- 1Quyết định 33/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2013/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 16 tháng 12 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/7/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1957/TTr-SVHTTDL ngày 27/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên, địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 116/2005/QĐ-UBND ngày 29/9/2005 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình Phước)
Quy chế này quy định trách nhiệm phối hợp quản lý một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Du lịch.
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị có chức năng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
2. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 3. Những yêu cầu cơ bản trong việc quản lý hoạt động du lịch
1. Quản lý các hoạt động du lịch nhằm giúp các tổ chức, cá nhân bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Phước đã được phê duyệt và theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
2. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định của nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch, gây ô nhiễm môi trường, môi sinh, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội ở địa phương và các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực du lịch.
3. Tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư du lịch; xây dựng các chiến lược, đề án, chương trình hành động phát triển du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng du lịch của tỉnh; quảng bá, giới thiệu hình ảnh về du lịch của tỉnh đến du khách trong và ngoài nước.
1. Công tác phối hợp quản lý nhà nước dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã đảm bảo đồng bộ, kịp thời, chặt chẽ, thống nhất trong công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo công tác phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh và thực hiện công tác quản lý nhà nước về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực du lịch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo phân cấp của UBND tỉnh.
3. UBND các huyện, thị xã chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và theo phân cấp của UBND tỉnh.
Điều 5. Quản lý tài nguyên du lịch
1. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch trên địa bàn, trừ trường hợp tài nguyên du lịch nằm trong khu vực được UBND tỉnh giao cho một tổ chức khác quản lý, bảo vệ, khai thác.
2. Đối với các di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc UBND tỉnh giao cho một tổ chức quản lý thì tổ chức đó có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, khai thác nhằm phát huy giá trị di tích theo đúng Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định hiện hành về phân cấp quản lý.
3. Đối với các tài nguyên du lịch nhân văn thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước, UBND tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân quản lý, bảo vệ và khai thác phục vụ du lịch nhưng phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định và thông báo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện việc quản lý theo Luật Di sản văn hóa.
4. Trong trường hợp cần sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên để tổ chức các hoạt động vì mục đích chung, UBND tỉnh có quyết định trưng dụng cụ thể; UBND huyện, thị xã hoặc tổ chức được giao quản lý phải chấp hành theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh quyết định phân cấp quản lý các di tích đã được xếp hạng; ban hành Quy chế quản lý và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định cụ thể: phân cấp quản lý; trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp quản lý, bảo vệ và khai thác các giá trị di tích phục vụ du lịch; công tác xã hội hóa, công tác tôn tạo di tích; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm…
Điều 6. Quản lý, khai thác các khu, điểm du lịch, tuyến du lịch
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các ngành, UBND các huyện, thị xã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận các khu, điểm du lịch, tuyến du lịch địa phương và mô hình quản lý, khai thác theo quy định của Luật Du lịch.
2. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; trường hợp khu, điểm du lịch đã được UBND tỉnh giao cho một tổ chức thì tổ chức đó có trách nhiệm quản lý, khai thác.
3. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tuyến du lịch.
4. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm đôn đốc, huy động các lực lượng chuyên trách, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với tổ chức được giao quản lý khu, điểm du lịch, các di tích văn hóa - lịch sử, danh thắng... để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, văn minh, vệ sinh môi trường.
Điều 7. Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh lữ hành; các hoạt động kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ văn hóa, nghệ thuật và các dịch vụ thể thao phục vụ khách du lịch.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm phối hợp các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch khác bên ngoài các cơ sở lưu trú du lịch.
3. Sở Công Thương có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh bên ngoài các cơ sở lưu trú du lịch: Các cơ sở kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm lưu niệm... phục vụ khách du lịch; chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường quản lý giá và chất lượng dịch vụ du lịch.
4. Sở Y tế có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh massage và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác phục vụ khách du lịch bên ngoài các cơ sở lưu trú du lịch; quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định, nhất là công tác bảo đảm an toàn thực phẩm với những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống.
5. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo quy định.
6. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm: Định hướng các cơ quan báo chí, các đơn vị hoạt động truyền thông trên địa bàn tỉnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc phòng ngừa các hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch đến các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia du lịch; thẩm định, cấp phép xuất bản các tài liệu không kinh doanh, bản tin, cấp phép tổ chức họp báo, hội chợ triển lãm xuất bản ấn phẩm cho các tổ chức có nhu cầu liên quan đến các lĩnh vực trong hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí xuất bản liên quan đến thông tin tuyên truyền hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình có trách nhiệm tuyên truyền rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia du lịch phòng ngừa các hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch.
8. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bên ngoài các cơ sở lưu trú du lịch như: Nhà hàng, quán ăn, quán bar, cho khách du lịch thuê xe ô tô, mô tô; bán hàng rong ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
1. Quản lý khách lưu trú:
a) Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có trách nhiệm cập nhật thông tin khách lưu trú; thực hiện đăng ký, khai báo khách lưu trú đúng quy định và bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản đối với khách lưu trú tại cơ sở.
b) Khi nhận được tin của cơ sở lưu trú du lịch báo tin khách du lịch gặp sự cố về tài sản, con người... thì cơ quan Công an địa phương phải kịp thời báo cáo chính quyền, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ngành chức năng để cùng với chủ cơ sở thực hiện các biện pháp, thủ tục cần thiết.
2. Quản lý khách tham quan:
a) Đơn vị kinh doanh lữ hành có trách nhiệm bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản đối với khách tham gia các chương trình tham quan do đơn vị tổ chức.
b) Trong phạm vi quản lý của mình, các tổ chức được giao quản lý khu di tích, khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh khu, điểm du lịch... có trách nhiệm hướng dẫn khách tham quan thực hiện các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho khách tham quan; thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại và liên hệ ngay với cơ quan chức năng để hỗ trợ việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu đối với khách tham quan khi xảy ra sự cố.
Điều 9. Quản lý an ninh, trật tự xã hội
1. Công an tỉnh có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng chống cháy nổ, tệ nạn xã hội; đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở các khu, tuyến, điểm du lịch, khu di tích và trong các sự kiện, hoạt động phục vụ du lịch.
b) Quản lý việc thực hiện đăng ký khách lưu trú, xuất nhập cảnh đối với khách du lịch quốc tế; quản lý người nước ngoài cư trú, làm việc, hoạt động trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh du lịch và khách du lịch thực hiện đúng quy định về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam và các quy định khác liên quan đến an ninh, trật tự.
c) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh và trật tự an toàn xã hội liên quan đến hoạt động du lịch đối với các cơ sở kinh doanh du lịch; thông tin kịp thời về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, bọn tội phạm lợi dụng hoạt động du lịch xâm phạm an ninh, trật tự nhằm góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên ngành Du lịch với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng ăn xin, bán hàng rong... đeo bám du khách tại các khu di tích, khu, điểm du lịch.
3. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn bán hàng rong, chống các hành vi cò mồi, tranh giành khách, lừa đảo trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ở các khu di tích, khu, điểm du lịch trên địa bàn.
4. Các cơ sở kinh doanh du lịch có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự; phòng, chống cháy nổ, bảo vệ bí mật nhà nước; tổ chức lực lượng bảo vệ nội quy và các quy định khác liên quan đến an ninh, trật tự đối với đơn vị mình quản lý.
Điều 10. Quản lý môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
b) Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã thường xuyên giám sát, xử lý chất lượng môi trường tại các khu di tích, khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch để thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường tại các khu du lịch, điểm du lịch theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
c) Chỉ đạo lực lượng thanh tra tăng cường công tác phối hợp với thanh tra chuyên ngành du lịch, Cảnh sát môi trường trong việc quản lý môi trường du lịch.
2. Sở Y tế có trách nhiệm:
Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở lưu trú du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh các mặt hàng đặc sản phục vụ khách du lịch.
3. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm:
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở địa phương; việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân bán thức ăn, thức uống phục vụ khách du lịch ở các khu di tích, khu du lịch, điểm du lịch.
Điều 11. Quản lý thuế, giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ du lịch
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã và Ban Quản lý di tích tỉnh đề xuất, tham mưu UBND tỉnh quy định về việc thu phí, mức phí và quản lý phí tham quan nhằm mục đích bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí để quản lý, bảo quản chống xuống cấp đối với di tích, công trình đó.
b) Tham mưu UBND tỉnh biện pháp ngăn ngừa tình trạng nâng giá dịch vụ phục vụ khách du lịch trong những ngày cao điểm, lễ, Tết.
c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý tài xế, hướng dẫn viên du lịch móc nối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, đòi chi hoa hồng một cách bất hợp lý khi đưa khách đến cơ sở để ăn uống, mua sắm, sử dụng dịch vụ tạo sự cạnh tranh không lành mạnh và gây thiệt hại cho khách du lịch.
d) Kiểm tra, kiểm soát về chất lượng dịch vụ phục vụ du khách của các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về việc thu, quản lý và sử dụng phí tại các điểm tham quan du lịch theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quy định các chính sách, biện pháp quản lý giá, ngăn ngừa tình trạng nâng giá dịch vụ du lịch vào mùa cao điểm, lễ, Tết; phối hợp kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết trong lĩnh vực kinh doanh du lịch phù hợp với quy định hiện hành.
3. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm:
a) Về hóa đơn: Hướng dẫn việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; kiểm tra, thanh tra về hóa đơn, xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định.
b) Về quản lý thu thuế: Thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật về thuế có liên quan như: Tổ chức thực hiện việc thu thuế theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế, công khai các thủ tục về thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
4. Sở Công Thương có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về niêm yết giá cả hàng hóa, dịch vụ và bán theo giá đã niêm yết, quy định về ghi nhãn hàng hóa, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng... đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch.
5. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các danh mục đề tài, dự án, hội thảo khoa học trong từng giai đoạn để kêu gọi các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức, cá nhân có năng lực tham gia thực hiện nhằm làm cơ sở khoa học để định hướng phát triển sản phẩm du lịch, giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư có cơ sở đầu tư phát triển du lịch.
Điều 12. Phối hợp quản lý quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công trình du lịch trên địa bàn tỉnh
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm: Thẩm định quy hoạch, dự án đầu tư, cấp giấy phép xây dựng công trình du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã quản lý đất đã được quy hoạch để phát triển du lịch, đất trong khu vực di tích đã được công nhận.
Điều 13. Phối hợp trong cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch khác
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Thực hiện công tác thẩm định năng lực tài chính của các nhà đầu tư kịp thời, đúng tiến độ theo quy định, phù hợp với chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, bảo đảm nhà đầu tư không bị mất cơ hội đầu tư.
b) Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh về lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch khác và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên hệ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được hướng dẫn các điều kiện, quy định nhằm đảm bảo kinh doanh theo quy định của pháp luật.
c) Phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã giám sát, theo dõi, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện các dự án du lịch từ khi có thông báo chủ trương đầu tư, có giấy chứng nhận đầu tư đến khi dự án đi vào hoạt động; đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
d) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các dự án du lịch theo giấy chứng nhận đầu tư, kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định; xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý các dự án, doanh nghiệp vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về đầu tư kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, kinh doanh lữ hành, đại lý lữ hành, ô tô vận chuyển khách du lịch... khi các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
b) Hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các bước trong công tác chuẩn bị đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch đề xuất danh mục các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch phù hợp với Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.
Điều 14. Phối hợp về thông tin, thống kê du lịch
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm: Thông báo kịp thời các quy định mới trong lĩnh vực du lịch và các vấn đề cần phối hợp thực hiện trong công tác quản lý về du lịch cho các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã.
2. Công an tỉnh cung cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin, số liệu về lượng khách, cơ cấu khách du lịch do cơ sở lưu trú du lịch khai báo; tình hình an ninh trật tự xã hội ở các địa bàn du lịch... theo định kỳ hàng quý và đột xuất khi có yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh có trách nhiệm cung cấp số liệu về lượt khách xuất - nhập cảnh qua các cửa khẩu của tỉnh định kỳ hàng tháng và đột xuất khi có yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch.
4. Cục Thuế cung cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin, số liệu liên quan về thu ngân sách, thuế từ hoạt động kinh doanh du lịch… định kỳ hàng quý và đột xuất khi có yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch.
Điều 15. Phối hợp về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch.
1. Các cơ quan quản lý chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong tổ chức thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch đảm bảo không trùng lặp về nội dung đối với một đơn vị, doanh nghiệp theo quy định.
b) Thông báo bằng văn bản cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ bổ trợ du lịch vi phạm các quy định của Nhà nước về an ninh trật tự, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuê, niêm yết giá, khai báo khách lưu trú... sau các đợt thanh tra, kiểm tra.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan về các doanh nghiệp du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cho các cơ quan chức năng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.
1. Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Điều 17. Khen thưởng, xử lý vi phạm.
1. Các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong việc tổ chức thực hiện Quy chế này sẽ được khen thưởng theo quy định.
2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 1318/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động tại khu di tích văn hoá – lịch sử và du lịch Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
- 3Quyết định 1154/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch hoạt động năm 2013 Dự án Phát triển Du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 33/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019
- 1Quyết định 33/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019
- 1Luật du lịch 2005
- 2Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Quyết định 1318/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
- 6Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động tại khu di tích văn hoá – lịch sử và du lịch Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
- 7Quyết định 1154/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch hoạt động năm 2013 Dự án Phát triển Du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 8Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 56/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 56/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Văn Trăm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/12/2013
- Ngày hết hiệu lực: 20/11/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực