Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5565/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2007 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Căn cứ Quyết định số 4041/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tại Tờ trình số 1267/TTr-SCN ngày 19 tháng 11 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công nghiệp, Thủ trưởng các Sở - ngành thành phố có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các thành viên của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5565/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố) là tổ chức phối hợp liên ngành, thực hiện sự chỉ đạo thống nhất tất cả các cơ quan chức năng, các tổ chức có liên quan đối với công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo là Sở Công nghiệp:
Địa chỉ: 163 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84.8) 8.221775 - 8.221776; Fax: (84.8) 8.221776
Website: http://www.congnghiep.hochiminhcity.gov.vn
Email: scn@tphcm.gov.vn
NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO
Điều 3. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các tổ chức có liên quan giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo quy định hiện hành của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các chủ trương, chính sách và giải pháp để từng bước giải quyết dứt điểm các vi phạm cũ và ngăn chặn các vi phạm mới xảy ra tại địa phương.
3. Đôn đốc, kiểm tra công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tại các quận - huyện và xử lý vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn công trình điện, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.
4. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các vấn đề khác liên quan đến công trình lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố.
5. Định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cho cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo là Sở Công nghiệp để tổng hợp báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố
1. Các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các cơ quan, đơn vị có đại diện là thành viên của Ban Chỉ đạo có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo giao và đồng thời chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Ban Chỉ đạo được quan hệ công tác, phối hợp làm việc với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Tổng Công ty, Tập đoàn kinh tế và các đơn vị trong và ngoài nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đã được Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố giao.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
Điều 5. Tổ chức bộ máy Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố
Tổ chức bộ máy Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố được phê duyệt tại Quyết định số 4041/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho từng thành viên. Các thành viên có trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo đơn vị triển khai thực hiện theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo. Các thành viên chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo và lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về nhiệm vụ được giao.
Thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp có trách nhiệm thành lập Tổ chuyên viên giúp việc để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo giao theo Điều 6 của Quy chế này.
Mỗi thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách các nhiệm vụ của cơ quan do mình đại diện giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp như sau:
1. Trưởng Ban Chỉ đạo:
- Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố.
- Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được phân công.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp.
2. Phó Trưởng ban Thường trực:
- Giúp việc cho Trưởng ban Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những công việc được giao.
- Thay mặt Trưởng ban họp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các Sở, ban, ngành có liên quan và các đơn vị trong việc triển khai công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố.
- Chủ trì các cuộc họp Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố để xử lý các trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Đề xuất các chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp để ngăn chặn các vi phạm mới và từng bước giải quyết dứt điểm các vi phạm cũ còn tồn đọng.
- Phối hợp với các thành viên trong Ban Chỉ đạo chuẩn bị chương trình và nội dung các phiên họp của Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp.
3. Ủy viên thường trực:
- Lập kế hoạch và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác kiểm tra và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với các thành viên trong Ban Chỉ đạo chuẩn bị chương trình và nội dung các phiên họp của Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp.
- Thay mặt Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, làm việc với Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Định kỳ sáu tháng, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố trình Thường trực Ban Chỉ đạo xem xét trước khi báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Ủy viên thuộc Thanh tra Sở Công nghiệp:
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và theo dõi việc thực hiện các quyết định xử phạt đã ban hành, đôn đốc thực hiện các quyết định xử phạt đã có hiệu lực thi hành.
- Định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố về Thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
5. Ủy viên thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đúng quy định tại Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Điện lực và Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Phối hợp để bố trí quỹ đất cho việc xây dựng các công trình đường dây tải điện, trạm biến áp và đất dành cho hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo quy định của pháp luật.
6. Ủy viên thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
- Có ý kiến thỏa thuận quy hoạch về hướng tuyến đường dây tải điện và vị trí, địa điểm xây dựng trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở lên.
- Thẩm định các đồ án quy hoạch chi tiết phần hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đủ hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Có ý kiến về quy hoạch ngầm đô thị trong đó có ngầm hệ thống điện.
- Định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp là Sở Công nghiệp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
7. Ủy viên thuộc Sở Giao thông - Công chính:
- Hướng dẫn đơn vị quản lý hoặc chủ sở hữu cây xanh trên địa bàn thành phố phối hợp với đơn vị điện lực thực hiện đúng quy định trong việc chặt, tỉa cây xanh để bảo đảm an toàn công trình lưới điện cao áp, được quy định tại Điều 5 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Hướng dẫn các đơn vị quản lý giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt phối hợp với đơn vị điện lực thực hiện đúng quy định tại Điều 51, Điều 52 của Luật Điện lực và Điều 3 của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp là Sở Công nghiệp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
8. Ủy viên thuộc Sở Xây dựng:
- Phối hợp với cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các quy định về việc xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, lập biên bản xử lý các nhà ở, công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng tăng cường công tác quản lý việc xây dựng nhà ở, công trình nhằm tránh tình trạng xây cất vi phạm hoặc tái vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong việc cấp phép xây dựng các nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đúng quy định tại Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Điện lực và Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp là Sở Công nghiệp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
9. Ủy viên thuộc Công an thành phố:
- Tham mưu cho Giám đốc Công an thành phố chỉ đạo lực lượng trong ngành phối hợp với các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các quận - huyện xử lý các vi phạm về hành lang bảo vệ an toàn và điều tra, xử lý các đối tượng có hành vi xâm phạm công trình lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
- Tham gia đoàn kiểm tra của thành phố hoặc các quận - huyện để kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Tham mưu Thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố để giải quyết các tình huống khẩn cấp khi xảy ra sự cố.
10. Ủy viên thuộc Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng tăng cường công tác quản lý việc xây dựng nhà ở, công trình nhằm tránh tình trạng xây cất vi phạm hoặc tái vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Chỉ đạo các đơn vị có thẩm quyền trong việc cấp phép xây dựng thực hiện đúng quy định tại Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Điện lực và Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường - xã, thị trấn phối hợp với đơn vị điện lực trên địa bàn kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu tổ chức và cá nhân đình chỉ ngay hành vi vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và theo dõi việc thực hiện các quyết định đã ban hành, đôn đốc thực hiện các quyết định đã có hiệu lực thi hành, đề xuất biện pháp cưỡng chế và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế, tháo dỡ phần diện tích nhà ở, công trình vi phạm.
- Định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp là Sở Công nghiệp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
11. Ủy viên thuộc các đơn vị điện lực:
- Phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành lưới điện trực thuộc thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện, bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Khi phát hiện hành vi vi phạm phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm đó.
- Phối hợp cùng với các cơ quan chức năng hướng dẫn các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật.
- Khi phát hiện công trình lưới điện cao áp bị xâm phạm, bị phá hoại hoặc bị cháy, bị sự cố nghiêm trọng các đơn vị quản lý vận hành lưới điện chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện, công an địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả để hạn chế thiệt hại và đưa công trình vào hoạt động.
- Thống kê, theo dõi các hành vi vi phạm hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý.
- Định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp là Sở Công nghiệp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 6. Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp
Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố là các cán bộ giúp việc cho Thường trực Ban chỉ đạo. Tổ chuyên viên được thành lập theo Quyết định số 155A/QĐ-BCĐĐCA ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố.
Tổ chuyên viên có nhiệm vụ:
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các thành viên Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp và các tổ chức có liên quan giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo quy định hiện hành của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ do Thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố giao;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các thành viên Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp và các tổ chức có liên quan kiểm tra và lập biên bản vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tại các quận - huyện;
- Đề xuất với Thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố các giải pháp để từng bước giải quyết dứt điểm các vi phạm cũ và ngăn chặn các vi phạm mới phát sinh xảy ra tại địa phương trong lĩnh vực điện cao áp;
- Giúp Thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố giải quyết các vấn đề khác liên quan đến công trình lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố;
- Giúp Thường trực Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo định kỳ hàng tháng.
Điều 7. Nguyên tắc, chế độ làm việc
1. Định kỳ sáu tháng, Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố họp để đánh giá kết quả công tác đã thực hiện và lập kế hoạch thực hiện trong sáu tháng tiếp theo. Trong trường hợp cần thiết Thường trực Ban Chỉ đạo có thể tổ chức cuộc họp đột xuất với một số thành viên của Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp hoặc những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.
2. Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp hoạt động trên nguyên tắc thảo luận tập thể và thực hiện theo ý kiến kết luận của Trưởng ban Ban Chỉ đạo.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp tự lên kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thời gian và địa điểm của mỗi thành viên do thành viên đó bố trí và thông báo cho các bên liên quan biết để tham dự. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ của cơ quan Thường trực, các thành viên Ban Chỉ đạo thông báo đến cơ quan Thường trực bằng văn bản trước 05 (năm) ngày làm việc.
4. Các thành viên Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ban Chỉ đạo triệu tập và chuẩn bị nội dung báo cáo về tình hình triển khai công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trong phạm vi trách nhiệm được giao.
5. Các thành viên của Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp vì lý do bận công tác không thể tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo phải có ý kiến chính thức bằng văn bản hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự cuộc họp.
6. Các thành viên Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp có trách nhiệm gửi báo cáo phần công tác của từng thành viên theo sự phân công trách nhiệm tại Điều 5 của Quy chế này.
TÀI CHÍNH VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố phục vụ cho công tác tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất, kiểm tra, giám sát, bồi dưỡng tập huấn, mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác kiểm tra và bồi dưỡng cho các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban Chỉ đạo, các thành viên đoàn kiểm tra khi thực hiện việc kiểm tra công tác bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
Điều 9. Các thành viên Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố phải quán triệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo đã được xác định trong Quy chế này. Quy chế này được áp dụng cho các thành viên Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố.
Điều 10. Những văn bản do Trưởng ban Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố ký sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân thành phố, các văn bản do Phó Trưởng ban Thường trực ký sử dụng con dấu của Sở Công nghiệp thành phố.
Điều 11. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, các Trường Đại học, các Viện Nghiên cứu, các Trung tâm, Liên hiệp, Hiệp hội, Hội, Công đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và địa phương mình phối hợp với Ban Chỉ đạo lưới điện cao áp thành phố để thực hiện tốt Quy chế này./.
- 1Chỉ thị 01/2009/CT-UBND về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp của tỉnh Thái Bình
- 2Chỉ thị 10/CT-UBND về tăng cường công tác an toàn bảo vệ công trình lưới điện cao áp, an toàn vận hành các nhà máy thủy điện năm 2013 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 282/2011/QĐ-UBND ban hành Quy chế bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Quyết định 550/QĐ-UBND năm 2006 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 626/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban chỉ đạo và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 1Nghị định 106/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
- 2Luật Điện Lực 2004
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật xây dựng 2003
- 6Chỉ thị 01/2009/CT-UBND về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp của tỉnh Thái Bình
- 7Chỉ thị 10/CT-UBND về tăng cường công tác an toàn bảo vệ công trình lưới điện cao áp, an toàn vận hành các nhà máy thủy điện năm 2013 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Quyết định 282/2011/QĐ-UBND ban hành Quy chế bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 9Quyết định 550/QĐ-UBND năm 2006 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 626/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban chỉ đạo và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Quyết định 5565/QĐ-UBND năm 2007 về quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 5565/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/12/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Trung Tín
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra