn. Đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện 178 cuộc họp và Tỉnh ủy 05 cuộc họp qua hệ thống.

[4] Kế hoạch số 2351/KH-UBND ngày 14/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 3566/KH-UBND ngày 18/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 4529/KH-UBND ngày 29/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Kế hoạch số 1408/KH-UBND ngày 05/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận năm 2022

[5] + Sàn Sendo: (1) Sản phẩm hành tím của HTX DV-NN thu mua nông sản Thanh Hải, (2) Sản phẩm nho xanh của Công ty TNHH SX-TM nông sản Thái Thuận Ninh Thuận, (3) Các sản phẩm chế biến từ nha đam của Công ty CP thực phẩm Cánh Đồng Việt.

+ Sàn Voso: Hỗ trợ đưa các sản phẩm của các cơ sở, HTX, doanh nghiệp, cụ thể: (1) Các sản phẩm nho sấy, nho tươi của HTX nho Evergreen Ninh Thuận; (2) Nước mắm của Hộ kinh doanh Quang Minh; (3) Trà măng tây của Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận; (4) Các sản phẩm táo sấy, mứt rong sụn của Cơ sở thu mua, chế biến nông, hải sản Lê Nhân; (5) Sản phẩm hành tím, tỏi của HTX DV-NN, thu mua nông sản Thanh Hải.

+ Sàn PostMart: Hỗ trợ đưa 06 cơ sở: (1) Cơ sở Lê Nhân (mật nho, táo sây, nho sấy, rong sụn, đậu phọng, vang nho,…); (2) Nước mắm nhỉ cá cơm truyền thống Chi Ninh Cà Ná (nước mắm); (3) HKD Nguyễn Công Trường (hành tím, tỏi, nghệ viên mật ong, ngũ cốc, mũ trôm khô, nho sấy, xoài sấy,…); (4) HKD Chamalea Sơn; (5) HKD Vũ Quang Hưng; (6) Cơ sở kinh doanh Dê, Cừu Triệu Tín (thịt dê, cừu sấy).

- 100% doanh nghiệp đã triển khai chữ ký số và phần mềm kế toán điện tử; 100% doanh nghiệp của tỉnh đã sử dụng hóa đơn điện tử.

[6] Đến tháng 10/2022, toàn tỉnh có 96 máy ATM (đạt 20 máy ATM trên 100.000 dân số trưởng thành) và 534 máy chấp nhận thanh toán thẻ POS (đạt 98 máy POS trên 100.000 dân số trưởng thành) được lắp đặt và kết nối liên thông với 442.037 thẻ đang lưu hành, tăng 04 máy ATM (+4,3%), tăng 67 máy POS (+14,3%) và tăng 56.000 thẻ (+14,4%) so với cuối năm 2021. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt 181.525 tỷ đồng/8.259.154 món, chiếm 60,5% trong tổng doanh số thanh toán qua ngân hàng.

Về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh: Triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐTTg, ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, NHNN tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1466/KH-UBND ngày 08/4/2022 của UBND tỉnh về Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025.

NHNN tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường kết nối thanh toán với các đơn vị trường học, bệnh viện, công ty điện, công ty cấp thoát nước, công ty vệ sinh môi trường, các công ty viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị để thanh toán thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.

Đến tháng 10/2022, có 9/12 chi nhánh NHTM có phát sinh giao dịch nộp thuế qua ngân hàng với53.930 lượt khách hàng, 8/12 chi nhánh NHTM có phát sinh giao dịch thanh toán hóa đơn tiền điện qua ngân hàng với 159.864 lượt khách hàng, 7/12 chi nhánh NHTM có phát sinh giao dịch thanh toán hóa đơn tiền nước qua ngân hàng với 113.025 lượt khách hàng thanh toán, 6/12 chi nhánh NHTM có phát sinh giao dịch thanh toán học phí qua ngân hàng với 42.978 lượt khách hàng thanh toán, 1/12 chi nhánh NHTM có phát sinh giao dịch thanh toán viện phí qua ngân hàng với 898 lượt khách hàng, 5/12 chi nhánh NHTM có phát sinh thanh toán tiền thu hộ bảo hiểm xã hội và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng với 61.895 lượt khách hàng.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, chủ động ngăn chặn, phòng ngừa việc lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho các hoạt động trung chuyển tiền đánh bạc, nạp tiền, thanh toán cho các trò chơi điện tử không được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép.

[7] Về số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia đào tạo: Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải: 02 lớp (lớp 1 35/35 người, đạt 100 %; lớp 2 35/35 người, đạt 100 %); Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn: 02 lớp (lớp 1 36/35 người, đạt 102,86 %; lớp 2 35/35 người, đạt 100 %); Ủy ban nhân dân huyện Thuận Nam: 01 lớp 35/35 người, đạt 100 %; Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước: 01 lớp 36/35 người, đạt 102.86 %; Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc: 01 lớp35/35 người, đạt 100%; Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm: 02 lớp (lớp 1 36/35 người, đạt 102,86 %; lớp 2 35/35 người, đạt 100 %); Ủy ban nhân dân huyện Bác Ái: 01 lớp 35/35 người, đạt 100%.

[8] Phụ lục 4:Các nhiệm vụ, dự án công nghệ thông tin triển khai thực hiện của các cơ quan nhà nước năm 2022

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 56/QĐ-UBND Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận năm 2023

  • Số hiệu: 56/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/02/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Trần Quốc Nam
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/02/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản