Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5538/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 22 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHẰM GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2013 – 2017

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;

Xét đề nghị của UBND huyện Quỳ Châu tại Tờ trình số 231/TT-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2013 và Công văn số 2551/SKHĐT-VX ngày 14/11/2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc đề nghị phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo bền vững huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 – 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.  Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo bền vững huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 – 2017 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội đến năm 2020 được phê duyệt và kết quả thực hiện năm 2012. Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, Điện sinh hoạt, trường học, nước sinh hoạt, trạm y tế, nhà văn hoá, phát triển các làng nghề, làng có nghề... Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ đảm bảo vững chắc Quốc phòng - An ninh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

- Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 2010) đạt 1.242,4 tỷ đồng

- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm ngư nghiệp 40,4%; công nghiệp - xây dựng 22,7%; dịch vụ 36,9%.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,2 triệu đồng/Người/Năm (Tăng 35,83% so với năm 2012).

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 38,06% (Bình quân giảm 4%/năm).

- Giảm hộ dân ở nhà tạm xuống còn 660 hộ.

- Lao động nông nghiệp còn dưới 72% tổng lao động xã hội.

- Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn đạt trên 35%.

- 15,4% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (2 xã).

- Tốc độ tăng dân số 1,0%.

- Phấn đấu 69,2% số xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế.

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 18%.

- 80% các phòng học được kiên cố hoá.

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 81,5%.

- Tỷ lệ hộ nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt 100%.

- Tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 95%.

- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã thông suốt 4 mùa.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2017

- Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 2010) đạt 1.437,4 tỷ đồng

- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm ngư nghiệp 38%; Công nghiệp - xây dựng 23,5%; Dịch vụ 38,5%.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,4 triệu đồng/người/năm (Tăng 54,9% so với năm 2012).

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30,05% (Bình quân giảm 4%/năm).

- Giảm hộ dân ở nhà tạm xuống còn 90 hộ

- Lao động nông nghiệp còn khoảng 65% tổng lao động xã hội.

- Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn đạt trên 42%.

- Có 30,8% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (4 xã).

- Tốc độ tăng dân số 1,0%.

- Có 92,3% số xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế.

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 15%.

- Tỷ lệ hộ dân được dùng điện lưới: 100 %.

- Tỷ lệ phòng học được kiên cố hoá: 82%.

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 86,8%.

- Tỷ lệ hộ nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt 100%.

- Tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 100%.

- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã thông suốt 4 mùa.

II. NỘI DUNG HỖ TRỢ

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp huyện, cấp xã và dưới xã

1. Nội dung hỗ trợ

- Công trình cấp huyện: 08 công trình với kinh phí đề nghị hỗ trợ có mục tiêu theo Quyết định số: 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 41,395 tỷ đồng, gồm:

+ Giao thông: 01 công trình, kinh phí: 13,966 tỷ đồng;

+ Thủy lợi: 07 công trình, kinh phí: 27,428 tỷ đồng.

- Công trình cấp xã và dưới xã: 03 công trình với kinh phí đề nghị hỗ trợ có mục tiêu theo Quyết định số: 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 48,605 tỷ đồng, gồm:

+ Giao thông: 03 công trình, kinh phí: 19,0 tỷ đồng;

+ Điện sinh hoạt: 01 công trình, kinh phí: 29,605 tỷ đồng.

(Có Danh mục các công trình kèm theo)

2. Thời gian, nguồn vốn và mức vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo mục tiêu đối với Đề án.

- Thời gian hỗ trợ: 05 năm, bắt đầu từ kế hoạch năm 2013 đến năm 2017;

- Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân sách trung ương theo Quyết định số: 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 90,0 tỷ đồng (Chín mươi tỷ đồng).

Trong đó: Năm 2013: 18,0 tỷ đồng; Năm 2014: 19,333 tỷ đồng; Năm 2015: 19,605 tỷ đồng; Năm 2016: 17,967 tỷ đồng; Năm 2017: 15,095 tỷ đồng.

3. Nhu Cầu các nguồn vốn khác ưu tiên đầu tư hỗ trợ trên địa bàn và theo đặc thù huyện nghèo (lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Đề án)

- Tổng số các nguồn vốn khác dự kiến lồng ghép để thực hiện Đề án: 893,552 tỷ đồng, Trong đó:

+ Nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân sách trung ương khác: 63,916 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ: 231,900 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn ngân sách địa phương: 218,241 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn nước ngoài (ODA): 19,595 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn Chương trình 229: 72,000 tỷ đồng;

+ Các nguồn vốn khác: 287,900 tỷ đồng.

(Có Phụ lục chi tiết số 02 kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Ban chỉ đạo cấp tỉnh:

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch từng giai đoạn, hàng năm để triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ của tỉnh trên địa bàn huyện; tổ chức và chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các Sở, ban, ngành, huyện Quỳ Châu và các đoàn thể nhân dân; lồng ghép, phối hợp các chương trình, kế hoạch và nguồn lực để thực hiện Chương trình;

- Nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, giải pháp để giải quyết về nguồn lực phân bổ ngân sách hàng năm theo các chính sách hỗ trợ giảm nghèo quy định tại Quyết định 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Định kỳ tổng hợp và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình triển khai thực hiện Quyết định 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Quỳ Châu.

2. Trách nhiệm các Sở, ngành

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Hướng dẫn chủ đầu tư (UBND huyện Quỳ Châu) lồng ghép các chương trình dự án đầu tư trên địa bàn, xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và từng giai đoạn, tổng hợp nhu cầu vốn để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối bố trí nguồn vốn XDCB, chương trình MTQG theo kế hoạch hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành đôn đốc huyện triển khai thực hiện Đề án, triển khai kế hoạch hàng năm; đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện 6 tháng, năm báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức xây dựng Đề án xuất khẩu lao động, chính sách hỗ trợ học nghề và xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo nói chung và huyện Quỳ Châu nói riêng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện.

c) Sở Tài Chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành cân đối bố trí nguồn vốn sự nghiệp cho huyện Quỳ Châu trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt.

d) Ban Dân tộc: Chủ trì lồng ghép các chương trình, chính sách dân tộc hiện có (Chương trình 135, Trung tâm cụm xã, Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, chính sách trợ giá trợ cước và Đề án phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số) để thực hiện Đề án.

e) Sở Xây Dựng:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc, Ngân hàng Chính sách Xã hội hướng dẫn UBND huyện lập Đề án Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn Quỳ Châu theo đúng mục tiêu và yêu cầu; tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ, ngành trung ương.

f) Sở Công thương :

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành hướng dẫn và kiểm tra huyện Quỳ Châu triển khai quy hoạch điện; quy hoạch loại hình chợ, trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hợp tác xã thương mại, hệ thống đại lý thương mại và các loại hình kết cấu thương mại khác;

- Chỉ đạo UBND huyện Quỳ Châu nghiên cứu xây dựng các đề án khuyến công nhằm hỗ trợ phát triển công nghiệp cho huyện Quỳ Châu

g) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan hướng dẫn UBND huyện Quỳ Châu lập quy hoạch sản xuất nông lâm ngư, bố trí lại dân cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hướng dẫn UBND huyện Quỳ Châu thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên điạ bàn, các chính sách về sản xuất nông, lâm ngư kết hợp.

h) Sở Giao thông - Vận tải:

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn huyện Quỳ Châu;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu bố trí vốn xây dựng đường giao thông để phát triển kinh tế và đời sống trên địa bàn huyện.

i) Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì sắp xếp, bố trí giáo viên theo quy định của Thông tư số: 35 Bộ Giáo dục và Đào tạo; xây dựng chính sách ưu đãi đối với giáo viên, học sinh (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn). Phối hợp với các Sở, ngành liên quan bố trí nguồn vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học.

k) Sở Y tế:

- Chủ trì xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi thu hút bác sỹ về làm việc tại địa bàn huyện;

- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành chỉ đạo công tác xây dựng đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã tại huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013-2017;

l) Các Sở, Ban ngành khác: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành lập kế hoạch chỉ đạo, phối hợp với UBND huyện Quỳ Châu tổ chức thực hiện Đề án.

3. Trách nhiệm cấp huyện

- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn của nhà nước chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp nhu cầu theo thứ tự ưu tiên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện đề án theo tiến độ đề ra;

- Chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã; thành lập ban chỉ đạo huyện để thực hiện Đề án;

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động toàn dân hưởng ứng thực hiện Quyết định 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

4. Trách nhiệm cấp xã

- Thành lập ban chỉ đạo cấp xã thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; hàng năm tiến hành xây dựng kế hoạch có sự tham gia của người dân trình UBND huyện Quỳ Châu phê duyệt và tổ chức thực hiện;

- Thường xuyên điều tra, xác định hộ nghèo, nguyên nhân nghèo đến từng bản, hộ gia đình để xây dựng kế hoạch và các giải pháp thực hiện Đề án hỗ trợ giảm nghèo tại xã;

- Tổ chức để người dân được chủ động trong quá trình thực hiện, người nghèo tham gia quản lý, giám sát các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng và các nguồn vốn hỗ trên địa bàn; báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện định kỳ, hàng năm cho Ban chỉ đạo XĐGN cấp huyện.

5. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức tốt công tác tuyên truyền vận động toàn dân hưởng ứng thực hiện Quyết định 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tham gia phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, xây dựng nông thôn mới; khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện Đề án.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tốt cuộc vận động phong trào thanh niên, tri thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các xã, bản khó khăn.

(Có nội dung đề án kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Tỉnh đoàn Nghệ An;
- CVP, PVP TM UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành liên quan;
- UBND huyện Quỳ Châu;
- Lưu: VT, TM.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Đại

 

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /ĐA-UBND

Nghệ An, ngày     tháng 4 năm 2013

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NHẰM GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG HUYỆN QUỲ CHÂU GIAI ĐOẠN 2013-2017

I. MỞ ĐẦU

1. Mục đích

Quỳ Châu là một huyện miền núi của Tỉnh Nghệ An. Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp với tỷ trọng chiếm 47,9 % trong cơ cấu kinh tế các ngành. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trên địa bàn huyện được đầu tư hỗ trợ bằng các Chương trình dự án như: Chương trình 134, CT135, kiên cố hoá kênh mương, trường lớp học, Dự án Poris và một số Chương trình, Dự án khác cùng với sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, sự điều hành của chính quyền các cấp, sự đoàn kết thống nhất từ Huyện đến cơ sở, sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân và các Doanh nghiệp trên địa bàn, kinh tế huyện Quỳ Châu trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là cơ cấu kinh tế các ngành đã có những bước chuyển dịch đúng hướng, sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển.

Với đặc thù là huyện miền núi, vùng cao, địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông suối, diện tích canh tác ít, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, mặt bằng dân trí và phân bố dân cư không đồng đều, năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế. Kinh tế phát triển chậm, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, tỷ lệ đói nghèo cao, chiếm 50,06%, cơ cấu kinh tế tuy có chuyển dịch đúng hướng nhưng không ổn định, nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Cơ sở hạ tầng mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Vì vậy việc xây dựng Đề án phát triển Kinh tế - Xã hội nhằm giảm nghèo bền vững cấp huyện giai đoạn 2013-2017 đối với huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, để đánh giá thực trạng và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu xác định nhu cầu cần đầu tư, từng bước cụ thể hoá Quyết định số: 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết huyện Đảng bộ huyện Qùy Châu khoá 24 nhiệm kỳ 2011 – 2015 và các năm tiếp theo, làm căn cứ xây dựng kế hoạch hàng năm, định hướng cho những năm tiếp theo, từng bước phát huy thế mạnh và các lợi thế ở địa phương, đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhằm xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững, củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện Quỳ Châu là hết sức cần thiết.

2. Căn cứ pháp lý

- Nghị quyết số: 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về việc phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ;

- Kết luận số: 25/KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số: 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc trung bộ và duyên hải trung bộ đến năm 2020.

- Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

- Quyết định số: 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.

- Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn

- Quyết định số 260/2005/QĐ-TTg ngày 21/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng phía tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020.

- Quyết định số: 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

- Quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

- Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Quyết định số: 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số: 229/1999/QĐ-TTg ngày 16/12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ các vùng an toàn khu.

- Quyết định số: 970/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện xây dựng dự án đầu tư xây dựng các công trình thuộc Chương trình 229 của Chính phủ.

- Quyết định số 1776/QĐ -TTg ngày 21/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư vùng: Thiên tai, ĐBKK, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013- 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Căn cứ Chỉ thị số: 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và TPCP.

- Công văn số: 1845/BKHĐT-KTĐPLT ngày 25/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Đề án phát triển kinh tế – xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2013-2017.

- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số: 6169/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Quyết định số: 5413/QĐ-UBND. ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế – Xã hội huyện Quỳ Châu đến năm 2020.

- Quyết định số: 4761/QĐ-UBND.CN 04/11/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải huyện Quỳ Châu đến năm 2020.

- Quyết định số: 3308/QĐ-UBND ngày 29/8/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Điện lực huyện Quỳ Châu giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quỳ Châu khóa 24; Nghị quyết của HĐND huyện khóa 17 về mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGHÈO ĐÓI CỦA HUYỆN ĐẾN NĂM 2012

1- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nguồn nhân lực

1.1- Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý:

Quỳ Châu nằm cách thành phố Vinh khoảng 145 km về phía Tây Bắc Nghệ An theo Quốc lộ 48. Có toạ độ địa lý: 190 06' đến 19047' vĩ độ Bắc, 1040 542' đến 105017' kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên là 105.765,6 ha. Có ranh giới chung: Phía Bắc giáp huyện Quế Phong và tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp huyện Quỳ Hợp và huyện Con Cuông, phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn và tỉnh Thanh Hoá, phía Tây giáp huyện Quế Phong và huyện Tương Dương. Gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã, 03 trung tâm cụm xã. Quỳ Châu có tuyến quốc lộ 48 đi qua huyện dài 39 km, đường tỉnh lộ từ Châu Thôn đi Tân Xuân qua huyện dài 15 km và 9 tuyến đường huyện lộ.

Trong huyện có 5 tuyến đường thuỷ: sông Hiếu dài 60 km, sông Hạt dài 23 km, Nậm Quàng dài 10 km, Nậm Chàng dài 16 km, Nậm Việc dài 20 km, tổng chiều dài 129 km, tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển về mùa mưa.

Nằm trong vành đai kinh tế Phủ Quỳ, là vệ tinh của trung tâm kinh tế vùng Tây Bắc của tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, góp phần làm tăng năng lực sản xuất các ngành và nâng cao vai trò của huyện trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong vùng và giữa vùng với các địa phương khác trong tỉnh.

Nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh (Vinh - Hang Bua- Thẳm Ồm- Bảo tàng dân tộc ...) và với các di tích, thắng cảnh hiện có trên địa bàn, Quỳ Châu hoàn toàn có khả năng đóng vai trò là trung tâm du lịch vùng tây Bắc của tỉnh.

b) Đặc điểm địa hình, địa mạo:

Là huyện có địa hình hiểm trở, nhiều núi cao bao bọc tạo nên những thung lũng nhỏ và hẹp nằm trong địa bàn của các đới kiến tạo, đới nâng Pù Huống, nếp lõm sông Hiếu nên địa hình có nhiều lớp lượn sóng theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các khe suối đổ về sông Hiếu, sông Hiếu nằm giữa chạy từ Tây sang Đông tạo thành địa hình lòng máng. Địa hình có thể phân ra như sau:

- Dạng địa hình thung lũng bằng phân bố rải rác ở các bãi bồi dọc theo tuyến các con sông và một số khe suối (Châu Bính, Châu Tiến, Châu Bình) diện tích ít chỉ chiếm 1% diện tích tự nhiên của huyện.

- Dạng địa hình đồi: Diện tích khoảng 25% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 48 và nằm ở triền núi. Phần lớn là dạng đồi lượn sóng có độ cao 170 m - 200 m.

- Dạng địa hình núi chiếm khoảng 74% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó khoảng 57% là núi thấp từ 170 m - 1.000 m, còn lại là núi cao trên 1.000 m (đỉnh Bù Lô Cô 1.124 m, đỉnh Pù Huống, đỉnh Pù Khạng 1.085 m).

Nhìn chung, địa hình Quỳ Châu chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn. Các dòng sông hẹp và dốc gây khó khăn cho phát triển vận tải đường sông và hạn chế khả năng điều hoà nguồn nước mặt trong các mùa phục vụ cho canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với nhiều thác lớn nhỏ là tiềm năng rất lớn cần được khai thác để phát triển thuỷ điện.

c) Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu Quỳ Châu mang đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa nắng nóng, mùa lạnh và ẩm.

- Chế độ nhiệt: Các yếu tố khí hậu trung bình nhiều năm cho thấy: sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ cao nhất 390C, nhiệt độ thấp nhất 10 0C. Từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao nhất 40,3 0C, nhiệt độ thấp nhất 18 0C.

- Chế độ mưa: Là huyện có lượng mưa trung bình so với các huyện khác ở vùng miền núi Tây bắc. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 800-1200 mm/năm, chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 – 540 mm/tháng và kèm theo lũ lụt.

- Độ ẩm không khí: Có sự chênh lệch giữa các tiểu vùng và theo mùa. Độ ẩm không khí trung bình năm dao động từ 85-90%. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất không cao từ 2-5%; vùng có độ ẩm cao nhất là phía bắc, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía tây của huyện.

- Chế độ gió: Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng một phần gió tây nam từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô nóng một số vùng trong huyện, là huyện có tốc độ gió thấp nhất so với các huyện trong tỉnh, ít bị ảnh hưởng của bão mà chỉ có lốc xoáy cục bộ.

Nhìn chung, thời tiết khí hậu Quỳ Châu không thuận lợi, chế độ nhiệt trong năm biến động lớn, thời gian nắng nóng dài, về mùa khô lượng mưa thấp gây nên xảy ra hạn hán làm hạn chế sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, mùa mưa thường có lốc xoáy, mưa đá, lũ ống, lũ quét, phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

1.2- Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất: Huyện Quỳ Châu có tổng diện tích tự nhiên là 105.765,5 ha, trong đó: Đất Nông nghiệp: 5.322,4 ha, chiếm 5,0%; Đất Lâm nghiệp: 86.671,9 ha, chiếm 81,9%; Đất phi nông nghiệp: 2.737,5 ha, chiếm 2,6%; Đất chưa sử dụng: 11.033,7 ha, chiếm 10,5%. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An, Quỳ Châu có 14 loại đất trên tổng số 32 loại đất toàn tỉnh. Tổng diện tích điều tra thổ nhưỡng là 103.713,22 ha chiếm 98,1% tổng diện tích tự nhiên, không kể diện tích sông suối núi đá. Trong đó có các loại đất sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 250 ha, chiếm khoảng 0,2% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất Feralít đỏ vàng vùng đồi dưới 170 - 200 m: 27.648 ha, chiếm 26,1%; Nhóm đất Feralít đỏ vàng vùng núi thấp dưới 170 - 200 m đến 800 - 1000 m: 76.005,22 ha, chiếm 71,8%.

Tóm lại, các loại đất Quỳ Châu được hình thành và phân bố trên nền địa hình phức tạp, hơn 74% diện tích là đồi núi, trong đó nhiều nơi có độ dốc lớn. Chiếm diện tích chủ yếu là nhóm đất địa thành, loại đất này cơ bản chỉ phù hợp để phát triển cây Lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày và một số loại cây ăn quả nên việc mở rộng diện tích canh tác sản xuất nông nghiệp rất khó khăn.

b) Tài nguyên nước Quỳ Châu có mạng lưới sông suối với mật độ 5-7 km/km2. Các sông suối lớn nhỏ đều có nguồn nước dồi dào về mùa mưa, thế năng lớn, đáp ứng một phần nước cho sản xuất và dân sinh. Hai con sông chính chảy qua huyện là sông Hiếu và sông Hạt. Ngoài ra, còn có hàng chục sông nhỏ, khe suối trong mạng lưới nhánh của sông Hiếu như Nậm Cướm, Nậm Cam, Nậm Chai.... và 11 hồ đập chứa nước tạo thành hệ thống cấp nước tự nhiên cho sản xuất và sinh hoạt cư dân, nhất là các bản vùng đặc biệt khó khăn.

Quỳ Châu có lượng nước mưa hàng năm khá lớn khoảng 1,7 tỷ m3. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm, đồng thời mưa lớn tập trung cùng với địa hình dốc, thảm thực vật che phủ bị giảm nên thường gây lũ lụt, khả năng điều tiết nước bị hạn chế, nên một số vùng có thời gian còn thiếu nước sinh hoạt, khô hạn. Nhìn chung Quỳ Châu có nguồn nước mặt khá lớn, đảm bảo khả năng khai thác cân đối theo yêu cầu sản xuất và đời sống. Hiện tượng ngập lụt hàng năm chỉ có thể hạn chế khắc phục được bằng các biện pháp thủy lợi, bảo vệ khoanh nuôi và trồng rừng.

c) Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của Quỳ Châu tập trung chủ yếu các loại sau:

- Đá quý: Đã được đánh giá với tỷ lệ 1/50.000 trên diện tích 5 km2 với trữ lượng dự báo 10 tấn. Tuy nhiên chất lượng không cao, khả năng khai thác khó do công nghệ chưa hiện đại, đầu tư lớn, phân bố rải rác cả trong khu vực dân cư.

- Cát sỏi xây dựng: Phân bố chủ yếu dọc theo sông Hiếu, sông Hạt và các suối khác trên địa bàn huyện. Trữ lượng dự tính trên 1,2 triệu m3. Nhìn chung cát sỏi có tiềm năng lớn cần có quy hoạch khai thác cụ thể tránh hiện tượng sụt lở, xói lở lòng sông, tắc ngẽn dòng chảy.

- Vàng: Phân bố ở Tà Sỏi xã Châu Hạnh và một phần ở Châu Thắng có trữ lượng khoảng 8 tấn, diện tích chiếm đất khoảng 32 km2 tuy nhiên phân bố rải rác ở độ sâu khác nhau.

- Quặng Bôxit: Phân bố ở khe Bấn xã Châu Hạnh, diện tích chiếm đất 2,9 km2, đang được Công ty CPTM Vina Hoa Trang đầu tư khai thác.

- Quặng sắt: Được phân bố ở xã Châu Hội và xã Châu Bình, hiện nay đã được cấp phép cho các công ty đầu tư khai thác.

Ngoài ra, Quỳ Châu có nhiều mỏ đá xây dựng với trữ lượng lớn phân bố ở hầu hết các xã.

d) Tài nguyên rừng:

Lâm nghiệp là thế mạnh của huyện Quỳ Châu. Tổng diện tích Đất lâm nghiệp là 86.671,9 ha, chiếm 81.9% tổng diện tích tự nhiên (Trong đó: Đất rừng sản xuất: 55.140,7ha; Đất rừng phòng hộ: 20.542,9ha; Đất rừng đặc dụng: 10.988,3 ha). Rừng Quỳ Châu có diện tích lớn, phong phú về chủng loại, tỷ lệ che phủ rừng khá cao đạt 75%

Tiềm năng tài nguyên rừng ở Quỳ Châu còn khá lớn về cả diện tích lẫn trữ lượng, đặc biệt là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: Lùng, Nứa và có thể phát triển công nghiệp chế biến Lâm sản tại chỗ. Với đặc thù về đất đai, khí hậu, Quỳ Châu thích hợp để trồng các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Keo, Cao su, Sắn. Đây là một lợi thế giúp huyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần phải quy hoạch bảo vệ, đầu tư thích đáng và khai thác hợp lý.

1.3. Tài nguyên nhân lực

Dân số của huyện Quỳ Châu tính đến tháng 12/2012 là 54.258 người/13.084 hộ, bình quân 4,1 người/hộ, mật độ dân số bình quân 50,6 người/km2 , gồm hai dân tộc Kinh, Thái cùng sinh sống, trong đó: gần 80% dân số là người dân tộc Thái chiếm đại bộ phận dân cư của huyện. Dân cư phân bố không đồng đều, ở các xã vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt, trong khi đó ở vùng thị trấn và một số xã gần thị trấn mật độ dân cư cao hơn nhiều, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện trong những năm gần đây tương đối ổn định, biến động trên dưới 1,0%. Lực lượng lao động trong độ tuổi là 35.850 người, trong đó nữ 17.960 lao động chiếm 50,1%, hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 1.200 lao động nên tỷ lệ thất nghiệp của huyện tương đối thấp (Khoảng 3-5%). Ngành nghề chủ yếu của lao động là sản xuất Nông lâm nghiệp, (80,1%). Tuy số lượng lao động Nông lâm ngư nghiệp có tăng so với các năm trước nhưng tỷ trọng có có xu hướng giảm dần và lao động sản xuất phi nông nghiệp tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng.

2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện

2.1. Đánh giá tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội .

2.1.1 Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2012 đạt 5,6%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng về Nông nghiệp giảm từ 48,3% năm 2011 xuống 47,9% năm 2012/ Mục tiêu 2015 là 40,04%, Công nghiệp, xây dựng tăng từ 17,2% năm 2011lên 17,4% năm 2012/ Mục tiêu năm 2015 là 22,7%, Thương mại và dịch vụ tăng từ 34,5% năm 2011 lên 34,8% năm 2012/ Mục tiêu năm 2015 là 36,9%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,9 triệu đồng/người/năm.

- Cơ cấu lao động: Nông nghiệp chiếm 80,1%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 4,8%; Thương mại và dịch vụ chiếm 15,1%

- Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển:

+ Trồng trọt: Năng suất, sản lượng các loại cây trồng ngày càng tăng. Sản lượng lương thực có hạt năm 2012 đạt 21.315,6 tấn, đạt 112,7% so với mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện khoá 24.

+ Chăn nuôi qua các năm vẫn giữ mức phát triển tương đối ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra, từng bước chuyển dịch theo hướng phát triển đàn gia súc hàng hoá với hình thức chăn nuôi tập trung.

+ Lâm nghiệp: Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng được trú trọng. Diện tích rừng kinh tế trong những năm gần đây tăng mạnh. Kinh tế lâm nghiệp đã bước đầu chiếm một phần đáng kể trong tỷ trọng nền kinh tế. Độ che phủ rừng tăng từ 74,8% năm 2011 lên 75% năm 2012/Mục tiêu năm 2015 là 75%, đạt 100%.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Bước đầu khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về sản xuất vật liệu xây dựng như : Đá xây dựng, Gạch các loại, Cát, sỏi ... và phát triển làng nghề sản xuất Hương Trầm, dệt thổ cẩm ... tạo đà cho phát triển trong các năm tiếp theo. Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm 2012 (Giá CĐ 2010) đạt 73,4 tỷ đồng.

- Xây dựng: hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn được cải thiện đáng kể từ việc huy động đầu tư bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ khác nhau. Giá trị sản xuất xây dựng (Giá hiện hành) năm 2012 đạt 232,6 tỷ đồng, trong đó: Vốn doanh nghiệp và xây dựng trong dân cư 64,2 triệu đồng, chiếm 27,6%.

- Các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch: Có chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư, việc phát triển du lịch đã có định hướng trên cơ sở khai thác các tiềm năng về du lịch cảnh quan, sinh thái và văn hoá trên địa bàn, nhằm khai thác tốt các thế mạnh của địa phương.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: Những năm vừa qua, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Trong đó năm 2012 đạt 10,251 tỷ đồng, đạt 202,9% Dự toán tỉnh giao, 136,7% kế hoạch HĐND huyện giao, so với mục tiêu đến năm 2015 (175,7 tỷ đồng) đạt 65,3%. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN. Tổng chi ngân sách đạt 263.904,2 triệu đồng,. Trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 17.501,1 triệu đồng; chi thường xuyên 246.294,5 triệu đồng

2.1.2. Về văn hoá- xã hội:

- Giáo dục - đào tạo: Đã có chuyển biến tích cực, phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng ở các cấp học, tiếp tục duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Công tác xã hội hoá giáo dục bước đầu đã có hiệu quả.

- Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm hơn. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được thực hiện khả quan. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được đẩy mạnh.

- Văn hoá: Công tác văn hóa, thông tin, thể thao và truyền hình được tăng cường. Đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân và các giá trị bản sắc văn hoá luôn được quan tâm, gìn giữ.

- Chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo: Các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo theo quy định. Công tác xoá đói, giảm nghèo trong những năm qua đạt được những kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 52,78% năm 2011 xuống còn 50,06% năm 2012/ Mục tiêu đến năm 2015 giảm còn 38,06 (Bình quân giảm mỗi năm 4,0%).

2.1.3. Quốc phòng, an ninh:

Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân địa phương được nâng lên.

2.2. Thực trạng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu

2.2.1- Sản xuất nông, lâm ngư nghiệp:

a) Sản xuất nông nghiệp:

Giá trị sản xuất Nông nghiệp (Giá CĐ 2010) năm 2012 đạt 245,2 tỷ đồng. Sản lượng lương thực đạt 21.315,6 tấn, lương thực bình quân đầu người; đạt 398,3 kg

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2012 đạt 7.986,1ha. Trong đó: cây lương thực 4.484,1 ha (gồm: lúa cả năm là 3.679,5 ha, sản lượng đạt 18.971 tấn/năm; Ngô 804,6 ha, sản lượng đạt 2.344,6 tấn/năm); Cây công nghiệp ngắn ngày là 1.433,3 ha (Gồm: Mía nguyên liệu 1.200 ha, sản lượng đạt 7.884 tấn/năm; Lạc 233,3 ha, sản lượng đạt 387,3 tấn/năm); Cây công nghiệp dài ngày 145ha (Gồm: Cây Quế 95 ha được trồng những năm trước đây và 50 ha cây cao su); Cây lấy bột, lấy củ, cây rau đậu khác 2.068,7 (Gồm: Sắn 1.175,0 ha; Khoai Lang: 246 ha; Rau đậu các loại 647,7ha).

- Chăn nuôi: Trong những năm qua, huyện tiếp tục chỉ đạo đầu tư con giống từ việc lồng ghép các Chương trình, dự án để tăng sản phẩm chăn nuôi, duy trì tổng đàn, cải thiện chất lượng đàn gia súc, tăng cường công tác tiêm phòng dịch bệnh với kết quả: Tổng đàn Trâu Bò 25.826 con, chiếm 53,2% tổng đàn gia súc; Đàn Lợn 22.710 con; Đàn gia cầm các loại 265.000 con. Đặc biệt phát triển giống vịt bầu Quỳ đặc sản của địa phương trên phạm vi toàn huyện.

- Dịch vụ nông nghiệp và hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ: Dịch vụ Nông nghiệp chủ yếu là chế biến sản phẩm nông sản sau thu hoạch như: xay xát, nghiền thức ăn gia súc gia cầm … Hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ như khuyến nông, khuyến lâm đã được quan tâm đầu tư, mỗi xã có 1 khuyến nông xã được hưởng phụ cấp chuyên trách, việc tổ chức xây dựng mô hình, ứng dụng tiến bộ khoa học vào địa phương đã được chú trọng. Đã xây dựng được các mô hình sản xuất Lúa chất lượng cao, mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất Lúa hàng hóa, mô hình trồng cây Rễ Hương, trồng Gừng dưới tán rừng, mô hình bảo vệ rừng Lùng nguyên liệu, các mô hình chăn nuôi… Công tác BVTV, Thú y được tổ chức kịp thời tiêm phòng ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh lây lan. Công tác cung ứng giống, vật tư phân bón luôn được quan tâm chủ động cung ứng phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu cho đầu tư sản xuất.

Hiện nay, hạn chế chủ yếu của ngành sản xuất nông nghiệp là chưa khai thác hết tiềm năng về đất đai để mở rộng diện tích gieo trồng, một số diện tích còn bị bỏ hoang do thiếu nguồn nước và hệ thống tưới tiêu, sức đầu tư sản xuất của nông dân còn hạn hẹp, tập quán sản xuất cũng như sinh hoạt chậm đổi mới, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế, trình độ thâm canh chưa cao dẫn tới năng suất tăng chậm, đặc biệt là các xã vùng sâu xã trung tâm, một số loại cây trồng chỉ phát triển mạnh ở các vùng có đồng bào dân tộc Kinh sinh sống, giá cả các mặt hàng vật tư nông nghiệp biến động bất thường, thị trường tiêu thụ cho một số sản phẩm không ổn định dẫn đến phải phá bỏ và thay thế các loại cây trồng khác như cây Quế, Măng Bát độ. Công tác quy hoạch vùng chăn thả đàn gia súc, quy trồng cỏ chăn nuôi chậm thực hiện và việc phát triển vùng cây nguyên liệu trên địa bàn làm giảm đáng kể nguồn thức ăn cho chăn nuôi, ngoài ra việc đưa máy móc vào phục vụ sản xuất nông nghiệp làm giảm số lượng gia súc phục vụ cày kéo và dần chuyển thành hàng hóa nên tổng đàn gia súc có chiều hướng giảm

Tuy nhiên tiềm năng mở rộng diện tích đất canh tác của huyện còn khá lớn cho việc phát triển các loại cây trồng như: Lúa nước, cây rễ hương, cây Dâu tằm, Chuối, Cỏ các loại phục vụ chăn nuôi … nhưng cần có phương án khai thác hợp lý, hiệu quả, xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

b) Sản xuất lâm nghiệp

Tổng số diện tích đất Lâm nghiệp là 86.671,9 ha; Trong đó: Đất rừng sản xuất: 55.140,7ha; Đất rừng phòng hộ: 20.542,9 ha; Đất rừng đặc dụng: 10.988,3 ha). Trong những năm qua, trung bình mỗi năm trồng rừng tập trung đạt trên 1.000 ha nâng tổng số diện tích rừng trồng lên 11.330 ha. tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2012 đạt 75,0%; khoanh nuôi, bảo vệ tốt 75.036,7 ha rừng hiện có, không có cháy rừng xảy ra. Từng bước xã hội hóa nghề rừng, bảo vệ tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái. Giá trị sản xuất Lâm nghiệp năm 2012 (Giá CĐ 2010) đạt 149,9 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế so với tiềm năng thế mạnh về đất rừng của huyện, một số diện tích rừng nghèo chưa được cải tạo. Bên cạnh đó một số tổ chức trên địa bàn huyện được nhà nước giao quản lý, sử dụng và phát triển vốn rừng (Lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ,) với diện tích rừng quá lớn làm hạn chế quỹ đất rừng sản xuất để giao khoán cho các hộ gia đình thiếu đất sản xuất ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh.

c) Nuôi trồng thuỷ sản;

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên hệ thống ao hồ và cá lồng trên sông với diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện đạt 181 ha, 96 lồng cá với các loại các chủ yếu như: Trắm, Trôi, Mè, chép và một số loại cá khác nhằm tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi thủy sản trong ngành nông nghiệp. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản đạt 482 tấn, giá trị sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 9,1 tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn huyện còn có một số diện tích lớn mặt nước của các hồ đập thủy lợi có thể đưa vào khai thác, nuôi trồng thủy sản như: Hồ chứa nước Na Xén, Hồ chứa nước Khe Đống, Hồ chứa nước Khe Chuối ….

Tuy nhiên do địa hình miền núi phức tạp, mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng nuôi trồng thủy sản và sự ổn định của diện tích nuôi trồng.

2.2.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn huyện đã có bước chuyển dịch khá. Giá trị sản xuất tăng hàng năm (Năm 2012 đạt 268,39 tỷ đồng, trong đó công nghiệp – TTCN 73,4 tỷ đồng, chiếm 27,3%), chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu ngành nghề hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng quy mô cá thể, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ. Các sản phẩm công nghiệp – TTCN năm 2012 chủ yếu là Đá các loại (167.000 m3); Gạch các loại (12,9 Tr. viên) ; Cát Sỏi (102.000 m3); Nước máy (146.000m3); Điện (9,4 triệu KW/h); Hương Trầm (36,0 triệu que); Dệt thổ cẩm (18.000 m2) và một số sản phẩm khác như: đồ mộc, may mặc, dụng cụ cầm tay bằng sắt thép... cơ bản cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng nội bộ. Ngoài ra phát huy ngành nghề truyền thống, tiếp tục chỉ đạo phát triển làng nghề, làng có nghề. Giới thiệu, tìm kiếm thị trường trong và ngoài huyện để định hướng cho nhân dân sản xuất tại địa bàn. Đến hết năm 2012 toàn huyện có 04 làng nghề và 03 làng có nghề với ngành nghề chủ yếu là dệt thổ cẩm và sản xuất hương trầm, việc tạo nguồn nhân lực cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp được quan tâm thực hiện qua công tác đào tạo nghề từ quỹ khuyến công của tỉnh, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định số: 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ. Phát huy tiềm năng thế mạnh về lao động, về nguyên liệu để phát triển các ngành nghề như chế biến, khai thác, sản xuất. Bênh cạnh đó, sản xuất Công nghiệp – TTCN vẫn có một số tồn tại, hạn chế như: Số lượng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn ít, quy mô vừa và nhỏ, phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào khu vực trung tâm huyện và vùng lân cận, sản phẩm còn manh mún, chất lượng sản phẩm còn thấp, ngành nghề chưa đa dạng, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Công tác quảng bá và bảo vệ thương hiệu sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức

Để phát triển công nghiệp – TTCN, ngoài những cơ chế, chính sách chung của TW và của tỉnh, huyện đã xây dựng các cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất, đồng thời tăng cường quản lý nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu dồi dào trên địa bàn, áp dụng đồng bộ các chính sách hỗ trợ, đầu tư để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có điều kiện phát triển.

2.2.3 Thương mại, dịch vụ, du lịch:

Dịch vụ phát triển nhanh và khá đồng đều, đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống và sản xuất tại địa bàn. Giá trị sản xuất Thương mại dịch vụ năm 2012 (Giá CĐ 2010) đạt: 282,04 tỷ đồng, tỷ trọng kinh tế ngành chiếm 34,8%.

+) Thương mại: Hiện tại đang xây dựng mới Chợ Thị trấn Tân Lạc , chuẩn bị đầu tư Chợ Cô Ba, xã Châu Bình, chợ xã Châu Phong và dần hình thành chợ nông thôn tại các điểm dân cư tập trung như: Các thị tứ, Trung tâm các xã nhằm đảm bảo cung cấp và tiêu thụ tốt hàng hoá. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2012 đạt 200,1 tỷ đồng. Hệ thống thương mại bước đầu đáp ứng việc cung ứng hàng hoá chính sách thiết yếu cho đồng bào các xã vùng sâu, vùng xa.

+) Du lịch: Hoạt động du lịch trong quần thể Hang Bua, Thẩm Ồm, Thẩm Chàng, Tôn Thạt, núi Phá Xăng, Bảo tàng Dân tộc được gắn với Lễ hội Hang Bua Hàng năm thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài huyện, từng bước hình thành phát triển kinh tế dịch vụ du lịch.

+) Dịch vụ vận tải và bưu chính, viễn thông: Hạ tầng giao thông phát triển góp phần quan trọng tăng khối lượng luân chuyển hàng hoá và dịch vụ; bưu chính viễn thông phát triển mạnh, có 12/12 xã thị được sử dụng điện thoại cố định, điện thoại di động, thuê bao cố định đạt 17 máy/1000 dân, internet đang phát triển... đã có những tác động tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+) Các hoạt động dịch vụ khác như: Tài chính tín dụng, kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhà nghỉ... đang phát triển nhanh, từng bước đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên địa bàn.

Tuy nhiên hoạt động thương mại dịch vụ hiện nay cơ bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thị trường hàng hoá chưa thực sự phát triển, giao thông đi lại và lưu chuyển hàng hóa đến các thôn bản còn khó khăn, hoạt động du lịch mặc dù đã được quan tâm hơn, nhưng hệ thống hạ tầng du lịch trong những năm qua chưa được đầu tư xây dựng, nên mạng lưới và chất lượng hoạt động của ngành du lịch còn thấp, chưa hiệu quả.

2.2.4 Hệ thống kết cấu hạ tầng:

Tổng huy động các nguồn vốn đầu tư năm 2012 đạt 142,857 tỷ đồng, từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia, ngân sách tỉnh, vốn ODA và các nguồn khác.

- Về Giao thông: Quốc lộ 48 đoạn qua huyện: dài 39 km; 15km đường tỉnh lộ (Châu Thôn- Tân Xuân) là đường nhựa; Đường do huyện quản lý gồm 9 tuyến, tổng chiều dài 110,8 km(trong đó có 47,3% tốt, 19,2% trung bình, 33,4% xấu); Đường từ trung tâm xã đi các thôn bản có tổng chiều dài 211,5 km, đã rải nhựa và bê tông hoá 45,6km, còn lại là đường đất đi lại hết sức khó khăn, hàng năm huyện huy động nhân dân tự tu sửa; Đường thôn xóm có tổng chiều dài 1.240 trong đó đường nhựa và bê tông là 78,5km (chiếm 6,3%) Do địa hình chia cắt, phức tạp, hàng năm sau mỗi trận mưa lớn huyện đều phải huy động hàng ngàn ngày công để tu sửa đường. Trong tương lai cần có sự đầu tư lớn của các cấp mới khắc phục được tình trạng trên.

- Hệ thống thuỷ lợi: toàn huyện hiện 100 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, trong đó: có 55 công trình đã được kiên cố, 45 công trình tạm tưới; gần 54/118km kênh mương đã được bê tông hoá (công trình nhỏ là chủ yếu), tổng năng lực thiết kế 1.901 ha, đạt 53,16% diện tích đất ruộng 2 vụ, song thực tế mới chủ động nước tưới được 2.722 ha, diện tích còn lại (gần 1.022ha) vẫn chủ yếu do nhân dân tự làm phai, đập tạm, guồng để lấy nước tưới, hiệu quả còn hạn chế do thường bị mưa lũ cuốn trôi hàng năm. Hệ thống kênh mương phần lớn chưa được đầu tư kiên cố hoá hoặc đã xuống cấp sau quá trình sử dụng (trừ một số tuyến kênh mương cấp 1, 2 thuộc hệ thống thuỷ lợi Kẻ Cọc - Khe Nhã và một số đoạn kênh dẫn nước từ đập đến vùng tưới, hệ thống kênh mương nội đồng không đáng kể).

- Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt: hiện nay trên địa bàn huyện có 39 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung phục vụ cho 2.847 hộ với 12.624 người. Bên cạnh các hộ gia đình dùng nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn huyện còn có trên 20.000 người sử dụng giếng khoan, giếng khơi, bể nước mưa. Các công trình có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, Tính đến hết năm 2012 tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh là 75%. Tuy nhiên chất lượng cung cấp nước chưa đảm bảo, chưa thường xuyên do công tác duy tu bảo dưỡng, bảo quản sử dụng chưa tốt và hư hỏng do bão lũ hàng năm. Hiện nay vẫn còn nhiều thôn bản đang phải sử dụng nước sinh hoạt từ khe suối tự nhiên.

- Điện lưới quốc gia: Đến năm 2012 Quỳ Châu có 70,1km đường dây trung áp 35KV, 85,3km đường dây hạ áp (Trong đó: 57,8 km là dây dẫn có vỏ bọc cách điện, 27,8km dây cáp trần), 49 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 6.265KV. Cung cấp điện lưới quốc gia cho 9/12 xã thị (65,1% số thôn bản, 62,8% số hộ được dùng điện lưới quốc gia). Hiện nay nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân được sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt là rất lớn, bằng các chương trình hiện có huyện đã có dự kiến bố trí vốn để đầu tư đường điện hạ thế và máy biến áp nhưng lại không có khả năng để đầu tư xây dựng đường dây cao thế 35KV nên chưa thực hiện được. Toàn huyện còn 3 xã(Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm) và 11 thôn bản tại các xã Châu Hội, Châu Bính, Châu Bình chưa được đầu tư hệ thống điện lưới quốc gia.

- Xây dựng kiến trúc và phát triển đô thị: Qua quá trình thực hiện đầu tư từ Chương trình Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, Chương trình 135, Chương trình kiên cố hoá trường lớp học và các nguồn vốn khác. Đến nay cơ sở hạ tầng phục vụ ngành giáo dục, y tế đã được cải thiện: 71% phòng học được kiên cố, 90% trường học và trạm y tế có nhà ở cho giáo viên và nhà ở cho bác sĩ, 25% trạm y tế xã được đầu tư xây dựng mới. Bênh cạnh đó một số trạm Y tế xã qua thời gian sử dụng lâu năm đã xuống cấp nghiêm trọng, một số phòng học tạm bợ chưa được kiên cố hóa.

Mở rộng quy mô thị trấn Tân Lạc từ 88,14ha lên 548ha, quy hoạch các thị tứ, điểm dân cư tập trung (tỷ lệ dân số đô thị mới chiếm 5,3%). Chất lượng quy hoạch và khả năng huy động vốn thực hiện đầu tư xây dựng các quy hoạch khu dân cư chưa đảm bảo dẫn đến không gian, cảnh quan đô thị, điểm dân cư hiện nay còn lộn xộn, chắp vá, môi trường suy giảm.

2.3. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội

2.3.1. Dân số và lao động:

Dân số của huyện Quỳ Châu tính đến năm 12/2012 là 54.258 người, gồm hai dân tộc Kinh, Thái cùng sinh sống, trong đó: gần 80% dân số là người dân tộc Thái, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện trong những năm gần đây tương đối ổn định, biến động trên dưới 1,0%. Lực lượng lao động trong độ tuổi là 35.850 người chủ yếu lao động sản xuất nông - lâm nghiệp và là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Với những đặc điểm về dân số và lao động như trên, việc phát triển kinh tế của huyện Quỳ Châu còn nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành Công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ.

2.3.2 Giáo dục, đào tạo và dạy nghề:

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục của huyện không ngừng phát triển, mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố, nâng cao khả năng thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường. Tính đến năm 2012 toàn huyện có 37 trường, trong đó: Mầm non: 12 trường/89 lớp/ 2.894 học sinh; Tiểu học: 15 trường/ 231 lớp/4.670 học sinh; THCS: 9 trường/102 lớp/3.249 học sinh; THPT: 1 trường/42 lớp/1.311 học sinh.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; năm 2012 toàn ngành có 985 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, trong đó 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ trở lên.

Tuy số giáo viên được bố trí đầy đủ, nhưng cơ cấu giáo viên theo bộ môn chưa hợp lý.

Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực; tỷ lệ học sinh lưu ban giảm, tỷ lệ học sinh đạt học lực trung bình trở lên các cấp học đạt trên 94,7%, trong đó học sinh khá, giỏi chiếm 31,2%.

Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho việc dạy và học. Tuy nhiên đầu tư cho giáo dục chưa đồng bộ, một số trường đang phải sử dụng phòng học tạm bợ, hoặc đã xuống cấp và hầu hết các trường chưa có các phòng chức năng, các công trình phụ trợ.

Công tác hướng nghiệp, dạy nghề, đào tạo nghề cho nhân dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện nhằm tạo thêm việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tìm kiếm việc làm ngoài huyện, và đặc biệt là đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nơi có thu nhập và kỹ thuật cao. Mỗi năm thực hiện đào tạo 20 lớp/500 – 600 học viên. Tuy nhiên trong những năm qua cơ sở vật chất tại Trung tâm dạy nghề huyện còn thiếu thốn, hiện tại đang sử dụng Xí nghiệp gạch ngói cũ của huyện để phục vụ công tác dạy và học, song được sự quan tâm của Tỉnh, Trung tâm dạy nghề của huyện đang được đầu tư xây dựng tại địa điểm mới nhưng tiến độ thi công chậm do thiếu kinh phí, ngoài ra việc đào tạo nghề còn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu giáo viên giảng dạy, thiếu phòng học nên số lượng lớp học, đối tượng tham gia còn ít, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng chủ yếu là may mặc, xây dựng dân dụng, đan lát, dệt thổ cẩm, thêu ren,…

2.3.3. Y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân:

Thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong đó có các đối tượng BHYT, người nghèo, thương binh, ng­ười cao tuổi, trẻ em d­ưới 6 tuổi. Trong năm có 39.509 lượt người khám và điều trị tại bệnh viện Đa khoa, 42.500 l­ượt ng­ười khám và điều trị tại các trạm y tế xã. Số trẻ em dưới 6 tuổi được khám và điều trị: 10.095 cháu. Công tác y tế dự phòng được thực hiện tốt; chất lượng công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên; từng bước củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế trên địa bàn huyện; đẩy mạnh thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, làm tốt công tác phòng bệnh, đưa các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ xuống tận các xã; thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia.

Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 01 Trung tâm Y tế, 12/12 xã thị có trạm y tế, có 133 giường bệnh (bình quân có 40 giường bệnh/vạn dân). 10/12 trạm y tế xã có bác sỹ, tổng số bác sỹ là 27 người, đạt 5,0 bác sỹ/vạn dân, 3/12 xã thị đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, 142 thôn bản có cán bộ y tế, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 23,1%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,84%.

Tuy nhiên trong những năm qua, tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng gia tăng (7,32%), năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác y tế vẫn còn bất cập, chất lượng khám chữa bệnh tuy được cải thiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, công tác vệ sinh môi trường chưa được quan tâm thực hiện. Việc xã hội hoá trong lĩnh vực y tế chưa đạt hiệu quả cao, tiến độ xây dựng xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế còn gặp nhiều khó khăn, thiếu kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, 9/12 trạm y tế xuống cấp nghiêm trọng, 12/12 trạm y tế thiếu thiết bị khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em có giảm nhưng vẫn đang còn ở mức cao…

2.3.4 Phát triển văn hoá, thông tin, phát thanh truyền hình:

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và Phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" được nhân dân đồng tình hưởng ứng với 2.015 hộ đạt gia đình thể thao chiếm 15,4% toàn huyện, tham gia các cuộc liên hoan, hội diễn văn hóa, văn nghệ đạt giải cao. Đến nay toàn huyện có 114/146 làng bản có nhà văn hóa, 10/12 xã có sân vận động, 11/12 xã có điểm bưu điện văn hóa, 8/12 xã thị trấn có trạm phát thanh không dây, tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 92%, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 47,0%, chất lượng gia đình văn hoá, làng văn hoá được chú trọng kết hợp với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh, hạ tầng thông tin và công tác thông tin tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tuyên truyền phục vụ các ngày lễ lớn được quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Chất lượng một số làng văn hóa còn thấp, hủ tục ma chay, cưới hỏi còn nặng nề trong nhân dân.....

2.3.5 Thực trạng phát triển và nâng cao trình độ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ:

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp; cán bộ chuyên trách, không chuyên trách và công chức các xã thuộc huyện Qùy Châu so với mặt bằng chung còn thấp, nhất là cán bộ chuyên trách và không chuyên trách các xã, cụ thể:

a.Cấp huyện

- Biên chế Quản lý Nhà nước: Tổng số 78 người:

+ Chuyên môn: Đại học 62 người chiếm 79,5%, Cao đẳng 03 người chiếm 3,8%, Trung cấp 09 người chiếm 11.5%, Sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo 04 người chiếm 5,1%.

+ Lý luận chính trị: Cử nhân, Cao cấp 17 người chiếm 21,8%, Trung cấp 11người, chiếm 14,1%; Sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo 50 người chiếm 64,1%.

- Biên chế các Sự nghiệp, tổng số 722 người:

+ Chuyên môn: Đại học 253 người chiếm 35,1%, Cao đẳng 375 người chiếm 52,1%, Trung cấp 91 người chiếm 12,7%, Sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo 01 người chiếm 0,1%.

+ Lý luận chính trị: Trung cấp 12 người chiếm 1,7 %, Sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo 710 người chiếm 98,3%.

b. Cấp xã:

- Cán bộ công chức xã: Tổng số 152người

+ Văn hoá: Cấp II: 03 người chiếm 0,2%; Cấp III: 149 người chiếm 98%;

+ Chuyên môn: Đại học 37 người chiếm 24,3%; Cao Đẳng: 8 người chiếm 5,3%; Trung cấp 98 người chiếm 64,5%; Sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo 09 người chiếm 5,9%;

+ Lý luận chính trị: Trung cấp 37 người chiếm 24,5%; Sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo 115 người chiếm 75,7%;

- Cán bộ không chuyên trách: Tổng số 126 người (Chưa tính số cán bộ thôn, bản):

+ Văn hoá: Cấp II: 19 người chiếm 15,1%; Cấp III:107 người chiếm 84,9%;

+ Chuyên môn: Cử nhân: 01 người chiếm 0,8%; Trung cấp 92 người chiếm 73%; Sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo người 14 chiếm 11,1%.

Tuy nhiên việc nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức còn hạn chế. Năm 2012 tạo điều kiện cử 05 cán bộ tham gia đào tạo cử nhân chính trị, 03 cán bộ nâng cao trình độ thạc sỹ.

2.4. Một số tồn tại:

2.4.1. Về phát triển kinh tế:

Cơ cấu kinh tế các ngành tuy có chuyển dịch đúng hướng nhưng chậm và không ổn định, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao, Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa kịp thời, chưa xây dựng được các mô hình kinh tế lớn, việc đưa một số cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất còn gặp khó khăn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Năng suất một số loại cây trồng còn thấp. Việc phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, xây dựng vùng nguyên liệu cho các làng nghề, công tác vận động, thực hiện “Dồn điền đổi thửa”, xây dựng nông thôn mới còn chậm. Sản xuất CN-TTCN phát triển chưa mạnh, sản phẩm còn manh mún, chất lượng sản phẩm chưa cao, ngành nghề chưa đa dạng, bên cạnh đó kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tiến độ xây dựng một số công trình trên địa bàn còn chậm. Hoạt động thương mại, dịch vụ vẫn còn mang tính tự phát.

2.4.2.Về văn hoá - xã hội:

- Chất lượng học sinh so với chương trình đổi mới giáo dục phổ thông còn nhiều bất cập, tỷ lệ giáo viên và học sinh giỏi cấp tỉnh chưa cao, Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn xảy ra, cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, đạo tạo chưa đáp ứng được nhu cầu. Chất lượng khám chữa bệnh tuy được cải thiện nhưng còn hạn chế, công tác vệ sinh môi trường chưa được quan tâm thực hiện. Việc xã hội hóa trong lĩnh vực y tế chưa đạt hiệu quả cao, tiến độ xây dựng xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế còn gặp nhiều khó khăn, thiếu kinh phí tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, chất lượng một số làng văn hóa còn thấp, phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn, công tác thông tin tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hướng gia tăng, tình trạng mất cân bằng giới tính trẻ sơ sinh chưa được giải quyết tốt (136trai/100gái)

2.4.3. Về Quốc phòng, An ninh:

Tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự, truyền đạo trái phép diễn biến phức tạp. Tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng chưa đáng kể.

2.5 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:

2.5.1. Nguyên nhân đạt được:

- Thực hiện và vận dụng tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của UBND tỉnh, các Sở, ban ngành cấp tỉnh. Có sự tác động tích cực của các cơ chế, chính sách của nhà nước từ trung ương đến địa phương

- Các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và của giai đoạn cơ bản phù hợp với điều kiện thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân nên đã tạo được sự đồng thuận cao giữa cấp uỷ, chính quyền và người dân, từ đó khích lệ được phong trào thi đua trên các lĩnh vực trong mọi tầng lớp nhân dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Thường xuyên tăng cường kiểm tra, giúp đỡ cơ sở tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của vùng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, các nguồn đầu tư, giúp đỡ thông qua các chương trình, dự án đầu tư vào địa bàn. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững Quốc phòng An ninh và bảo vệ môi trường.

2.5.2. Nguyên nhân tồn tại:

- Là huyện miền núi cao, có xuất phát điểm thấp so với các huyện bạn, địa hình phức tạp, điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân.

- Cấp uỷ chính quyền cấp xã chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng trong việc chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.

- Trình độ dân trí thấp, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn tồn tại ở một số bộ phận nhân dân. Năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2.5.3. Bài học kinh nghiệm:

- Thường xuyên bám sát chương trình, nghị quyết, kế hoạch của cấp trên để xây dựng chương trình công tác và triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng An ninh hàng năm trên địa bàn huyện.

- Thực hiện tốt quy chế tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong sự nghiệp phát triển chung của huyện. Chú trọng công tác phát triển nguồn lực, nâng cao nhận thức về chính trị, nắm bắt thời cơ, tổ chức điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh ở cơ sở.

- Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phát huy sức mạnh tổng hợp, sức mạnh nội lực của nhân dân. Tận dụng tối đa các nguồn lực để đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan ban ngành và UBND các xã trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng, An ninh ở địa phương.

2.6. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân đói nghèo

* Thực trạng đói nghèo:

Theo số liệu tổng hợp điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2011-2015, số hộ nghèo toàn huyện tính đến cuối năm 2012 là 6.550 hộ/13.084 hộ, chiếm tỷ lệ 50,06%, trong đó:

- Hộ nghèo khu vực nông thôn: 6.431 hộ, chiếm 99,28% số hộ nghèo.

- Hộ nghèo khu vực thị trấn: 119 hộ, chiếm 0,72% số hộ nghèo.

- Số hộ nghèo ở nhà tạm: 2.442 hộ, chiếm 37,3% số hộ nghèo

- Thu nhập bình quân hàng năm của hộ nghèo : 3,48 triệu đồng/năm

Biểu thực trạng đói nghèo phân theo địa bàn hành chính:

TT

Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

T. số hộ

Hộ nghèo

Tỷ lệ %

T. số hộ

Hộ nghèo

Tỷ lệ %

1

TT. Tân Lạc

1.123

156

13,89

1.102

119

10,80

2

Xã Châu Hạnh

1.601

897

56,03

1.625

841

51,75

3

Xã Châu Thắng

635

352

55,43

632

330

52,22

4

Xã Châu Tiến

1.055

601

56,97

1.062

589

55,46

5

Xã Châu Bính

1.098

553

50,36

1.102

533

48,37

6

Xã Châu Thuận

691

351

50,80

688

341

49,56

7

Xã Châu Phong

1.344

761

56,62

1.354

734

54,21

8

Xã Châu Hoàn

474

290

61,18

467

277

59,31

9

Xã Diên Lãm

538

325

60,41

530

304

57,36

10

Xã Châu Hội

1.599

924

57,79

1.625

891

54,83

11

Xã Châu Bình

2.389

1.375

57,56

2.449

1.327

54,19

12

Xã Châu Nga

449

274

61,02

448

264

58,93

 

Toàn huyện:

12.996

6.859

52,78

13.084

6.550

50,06

* Nguyên nhân đói nghèo:

Nguyên nhân khách quan:

- Về địa hình: Địa hình có độ dốc lớn, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối nên diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ, giao thông đi lại khó khăn làm ảnh hưởng quá trình sản xuất nông nghiệp và các hoạt động giao lưu kinh tế.

- Xuất phát điểm kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ: cách xa trung tâm tỉnh lỵ. Hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lưới Quốc gia, thông tin tuyên truyền, cơ sở vật chất ngành giáo dục, y tế,… tuy được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đời sống dân sinh trên địa bàn.

- Về điều kiện khí hậu, thời tiết: Huyện Quỳ Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 vùng với 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau: Vùng cao mưa nhiều, độ ẩm lớn, nhiệt độ thấp; vùng thấp khí hậu ôn hòa hơn nhưng lượng mưa ít dễ bị hạn hán. Có 2 loại gió chính: Gió Tây Nam (gió Lào) thổi từ tháng 4 đến tháng 9, đem theo khí hậu khô, nóng; Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau đem theo khí hậu khô hanh, mưa phùn và rét đậm rét hại, gây thiếu nước, giảm tốc độ sinh trưởng của cây trồng, phát sinh dịch bệnh gia súc, gia cầm, ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân. Với đặc điểm khí hậu như trên, việc bố trí sản xuất, đặc biệt là cây trồng cho phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo là rất khó khăn.

- Về trình độ dân trí: Nhìn chung trình độ dân trí thấp, tinh thần ý chí tự chủ, khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu còn hạn chế, chưa tạo được động lực trong cộng đồng dân cư. Nhận thức của nhân dân về việc tổ chức cuộc sống, tổ chức sản xuất còn hạn chế, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn chậm, hầu hết còn thiếu nhận thức về kinh tế thị trường.

- Về phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất: Tập quán sinh hoạt chậm đổi mới. Phong cách sống giản đơn, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa. Sản xuất chủ yếu độc canh cây lúa, hình thức canh tác còn lạc hậu chậm đổi mới như: Sản xuất lúa nước chủ yếu dùng sức trâu, bò và người; phân bón chủ yếu từ phân chuồng, phân xanh. Chăn nuôi gia súc chủ yếu thả rông nên khó kiểm soát dịch bệnh và phá hoại cây trồng; tiềm năng đất đai, lao động dồi dào nhưng phát triển đa sản phẩm còn hạn chế, các loại cây màu phát triển chậm, điều kiện sản xuất 3 vụ trên 1 đơn vị diện tích lớn và nhiều vùng thuận lợi nhưng không thực hiện được, dẫn đến lãng phí đất đai, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích thấp; mặt khác người dân chưa có ý thức hạch toán và tính hiệu quả trong sản xuất.

Nguyên nhân chủ quan:

- Một số cơ chế chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh còn dàn trải, không tập trung, mức hỗ trợ còn thấp.

- Chưa thu hút, khai thác có hiệu quả nguồn lao động tại chỗ và tiềm năng trên địa bàn, chưa có bước đột phá tạo động lực ganh đua trong cộng đồng dân cư, chưa thực sự lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Ngoài các nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khác như: Tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật, gia đình có người mắc tệ nạn xã hội và các nguyên nhân bất khả kháng khác.

2.7. Đánh giá kết quả đạt được từ các chương trình, dự án và một số chính sách đầu tư xoá đói giảm nghèo đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện và những tồn tại hạn chế

a) Chương trình 135 TTg:

- Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Chương trình 135 giai đoạn giai đoạn 2010-2012 đã đầu tư xây dựng được 38 công trình với tổng vốn đầu tư 22,885 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư lĩnh vực giao thông, thủy lợi và nhà văn hóa cộng đồng thôn bản. Cụ thể: Có 17công trình giao thông, Bê tông, nhựa hóa 2.908,18m đường giao thông; 05 công trình thủy lợi, kiên cố hóa 1.119,54m kênh mương, phục vụ tưới 19,3ha diện tích Lúa 2 vụ; 08 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng cho 08 thôn bản.

- Về đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ thôn, bản đã đào tạo được cho 650 người với tổng vốn đã thực hiện 970 triệu đồng.

- Về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong giai đoạn 2010-2012 đã thực hiện hỗ trợ sản xuất cho 8 xã khu vực 3 và 10 bản đặc biệt khó khăn của 3 xã khu vực II.

Chương trình 135 của Chính phủ đã góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập của nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Đây thực sự là một chương trình góp phần xóa đói giảm nghèo có hiệu quả nhất từ trước đến nay bởi đây là chương trình lợi thế vươn rộng, len lỏi được khắp các địa bàn xa xôi hẻo lánh của các huyện miền núi, nên phát huy hiệu quả nhanh, đồng thời phản ánh nhân văn và sâu sắc nhất chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, với hạn chế về quy mô nguồn vốn đầu tư hàng năm cũng như tác động từ những đặc điểm khó khăn của các huyện miền núi nên triển khai chưa được nhiều, thiếu đồng bộ dẫn đến phát huy hiệu quả sau đầu tư còn hạn chế, đặc biệt đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

b) Chương trình 134 TTg:

- Giai đoạn 2010 – 2012, đầu tư xây dựng 01 công trình cung cấp nước sinh hoạt tập trung cho 600 hộ dân (3.160 nhân khẩu) được hưởng lợi, tổng vốn thực hiện là 2,945 tỷ đồng.

Chương trình 134TTg cũng như Chương trình 135CP là những chính sách thiết thực đối với đời sống của đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa, đặc biệt là các hộ nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo có hiệu quả. Tuy nhiên, một số hợp phần của chính sách chưa được triển khai như chính sách về đất ở, đất sản xuất nên dẫn đến tính bền vững trong phát triển sản xuất, tăng thu nhập ổn định chưa thực sự hiệu quả.

c, Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

- Giai đoạn 2008 - 2012, Chương trình đầu tư hỗ trợ làm nhà ở cho 2.353 hộ nghèo; tổng kinh phí thực hiện 37.077.200.000 đồng, trong đó: nguồn Ngân sách hỗ trợ 19.765.200.000 đồng; vốn vay Ngân hàng CSXH: 17.312.000.000 đồng.

Quyết định số: 167/2008/QĐ-TTg của Chính phủ là Chính sách hợp lòng dân, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước. Chương trình giúp cải thiện nhà ở cho người nghèo, giúp nhiều hộ nghèo không đủ khả năng làm nhà có được nhà ở chắc chắn, nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; là cơ sở để người dân yên tâm lao động, có điều kiện vươn lên thoát nghèo, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường, nâng cao trình độ văn hóa, xây dựng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nông thôn, miền núi và dân tộc; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao tính hiệu quả của công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, Chương trình 167 (giai đoạn 1) mới chỉ hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2006 – 2010. Theo thống kê nhà ở hộ nghèo giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn huyện Quỳ Châu còn 2.761 hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở dột nát cần được hỗ trợ để cải thiện nhà ở.

Ngoài ra còn có các chương trình hỗ trợ đầu tư khác đã và đang thực hiện góp phần xoá đói giảm nghèo như: Chương trình Nghị quyết 37/NQ-BCT, Chương trình mục tiêu quốc gia (dự án trồng 5 triệu ha rừng, dự án xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm…), dự án Po ris…

2.8. Tình hình An ninh, Quốc phòng.

Công tác tuyển quân, xây dựng lực lượng, huấn luyện, diễn tập, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, hội thi hội thao thông qua các kế hoạch quân sự được tổ chức triển khai thực hiện tốt. Tổ chức duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình. Thường xuyên không ngừng củng cố xây dựng lực lượng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên. Tổ chức diễn tập an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu đạt kế hoạch, có chất lượng. Tổ chức huấn luyện quân sự đảm bảo số lượng và chất lượng theo kế hoạch hàng năm cho các xã, thị và các đơn vị tự vệ. Thực hiện tốt việc quy hoạch thế trận quân sự gắn với phát triển kinh tế địa phương và chính sách hậu phương quân đội.

Quản lý tốt hoạt động của người nước ngoài và hoạt động tôn giáo trên địa bàn, công tác nắm bắt tình hình, phân tích, xử lý và kiểm tra tại cơ sở được tăng cường nên không có điểm nóng xảy ra, an ninh trật tự trong dịp tết nguyên đán, các ngày lễ lớn được bảo đảm.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội đến năm 2020 được phê duyệt và kết quả thực hiện năm 2012. Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, Điện sinh hoạt, trường học, nước sinh hoạt, trạm y tế, nhà văn hoá, phát triển các làng nghề, làng có nghề, …. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. đảm bảo vững chắc Quốc phòng - An ninh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

- Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 2010) đạt 1.242,4 tỷ đồng;

- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm ngư nghiệp 40,4%; công nghiệp - xây dựng 22,7%; dịch vụ 36,9%;

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,2 triệu đồng/Người/Năm. (Tăng 35,83% so với năm 2012);

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 38,06%. (Bình quân giảm 4%/năm);

- Giảm hộ dân ở nhà tạm xuống còn 660 hộ;

- Lao động nông nghiệp còn dưới 72% tổng lao động xã hội;

- Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn đạt trên 35%;

- 15,4% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (2 xã);

- Tốc độ tăng dân số 1,0%;

- 69,2% số xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế;

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 18%;

- 80% các phòng học được kiên cố hoá;

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 81,5%.

- Tỷ lệ hộ nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt 100%;

- Tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 95%;

- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã thông suốt 4 mùa;

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2017:

- Tổng giá trị sản xuất ( giá cố định năm 2010 ) đạt 1.437,4 tỷ đồng;

- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm ngư nghiệp 38%; Công nghiệp - xây dựng 23,5%; dịch vụ 38,5%;

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,4 triệu đồng/Người/Năm. (Tăng 54,9% so với năm 2012);

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30,05%. (Bình quân giảm 4%/năm);

- Giảm hộ dân ở nhà tạm xuống còn 90 hộ;

- Lao động nông nghiệp còn khoảng 65% tổng lao động xã hội;

- Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn đạt trên 42%;

- 30,8% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (4 xã);

- Tốc độ tăng dân số 1,0%;

- 92,3% số xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế;

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 15%;

- Tỷ lệ hộ dân được dùng điện lưới: 100 %;

- Tỷ lệ phòng học được kiên cố hoá: 82%;

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 86,8%;

- Tỷ lệ hộ nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt 100%;

- Tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 100%;

- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã thông suốt 4 mùa.

IV. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC ĐẾN NĂM 2017

1. Định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2013 -2017 đạt khoảng 4,0 - 5,0%.

1.1 Trồng trọt:

Chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng hợp lý, bố trí các loại cây trồng có năng suất chất lượng cao, tập trung xây dựng các mô hình kinh tế và nhân ra diện rộng, tạo thành vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh. Chủ động nước tưới tiêu, tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích Lúa nước 200 ha-300 ha, xây dựng các vùng trồng rau đậu thực phẩm, hoa cây cảnh và mở rộng diện tích các loại cây trồng khác, phấn đấu đến năm 2017 tổng diện tích gieo trồng đạt 10.500 ha. Trong đó: Diện tích lúa nước 2 vụ 4.100 ha, Ngô 1.000 ha; Sắn 1.000 ha; Khoai lang 400 ha; Lạc 500 ha; Mía 2.500 ha; rau đậu các loại 1.000 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 25.750 tấn/năm, trong đó: Lúa: 22.550 tấn; Ngô: 3.200 tấn.

1.2 Chăn nuôi:

Tập trung cải tạo giống và đầu tư phát triển chăn nuôi Trâu, Bò ở tất cả các tiểu vùng, với hình thức chăn nuôi tập trung bán công nghiệp, phát triển hệ thống chuồng trại chăn nuôi. Phấn đấu đến 2017 tổng đàn trâu đạt 22.600 con, đàn bò 13.000 con, đàn lợn 35.000 con, 100% số hộ chăn nuôi có chuồng trại kín đáo hợp vệ sinh cho gia súc, gia cầm. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các Chương trình, Dự án nhằm tổng đàn gia cầm lên 350.000 con, trong đó chú trọng phát triển đàn Vịt bầu Quỳ, Gà đen, Gà thả vườn. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, làm tốt công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ.

1.3 Lâm nghiệp:

Đẩy mạnh công tác giao đất cho các hộ thiếu đất sản xuất, đặc biệt là hộ nghèo và vùng tái định cư công trình hồ chức nước Bản Mồng, đồng thời huy động các nguồn lực đầu tư để sử dụng đất có hiệu quả. Tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu, bố trí trồng mới và trồng sau khai thác 12.000ha rừng nguyên liệu và cây cao su. Khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc tốt 75.036,7 ha rừng hiện có, khôi phục và phát triển 14.507 ha rừng Lùng, Nứa. Tổ chức khai thác lâm sản theo kế hoạch hàng năm, làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, phấn đấu đến năm 2017 nâng độ che phủ rừng lên 78%.

1.4 Thủy sản:

Tiếp tục đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, tận dụng tối đa diện mặt nước trên các ao và các hồ đập thủy lợi trên địa bàn, ngoài ra phát triển nuôi cá lồng trên sông nhằm tăng diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản trên các sông suối. Phấn đấu đến năm 2017, diện tích nuôi trồng đạt 300 ha, sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt 660 tấn/năm.

1.5 Phát triển nông thôn:

Huy động tốt các nguồn lực và phát huy tối đa nội lực, đẩy nhanh tiến độ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết và kế hoạch đề ra nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 trên địa bàn huyện có 15,4% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới (2 xã: Xã Châu Thuận, xã Châu Tiến) và đến năm 2017 nâng tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới lên 30,8% (4 xã). Thực hiện tốt Chỉ thị số: 08-CT/TU về công tác “Dồn điền, đổi thửa” và xây dựng đời sống văn hóa nông thôn.

2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng bình quân giai đoạn 2013-2017 khoảng 11,0 – 11,5%.

- Định hướng phát triển các phân ngành công nghiệp chủ yếu:

+ Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng:

Xây dựng 01 nhà máy gạch không nung công suất 10 triệu viên/năm để thay thế các lò gạch thủ công hiện có. Mở rộng quy mô các mỏ đá xây dựng hiện có đồng thời Quy hoạch bến khai thác cát sỏi chính ở xã Châu Thắng 03 ha và một số điểm nhỏ khác.

+ Công nghiệp chế biến nông - lâm sản:

Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Xây dựng cụm công nghiệp sản xuất các sản phẩm tư gỗ tại Thị trấn và các xã Châu Hạnh, Châu Bình, Châu Tiến, Châu Hội.

+ Công nghiệp điện, nước: Tập trung nguồn lực và vận động đầu tư khai thác tiềm năng thuỷ điện, đưa vào hoạt động và phát huy tối đa công suất 30MW nhà máy Thuỷ điện Nậm Pông, đồng thời tận dụng nguồn thuỷ điện nhỏ, các dạng năng lượng khác để cung cấp điện tại chỗ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nâng cấp, mở rộng nhà máy nước hiện có và xây dựng thêm các cơ sở sản xuất nước sạch trên địa bàn để đạt 900-1.100m3/ngày đêm vào năm 2017.

+ Các sản phẩm khác: Phát triển sản xuất hướng vào thị trường nội huyện. Thuộc nhóm này gồm sản xuất thức ăn gia súc, đồ gia dụng, cơ khí sửa chữa nhỏ, may mặc, xay xát gạo...

+ Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Khôi phục lại và phát triển các làng nghề truyền thống như sản xuất nông cụ, chế biến mây tre đan lại Châu Phong, Châu Tiến, Châu Bính, sản xuất hương trầm tại Thị trấn, dệt thổ cẩm tại các xã vùng sâu và một số ngành dịch vụ nông nghiệp khác. Phấn đấu đến năm 2017 toàn huyện có 7 làng nghề và 7 làng có nghề.

3. Định hướng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch

- Phát triển ngành thương mại - dịch vụ với tốc độ nhanh, bền vững, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8,0 – 9,0% giai đoạn 2013 – 2017.

- Định hướng phát triển các phân ngành dịch vụ chính:

+ Thương mại. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu lưu thông hàng hoá và đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân nhất là mùa mưa bão. Đầu tư xây dựng 01 siêu thị phù hợp với nhu cầu của huyện, hình thành khu thương mại - dịch vụ tại thị trấn Quỳ Châu; Hoàn thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả chợ Thị trấn Quỳ Châu, Chợ Cô ba, xã Châu Bình tại địa điểm mới; cải tạo và nâng cấp chợ tại các xã Châu Phong; Châu Hội; Châu Tiến, ngoài ra phát triển hệ thống chợ nông thôn tại các điểm dân cư tập trung, phát triển thương mại các trung tâm cụm xã. Quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống đại lý xăng dầu gắn với các trục giao thông, địa bàn dân cư và cơ sở tiêu thụ khác.

+ Du lịch:

Khai thác tối đa tiềm năng, đầu tư, tôn tạo, phục hồi và xây dựng cơ sở hạ tầng quần thể Hang Bua - Thẩm Ồm - Làng Thái gốc, Thác Đũa, Thác Khe Bàn, Thủy điện Nậm Pông, Hồ chứa nước Bản Mồng…. đồng thời liên kết với các doanh nghiệp, các địa phương trong nước để phát triển ngành du lịch của huyện, góp phần phát triển kinh tế và tạo việc làm, thu nhập cho nhân dân.

- Vận tải: Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách trong huyện và tỉnh, đa dạng hoá các loại hình vận tải, kết hợp chặt chẽ phát triển dịch vụ vận tải với phát triển du lịch.

- Dịch vụ tài chính - ngân hàng: Tạo điều kiện phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là trong các khâu: huy động, cấp tín dụng, thanh toán và mạng lưới phân phối hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện tích cho phát triển sản xuất kinh doanh.

- Dịch vụ Bưu chính - Viễn thông và công nghệ thông tin: Phát triển mạng Bưu điện một cách hợp lý, tiếp tục mở rộng các đại lý bưu điện đa dịch vụ; nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, phát triển các dịch vụ viễn thông mới. Nâng cao tỷ lệ sử dụng điện thoại, Internet trong nhân dân.

+ Phát triển các dịch vụ khác: Phát triển nhanh, mạnh dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong huyện, khách du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ ngày càng văn minh, hiện đại.

4. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội

4.1. Phát triển dân số, lao động:

Tiếp tục thực hiện Chương trình dân số KHHGĐ nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3, Ổn định mức tăng dân số bình quân cho cả giao đoạn 2013 – 2017 là 1,0%. Dân số bình quân đến năm 2017 là 57.230 người. Tăng cường nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, đặc biệt cho đồng bào dân tộc, đồng thời làm tốt công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề và gắn với xuất khẩu lao động. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 700-800 lao động nâng tổng số lao động qua đào tạo năm 2017 lên 13.685 người, xây dựng đội ngũ lao động trên địa bàn có trình độ tay nghề cao, tiếp cận và ứng dụng tốt khoa học công nghệ.

4.2. Phát triển giáo dục đào tạo:

Nâng cao chất lượng dạy và học, huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường, thực hiện xã hội hoá nền giáo dục. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS, tiến tới phổ cập THPT trên toàn huyện và phân luồng học sinh sau THCS. Tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy và học đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Phấn đấu đến năm 2017 toàn huyện có 40 trường (MN: 13 trường; Tiểu học: 16 trường; THCS: 8 trường; THPT: 01 trường; Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề: 01 trường) với tổng số: 460 lớp/ 13.795 học sinh, 86,8% trường học đạt chuẩn Quốc gia, trên 90% học sinh THCS và 100% THPT được tham gia các chương trình, hoạt động hướng nghiệp.

4.3. Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân:

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở, đào tạo đội ngũ y, bác sỹ và thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn về phục vụ tại các xã, bản đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, làm tốt công tác Y tế dự phòng, khống chế không để dịch bệnh lớn xảy ra, chú trọng công tác xây dựng xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế. Phấn đấu đến năm 2017 trên địa bàn huyện có 160 giường bệnh, tỷ lệ bác sỹ/vạn dân là 8 bác sỹ, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 98%, tỷ lệ trẻ em được khám bệnh miễn phí đạt 100%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 15%; không có tử vong mẹ liên quan đến thai sản và uốn ván sơ sinh, 92,3% xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế.

4.4. Văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao, phát thanh, truyền hình:

Thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Tạo lập môi trường văn hoá lành mạnh, gắn kết giữa gia đình, cộng đồng dân cư và xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thiết chế VHTT-TT đạt chuẩn Quốc. Phấn đấu đến năm 2017, xã có nhà văn hóa và trung tâm học tập cộng đồng là 13/13 xã; 90% thôn bản đạt tiêu chuẩn Làng bản Văn hóa; 13/13 xã có trạm phát thanh nâng tỷ lệ nghe đài phát thanh và truyền hình lên 100%; 13/13 xã có sân vận động. Quan tâm phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng; đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất, đào tạo, huấn luyện và thi đấu.

4.5. Môi trường và bảo vệ môi trường bền vững

Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thoát nước ở các cơ sở công nghiệp, đô thị và dân cư tập trung, tăng cường kiểm tra, giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp; Xây dựng bãi xử lý rác thải Thị trấn Tân Lạc và các vùng phụ cận với tổng kinh phí dự kiến khoảng 40-60 tỷ đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định và chính sách về bảo vệ môi trường, các quy định về xử phạt gây ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng, trồng rừng nâng cao tỷ lệ và chất lượng che phủ rừng lên 78% năm 2017. Chủ động các phương án phòng chống giảm nhẹ thiên tai có hiệu quả, đặc biệt là Cháy rừng, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, rét đậm rét hại. Thực hiện tốt diễn tập phòng chống lụt bão, cháy rừng định kỳ.

6. Quốc phòng, An ninh

- Xây dựng nền Quốc phòng - An ninh vững mạnh, đảm bảo vững chắc cho phát triển ổn định của nền kinh tế. Chỉ đạo nâng cao chất lượng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu, cụm tuyến liên hoàn vững chắc. Kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, điều chỉnh, bố trí sắp xếp dân cư dọc các tuyến giao thông mở mới.

- Xây dựng lực lượng Quân sự, công an và cơ quan bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh. Củng cố nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thiện phương thức hoạt động và phương pháp công tác của cơ quan quân sự, công an đảm bảo nắm chắc mọi diễn biến và chủ động xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân, nâng cao ý thức chấp hành luật cho toàn dân. Quan tâm tới công tác giải quyết đơn thư, khiếu tố; xử lý kịp thời những vướng mắc, mâu thuẫn của nhân dân ngay tại cơ sở.

- Phối hợp với các huyện bạn trong bảo vệ an ninh vùng giáp ranh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các lực lượng dự bị động viên dân quân tự vệ, công an xã, phường, thị trấn, các lực lượng bảo vệ.... nhằm giúp chính quyền các cấp phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân góp phần gìn giữ trật tự an toàn xã hội.

V. NỘI DUNG HỖ TRỢ

* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp huyện, cấp xã và dưới xã

1. Nội dung hỗ trợ

- Công trình cấp huyện: 08 công trình với kinh phí đề nghị hỗ trợ có mục tiêu theo Quyết định số: 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 41,395 tỷ đồng, gồm:

+ Giao thông: 01 công trình, kinh phí: 13,966 tỷ đồng;

+ Thủy lợi: 07 công trình, kinh phí: 27,428 tỷ đồng.

- Công trình cấp xã và dưới xã: 03 công trình với kinh phí đề nghị hỗ trợ có mục tiêu theo Quyết định số: 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 48,605 tỷ đồng, gồm:

+ Giao thông: 03 công trình, kinh phí: 19,0 tỷ đồng;

+ Điện sinh hoạt: 01 công trình, kinh phí: 29,605 tỷ đồng.

(Có danh mục các công trình kèm theo)

2. Thời gian, nguồn vốn và mức vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo mục tiêu đối với Đề án.

- Thời gian hỗ trợ: 05 năm, bắt đầu từ kế hoạch năm 2013 đến năm 2017;

- Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân sách trung ương theo Quyết định số: 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 90,0 tỷ đồng (Chín mươi tỷ đồng).

Trong đó: Năm 2013: 18,0 tỷ đồng; Năm 2014: 19,333 tỷ đồng; Năm 2015: 19,605 tỷ đồng; Năm 2016: 17,967 tỷ đồng; Năm 2017: 15,095 tỷ đồng.

3. Nhu Cầu các nguồn vốn khác ưu tiên đầu tư hỗ trợ trên địa bàn và theo đặc thù huyện nghèo (lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đề án)

- Tổng số các nguồn vốn khác dự kiến lồng ghép để thực hiện Đề án: 893,552 tỷ đồng.

Trong đó:

+ Nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân sách trung ương khác: 63,916 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ: 231,900 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn ngân sách địa phương: 218,241 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn nước ngoài (ODA): 19,595 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn Chương trình 229: 72,000 tỷ đồng;

+ Các nguồn vốn khác: 287,900 tỷ đồng;

(Có phụ lục số 02 chi tiết kèm theo)

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và hộ nghèo:

- Quán triệt và phổ biến về quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết số 30a/NQ-CP và Quyết định số 293/QĐ-CP đến tận các tổ chức cơ sở Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân nhằm tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng của toàn xã hội. Đối với các ngành, các cấp phải làm cho từng cán bộ, đảng viên thấy rõ đây là trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân để tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả; đối với người dân phải làm cho họ thấy được đây là chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước về chiến lược xoá đói giảm nghèo.

- Công tác xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó đóng vai trò quan trọng là cấp uỷ và chính quyền các cấp. Ngoài việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư thì cần phải giáo dục nâng cao ý thức phấn đấu thoát nghèo của người dân, thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện".

2. Giải pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn đầu tư

- Trên cơ sở xác định được mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo từng giai đoạn tiến hành xây dựng và tổng hợp nhu cầu các nguồn vốn hỗ trợ cho từng giai đoạn, kế hoạch hằng năm. Đối với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không đầu tư giàn trải và tránh kéo dài, sắp xếp thứ tự ưu tiên các công trình bức xúc, trọng điểm để triển khai thực hiện.

- Quá trình thực hiện Đề án phải huy động tốt các nguồn vốn, nguồn lực khác đầu tư, thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn đầu tư của các chương trình, dự án để thực hiện.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng, tăng cường phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật và quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, tăng cường sự giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả sau đầu tư.

- Tiếp tục quán triệt cho các ngành, các cấp về thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ là quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ. Các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực chương trình đã phê duyệt.

- Nâng cao chất lượng dự án quy hoạch gắn tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch. Các ngành, các cấp rà soát lại quy hoạch gắn tái cơ cấu nên kinh tế. Thay đổi thể chế đầu tư công đảm bảo tính thống nhất của chiến lược phát triển.

- Tăng cường kỷ cương trong đầu tư công; Xác định đối tượng, tiêu chí và thứ tự ưu tiên để làm cơ sở trong phê duyệt, bố trí vốn hay từ chối, cắt giảm các dự án. Khắc phục tình trạng quá nhiều dự án vượt quá khả năng cân đối. cũng từ đó xác định đối tượng dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu tư và xã hội hóa.

- Quán triệt Nghị quyết TW 3 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Tỉnh ủy về phòng chống thất thoát, tham nhũng trong hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Mặt khác cần tích cực đôn đốc thực hiện các công trình XDCB.

- Tăng cường giám sát cộng đồng theo Quyết định số 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thông báo các chủ đầu tư và các nhà thầu làm tốt, chưa tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tăng cường kiểm tra đôn đốc tất cả các khâu trong quy trình quản lý đầu tư và xây dựng từ chủ trương đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư, công tác đấu thầu, thực hiện dự án và thanh quyết toán công trình đưa vào sử dụng.

- Khuyến khích các hộ gia đình có điều kiện bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thông qua các chương trình, dự án và các chính sách của ưu đãi phát triển, bảo vệ và phát triển vốn rừng, khai thác tối đa diện tích đất bằng, ruộng nước, phát triển ngành nghề ổn định sản xuất và đời sống.

3. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên:

- Tài nguyên đất: Rà soát bố trí quỹ đất cho sản xuất và xây dựng trên địa bàn có hiệu quả. Hạn chế đến mức tối đa bỏ đất hoang. Chú trọng làm tốt công tác thủy lợi. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho nhân dân; Đầu tư thâm canh diện tích lúa nước hiện có, tiếp tục khai hoang mở rộng diện ở những vùng có điều kiện. Đối với diện tích rừng nghèo, đất trống đồi núi trọc: khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tạo vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến.

- Tài nguyên rừng: Thực hiện tốt trồng rừng nguyên liệu, trồng cây cao su. Tăng cường công tác bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Tổ chức khai thác rừng có kế hoạch để phát triển lâm nghiệp lâm nghiệp bền vững thông qua việc xây dựng các Đề án phát triển rừng.

- Tài nguyên khoáng sản: Tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức tốt việc khai thác khoáng sản để hạn chế tác động xấu đến môi trường như khai thác đá vôi, vàng sa khoáng, quặng các loại v.v...

- Tài nguyên nước: Đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn, quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư.

4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Trên cơ sở quy hoạch và tiêu chuẩn hoá cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, phải có cơ chế phù hợp để khuyến khích, thu hút nhân tài.

- Tăng cường đưa cán bộ trẻ đi đào tạo, tham gia các lớp bồi dưỡng theo yêu cầu của từng lĩnh vực cụ thể để nâng cao trình độ.

- Coi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một ưu tiên lớn, nhất là đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn bản ở vùng sâu vùng xa. Đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ hành chính có năng lực thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội, đồng thời phát triển đa dạng các hình thức đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động.

5. Tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý:

Hoàn thành quy hoạch Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Tập trung đẩy mạnh việc sản xuất đa dạng các loại cây con trên từng vùng, từng thời vụ, xây dựng các mô hình về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế. Phát huy tiềm năng lợi thế và đặc điểm đặc thù của các vùng trên địa bàn để phát triển các loại cây, con có giá trị kinh tế cao.

- Coi trọng việc quản lý và dịch vụ giống cây, giống con, áp dụng các loại giống cây, giống con có năng suất, chất lượng phù hợp với đặc điểm từng vùng miền thông qua các chương trình khuyến nông, lâm, ngư để phát triển, tăng chất lượng và sản lượng sản phẩm, nhất là đối với sản phẩm chăn nuôi và lâm nghiệp để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ thị trường trong và ngoài huyện.

- Tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch sản xuất 3 vụ lúa nước ở các xã có điều kiện thuận lợi, nhân rộng đến các xã vùng cao của huyện nhằm ổn định lương thực và phục vụ phát triển chăn nuôi.

- Đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thông tin vào quản lý để nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành, từng bước áp dụng vào hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

6. Thực hiện tốt các chính sách miền núi và dân tộc:

- Thực hiện tốt chính sách giáo dục và đào tạo, ưu tiên đào tạo con em dân tộc từ tiểu học đến đại học nhằm cung cấp nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn lâu dài cho huyện.

- Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào ở các xã vùng sâu, vùng xa, như: Bảo hiểm y tế người nghèo, xoá nhà ở dột nát tạm bợ, bố trí sắp xếp lại dân cư cho phù hợp với quy hoạch dân cư và hạ tầng sản xuất.

- Ưu tiên đầu tư các loại công trình hạ tầng phúc lợi công cộng cho các thôn bản vùng sâu vùng xa; phát huy đối đa chức năng ngân hàng chính sách xã hội để cho các đối tượng chính sách, người nghèo được vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

7. Công tác kiểm tra, giám sát:

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và cho cơ sở. Thực hiện tốt chế độ giao ban, báo cáo định kỳ theo quy định cho cấp tỉnh và trung ương để chỉ đạo sâu sát, kịp thời.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Ban chỉ đạo cấp tỉnh

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch từng giai đoạn, hàng năm để triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ của tỉnh trên địa bàn huyện; tổ chức và chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các Sở, ban, ngành, huyện Quỳ Châu và các đoàn thể nhân dân; lồng ghép, phối hợp các chương trình, kế hoạch và nguồn lực để thực hiện Chương trình;

- Nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, giải pháp để giải quyết về nguồn lực phân bổ ngân sách hàng năm theo các chính sách hỗ trợ giảm nghèo quy định tại Quyết định 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Định kỳ tổng hợp và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình triển khai thực hiện Quyết định 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Quỳ Châu.

2. Trách nhiệm các Sở, ngành

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Hướng dẫn chủ đầu tư (UBND huyện Quỳ Châu) lồng ghép các chương trình dự án đầu tư trên địa bàn, xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và từng giai đoạn, tổng hợp nhu cầu vốn để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối bố trí nguồn vốn XDCB, chương trình MTQG theo kế hoạch hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành đôn đốc huyện triển khai thực hiện Đề án, triển khai kế hoạch hàng năm; đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện 6 tháng, năm báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức xây dựng Đề án xuất khẩu lao động, chính sách hỗ trợ học nghề và xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo nói chung và huyện Quỳ Châu nói riêng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện.

c) Sở Tài Chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành cân đối bố trí nguồn vốn sự nghiệp cho huyện Quỳ Châu trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt.

d) Ban Dân tộc: Chủ trì lồng ghép các chương trình, chính sách dân tộc hiện có (Chương trình 135, Trung tâm cụm xã, Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, Chính sách trợ giá trợ cước và Đề án Phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số) để thực hiện Đề án.

e) Sở Xây Dựng:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc, Ngân hàng Chính sách Xã hội hướng dẫn UBND huyện lập Đề án Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn Quỳ Châu theo đúng mục tiêu và yêu cầu; tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ, ngành trung ương.

f) Sở Công thương :

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành hướng dẫn và kiểm tra huyện Quỳ Châu triển khai quy hoạch điện; quy hoạch loại hình chợ, trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hợp tác xã thương mại, hệ thống đại lý thương mại và các loại hình kết cấu thương mại khác;

- Chỉ đạo UBND huyện Quỳ Châu nghiên cứu xây dựng các đề án khuyến công nhằm hỗ trợ phát triển công nghiệp cho huyện Quỳ Châu

g) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan hướng dẫn UBND huyện Quỳ Châu lập quy hoạch sản xuất nông lâm ngư, bố trí lại dân cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hướng dẫn UBND huyện Quỳ Châu thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên điạ bàn, các chính sách về sản xuất nông, lâm ngư kết hợp.

h) Sở Giao thông - Vận tải:

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông trên địa bàn huyện Quỳ Châu;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu bố trí vốn xây dựng đường giao thông để phát triển kinh tế và đời sống trên địa bàn huyện.

i) Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì sắp xếp, bố trí giáo viên theo quy định của Thông tư số: 35 Bộ Giáo dục và Đào tạo; xây dựng chính sách ưu đãi đối với giao viên, học sinh (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn). Phối hợp với các Sở, ngành liên quan bố trí nguồn vốn trái phiếu chính phủ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học.

k) Sở Y tế:

- Chủ trì xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi thu hút bác sỹ về làm việc tại địa bàn huyện;

- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành chỉ đạo công tác xây dựng đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã tại huyện Quỳ Châu giai đoạn 2013-2017;

l) Các Sở, Ban ngành khác: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành lập kế hoạch chỉ đạo, phối hợp với UBND huyện Quỳ Châu tổ chức thực hiện Đề án.

3. Trách nhiệm cấp huyện

- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn của nhà nước chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp nhu cầu theo thứ tự ưu tiên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện đề án theo tiến độ đề ra;

- Chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã; thành lập ban chỉ đạo huyện để thực hiện Đề án;

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động toàn dân hưởng ứng thực hiện Quyết định 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

4. Trách nhiệm cấp xã

- Thành lập ban chỉ đạo cấp xã thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; hàng năm tiến hành xây dựng kế hoạch có sự tham gia của người dân trình UBND huyện Quỳ Châu phê duyệt và tổ chức thực hiện;

- Thường xuyên điều tra, xác định hộ nghèo, nguyên nhân nghèo đến từng bản, hộ gia đình để xây dựng kế hoạch và các giải pháp thực hiện Đề án hỗ trợ giảm nghèo tại xã;

- Tổ chức để người dân được chủ động trong quá trình thực hiện, người nghèo tham gia quản lý, giám sát các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng và các nguồn vốn hỗ trợ trên địa bàn; báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện định kỳ, hàng năm cho Ban chỉ đạo XĐGN cấp huyện.

5. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức tốt công tác tuyên truyền vận động toàn dân hưởng ứng thực hiện Quyết định 293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tham gia phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, xây dựng nông thôn mới; khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện Đề án.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tốt cuộc vận động phong trào thanh niên, tri thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các xã, bản khó khăn.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 5538/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo bền vững huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 – 2017

  • Số hiệu: 5538/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/11/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Lê Xuân Đại
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản