Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5550/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CẬP NHẬT KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VÀ KỸ NĂNG HÀNH CHÍNH CHO CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016-2020.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;

n cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/3/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020”;

Xét đề nghị của Trường Chính trị tỉnh tại Tờ trình số 446/TTr-CT ngày 18/12/2015; của Sở Nội vụ tại Công văn số 1247/SNV-ĐT ngày 16/11/2015 (trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các ngành: Sở Tư pháp tại Công văn số 1948/STP-XDVB ngày 26/10/2015, Sở Tài chính tại Công văn số 3472/STC-HCSN ngày 16/9/2015, Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 2029/SGDĐT-GDCN ngày 20/10/2015),

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng hành chính cho công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính cho công chức cấp xã bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu quả nhằm tạo bước chuyển biến căn bản trong nâng cao chất lượng bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ công chức cấp xã chuyên nghiệp, có kiến thức, phương pháp, kỹ năng thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng chương trình và tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho công chức cấp xã, phường, thị trấn, gồm:

+ Chương trình bồi dưỡng cho công chức Văn phòng - Thống kê;

+ Chương trình bồi dưỡng cho công chức Tư pháp - Hộ tịch;

+ Chương trình bồi dưỡng cho công chức Văn hóa - Xã hội;

+ Chương trình bồi dưỡng cho công chức Tài chính - Kế toán;

+ Chương trình bồi dưỡng cho công chức Địa chính - Xây dựng - Đồ thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã);

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính cho 5 chức danh công chức cấp xã, gồm: Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội, Tài chính - Kế toán, Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã) theo các chương trình bồi dưỡng tương ứng nêu trên với quy mô 5.705 học viên/năm (35 lớp/năm, mỗi lớp từ 150-170 học viên).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng hành chính đối với cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn

1.1. Mục đích: Đánh giá, khảo sát được thực trạng và nhu cầu về sự hiểu biết pháp luật và kỹ năng hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn để làm cơ sở trong việc việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng thiết thực, phù hợp với từng đối tượng.

1.2. Nội dung: Tập trung chủ yếu tìm hiểu những thông tin để đánh giá kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính và xác định nhu cầu cần bồi dưỡng của cán bộ công chức cấp xã, phường thị trấn theo 05 chức danh.

1.3. Phương pháp tiến hành:

- Phương pháp điều tra: Việc khảo sát, điều tra phải đảm bảo tính khoa học, tính đại diện về: vùng, miền, giới tính, số lượng người được điều tra phải đủ lớn, được tiến hành trên 02 phương pháp chủ yếu sau:

+ Xây dựng và sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin;

+ Phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin;

- Phương pháp phân tích tổng hợp để đánh giá kết quả điều tra; trên cơ sở đó xác định nhu cầu và nội dung, chương trình và kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính cần cập nhật bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn, đảm bảo phù hợp với đối tượng, thiết thực và hiệu quả.

2. Tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng

2.1. Mục tiêu của chương trình: Bổ sung kiến thức pháp luật, cập nhật thông tin mới về pháp luật theo từng mảng hoạt động của các chức danh công chức, bồi dưỡng các kỹ năng hành chính nhằm nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã trong điều kiện hiện nay.

2.2. Nội dung 5 chương trình bồi dưỡng (có Phụ lục chi tiết kèm theo)

Trong xây dựng chương trình phải đảm bảo các yêu cầu: cấu trúc chương trình bồi dưỡng đảm bảo 3 phần: cập nhật kiến thức mới về pháp luật, kỹ năng hành chính; kiến thức thực tiễn (gắn với việc đi nghiên cứu thực tế); thiết kế chương trình theo hướng tăng số giờ thảo luận, thực hành, nghe báo cáo chuyên đề, nghiên cứu thực tế.

- Thời gian: mỗi chương trình được thực hiện 4 ngày.

- Phương châm, phương pháp thực hiện: Gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, đối thoại và làm các bài tập thực hành.

3. Tổ chức giảng dạy và học tập

3.1. Mô hình tổ chức: Các lớp bồi dưỡng được tổ chức theo mô hình 3-3-3 (3 mục tiêu: nâng cao nhận thức, niềm tin, thái độ; nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính; hoàn thiện phương pháp tham mưu và thực hiện các nhiệm vụ của công chức. 3 nội dung: cập nhật kiến thức mới về pháp luật; bồi dưỡng kỹ năng hành chính; trao đổi kinh nghiệm thực tiễn công tác tham mưu. 3 hoạt động: học các chuyên đề; tọa đàm, hội thảo; đi nghiên cứu thực tế).

3.2. Cách thức tổ chức lớp: Lớp học được tổ chức theo chức danh công chức (150 -170 học viên/lớp, đan xen giữa các vùng, miền).

3.3. Phương pháp giảng dạy: Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tối đa vai trò chủ động của người học, giảng viên là người tổ chức, hướng dẫn, quản lý quá trình học tập. Tăng cường trao đổi đối thoại trong giảng dạy. Phát huy tính chủ động tích cực của học viên, giúp học viên tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn trong công tác. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, tổ chức cho học viên nghe báo cáo chuyên đề, nghiên cứu thực tế, ... nhằm củng cố kiến thức nhằm hình thành các kỹ năng cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước tại cơ sở.

III. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Năm 2016:

- Điều tra, khảo sát nhu cầu bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính của công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng 5 chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính của công chức cấp xã theo 5 chức danh.

- Tổ chức 35 lớp (150-170 học viên/lớp) bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính cho 5.705 công chức cấp xã toàn tỉnh; bố trí lớp học theo từng chức danh, đan xen các huyện, thị, thành phố và các vùng, miền.

2. Năm 2017:

- Bổ sung, cập nhật những nội dung mới vào các chương trình bồi dưỡng.

- Tổ chức 35 lớp (150-170 học viên/lớp) bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính cho 5.705 công chức cấp xã toàn tỉnh; bố trí lớp học theo từng chức danh, đan xen các huyện, thị, thành phố và các vùng, miền.

3. Năm 2018:

- Chỉnh sửa, cập nhật những nội dung mới vào các chương trình bồi dưỡng.

- Tổ chức 35 lớp (150-170 học viên/lớp) bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính cho 5.705 công chức cấp xã toàn tỉnh; bố trí lớp học theo từng chức danh, đan xen các huyện, thị, thành phố và các vùng, miền.

4. Năm 2019:

- Chỉnh sửa, cập nhật những nội dung mới trong chương trình bồi dưỡng.

- Tổ chức 35 lớp (150-170 học viên/lớp) bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính cho 5.705 công chức cấp xã toàn tỉnh; bố trí lớp học theo từng chức danh, đan xen các huyện, thị, thành phố và các vùng, miền.

5. Năm 2020:

- Chỉnh sửa, cập nhật những nội dung mới trong chương trình bồi dưỡng.

- Tổ chức 35 lớp (150-170 học viên/lớp) bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính cho 5.705 công chức cấp xã toàn tỉnh; bố trí lớp học theo từng chức danh, đan xen các huyện, thị, thành phố và các vùng, miền.

- Tổng kết thực hiện đề án.

IV. KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí khái toán thực hiện Đề án, giai đoạn từ 2016 đến năm 2020 là: 5.949.000.000 đồng (Năm tỷ, chín trăm bốn mươi chín triệu đồng), được phân kỳ hằng năm như sau:

- Năm 2016: 1.213.000.000 đồng;

- Năm 2017: 1.184.000.000 đồng;

- Năm 2018: 1.184.000.000 đồng;

- Năm 2019: 1.184.000.000 đồng;

- Năm 2020: 1.184.000.000 đồng.

2. Nguồn kinh phí: Bố trí từ nguồn sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng năm cho Trường Chính trị tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trường Chính trị tỉnh

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án, đảm bảo đúng nội dung, lộ trình và hoàn thành tốt mục tiêu đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan trong việc khảo sát, đánh giá thực trạng hiểu biết và áp dụng pháp luật, kỹ năng hành chính trong thực thi nhiệm vụ, nhu cầu bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy;

- Tổ chức giảng dạy đảm bảo tiến độ, chất lượng;

- Định kỳ hằng năm sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện.

- Căn cứ nội dung, lộ trình và định mức kinh phí hằng năm của Đề án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, lập dự toán chi tiết, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định để triển khai thực hiện.

2. Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá hiệu quả, tình hình triển khai thực hiện Đề án của Trường Chính trị tỉnh. Định kỳ 6 tháng, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện.

3. Sở Tư pháp: Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trong việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính; cử cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia báo cáo chuyên đề thực tiễn theo đề nghị của Trường Chính trị tỉnh.

4. Sở Tài chính: Thẩm định dự toán kinh phí và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hằng năm để triển khai thực hiện, đảm bảo tiết kiệm và đúng quy định; kiểm tra, theo dõi việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCVP UBND tỉnh Phạm Đình Minh;
- Lưu: VT, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CẬP NHẬT KIẾN THỨC PHÁP LUẬT, KỸ NĂNG HÀNH CHÍNH CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5550/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CHO MỖI NĂM

TT

Nội dung

Số tiết

Ghi chú

Lý thuyết

Thảo luận, thực hành

1

Phần 1. Kiến thức pháp luật

 

 

 

1.1

Kiến thức chung về pháp luật

5

 

 

1.2

Cập nhật văn bản pháp luật mới

5

 

 

2

Phần 2. Kỹ năng hành chính

 

 

 

2.1

Nhóm kỹ năng chung

10

 

 

2.2

Nhóm kỹ năng chuyên ngành

5

5

 

3

Nghiên cứu thực tế, hội thảo (hoặc tọa đàm, xêmina)

 

8

 

4

Viết thu hoạch, bế giảng

 

2

 

 

Tổng: (1+2+3+4)

25

15

 

III. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Phần I. Bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật

1. Kiến thức chung về pháp luật (Mỗi năm thực hiện 01 nội dung, áp dụng chung cho cả 5 chức danh công chức).

1.1. Bản chất, chức năng, vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa;

1.2. Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật;

1.3. Ý thức pháp luật và việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân trong điều kiện hiện nay;

1.4. Nội dung một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;

1.5. Pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở,

2. Cập nhật văn bản pháp luật mới

Trên cơ sở chương trình, kế hoạch ban hành Pháp luật, Pháp lệnh 5 năm (2016 - 2020) và hàng năm của Quốc hội sẽ lựa chọn văn bản pháp luật để bồi dưỡng cập nhật cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong mỗi năm.

Phần II. Bồi dưỡng kỹ năng hành chính

1. Nhóm kỹ năng chung (Mỗi năm bồi dưỡng 2 kỹ năng; áp dụng chung cho cả 5 chức danh công chức).

1.1. Kỹ năng giao tiếp;

1.2. Kỹ năng thuyết trình;

1.3. Kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp;

1.4. Kỹ năng soạn thảo văn bản;

1.5. Kỹ năng quản lý thời gian;

1.6. Kỹ năng xây dựng kế hoạch, viết báo cáo;

1.7. Kỹ năng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

1.8. Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật;

1.9. Kỹ năng hòa giải ở cơ sở;

1.10. Kỹ năng xử lý thông tin.

2. Nhóm kỹ năng chuyên ngành

Bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho 05 đối tượng công chức tương ứng với từng loại kỹ năng, cụ thể như sau:

2.1. Kỹ năng quản lý công tác hành chính văn phòng (áp dụng cho công chức văn phòng thống kê);

2.2. Kỹ năng quản lý tài chính ngân sách của xã (áp dụng cho công chức kế toán ngân sách);

2.3. Kỹ năng quản lý tài nguyên, môi trường, xây dựng (áp dụng cho công chức Địa chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường (đối với công chức phường, thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và môi trường (đối với công chức xã);

2.4. Kỹ năng quản lý công tác tư pháp- hộ tịch (áp dụng cho công chức Tư pháp- Hộ tịch);

2.5. Kỹ năng quản lý về Văn hóa - Xã hội (áp dụng cho công chức Văn hóa- Xã hội).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 5550/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng hành chính cho công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 5550/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Phạm Đăng Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản