Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THUỶ SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 552/1997/QĐ-BTS | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CẤP BẬC KỸ THUẬT CÔNG NHÂN NGÀNH THUỶ SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Căn cứ Nghị định số 50-CP ngày 21-6-1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản.
Căn cứ Nghị định số 26/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ tổ chức Cán bộ Lao động, ông Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ,
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này tiêu chuẩn "28 TCN93-95 - cấp bậc kỹ thuật Công nhân ngành Thuỷ sản, lĩnh vực: Chế biến Thuỷ sản, Nuôi trồng Thuỷ sản, Sản xuất lưới sợi".
a. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân này làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng bố trí lao động khoa học, xếp lương và tổ chức học tập thi nâng bậc lương cho công nhân.
b. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ban hành trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn... có liên quan, Giám đốc các doanh nghiệp thuỷ sản và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Tạ Quang Ngọc (Đã ký) |
TIÊU CHUẨN NGÀNH 28 TCN 93 - 1995
(Ban hành kèm theo Quyết định số 552/1997/QĐ-BTS của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ngành Thuỷ sản)
CẤP BẬC KỸ THUẬT CÔNG NHÂN NGÀNH THUỶ SẢN LĨNH VỰC CHẾ BIẾN, NUÔI TRỒNG, SẢN XUẤT LƯỚI SỢI
Tiêu chuẩn này quy định về tên nghề số lượng nghề, số lượng bậc và nội dung của từng bậc trong mỗi nghề, thuộc các lĩnh vực chế biến thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất lưới sợi.
- Đối tượng áp dụng: Công nhân trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Ngành Thuỷ sản.
- Phạm vi áp dụng: trong cả nước.
Công nhân làm việc trong tất cả các nghề đều phải thực hiện đúng các quy định sau:
1.1. Chấp hành nội quy lao động trong xí nghiệp theo Điều 83 và các văn bản hướng dẫn Điều này của Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
1.2. Hiểu và chấp hành các quy trình kỹ thuật sản xuất thuộc phạm vi đảm nhận.
1.3. Bảo quản tốt dụng cụ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và trang bị bảo hộ lao động được giao sử dụng.
1.4. Thường xuyên học tập để nâng cao tay nghề và kinh nghiệm sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
1.5. Công nhân kỹ thuật từ bậc 2 trở lên phải học qua trường đào tạo nghề hoặc trường, lớp cạnh xí nghiệp và được cấp bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề của cấp có thẩm quyền do Nhà nước quy định .
Công nhân kỹ thuật từ bậc 2 đến bậc 4 phải đạt trình độ văn hoá hết trung học cơ sở (cấp 2) hoặc tương đương, từ bậc 5 trở lên phải đạt trình độ văn hoá hết phổ thông trung học (cấp 3) hoặc tương đương. 1.6. Công nhân kỹ thuật bậc 5 phải nắm vững nội dung quản lý sản xuất và có năng lực quản lý ở một tổ sản xuất.
Công nhân kỹ thuật từ bậc 6 trở lên phải nắm vững nội dụng quản lý sản xuất và có năng lực quản lý ở một ca (hoặc một đội) trong phân xưởng sản xuất hoặc tương đương.
1.7. Công nhân kỹ thuật bậc trên phải nắm vững kiến thức và thông thạo công việc của công nhân bậc dưới trong cùng một nghề.
- Công nhân kỹ thuật ở bậc trên trong cùng một nghề phải kèm cặp hướng dẫn kỹ thuật được cho công nhân bậc dưới cách nhau từ 2 bậc trở lên.
2. NỘI DUNG TIÊU CHUẨN CỦA CÁC NGHỀ.
2.1. Lĩnh vực chế biến thuỷ sản (7 nghề).
2.1.1. Chế biến thuỷ sản đông lạnh bậc I-VI
BẬC I
a. Hiểu biết:
- Các phương pháp bảo quản nguyên liệu đơn giản (ướp đá, ướp đông...)
- Tên một số nguyên liệu (tôm, cá, mực....) mà xí nghiệp thường sử dụng.
b. Làm được:
- Sơ chế nguyên liệu: vặt đầu, bóc vỏ tôm, mổ lột da mực, mổ rửa đánh vẩy cá...
- Vệ sinh cá nhân, dụng cụ chế biến và nơi làm việc.
- Vận chuyển nguyên liệu, phế liệu bằng các phương tiện thô sơ đến nơi quy định.
BẬC II
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Mục đích của việc rửa sạch nguyên liệu, các công đoạn rửa (rửa nước sạch, nhúng nước Clorin).
- Hiểu được nội dung từng công đoạn của quy trình sản xuất các mặt hàng đông lạnh được phân công đảm nhận.
- Các nguyên nhân cơ bản gây ra hư hỏng nguyên liệu.
- Biết sử dụng dung tích clorin phù hợp với từng công việc, từng công đoạn Chlrine.
b. Làm được:
- Thành thạo các thao tác đơn giản về sơ chế nguyên liệu.
- Phân loại sơ bộ được nguyên liệu (giống loại, độ tươi ươn, đồng cỡ...)
- Luộc tôm, cua, ghẹ, nghêu, ốc... đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Sắp xếp, bảo quản, xuất nhập nguyên liệu ở kho lạnh.
- Xử lý cá nguyên con đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Quy trình sản xuất các mặt hàng ướp đông, các chế độ cấp đông và bảo quản lạnh đông.
- Quy trình vận hành các máy móc thiết bị chế biến làm đông (máy trộn, máy quấy, máy xay đá, máy niền thùng, máy in ký mã hiệu...) được phân công sử dụng.
- Nắm vững các đơn vị đo lường: kg, lít, LB, OZ...
- Sự cố có thể xẩy ra và cách đề phòng ở trong kho lạnh.
b. Làm được
- Phân loại, cỡ, hạng nguyên liệu (tôm, cá, mực...) trước khi xếp khuôn và xếp khuôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Tách khuôn, mạ băng, bao gói các loại sản phẩm kể cả đai nẹp, ghi ký mã hiệu.
- Sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị chế biến, cấp đông được phân công đảm nhận.
- Đọc được các loại nhiệt kế, ẩm kế và phát hiện được nhiệt độ bảo quản trong kho không đạt yêu cầu.
- Xác định bằng cảm quan và đo được nhiệt độ sản phẩm sau cấp đông.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm
a. Hiểu biết:
- Ký mã hiệu các sản phẩm thông thường bằng tiếng nước ngoài.
- Nguyên nhân dẫn đến tổn thất nhiệt, cách khắc phục.
- Nguyên nhân hao hụt khối lượng sản phẩm trong quá trình cấp đông, bảo quản, cách khắc phục.
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến sản phẩm trong quá trình xếp khuôn cấp đông như rỗ mặt, mặt băng gồ ghề hay không phủ kín, cách khắc phục.
- Nguyên nhân gây biến đen của tôm tươi, cách đề phòng.
- Nhận biết được chất lượng sản phẩm qua từng công đoạn phân cỡ, luộc chín, xếp khuôn, mạ băng... thành phẩm có gì sai lệch cần khắc phục.
b. Làm được:
- Tháo lắp, sửa chữa những bộ phận thông thường các máy công nghệ như lắp trục vít, lưỡi dao, lưới...
- Sửa chữa các khuyết tật do chạy đông không đúng chế độ gây ra.
- Thành thạo các thao tác vận hành tủ đông, hầm đông, máy hút chân không, hàn kín.
- Phi-lê cá, mực, lột da, sửa dáng, bao gói hoàn chỉnh sản phẩm.
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về men và vi sinh vật.
- Nắm được công nghệ sản xuất các loại sản phẩm của phân xưởng.
- Các loại hoá chất, phụ gia dùng trong xử lý, bảo quản và phối chế sản phẩm.
- Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị làm đông.
b. Làm được:
- Xử lý bán thành phẩm, thành phẩm kém phẩm chất, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
- Phát hiện những bất hợp lý trong tổ chức và quản lý ở một tổ hay một ca sản xuất và đề xuất biện pháp khắc phục.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Tác dụng của nhiệt độ thấp, nhiệt độ cao đối với sự hoạt động của men và vi sinh vật.
- Phân biệt được hai phương pháp cấp đông chậm và nhanh, ưu khuyết điểm của từng phương pháp.
- Nguyên lý cấu tạo, tính năng tác dụng quy trình vận hành tủ đông, hầm đông và hệ thống làm đông IQF.
- Các biện pháp nâng cao năng suất tủ đông; hầm đông các nguyên nhân gây hỏng hóc thông thường, cách khắc phục.
- Nắm được các TCVN, TCN của các sản phẩm chế biến.
b. Làm được:
- Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm, phát hiện những sai sót về tiêu chuẩn, cách khắc phục.
- Sử dụng thành thạo toàn bộ các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất hàng đông (trừ phần chạy máy nén).
- Tổng hợp, đúc rút các kinh nghiệm, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất của phân xưởng.
2.1.1. Chế biến nước mắm (Bậc I-VI)
BẬC I
a. Hiểu biết:
- Tên một số loài cá phổ biến dùng để chế biến chượp.
- Phân biệt được độ tươi ươn.
- Tên và công dụng của các dụng cụ, thiết bị thông thường dùng trong chế biến chượp, nước mắm.
b. Làm được:
- Xử lý nguyên liệu: loại bỏ tạp chất, trộn đều cá, muối, thính và vận chuyển lên thùng, bể ướp chượp.
- Đo được độ mặn bằng Bômêkế
- Pha trộn đúng tỷ lệ bùn than để nắm hay đóng bánh.
- Vào mắm nồi nấu hoặc thùng bể kéo rút.
- Súc rửa bao bì, thùng hồ, bể chượp.
- Dán nhãn lên bao bì.
BẬC II
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm được khái quát từng công đoạn của quy trình chế biến chượp theo phương pháp gài nén, đánh quậy hay kết hợp.
- Nắm được khái quát từng công đoạn của quy trình chế biến nước mắm theo phương pháp kéo rút hay nấu lọc.
- Nhận biết được các hiện tượng bên ngoài của chượp, nước bổi như: mặn muối, dò muối, sống ương, chín đen, chua, thối.
- Tính chất mùa vụ và ngư trường một số loài cá mà đơn vị thường tiếp cận.
b. Làm được:
- Chăm sóc bảo quản chượp: giang phơi, náo đảo, thay vì vỉ xô bùn, tiếp nhiệt thủ công hoặc bằng hệ thống nồi hơi đường ống.
- Tháo van nồi nấu, nồi cô đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động.
- Tự tạo được nút lù, tiêm lù.
- Sử dụng thành thạo Bômêkế và điều chỉnh độ mặn đúng yêu cầu.
- Sử dụng thành thạo các máy bơm công suất nhỏ thường dùng trong xí nghiệp.
- Đóng gói được các loại thành phẩm theo các dạng bao bì khác nhau.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm chắc toàn bộ quy trình chế biến chượp, nước mắm và các yêu cầu kỹ thuật từng công đoạn trong quy trình.
- Hiểu biết sự phân huỷ, phân giải của cá trong quá trình chế biến chượp.
- Tính chất và tác dụng của nhiệt độ, muối đối với quá trình chế biến chượp, nước mắm.
- Nhận biết được các hiện tượng trở mùi, biến chất của nước mắm.
b. Làm được:
- Tiêm nước, điều chỉnh dòng chảy của nước bán thành phẩm qua hệ thống que long đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Phối chế các loại chượp để kéo rút ra các bán thành phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Tính toán được tỷ lệ muối thích hợp để muối chượp theo mùa (mùa đông, hè) đối với các loài cá to, nhỏ, tươi, ươn, cá nổi, cá đáy.
- Lót được các loại đáy giả cho nền lọc cát, lọc trấu...
- Đắp được các loại lù: lù trấu, lù muối, lù san hô xương cá cho bể chượp hoặc bể kéo rút.
- Thành thạo kỹ thuật nấu pha bã để thu hồi được lượng đạm cao nhất, đạm còn lại trong bã ít nhất.
- Cảm quan ước lượng được độ đạm của bán thành phẩm và thành phẩm.
- Lấy được mẫu nước bổi, chượp, nước mắm bảo đảm mẫu trung bình.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nguyên lý cơ bản về chế biến chượp, nước mắm.
- Nguyên nhân làm cho chượp, nước mắm kém phẩm chất hoặc hư hỏng. - Những kiến thức cơ bản về vệ sinh thực phẩm và bảo quản nước mắm.
- Cấu tạo và tác dụng của các loại bơm ly tâm, bơm nén.
b. Làm được:
- Tính toán và lập được công thức cho một mẻ nấu về lượng chượp, lượng nước, lượng muối để có bán thành phẩm đúng yêu cầu.
- Chế biến và sử dụng được nước hàng để làm tăng mầu sắc, hương vị nước mắm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Xử lý được tắc lù, bể chượp, thùng kéo.
- Tính toán pha đấu được thành phẩm đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; lập được công thức pha đấu cho từng hạng nước mắm đảm bảo đúng kỹ thuật.
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Những kiến thức cơ bản về sinh hoá, lý hoá học trong chế biến chượp, nước mắm như sự phân giải, phân huỷ, tác dụng có lợi, có hại của nhiệt độ, men, vi sinh vật.
- Các yêu cầu cảm quan về chượp, nước mắm theo Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành.
- Tính chất và ý nghĩa các loại đạm toàn phần, đạm amôniăc, đạm axíta min, sinh tố, chất khoáng.
b. Làm được:
- Sửa chữa được chượp, nước mắm kém phẩm chất hay hư hỏng.
- Nghiệm thu được chất lượng nguyên liệu tương đối chính xác.
- Nắm được định mức kinh tế - kỹ thuật của các công đoạn trong quá trình chế biến chượp, nước mắm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện được các định mức đó.
- Bố trí, sắp xếp tổ chức được hệ thống kéo rút liên hoàn để tạo ra các bán thành phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Hiểu sâu về sự phân giải thịt cá dưới tác động của nhiệt độ, men vi sinh vật và môi trường.
- Các phương pháp chế biến chượp, nước mắm thích hợp đối với từng loại nguyên liệu để đảm bảo chượp chóng chín và đảm bảo chất lượng.
- Nắm được Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành về chế biến chượp và nước mắm.
b. Làm được:
- Cảm quan đánh giá khá chính xác độ đạm, độ mặn của bán thành phẩm, thành phẩm và đánh giá được nước mắm chế biến từ loại cá nào.
- Tính toán được công cụ, thiết bị, nhân lực để bố trí một phân xưởng sản xuất.
- Tính toán được hiệu quả kinh tế công việc đảm nhận.
- Vận dụng được các quy trình công nghệ mới của Ngành, kinh nghiệm và sáng kiến của đơn vị khác.
2.1.3. Sản xuất AGAR (bậc I-VI)
BẬC I
a. Hiểu biết:
- Nắm được khái quát quá trình sản xuất agar
- Nắm được yêu cầu của việc rửa sạch và phơi khô rong nguyên liệu.
b. Làm được:
- Rửa sạch rong, phơi khô, đóng gói, nhập kho.
- Làm được các công việc đơn giản theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật hay công nhân bậc cao.
BẬC II
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nhận biết được độ mặn, nhạt của rong, rong mốc, rong ẩm, rong bị nóng trong quá trình bảo quản.
- Nguyên nhân làm giảm chất lượng rong nguyên liệu, cách đề phòng và xử lý.
b. Làm được:
- Rửa nhạt cho rong, hoặc tái chế được rong kém chất lượng
- Rửa sạch nguyên liệu trước khi xử lý kiềm.
- Làm nguội, cắt thạch thành sợi, ngâm rửa.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nhận biết được các loại rong, rêu tạp lẫn vào rong nguyên liệu.
- Quy trình sản xuất agar, hiểu sâu về công đoạn được giao.
- Đo được độ pH
- Tác dụng của các loại hoá chất qua từng công đoạn xử lý.
- Nhận biết được chất lượng rong bán thành phẩm qua các công đoạn xử lý kiềm, tẩy trắng, làm mềm rong...
- Chất lượng thạch của quá trình chạy đông để xác định chế độ chạy đông cho thích hợp.
- Quy phạm sử dụng các thiết bị trong dây chuyền sản xuất.
b. Làm được:
- Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu và điều kiện làm việc thuận tiện cho ca sản xuất ở vị trí được giao.
- Xử lý kiềm, tẩy trắng, làm mềm rong, rửa trung tính hết hoá chất của các công đoạn trên.
- Ép thạch, khử nước, chạy đông.
- Tan đông, rửa sạch, tẩy trắng, ly tâm vắt ráo nước.
- Phơi hoặc sấy khô.
- Kiểm tra agar sợi, loại bỏ tạp chất trước khi xay nghiền, đóng gói thành phẩm.
- Cấp cứu sơ bộ người bị tai nạn do hoá chất chuyên dùng gây ra.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Phân biệt được các loại rong nguyên liệu khác nhau: rong câu chỉ vàng và các loại rong khác.
- Nguyên nhân làm giảm chất lượng agar, giảm tỷ lệ thu hồi thành phẩm trong từng công đoạn sản xuất.
- Nắm vững toàn bộ quy trình sản xuất agar.
- Nắm vững Tiêu chuẩn về chất lượng agar thành phẩm.
- Quy trình vận hành các thiết bị trong dây chuyền sản xuất (trừ máy lạnh).
- Tác dụng của nhiệt độ thấp đối với làm đông thạch và ảnh hưởng của chế độ làm đông đến chất lượng agar.
b. Làm được:
- Sử dụng thành thạo các thiết bị trong dây chuyền sản xuất (trừ máy lạnh).
- Sửa chữa được các hỏng hóc thông thường của thiết bị mà mình sử dụng.
- Tính toán được lượng rong nguyên liệu và các phối liệu cần thiết khác cho một nồi nấu.
- Pha chế được hoá chất cho từng công đoạn sản xuất.
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nhân tố làm ảnh hưởng đến chất lượng agar và tỷ lệ thu hồi thành phẩm.
- Phân biệt được các loại rong câu nguyên liệu ở các vùng nguyên liệu trọng điểm (Đình Vũ, Cát Hải, Nam Hà, Thanh Hoá,...) để điều chỉnh công nghệ cho phù hợp với từng loại nguyên liệu.
- Chất lượng thạch trong quá trình nấu và sau khi nấu: tốt, xấu hoặc có gì thiếu sót cần bổ sung, khắc phục và qua chất lượng thạch đánh giá được sơ bộ chất lượng agar.
- Phân biệt được các loại hoá chất tốt, xấu đủ tiêu chuẩn để sản xuất agar.
b. Làm được:
- Nấu lọc được agar thành phẩm, đạt yêu cầu chất lượng khi có thay đổi về chủng loại nguyên liệu.
- Tính toán, cân đong pha chế được các loại hoá chất trong toàn bộ dây chuyền sản xuất.
- Phát hiện được những bất hợp lý trong dây chuyền sản xuất, đề xuất các biện pháp nhằm làm giảm tiêu hao nguyên vật liệu, bố trí nhân lực cho phù hợp.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Hiểu sâu các nguyên lý kỹ thuật trong quy trình công nghệ sản xuất agar.
- Nắm vững tính chất, tác dụng của các loại hoá chất dùng trong chế biến agar, cách bảo quản đảm bảo chất lượng và an toàn.
- Phương pháp đánh giá bằng cảm quan chất lượng nguyên liệu và agar tương đối chính xác.
b. Làm được:
- Tính toán phối chế các loại rong thuộc các hạng có hàm lượng agar và sức đông khác nhau đề thành phẩm có chất lượng đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Tính toán được lượng nguyên liệu, công cụ, thiết bị, nhân lực để bố trí một ca sản xuất.
- Có đề xuất hợp lý về cải tiến kỹ thuật, tổ chức lao động, nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
2.1.4 - Sản xuất bột cá chăn nuôi (bậc I-VI)
BẬC I
a. Hiểu biết:
- Tiêu chuẩn nguyên liệu dùng để sản xuất bột cá.
- Các công đoạn của quy trình sản xuất bột cá.
b. Làm được:
- Loại bỏ tạp chất trong nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng bột cá.
- Thao tác đưa nguyên liệu vào máy.
BẬC II
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Quy trình sản xuất bột cá
- Các phương pháp rửa nguyên liệu
b. Làm được:
- Nhận cá, bảo quản cá, rửa cá.
- Bao gói sản phẩm, ghi ký mã hiệu.
- Vận hành một số thiết bị đơn giản như băng chuyền, máy tải nguyên liệu.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Các phương pháp bảo quản bột cá, tính chất độc hại và tác dụng của các loại hoá chất đang dùng.
- Đặc tính kỹ thuật của thiết bị và phương pháp vận hành thiết bị được giao sử dụng.
- Tiêu chuẩn cảm quan đánh giá chất lượng bán thành phẩm bột cá tại công đoạn được đảm nhận.
b. Làm được:
- Vận hành thành thạo các thiết bị được phân công sử dụng.
- Sửa chữa được hỏng hóc thông thường như tuột dây cua roa, đứt xích.
- Điều chỉnh các thiết bị bảo đảm yêu cầu kỹ thuật như máy ép, máy nghiền, áp suất hơi khi nấu, khi sấy.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Giải thích tác dụng từng công đoạn trong quy trình sản xuất: nấu, ép, sấy, nghiền, sàng và yêu cầu kỹ thuật từng công đoạn.
- Sự biến đổi về lý, hoá học của bột cá, các nguyên nhân gây nóng chảy trong quá trình bảo quản.
b. Làm được:
- Kiểm tra bằng cảm quan chất lượng của bán thành phẩm trong từng công đoạn.
- Kiểm tra bằng cảm quan chất lượng bột cá khi mới sản xuất cũng như trong quá trình bảo quản.
- Sắp xếp các bao cá trong kho bảo quan đảm bảo an toàn (bột cá không bị nóng và bốc cháy).
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Tính năng tác dụng của thiết bị được phân công sử dụng. Các nguyên nhân gây hỏng hóc thông thường, cách khắc phục.
- Nắm vững quy trình vận hành các máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất bột cá.
b. Làm được:
- Bảo dưỡng được phần máy móc, thiết bị được phân công sử dụng.
- Vận hành thành thạo toàn bộ dây chuyền sản xuất bột cá: nồi nấu, máy ép, máy sấy, nghiền, sàng rung, ly tâm, đóng bao...
- Phối chế nguyên liệu, để bột cá thành phẩm có các chỉ tiêu chất lượng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm vững cấu tạo, tính năng tác dụng của máy móc thiết bị trong toàn bộ dây chuyền sản xuất bột cá.
- Nắm vững các chi tiết mau mòn, chóng hỏng của hệ thống để có biện pháp đề phòng và khắc phục.
- Nắm được Tiêu chuẩn Việt Nam về sản phẩm bột cá.
b. Làm được:
- Sửa chữa hoặc thay thế được một số chi tiết đơn giản như thay xích cỡ nhỏ, thay gầu, thay dao 3 cạnh...
- Tính toán được lao động, nguyên liệu, vật tư và thành phẩm cho một ca sản xuất.
- Tổng hợp được các kinh nghiệm, sáng kiến, đề xuất được các biện pháp cải tiến kỹ thuật, tổ chức lao động để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
2.1.5. Sản xuất viên nang dầu gan cá (bậc II-VI)
BẬC II
a. Hiểu biết:
- Khái quát về quy trình sản xuất viên nang mềm.
- Những khái niệm cơ bản về vi khuẩn, nấm mốc. Tác hại của chúng đối với sản xuất và chất lượng sản phẩm, các biện pháp phòng trừ.
- Tên gọi, tính chất và cách sử dụng các hoá chất thông dụng trong sản xuất.
- Cách sử dụng nồi 2 vỏ và các quy tắc an toàn.
- Tính chất của gan cá và dầu gan cá.
- Khái quát về nguyên liệu và quy trình sản xuất gelatin.
b. Làm được:
- Phân biệt được các loại nguyên liệu, hoá chất dùng trong sản xuất viên nang mềm.
- Vệ sinh và khử trùng các dụng cụ sản xuất đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Rửa hoặc chọn viên đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Ở công đoạn tinh chế dầu, thêm:
- Phân loại và xử lý tốt gan cá các loại.
- Hớt dầu, gạn dầu và tách nước khỏi dầu đạt chất lượng cao.
- Bảo quản gan cá đúng phương pháp quy định.
+ Ở công đoạn gelatin thêm:
- Tạo được dung dịch sữa vôi và tiến hành ngâm bì.
- Phân loại được nguyên liệu theo yêu cầu kỹ thuật.
- Xử lý được một mẻ nguyên liệu sản xuất gelatin.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nguyên lý làm việc, cấu tạo của máy tạo nang và các máy phục vụ trong sản xuất.
- Đặc tính công nghệ từng công đoạn trong quá trình sản xuất như: phương pháp sản xuất gelatin, quy tắc vận hành máy tạo nang, kỹ thuật xử lý và hong sấy viên nang, kỹ thuật tuyển chọn và đóng gói.
- Cấu tạo nồi 2 vỏ và nguyên lý làm việc của hệ thống hơi nóng trong sản xuất.
+ Ở công đoạn tinh chế dầu, thêm:
- Tính chất lý, hoá của dầu mỡ, công thác hoá học dầu mỡ.
- Cấu tạo và cách vận hành các thiết bị tinh chế dầu.
+ Ở công đoạn gelatin, thêm:
- Tính chất lý hoá của gelatin và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.
- Cách đo nhiệt độ, độ pH (bằng giấy thử pH) cách pha một số dung dịch đơn giản.
b. Làm được:
- Tự lực được công việc ở công đoạn chuyên môn riêng của mình, như lắp máy, làm công việc chuẩn bị và vận hành máy tạo nang, cân đong phối chế nguyên liệu, tá dược và chế gelatin...
- Thực hiện đúng quy trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh và an toàn.
- Sử dụng thành thạo nồi 2 vỏ và các thiết bị cấp hơi nóng.
+ Ở công đoạn tinh chế dầu, thêm:
- Phân biệt được các loại gan cá, tính chất và cách xử lý từng loại. Bảo quản gan cá đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rửa và sấy các mẻ dầu nhỏ bằng nồi 2 vỏ.
+ Ở công đoạn gelatin thêm:
- Phân loại và xử lý nguyên liệu sản xuất gelatin.
- Đo nhiệt độ, độ pH, tính toán và pha được một số dung dịch đơn giản cho sản xuất.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất ở các công đoạn khác nhau như: Nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết và các điều kiện khác.
- Công thức pha chế gelatin, nguyên lý và phương pháp điều chỉnh nhiệt độ. Cách tháo lắp và vệ sinh máy tạo nang Tiêu chuẩn kỹ thuật các loại viên nang mềm.
- Phương pháp tính toán, cân đong và pha chế các dung dịch cần thiết cho sản xuất.
+ Ở công đoạn tinh chế dầu, thêm:
- Nguyên nhân gây ôi khét và suy giảm phẩm chất của dầu mỡ do tác động của các yếu tố trong quá trình chế biến và bảo quản.
- Khái niệm các chỉ tiêu lý, hoá đánh giá chất lượng dầu mỡ.
+ Ở công đoạn gelatin, thêm:
- Các yếu tố ảnh hưởng tới tính chất lý, hoá của gelatin: cách kiểm tra và khống chế các yếu tố đó.
- Phương pháp tối ưu để chiết xuất gelatin.
b. Làm được:
- Cân đong chính xác nguyên liệu và tá dược, pha chế theo công thức quy định.
- Vận chuyển thành thạo các máy móc và thiết bị sản xuất ở phạm vi chuyên môn được giao.
- Thực hiện tốt chế độ vệ sinh diệt khuẩn và nấm mốc cho người, trang thiết bị và môi trường thuộc khu vực sản xuất.
+ Ở công đoạn tinh chế dầu, thêm:
- Thuỷ phân gan cá, tách dầu và rửa dầu.
- Trung hoà hoặc xà phòng hoá một mẻ dầu.
+ Ở công đoạn gelatin, thêm:
- Thực hiện đúng các công việc trong quy trình công nghệ sản xuất gelatin (đặc biệt là khâu chiết xuất và điều chỉnh pH dung dịch chất ở các giai đoạn).
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm vững tiêu chuẩn chất lượng các loại nguyên liệu; tá dược dùng trong sản xuất nang mềm.
- Phương pháp tính toán và pha chế chính xác các dung dịch, (kể cả hàm lượng vitaminA trong dầu).
- Phương pháp định lượng, điều chỉnh cỡ viên, lựa chon và phân loại chính xác các cỡ viên.
+ Ở công đoạn chế dầu, thêm:
- Nắm vững các quy trình thuỷ phân gan cá, tinh chế dầu cá và quy trình tinh chế dầu mỡ nói chung.
- Phương pháp tính toán lượng xút (NaOH) để trung hoà khi tinh chế dầu.
+ Ở công đoạn gelatin, thêm:
- Nắm vững quy trình công nghệ sản xuất gelatin. Hiểu rõ tiêu chuẩn chất lượng và cách phân loại nguyên liệu, thành phẩm.
- Phương pháp tính toán, pha chế tất cả các dung dịch trong sản xuất.
b. Làm được:
- Chế gelatin, vận hành máy, tuyển chọn phân loại viên có độ chính xác cao (đúng yêu cầu kỹ thuật, có tỷ lệ phế phẩm thấp). Thành thạo công việc ở nhiều công đoạn khác nhau. Điều hành được công việc của tổ sản xuất.
+ Ở công đoạn tinh chế dầu, thêm:
- Thành thạo tất cả các công việc như: Thuỷ phân gan cá, tinh chế dầu cá, hoặc dầu thực vật, thuỷ phân và tinh chế mỡ.
- Vận hành được các thiết bị tinh chế dầu (kể cả thiết bị sấy chân không).
+ Ở công đoạn gelatin, thêm:
- Thành thạo tất cả các công việc trong quy trình công nghệ sản xuất gelatin.
- Xử lý được các sự cố thông thường trong sản xuất.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm vững quy trình sản xuất viên nang mềm, tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu, tá dược và thành phẩm.
- Giám định bằng cảm quan để đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất ở các công đoạn.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, các biện pháp khắc phục.
+ Ở công đoạn tinh chế dầu, thêm:
- Nắm vững lý thuyết chung về dầu mỡ như: Tính chất lý hoá, quá trình thuỷ phân, ôi khét, tiêu chuẩn nguyên liệu và thành phẩm.
- Nắm vững quy trình sản xuất và vận hành thành thạo các thiết bị tinh chế dầu.
- Giám định dầu gan cá và các loại dầu mỡ nói chung bằng phương pháp cảm quan.
+ Ở công đoạn gelatin, thêm:
- Nắm vững lý thuyết chung về gelatin như: tính chất lý hoá học, quá trình chuyển hoá và thuỷ phân, quá trình phân huỷ, các tiêu chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu và thành phẩm.
- Nắm vững quy trình sản xuất và vận hành thành thạo các máy móc, thiết bị trong sản xuất gelatin như chiết xuất, cô chân không, sấy...
- Những sự cố thường gặp trong quá trình sản xuất, các biện pháp xử lý, phòng ngừa.
b. Làm được:
- Thành thạo tất cả công việc trong quy trình công nghệ sản xuất viên nang mềm.
- Xác định khối lượng của dầu và của viên bằng hai phương pháp cảm quan và phân tích.
- Ghi chép số liệu sản xuất theo phương pháp hồ sơ lô.
- Phát hiện nguyên nhân gây phế phẩm và đề ra biện pháp khắc phục, xử lý được một số sự cố theo chỉ định của cán bộ kỹ thuật.
+ Ở công đoạn tinh chế dầu, thêm:
- Vận hành thành thạo tất cả các thiết bị trong hệ thống tinh chế dầu.
- Thực hiện các phương pháp kiểm tra sơ bộ chất lượng như thử độ sách xà phòng khi rửa dầu, thử độ ẩm trong dầu.
+ Ở công đoạn gelatin, thêm:
- Thành thạo tất cả công việc trong sản xuất gelatin.
- Phát hiện kịp thời và đề ra các biện pháp giải quyết các yếu tố ảnh hưởng xấu tới chất lượng gelatin trong sản xuất.
- Giám định bằng cảm quan chất lượng gelatin ở các công đoạn. Đánh giá và phân loại bằng cảm quan các loại gelatin.
2.1.6. Vận hành máy lạnh (bậc II-VII)
BẬC II
a. Hiểu biết:
- Sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh nơi làm việc.
- Nẵm vững bản hướng dẫn sử dụng máy nén, các thiết bị phụ và những dấu hiệu làm việc bình thường và không bình thường của chúng.
- Tầm quan trọng của dầu bôi trơn với tuổi thọ của máy. Tính năng và phạm vi sử dụng của một số dầu, mỡ thông dụng.
- Nội quy an toàn thiết bị, an toàn lao động. Phương pháp cấp cứu sơ bộ khi bị bỏng môi chất làm lạnh.
b. Làm được:
- Sử dụng thành thạo các phương tiện bảo hộ lao động và mặt nạ phòng độc.
- Khởi động máy, trông coi, điều chỉnh và ngừng máy đúng quy trình kỹ thuật theo yêu cầu công nghệ chế biến với chi phí ít nhất về điện, nước.
- Phát hiện được bằng mắt, tay, tai, mũi những dấu hiệu làm việc không bình thường của máy và thiết bị.
- Bổ sung dầu, mỡ vào máy và các thiết bị theo chỉ dẫn và quy định của bản hướng dẫn sử dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ phòng máy, phòng thiết bị và những nơi đặt thiết bị phụ trợ bên ngoài.
- Xả dầu từ các thiết bị theo quy định và đúng thao tác kỹ thuật.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nguyên lý cấu tạo của máy nén lạnh đang sử dụng và những thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị lắp trong hệ thống.
- Tác hại của việc sử dụng dầu bôi trơn không đúng định mức (thừa hoặc thiếu) tới công suất máy nén hoặc hiệu suất làm việc của các thiết bị trao đổi nhiệt trong hệ thống.
- Tính năng, tác dụng các van an toàn, giới hạn áp suất cho phép tại các thiết bị chịu áp lực.
- Ý nghĩa quan trọng của việc phá băng, tẩy tuyết các thiết bị bốc hơi và vệ sinh thiết bị cấp đông, kho thành phẩm, tới chất lượng sản phẩm, hàng hoá của xí nghiệp.
- Công dụng của các thiết bị chỉ thị trên bảng điều khiển của phòng máy.
- Tính chất cơ bản về hoá, lý các kim loại thường dùng và công dụng của chúng trong chế tạo máy lạnh.
b. Làm được:
- Tẩy tuyết, phá băng các thiết bị bay hơi theo yêu cầu kỹ thuật. - Vận hành thiết bị cấp đông máy sản xuất nước đá, các kho bảo quản nguyên liệu, thành phẩm đúng thông số kỹ thuật.
- Sử dụng thành thạo an toàn bảng điều khiển tự động và thiết bị của phòng máy.
- Khắc phục được những sự cố thường gặp khi hệ thống lạnh đang làm việc để bảo đảm sản xuất liên tục.
- Ren được bu lông, đai ốc, vặn và tháo đai ốc, thay gu giông, biết xử lý khi ren bị cháy.
- Làm và thay thế đệm máy nén, mặt bích các đường ống.
- Sắp xếp ngăn nắp dụng cụ đồ nghề, trang thiết bị phòng độc. Bảo quản tốt dầu mỡ và những vật tư khác dùng trong ca.
- Giao nhận ca, ghi nhật ký vận hành chính xác, đầy đủ theo quy định.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Tác dụng của từng bộ phận và tác dụng qua lại giữa các bộ phận đó trong máy nén.
- Nguyên lý làm việc, công dụng của các thiết bị tự động điều chỉnh, điều khiển, kiểm tra, bảo vệ và tín hiệu lắp trong hệ thống lạnh của nhà máy.
- Nguyên lý hoạt động của một số thiết bị điện đơn giản: khởi động từ đơn, nút, ấn, chuông báo, cầu chì.
- Bảo dưỡng kỹ thuật bộ phận hút nén bao gồm các cụm chi tiết píttông, xi lanh.
- Chu kỳ và nội dung công việc cần làm khi thay dầu cho máy nén. - Các tính năng và yêu cầu kỹ thuật đối với các nguyên vật liệu thông dụng trong hệ thống lạnh.
- Nhận biết thông thạo các hệ thống đường ống dẫn môi chất làm lạnh, chất tải lạnh, dầu bôi trơn, nước làm mát của hệ thống.
- Nắm vững những quy định về kỹ thuật an toàn có liên quan tới vận hành, sửa chữa hệ thống lạnh theo TCVN 4206-86.
- Cấu tạo, công dụng các dụng cụ đo thường dùng như thước cặp, panme, thước lá...
b. Làm được:
- Bổ sung hoặc rút bớt môi chất làm lạnh, xả khí không ngưng cho hệ thống.
- Thay dầu các máy nén theo quy định.
- Đưa hệ thống lạnh ngưng làm việc lâu ngày trở lại hoạt động ở trạng thái bình thường.
- Tháo, lắp được máy nén lạnh để bảo dưỡng đúng trình tự và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Tháo lắp, bảo dưỡng các vòng bi của máy và thiết bị khác.
- Phát hiện và khắc phục được những chỗ rò môi chất làm lạnh, chất tải lạnh, dầu bôi trơn, nước làm mát của hệ thống lạnh.
- Cạo, rà bạc biên, bạc ắc, ổ đỡ và Clapehút, nén đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Sửa chữa các hư hỏng thông thường về điện.
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Giới hạn tác động của các thiết bị điện tự động.
- Tầm quan trọng của việc quản lý các thiết bị trao đổi nhiệt trong hệ thống lạnh. Sự liên quan giữa chế độ làm việc của chúng với công suất lạnh và hao phí điện năng của máy nén.
- Nội dung bảo dưỡng định kỳ của các thiết bị trao đổi nhiệt, kho đông, kho lạnh và những thiết bị phụ khác của hệ thống lạnh.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật về dung sai lắp ghép cho phép đối với các chi tiết máy nén sử dụng trong đơn vị.
- Cấu tạo, công dụng và cách bảo quản các loại pan-me đo trong, đo ngoài, đo sâu.
- Tính phụ tải nhiệt tại các nơi tiêu thụ lạnh để sử dụng máy nén hợp lý và tiết kiệm.
b. Làm được:
- Bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên các thiết bị chính, phụ, các loại van của hệ thống lạnh.
- Uốn được các loại cút đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Phục hồi hoặc thay thế các chi tiết bị khuyết tật của bộ phận rút nén gồm piston, séc măng, lá van nén hút và xi lanh.
- Kiểm tra, đánh giá độ hao mòn và những khuyết tật của từng chi tiết máy nén trước khi bảo dưỡng định kỳ.
- Làm vệ sinh các trang thiết bị trao đổi nhiệt theo định kỳ.
- Phát hiện nhanh, chính xác và khắc phục được nguyên nhân làm hệ thống lạnh hoạt động không bình thường.
- Rà được các van và các mặt tiếp xúc của các bộ phận đệm kín san nhích, đầu trục.
- Sử dụng thành thạo các loại pan me đo trong, đo ngoài và đo sâu.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Chế độ bảo quản các thiết bị phụ trong hệ thống lạnh và quan hệ với hoạt động của hệ thống lạnh.
- Những công việc phải thực hiện khi ngừng hoạt động hệ thống lạnh trong thời gian dài.
- Nội dung cần kiểm tra, đo đạc của từng bộ phận máy nén, để lên kế hoạch sửa chữa định kỳ.
b. Làm được:
- Nghiên cứu sơ đồ, bản vẽ kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn kèm theo thiết bị, tổ hợp máy do nơi chế tạo cung cấp, để đưa chúng vào sử dụng an toàn và hiệu quả.
- Sửa chữa bộ đệm kín, hệ thống dầu bôi trơn và bơm dầu của máy.
- Sửa chữa hư hỏng của các thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị phụ khác của hệ thống.
- Chăm sóc, bảo dưỡng dầu mỡ máy móc, phụ tùng khi chưa sử dụng, hoặc đã sử dụng nhưng phải ngừng hoạt động trong thời gian dài.
- Bố trí nhân lực, dự trù vật tư để làm vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống lạnh theo nội dung được giao.
BẬC VII
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nội dung trung tu một máy nén.
- Nội dung kiểm tra độ song song, độ thẳng góc và độ đồng tâm.
- Nguyên lý cấu tạo, quy tắc sử dụng, điều chỉnh và các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt những thiết bị tự động điều khiển, điều chỉnh, bảo vệ, tín hiệu và kiểm tra làm việc bình thường.
- Yêu cầu kỹ thuật và trình tự tiến hành để đưa một hệ thống lạnh mới vào sử dụng.
- Những nhược điểm, khuyết tật của máy móc, thiết bị, hệ thống các đường ống có thể dẫn tới sự cố thiết bị, hoặc tai nạn lao động do thiếu sót khi lắp đặt trong quá trình sử dụng.
b. Làm được:
- Trung tu trọn vẹn được một máy nén.
- Kiểm tra được độ nằm ngang của trục, độ song song và độ đồng tâm của bạc biên và bạc ắc tay biên máy nén.
- Kiểm tra, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng các máy móc, thiết bị của hệ thống sau sửa chữa định kỳ, hoặc lắp đặt mới.
- Tổ chức thử bền, thử kín, sấy khô hệ thống, hút chân không, nạp môi chất làm lạnh, điều chỉnh và chạy thử một hệ thống lạnh mới.
- Kiểm tra định kỳ các thiết bị tự động theo quy định của nhà chế tạo.
2.1.7. Sửa chữa máy lạnh (bậc II-VII)
BẬC II
a. Hiểu biết:
- Tính chất đặc thù của máy lạnh và các thiết bị khác của hệ thống.
- Tính năng, phạm vi sử dụng và phân biệt được các loại dầu mỡ dùng trong sửa chữa máy lạnh.
- Một số tính chất cơ lý, hoá chủ yếu của các kim loại thường dùng (gang, thép các bon, đồng) và công dụng của chúng trong chế tạo máy lạnh.
- Tính chất và phạm vi sử dụng các loại vật liệu đệm kín (giấy amiăng, giây vải bạt cao su, giây amiăng).
- Cấu tạo, công dụng các dụng cụ đo thường dùng như thước cặp có độ chính xác 1/10, 1/20, pan-me, thước lá.
- Sử dụng các dụng cụ đồ nghề: đục bằng, đục nhọn, dũa, công pa, vạch dấu, ê tô, bàn ren... đúng tư thế kỹ thuật.
- Phương pháp ren bu lông, đai ốc các loại bằng thủ công.
- Phương pháp lấy dấu và vẽ các lỗ tròn, vuông để đột lỗ và cắt đệm trên kim loại mỏng và giấy amiăng dày 0,5-5mm.
- Nội quy an toàn thiết bị, an toàn lao động, phương pháp cấp cứu khi bị bỏng môi chất làm lạnh.
b. Làm được:
- Sử dụng các dụng cụ đo thường dùng như thước lá, thước cặp, các loại cờ lê, búa, đục sắt, cưa, công pa...
- Cưa cắt được thép thanh, ống thép các loại, mài dũa ba via.
- Ren được các loại răng bu lông, đai ốc từ M16 trở xuống, đảm bảo ren không cháy.
- Vặn và tháo đai ốc, thay gu giông, biết xử lý khi ren bị gỉ.
- Lấy dấu và đục cắt, đột lỗ các đệm của máy nén, mặt bích các đường ống.
- Rửa các chi tiết máy nén để khử bẩn, khử mỡ đạt yêu cầu quy định để kiểm tra, đo đạc độ hao mòn.
- Sửa chữa được các dụng cụ đồ nghề như lưỡi cạo, đục sắt, poăng tu, mũi vạch đúng quy cách kỹ thuật.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Đọc được bản vẽ, lắp bộ phận máy đơn giản thuộc phạm vi nghề. Nắm vững các quy ước về dung sai lắp ghép ghi trên bản vẽ.
- Nắm vững sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh nơi làm việc.
- Quy tắc vận hành và những dấu hiệu làm việc bình thường, không bình thường của máy nén, thiết bị phụ tùng.
- Tính chất cơ lý, hoá của thép các bon, kim loại màu và các hợp kim của chúng thường dùng trong máy lạnh.
- Quy cách, công dụng các loại giấy nhám, các loại bột rà dùng trong nghề (bột rà các loại van, bột rà khi đánh bóng xi lanh).
- Cấu tạo sơ bộ và nguyên lý vận hành máy hàn điện, hàn hơi.
- Nguyên lý cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ số, pame 1/100.
- Phương pháp tôi, rèn mài các dụng cụ đồ nghề như đục...
b. Làm được:
- Tháo lắp, bảo dưỡng các vòng bi của máy nén, máy bơm, các loại quạt gió, quạt đảo nước muối.
- Tháo được máy nén lạnh đúng trình tự, đạt yêu cầu kỹ thuật. Sắp xếp hợp lý các chi tiết, phụ tùng sau khi rửa, tránh mất mát, thất lạc và tiện cho việc kiểm tra, đo đạc độ hao mòn.
- Cạo, rà bạc biên, bạc ắc, ổ trượt. Rũa và rà xéc măng.
- Hàn nối được tôn dày 3mm, đường ống nước, hàn kín lỗ thủng trên tôn dày 3mm.
- Rà được các clapê hút, nén đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Khởi động máy, trông coi, điều chỉnh và ngưng máy đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Xả dầu từ các thiết bị theo quy định và đúng thao tác.
- Phát hiện được những dấu hiệu làm việc không bình thường của máy và thiết bị.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Vẽ được những bản vẽ chi tiết đơn giản như trục, bạc, bulông... và ghi đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật.
- Nguyên lý cấu tạo máy nén lạnh đang sử dụng và những thiết bị phụ của hệ thống lạnh.
- Công dụng của các thiết bị được chỉ thị trên bảng điều khiển của phòng máy.
- Tính năng cơ lý của các loại vật liệu như thép lò so mặt cắt tròn, thép lò so lá.
- Yêu cầu nhiệt độ nung để uốn và phương pháp uốn nóng, uốn nguội các loại ống thép không hàn, uốn các loại cút.
- Một số hiểu biết cơ bản về hình thức nhiệt luyện các chi tiết máy như tôi, ủ, ram.
- Ý nghĩa quan trọng của việc phá băng, tẩy tuyết các thiết bị bốc hơi.
- Biết được độ sai lệch cho phép và cấp chính xác hình học của các phụ tùng chủ yếu của máy nén.
b. Làm được:
- Vận hành được hệ thống lạnh đạt các thông số kỹ thuật; khắc phục các sự cố thường gặp khi hệ thống đang hoạt động.
- Sử dụng thành thạo bảng điều khiển tự động của phòng máy.
- Đo được độ hao mòn hình học các chi tiết máy. Lập được bảng kê khai mức độ hư hỏng của các chi tiết máy khi thực hiện các dạng sửa chữa.
- Phục hồi hoặc thay thế các chi tiết để khắc phục những khuyết tật của bộ phận hút nén gồm pít tông, séc - măng, lá van nén hút và xi lanh.
- Kiểm tra được độ mài mòn của pít tông, tính đàn hồi, khe hở miệng của séc măng, khe hở giữa séc măng và rãnh pít tông.
- Tự tạo được gá để uốn cút, uốn được các loại cút cần thiết đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Sửa chữa được các hư hỏng thông thường về điện.
- Sửa độ ô van, sửa các rãnh trên trục, sửa ren trên trục.
- Rà được các loại van và các mặt tiếp xúc của các bộ phận đệm kín, san nhích, đầu trục.
- Kiểm tra được ô van, độ côn, độ cong chi tiết máy.
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm vững những quy định về kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh có liên quan tới công việc sửa chữa và vận hành.
- Cấu tạo và nguyên tắc vận hành của các thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị phụ trong hệ thống lạnh.
- Cấu tạo, công dụng và cách bảo quản các loại pan-me đo trong, đo ngoài, đo chiều sâu.
- Nguyên lý làm việc, công dụng của các thiết bị tự động điều chỉnh, điều khiển, kiểm tra, bảo vệ và tín hiệu được lắp trong hệ thống lạnh của nhà máy.
- Cách sử dụng các loại nivô, bộ căn lá.
- Nguyên lý hoạt động của một số thiết bị điện đơn giản như khởi động từ đơn, nút bấm, cần chuông báo động.
- Yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra độ mài mòn của xi lanh để quyết định phục hồi hoặc thay thế.
b. Làm được:
- Sử dụng thành thạo các loại pan-me đo ngoài, đo trong, đo sâu và các loại nivô, bộ căn lá.
- Sửa nguội được các lỗ tròn như lỗ bánh răng, lỗ puli.
- Sửa chữa bộ đệm kín, hệ thống dầu bôi trơn và bơm dầu của máy nén.
- Kiểm tra khe hở hướng dọc giữa đầu biên và cổ trục. - Kiểm tra khe hở của bánh khía bơm dầu bôi trơn máy.
- Sửa chữa những hư hỏng của các thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị phụ khác của hệ thống lạnh.
- Bổ sung hoặc rút bớt môi chất làm lạnh, xả khí không ngưng cho hộ thống lạnh.
- Vận hành hệ thống lạnh ngưng làm việc lâu dài trở lại hoạt động bình thường.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nguyên tắc cân bằng trục và độ đồng tâm trục, với các mặt hoặc độ không đồng tâm giữa 2 đầu trục.
- Yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra độ song song, độ thẳng góc và độ đồng tâm.
- Phương pháp tra dung sai trong sổ tay dung sai, và tính các độ dôi, độ hở khi lắp ráp.
- Nắm vững nội dung trung tu một máy nén.
- Nắm vững quy trình lắp đặt máy nén sau trung, đại tu.
- Tháo lắp và bảo dưỡng các thiết bị tự động dùng trong hệ thống lạnh của Xí nghiệp.
b. Làm được:
- Đọc được sơ đồ các bản vẽ kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn kèm theo thiết bị do nơi chế tạo cung cấp.
- Sử dụng thành thạo, đúng phương pháp các loại calíp trục và calíp lỗ để kiểm tra đường kính ngoài và đường kính lỗ.
- Kiểm tra được độ đồng tâm và độ sâu song song của bạc biên, bạc ắc, tay biên máy nén.
- Kiểm tra được độ thẳng góc của xi lanh và trục.
- Kiểm tra được độ nằm ngang của trục.
- Kiểm tra được độ côn độ ô van của cổ trục đầu và giữa.
- Trung tu một máy nén hoàn chỉnh.
- Cạo, rà được các lỗ để lắp ổ bi, hoặc bạc trên thân máy đảm bảo độ đồng tâm và độ chính xác về kỹ thuật.
BẬC VII
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Vẽ được bản vẽ chi tiết máy theo 3 hình chiếu và ghi đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về gia công lắp ráp.
- Đọc được bản vẽ phức tạp, bản vẽ lắp chung, sơ đồ toàn hệ thống. Có thể phát hiện được sai sót trên bản vẽ và biết biện pháp công nghệ để thực hiện các yêu cầu đó.
- Yêu cầu, phương pháp và nội dung chính của đo lường và kiểm tra máy nén.
- Nắm được phương pháp, chế độ thử các loại máy, thiết bị mà đơn vị đang sử dụng.
b. Làm được:
- Biết chọn phương tiện, dụng cụ và có thể tự chế tạo lấy dụng cụ để tháo lắp các thiết bị thuộc phạm vi được phân công sử dụng.
- Cho chạy rà, chạy thử có tải máy nén và đưa vào sử dụng.
- Lập được lịch sửa chữa định kỳ cho máy nén, các thiết bị phụ, dự trù phụ tùng thay thế, nhân lực, vật tư cho một dạng sửa chữa vừa và lớn.
- Kiểm tra, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng các máy móc, thiết bị của hệ thống khí sau sửa chữa định kỳ hoặc lắp mới.
- Cơ bản giải quyết được các hư hỏng về phần cơ điện của máy, hoặc đề ra được biện pháp sửa chữa các hư hỏng đó (phục hồi hoặc thay thế).
2.2. Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản (3 nghề)
2.2.1.- Sản xuất tôm giống nước lợ (bậc I-VI)
BẬC I
a. Hiểu biết:
- Tập tính sinh sống của tôm, biết phân biệt một số loài tôm nuôi.
- Nắm được khái quát quy trình sản xuất tôm giống.
- Nắm được tên gọi các trang, thiết bị kỹ thuật, dụng cụ chuyên dùng và phương pháp bảo quan thông thường.
b. Làm được:
- Sử dụng được các máy đo nhiệt độ, độ mặn, độ pH thường dùng ở các trại tôm giống.
- Những công việc phụ trợ do cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật bậc cao chỉ dẫn.
- Bảo quản được công cụ sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Làm được một số việc bình thường như cho tôm ăn, cọ rửa bể...
BẬC II
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Đặc điểm phát triển của tôm bố mẹ, tôm giống. Một số kiến thức cơ bản về tảo và artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm.
- Nắm được đại cương quy trình kỹ thuật sản xuất tôm giống.
- Tính năng, tác dụng các trang thiết bị, dụng cụ thường dùng trong trại sản xuất tôm giống.
- Nắm được sơ lược về thuỷ triều và bảng lịch thuỷ triều.
- Tính năng tác dụng trang thiết bị, thuốc phòng trị bệnh cho tôm giống.
b. Làm được:
- Vận hành máy bơm điện, máy bơm Diezel, máy sục khí...
- Vệ sinh bể tôm bố mẹ, bể đẻ, bể ấp, bể ương ấu trùng, bể tảo, bể lọc, bể chứa nước và các trang thiết bị, dụng cụ đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Biết sử dụng các loại thuốc, hoá chất để phòng bệnh cho tôm.
- Chuẩn bị thức ăn cho tôm bố mẹ, tôm ấu trùng (giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng).
- Thu hoạch tảo sinh khối trong bể nuôi tảo.
- Phát hiện được những hư hỏng thông thường của các trang thiết bị, dụng cụ trong quá trình sản xuất.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Qui trình kỹ thuật nuôi tôm bố mẹ.
- Tính ăn của tôm bố mẹ, ấu trùng từ giai đoạn zoea 1 đến postlarva 15 (Z1-PL15).
- Các bệnh thông thường và phương pháp phòng trị đơn giản cho tôm bố mẹ, tôm ấu trùng.
- Nguyên nhân những hư hỏng thông thường của các trang thiết bị, dụng cụ thường dùng.
b. Làm được:
- Cho tôm bố mẹ và tôm ấu trùng ăn các thức ăn khác nhau.
- Sử dụng thành thạo bảng lịch thuỷ triều.
- Thay nước cho bể tôm bố mẹ, bể ấu trùng đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Chuẩn bị nước, hoá chất để nuôi tảo sinh khối.
- Phát hiện được những bệnh thông thường của tôm bố mẹ, tôm ấu trùng.
- Phát hiện được những hư hỏng thông thường của máy móc, trang thiết bị trong sản xuất và đề xuất được biện pháp sửa chữa.
- Điều chỉnh độ mặn của nước trong các bể nuôi tôm mẹ và ương tôm ấu trùng.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Phân biệt được tôm đực, tôm cái và phẩm cấp tôm bố mẹ theo tiêu chuẩn quy định.
- Hiểu vai trò, tác dụng của nhiệt độ, độ mặn, độ pH đối với tôm bố mẹ, tôm ấu trùng, tảo.
b. Làm được:
- Sử dụng thành thạo các thiết bị: máy phát điện, máy nổ, máy nén khí, máy thổi khí, máy bơm nước, máy nâng nhiệt (Heater).
- Lắp đặt được hệ thống dẫn khí cho bể tôm bố mẹ, bể ấp, bể ương ấu trùng, bể artemia, bể tảo.
- Đếm được nauplius và tôm giống PL15.
- Đóng túi tôm bố mẹ, nauplius và tôm giống để vận chuyển.
- Xử lý được những hư hỏng thông thường các máy móc thiết bị.
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Quy trình kỹ thuật ương tôm ấu trùng, nuôi tảo đơn bào, ấp nở trứng artemia.
- Tiêu chuẩn tôm bố mẹ và biết chọn tôm bố mẹ ở các giai đoạn thành thục (giai đoạn 0-4).
- Nắm được công thức hoá chất nuôi tảo Chaetoceros Skeletonema costatum.
b. Làm được:
- Sử dụng thành thạo bể lọc nước biển, nước ngọt.
- Chuẩn bị bể nuôi tôm bố mẹ, bể đẻ, bể ấp, bể ương tôm ấu trùng, bể artemia và bể tảo.
- Cắt mắt tôm mẹ, chọn tôm thành thục cho đẻ.
- Cho tôm đẻ, thu trứng, nauplius, PL15
- Biết sử dụng kính lúp, kính hiển vi để quan sát trứng, nauplius, zoea, mysis, PL15, tảo và artemia.
- Đếm thành thạo nauplius, PL15 bằng các phương pháp thông thường và đóng túi đúng yêu cầu kỹ thuật.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Tác dụng và cách sử dụng một số thuốc kháng sinh, hoá chất phòng trị bệnh thông thường cho tôm.
- Nắm vững tính năng, tác dụng kỹ thuật bảo quản, cách sửa chữa đơn giản của toàn bộ hệ thống máy móc, trang thiết bị, dụng cụ trong trại sản xuất tôm giống.
- Nội dung tổng kết kinh nghiệm trong sản xuất để phổ biến áp dụng.
b. Làm được:
- Vận hành thành thạo toàn bộ các quy trình sản xuất từ nuôi tôm bố mẹ, cho đẻ, ương tôm ấu trùng, nuôi tảo sinh khối, ấp nở trứng artemia.
- Phát hiện nhanh chóng các bệnh thông thường và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
- Sử dụng thành thạo một số loại thuốc, hoá chất phòng trị bệnh cho tôm theo đúng chỉ định.
- Biết tính toán nhu cầu thức ăn cho tôm bố mẹ, tôm ấu trùng hàng ngày và nhu cầu hoá chất cho nuôi tảo sinh khối.
- Tính toán được nhu cầu về số lượng tôm bố mẹ, nauplius, mật độ ương tôm ấu trùng qua các giai đoạn.
- Biết đánh giá chất lượng tôm giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Đúc rút được kinh nghiệm để phổ biến áp dụng cho đơn vị mình.
2.2.2. Nuôi tôm nước lợ thương phẩm (bậc I-VI)
BẬC I
a. Hiểu biết:
- Đặc điểm hình thái, cấu tạo bên ngoài của con tôm.
- Phân biệt được giống tôm he, tôm rảo (tôm đất).
- Nội dung cơ bản kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm theo phương thức nuôi quảng canh tự nhiên.
b. Làm được:
- Chèo chống thuyền đi lấy giống, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm và ngư cụ.
- Sử dụng được Bảng lịch thuỷ triều.
- Tự lực làm được các công việc đơn giản trong sản xuất và xây dựng công trình (đắp đê, đào mương...)
- Làm các công việc kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của công nhân bậc cao và cán bộ kỹ thuật.
- Bảo quản ngư cụ sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật.
BẬC II
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Một số kiến thức cơ bản về thuỷ triều (nguyên nhân, chu kỳ hoạt động...), mối quan hệ giữa thuỷ triều với kỹ thuật nuôi tôm.
- Phân biệt được các loài tôm nuôi phổ biến hiện nay trong các ao đầm nước lợ. Biết được một số địch hại chủ yếu trong các ao, đầm nuôi tôm.
- Tính năng, tác dụng của các loại công trình nuôi, ngư cụ và trang thiết bị phục vụ sản xuất.
- Nội dung cơ bản kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm theo các phương thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.
b. Làm được:
- Đóng mở cống, máng để lấy nước và thay đổi nước cho ao, đầm nuôi tôm đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng được máy bơm nước để cấp nước cho ao ương tôm giống, hoặc ao nuôi tôm thịt theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng một số loại ngư cụ ở cống để lấy giống, hoặc thu hoạch sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Bảo quản và sửa chữa nhỏ ngư cụ đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Bảo quản tạm thời sản phẩm sau khi thu hoạch đúng yêu cầu kỹ thuật.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Một số đặc tính sinh học chủ yếu của các loài tôm nuôi phổ biến hiện nay (phân bố, sinh sản, tính ăn, hoạt động, thích nghi độ mặn, độ chua, chất đáy...)
- Tác dụng, hiệu quả, của việc cải tạo ao, đầm nuôi tôm.
- Phương pháp đo, tính toán khối lượng đất đào ao, đào mương, đắp đê,...
- Tiêu chuẩn chất lượng tôm giống thả nuôi. Xác định được các cấp (loại) tôm thương phẩm.
b. Làm được:
- Thành thạo kỹ thuật sử dụng cống, máng, lấy giống tự nhiên cho đầm nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến.
- Thành thạo kỹ thuật thả giống vào ao đầm nuôi, kỹ thuật cho tôm ăn.
- Xác định được một số chỉ tiêu lý, hoá của môi trường ao đầm nuôi bằng máy đo chuyên dùng.
- Sử dụng thành thạo các loại ngư cụ thu hoạch tôm thường dùng ở các ao, đầm nuôi tôm.
- Bảo quản, vận chuyển tôm thương phẩm đường dài đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Bảo quản các loại thức ăn (tươi, sống, tổng hợp) theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Hiểu được các giai đoạn phát triển của tôm từ tôm giống đến tôm trưởng thành; phân bố của tôm theo độ sâu gắn với vòng đời và mối quan hệ với nuôi tôm.
- Hiểu được khái quát quy trình công nghệ sản xuất tôm giống.
- Vai trò tác dụng của các loại thức ăn, phân bón đối với sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi.
- Phương pháp tính toán mật độ (ương giống và nuôi tôm thịt); tính toán lượng thức ăn hàng ngày cho tôm ăn.
- Phương pháp xác định nhu cầu vôi, phân bón, để cải tạo đáy các ao, đầm nuôi tôm. b. Làm được:
- Xác định được vị trí đặt cống, máng lấy giống, tiêu nước phù hợp với yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác cải tạo đáy, chuẩn bị ao đầm trước khi nuôi tôm.
- Chế biến các loại thức ăn tại chỗ cho tôm phù hợp với các giai đoạn phát triển của tôm.
- Vớt và vận chuyển tôm giống tự nhiên thả bổ sung cho ao, đầm nuôi.
- Hướng dẫn công nhân bậc dưới xây dựng các công trình đơn giản như cống máng thô sơ, đào mương, đắp bờ...
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Các yếu tố vật lý, hoá học, sinh vật chủ yếu của môi trường ao đầm nuôi tôm. Mối quan hệ giữa môi trường và đối tượng nuôi.
- Kiến thức cơ bản về sinh sản và vòng đời của tôm.
- Nguyên nhân khách quan, chủ quan gây hậu quả xấu cho môi trường nuôi. Các tác nhân dịch hại đối với tôm nuôi.
- Kiến thức cơ bản về một số loại bệnh phổ biến ở tôm và biện pháp phòng trị.
- Tính toán thiết kế các loại ngư cụ phục vụ cho nghề nuôi tôm.
b. Làm được:
- Kiểm tra, đánh giá tình hình sinh trưởng của tôm trong ao đầm, có biện pháp xử lý phù hợp.
- Có thể xác định được một cách tương đối một số yếu tố môi trường bằng cảm quan và xử lý kịp thời khi môi trường có những yếu tố bất lợi cho tôm.
- Tổ chức diệt tạp, trừ địch hại cho ao đầm nuôi tôm.
- Chủ động tổ chức và hướng dẫn kỹ thuật trong việc vận chuyển và ương tôm giống.
- Tổ chức công việc, chỉ đạo hoạt động của tổ (đội) sản xuất.
- Sản xuất các loại ngư cụ theo thiết kế.
- Sử dụng thành thạo, sửa chữa hỏng hóc các máy móc trang thiết bị và ngư cụ phục vụ nuôi tôm.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Các biện pháp tổng hợp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Nắm được quy trình công nghệ một số công đoạn phụ trợ cho nuôi tôm thịt như vận chuyển ấu trùng, vận chuyển tôm giống, ương tôm giống từ ấu trùng lên PL15 hoặc từ PL15 thành giống lớn.
- Hiểu tính năng, tác dụng và cách sử dụng một số thuốc kháng sinh, hoá chất phòng trị bệnh thông thường.
- Biết tổng kết các kinh nghiệm về chuyên môn ở một tổ (đội) sản xuất.
- Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế của từng công đoạn và cả chu kỳ sản xuất.
b. Làm được:
- Tham gia quá trình lựa chọn địa điểm nuôi tôm phù hợp, lập quy hoạch sơ bộ cho đầm ao nuôi tôm phù hợp với quy trình công nghệ nuôi.
- Tham gia quá trình chỉ đạo thi công một số công trình vừa hoặc nhỏ phục vụ nuôi tôm.
- Thành thạo các công việc trong quy trình công nghệ nuôi tôm thịt, ương tôm giống, vận chuyển tôm giống, chế biến thức ăn tại chỗ, bảo quản vận chuyển sản phẩm, sản xuất ngư cụ... từ đó cải tiến được kỹ thuật, hoặc tạo ra các giải pháp mới có hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật.
- Phát hiện nhanh chóng các bệnh thông thường và đề ra được biện pháp xử lý kịp thời.
- Sử dụng thành thạo một số thuốc, hoá chất phòng trị bệnh cho tôm theo đúng chỉ định.
- Tính toán điều chỉnh nhu cầu về thức ăn cho tôm, phù hợp với hiện trạng của ao đầm nuôi và tình hình sinh trưởng của tôm ở từng giai đoạn.
- Đánh giá được chất lượng tôm theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tính toán được hiệu quả sản xuất ở từng công đoạn sản xuất. Lập kế hoạch sản xuất cho một tổ (đội) sản xuất.
- Đúc rút được kinh nghiệm trong thực tế sản xuất để phổ biến áp dụng trong xí nghiệp.
2.2.3. Sản xuất cá giống nước ngọt (bậc I-VI)
BẬC I
a. Hiểu biết:
- Đại cương tập tính sinh sống của các loài cá nuôi ở địa phương.
- Hiểu đại cương quy trình kỹ thuật sản xuất cá giống.
- Nắm được tên gọi các trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng và kỹ thuật bảo quản thông thường.
b. Làm được:
- Làm được những công việc phụ trợ do cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân kỹ thuật bậc cao chỉ dẫn.
- Bảo quản được các công cụ sản xuất.
- Cho cá ăn, tháo mở cống lấy nước, làm vệ sinh sàn ăn.
BẬC II
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Phân biệt được các loài cá nuôi phổ biến ở địa phương (cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, chép rôhu, maigal, rô phi, cá trê, cá tra, cá mè vinh...).
- Nắm được đại cương quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá nuôi ở địa phương (cá chép, mè, trôi, trắm, rô phi, trê, rô hu, maigal, cá tra, mè vinh,...).
- Đo độ trong, nhiệt độ, độ pH.
- Hiểu tính năng, cách sử dụng các trang, thiết bị dụng cụ trong xí nghiệp.
- Đặc điểm sinh sản các loài cá nuôi; Một số loại kích dục tố; Một số thuốc phòng trị bệnh.
b. Làm được:
- Tẩy dọn ao nuôi vỗ cá bố mẹ, ao ương cá giống. Làm vệ sinh bể đẻ, bể ấp và các dụng cụ trong trại.
- Đánh bắt, tuyển chọn, vận chuyển cá bố mẹ.
- Cho cá ăn, theo dõi kiểm tra, quản lý ao nuôi cá bố mẹ, ao ương cá bột, cá giống.
- Sử dụng máy bơm nước loại thông dụng bằng điện, điezel.
- Chuẩn bị dụng cụ cho cá đẻ. Thu trứng, thu cá bộ, đếm cá và vận chuyển cá bột, cá hương, cá giống theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng các loại lưới đánh cá, bảo quản và sửa chữa lưới.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Đại cương về đời sống của các loài cá nuôi.
- Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, quy trình sản xuất cá giống.
- Tác dụng của việc tẩy dọn ao, thay nước, làm vệ sinh dụng cụ sản xuất trong trại.
- Phương pháp tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ và cho đẻ.
- Vai trò và tác dụng của các loại kích dục tố.
- Vai trò, tác dụng của các loại thức ăn nuôi vỗ.
b. Làm được:
- Thành thạo công việc tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ và cho cá đẻ đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Lấy, bảo quản, sử dụng não thuỳ và các loại kích dục tố bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêm cá, vận hành bể đẻ và cho đẻ nhân tạo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- ương cá bột, cá hương, cá giống.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Đặc điểm cơ bản về sinh trưởng; sinh sản các loài cá nuôi ở địa phương.
- Vai trò, tác dụng của các loại thức ăn (tự nhiên, nhân tạo).
- ý nghĩa của tẩy dọn ao, bón phân gây mầu nước ao...; các giải pháp thay nước kích thích, luyện cá...
b. Làm được:
- Tính toán được nhu cầu khối lượng và chất lượng thức ăn cho từng loài cá bố mẹ theo từng giai đoạn nuôi vỗ.
- Tính toán liều lượng, kích dục tố cho từng loài cá, từng đợt tiêm theo quy trình phát dục của cá.
- Tính toán nhu cầu cá bố mẹ để sản xuất đủ số lượng, cá bột theo yêu cầu sản xuất.
- Tính toán nhu cầu phân bón, thức ăn hàng ngày và cả quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ.
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Triệu chứng và tác nhân gây bệnh thông thường trên cá bố mẹ, cá hương, cá giống và một số biện pháp phòng trị.
- Cơ sở khoa học của quy trình nuôi vỗ, sản xuất cá bột, ương cá hương, ương cá giống.
- Các phương pháp vận chuyển cá giống trong túi kín có ô-xy và vận chuyển hở.
b. Làm được:
- Thành thạo các thao tác trong quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, ấp trứng, ương cá bột, cá hương, cá giống.
- Thành thạo thao tác thụ tinh nhân tạo cho các loài cá.
- Thành thạo đong đếm cá bột, cá hương, cá giống. Đóng túi vận chuyển cá bột, cá hương, cá giống, cá bộ mẹ trong dụng cụ kín có bơm ô-xy và vận chuyển hở.
- Phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời các bệnh thông thường như nấm thuỷ mi, đốm đỏ, trùng mỏ neo, trùng bánh xe...
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Đặc điểm cơ bản về sinh trưởng, sinh sản, một số loài đặc sản (ba ba, ếch, lươn, cá quả).
- ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nhiệt độ, pH, độ trong... đến kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, ấp ương cá bột, cá hương, cá giống.
- Tiêu chuẩn cá bố mẹ, cá bột, cá hương, cá giống.
- Biết tính toán nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu cho nhiệm vụ sản xuất một trại giống.
- Nội dung tổng kết các kinh chuyên môn trong một tổ hoặc một trại sản xuất.
b. Làm được:
- Thành thạo tất cả các thao tác kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ, ấp trứng, ương nuôi cá hương, cá giống, vận chuyển, phòng trị bệnh.
- Lập kế hoạch sản xuất giống cho một trại sản xuất quy mô nhỏ (1-2ha).
- Dự trù nguyên, nhiên vật liệu, kinh phí cho sản xuất giống, ương cá hương, cá giống của một trại giống.
- Kiểm tra, xử lý giải quyết được sự cố kỹ thuật thông thường trong các khâu ở trại giống.
- Tổng kết được những kinh nghiệm chuyên môn để phổ biến áp dụng trong đơn vị.
2.3. Lĩnh vực sản xuất lưới sợi (4 nghề)
2.3.1. Sản xuất lưới (bậc I-VI)
BẬC I
a. Hiểu biết:
- Nắm được ký hiệu, độ thô, độ xoắn của các loại chỉ lưới.
- Công dụng từng loại chỉ lưới được sử dụng trong doanh nghiệp.
- Dụng cụ đo, phương pháp đo các loại các loại chỉ cước, lưới - Đọc hiểu các bảng quy định trên máy. Nguyên tắc vận hành và nội quy sử dụng máy như máy đánh chỉ, máy đánh dĩa, máy đánh tép, máy xay...
- Những hỏng hóc thông thường và các biện pháp phòng ngừa của máy được giao sử dụng.
b. Làm được:
- Đo được kích cỡ, xác định được độ thô, độ xoắn các loại lưới được giao sản xuất.
- Đọc được quy cách một tấm lưới có sẵn.
- Điểu khiển được máy giao sử dụng có hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân bậc cao.
- Nối chỉ theo kiểu chân ếch, gút đơn, gút đôi.
- Tự lựa chọn các loại kim đan, que xỏ lưới thích hợp với các loại kích thước của lưới.
- Đánh dĩa ít nhất 2 chao cùng một lúc.
- Ghi chép được năng suất lao động của mình theo mẫu biểu quy định.
BẬC II
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Cấu tạo tính năng của các loại lưới mà doanh nghiệp đang sản xuất.
- Dụng cụ đo kiểm, phương pháp đo kiểm các loại lưới đang sản xuất.
- Yêu cầu chất lượng các loại gút, quy cách mắt lưới, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Các loại sản phẩm theo từng công đoạn trong quy trình sản xuất lưới.
- Nguyên tắc ráp lưới theo bản vẽ.
- Khái quát quy trình căng hấp lưới.
- Nắm được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc vận hành máy được giao sử dụng.
- Nắm vững những hỏng hóc thông thường và biện pháp phòng ngừa của máy được giao sử dụng.
b. Làm được:
- Đọc được quy cách và các thông số của các loại lưới cần phải sản xuất.
- Điều khiển và sửa chữa đơn giản máy được giao sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật. Sử dụng được một máy khác như máy đánh chỉ, đánh dĩa, đánh tép...
- Kiểm tra, xác định được chất lượng của từng loại chỉ lưới đang sản xuất.
- Đo kiểm tra xác định được các thông số thực tế trên tấm lưới đúng hay sai so với thông số quy định.
- Chia được các mặt lưới trên máy theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân bậc cao.
- Xếp lưới, đóng bao, ghi ký hiệu theo yêu cầu quy định đối với từng loại sản phẩm (như bậc 2 nghề kiểm tra - bảo quản sản phẩm).
- Pha được keo hồ lưới cho từng loại lưới có hướng dẫn.
- Xử lý được những sự cố đơn giản thông thường như rối chỉ, không đều khi vào ống hoặc long chỉ, quấn chỉ không đều khi vào dĩa.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nguyên tắc tạo một tấm lưới trên máy (máy dệt gút đơn, đôi).
- Nẵm vững yêu cầu chất lượng gút lưới, đan lưới, vá lưới...
- Nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lưới qua từng công đoạn sản xuất.
- Nắm vững quy trình, thời gian, nhiệt độ, lực căng cho từng loại sản phẩm căng hấp.
- Nắm vững nguyên tắc cắt vá lưới, ráp lưới tiết kiệm và bảo đảm kỹ thuật.
b. Làm được:
- Thông thạo ráp lưới, vá lưới bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
- Tự chia được mặt lưới trên máy dệt bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
- Cắt lưới từ 10 đến dưới 20 mắt hình vuông hay hình chữ nhật để vá gút ngang hay gút dọc một cách thành thạo.
- Phát hiện được tình trạng máy hư hỏng, đồng thời sửa chữa được những hỏng hóc, thông thường của máy được giao sử dụng.
- Nhuộm, căng hấp được các loại chỉ lưới, lưới được giao sản xuất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
- Bằng thực tiễn sản xuất, phân tích được nguyên nhân sản phẩm không đạt chất lượng và đề xuất được biện pháp phòng ngừa.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm vững nguyên tắc tạo gút trên máy dệt.
- Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc sử dụng 2 máy dệt lưới được giao sử dụng.
- Nắm vững nguyên nhân thông thường gây hỏng máy và biện pháp xử lý kịp thời.
- Những yếu tố cơ bản làm giảm tuổi thọ của nguyên liệu, sản phẩm và biện pháp phòng ngừa.
- Nắm vững nguyên tắc sử dụng các loại keo hồ dùng cho từng loại nguyên liệu và từng loại lưới, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
b. Làm được:
- Cắt lưới từ 20 mắt trở lên để vá gút ngang hay gút dọc một cách thành thạo.
- Sử dụng được 2 máy dệt và xử lý được chỉ trên hoặc chỉ dưới bị dứt bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Xử lý được những hỏng hóc thông thường trong khi dệt.
- Có sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân bậc cao lên được giàn ống chỉ, chia chỉ trên máy thành từng tay lưới đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và thời gian quy định.
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Hiểu biết cơ bản về tính chất lý, hoá của các loại nguyên liệu sản xuất trong doanh nghiệp. Tính năng của hoá chất tẩy cước.
- Nắm vững sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc vận hành 2 máy dệt được giao sử dụng. Những hỏng hóc thông thường và biện pháp xử lý của 2 máy đang sử dụng.
- Nắm vững yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và biện pháp kỹ thuật thường sử dụng để ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm.
b. Làm được:
- Sử dụng thành thạo 2 máy dệt. Xử lý thông thạo những sự cố như chỉ không luồn vào đuôi thuyền (bỏ ngân đôi tầu), nhìn lưới biết cứng chỉ, nghe tiếng dập có thể thay dĩa hay ống chỉ để mắt lưới đều hơn, xử lý nhảy tầu nhanh chóng.
- Thành thạo việc ráp lưới cho bất kỳ loại lưới nào (kéo ngang kéo dọc).
- Thành thạo việc cắt lưới để vá gút với hình dạng bất thường.
- Sử dụng được các loại máy trang bị trong doanh nghiệp và làm được các công việc trong dây chuyền sản xuất khi có yêu cầu.
- Thông thạo việc lựa chọn, căng hấp các loại lưới bảo đảm chất lượng.
- Làm được công việc sửa chữa sản phẩm máy dệt lưới tương đương thợ bậc 2.
- Quản lý được công việc của một bộ phận hay một tổ sản xuất. Biết tổng kết đúc rút được kinh nghiệm trong nghề thuộc công việc đang đảm nhận.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nẵm vững nguyên tắc cấu tạo và vận hành các loại máy dệt trang bị trong doanh nghiệp. Hiểu công dụng các chi tiết như trục lấy chỉ trên, bộ phận lấy chỉ dưới...
- Phân biệt tính năng kỹ thuật, ký hiệu của từng loại máy dệt khác nhau. Đọc thông thạo các yêu cầu kỹ thuật dệt lưới...
- Nắm vững tính chất lý, hoá của các loại nguyên liệu dùng trong công nghệ dệt lưới cước, lưới nylon.
- Nắm được yêu cầu, nội dung tổng kết kinh nghiệm chuyên môn trong phân xưởng. b. Làm được:
- Sử dụng thành thạo 2 máy dệt được giao và tương đối thành thạo các loại máy dệt khác mà phân xưởng được trang bị.
- Sử dụng và bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật các loại máy mới qua hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
- Phân tích và xác định kịp thời, chính xác nguyên nhân làm chất lượng sản phẩm kém và có biện pháp xử lý nhanh chóng.
- Tổng kết những kinh nghiệm chuyên môn trong dây chuyền sản xuất mà mình đã làm.
- Có năng lực làm tốt công việc quản lý một tổ sản xuất, hoặc làm tương đối tốt công việc của trưởng ca, đốc công trong phân xưởng.
- Làm được công việc sửa chữa máy dệt tương đương thợ bậc 3.
2.3.2. Sản xuất dây, sợi lưới (bậc I-VI)
BẬC I
a. Hiểu biết:
- Phân biệt công dụng của các loại hạt nguyên liệu dùng cho máy kéo sợi.
- Phương pháp trộn màu hạt nguyên liệu theo yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại màu.
- Sơ đồ cấu tạo và quy trình kỹ thuật vận hành máy được giao sử dụng.
- Đọc, hiểu các bảng quy định, ký hiệu, đồng hồ, công tắc, đèn báo trên máy.
- Các dụng cụ đo kiểm chỉ cước trên máy mình đang sử dụng.
b. Làm được:
- Điều khiển và kiểm tra đơn giản máy được giao sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật vận hành và nội quy sử dụng.
- Điều chỉnh nhiệt độ đầu phun sợi theo yêu cầu kỹ thuật có hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc cao.
- Sử dụng được các loại đồng hồ nhiệt, tốc độ quay... đúng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc cao.
- Sử dụng được các dụng cụ đo kiểm chỉ cước các loại trên máy được giao sử dụng.
- Phân biệt được chiều xoắn phải, xoắn trái, độ xoắn của từng loại sợi.
- Thông thạo cột cắt, bó thành tếp các loại chỉ tép, sợi xe, ghi bao bì sản phẩm.
- Ghi chép được năng suất của mình theo mẫu biểu quy định.
BẬC II
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nhiệt độ cần thiết cho các loại nguyên liệu được giao sản xuất. - Nắm được tỷ lệ pha trộn hạt nguyên liệu. Yêu cầu chất lượng sản phẩm được giao sản xuất.
- Cách xác định kích cỡ các loại sợi kéo để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, đúng quy cách theo từng công đoạn sản xuất.
- Nắm vững trình tự thao tác kỹ thuật trên máy được giao sử dụng. Những hỏng hóc thông thường, biện pháp xử lý đơn giản kịp thời.
b. Làm được:
- Điều khiển khá thành thạo và bảo dưỡng thông thường máy được giao sử dụng, theo đúng quy trình kỹ thuật vận hành và nội quy sử dụng.
- Điều chỉnh được nhiệt độ thích hợp cho từng loại nguyên liệu.
- Đốt được dầu máy, xử lý được khuôn kéo sợi và thay lưới lọc, bảo đảm nhiệt độ và thời gian quy định trên máy được giao sử dụng.
- Chia chỉ trên máy, kéo sợi cước, quấn được chỉ vào ống của giàn thâu và thay ống có hướng dẫn của thợ bậc cao.
- Sử dụng tương đối thành thạo các phương tiện đo kiểm như đồng hồ, thước kiểm tra, để đo kiểm chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nối được các loại chỉ mà mình đang sản xuất.
- Sửa chữa được sai hỏng đơn giản như không đều sợi, bọt... bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng được lưỡi dao máy xay, embrayage, dây trần...
- Pha trộn keo (hạt) theo tỷ lệ hướng dẫn, xông sấy hạt đúng yêu cầu kỹ thuật.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm được sơ đồ cấu tạo, quy trình vận hành, nội quy sử dụng các máy: máy tạo hạt, máy xe tao lần 1 đến 2, máy dài, máy đánh dây từ 1 đến 10 mm.
- Những yêu cầu kỹ thuật như nhiệt độ, kích cỡ đối với loại nguyên liệu đang sử dụng và loại sản phẩm được giao sản xuất.
- Nắm được phương pháp và những chỉ tiêu đo kiểm, đánh giá chất lượng chỉ cước.
- Nắm được cấu tạo và kỹ thuật xe dây, nối dây từ 1 đến 10 mm và sử dụng các loại khuôn cho từng quy cách sản phẩm.
- Những sai hỏng sản phẩm thường gặp, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa.
b. Làm được:
- Sử dụng khá thành thạo máy lắp dây trần, cân bằng đối trọng của máy xe tao, máy dài.
- Điều chỉnh được lượng keo, nhiệt độ và các loại khuôn ép để đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm.
- Thành thạo chia chỉ trên máy kéo sợi cước.
- Tương đối thành thạo thao tác trên giàn thâu của máy kéo sợi cước.
- Thành thạo việc nối dây từ 1 đến 10 mm đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Tự lựa chọn quy cách xe tao lần 1.
- Sửa chữa được những hỏng hóc thông thường của máy được giao sử dụng.
- Sử dụng được một loại máy khác trong quy trình sản xuất.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Phân biệt đặc tính khác nhau giữa các loại nguyên liệu dùng để kéo sợi cước.
- Nhiệt độ cần thiết cho nguyên liệu tái sinh, dao cắt của máy tái sinh.
- Nắm được cấu tạo và kỹ thuật xe dây, nối dây, dây giềng lớn 10-20 mm.
- Cấu tạo khối của các loại máy kéo sợi được trang bị trong doanh nghiệp.
- Nắm được yêu cầu kỹ thuật về nhiệt độ, kích cỡ, màu sắc của sản phẩm ở từng công đoạn trong quy trình sản xuất.
b. Làm được:
- Tự lựa chọn nhiệt độ, kích cỡ của hạt trên máy tái sinh hạt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng khá thành thạo đồng hồ nhiệt ở máy tạo nhiệt, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với từng loại nguyên liệu và hệ thống nhiệt kế, điện kế, cường độ, hệ thống làm nguội chỉ.
- Có người giúp lên giàn ống chỉ, chia chỉ vào từng ống và tự vận hành được máy kéo sợi (từ khi mở máy đến khi kết thúc việc chia chỉ quấn vào ống trên bàn thâu), bảo đảm đúng thời gian quy định.
- Thành thạo việc nối dây từ 10 đến 20 mm
- Tự đo kiểm đường kính dây giềng, cành ống khi lên máy bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm vững sơ đồ cấu tạo, quy trình vận hành, nội quy sử dụng của máy được giao sử dụng và 1-2 loại máy khác đang sử dụng trong doanh nghiệp.
- Nắm vững tỷ lệ pha các loại nguyên liệu đối với từng loại mặt hàng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Nắm vững các loại nhiệt độ cần đun nóng chảy đối với từng loại nguyên liệu.
- Nắm vững các loại khuôn cho từng quy cách sản phẩm.
- Hiểu biết chính xác các nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, những biện pháp chính về tổ chức kỹ thuật để xử lý.
b. Làm được:
- Thay khuôn để thay đổi quy cách dây giềng, tự chọn và biết quy cách xe dây.
- Nối dây giềng đúng kỹ thuật, đặc biệt là loại dây giềng lớn 20-36 mm.
- Thành thạo việc điều chỉnh nhiệt độ máy mình đang đứng và điều chỉnh được nhiệt độ trên 1-2 loại máy khác được trang bị trong doanh nghiệp.
- Thành thạo việc thay lưới lọc, thay khuôn trên máy kéo sợi được giao sử dụng.
- Sử dụng được các loại máy và làm được các công việc trong dây chuyền sản xuất như máy kéo cước, xe tao lần 1 lần 2, sang chỉ tép, máy nước sôi, máy dài... Có tay nghề sửa chữa máy bậc 2.
- Biết tổng kết, đúc rút kinh nghiệm sản xuất trong nghề ở tổ sản xuất.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm vững và phân biệt được tính năng kỹ thuật của các loại máy kéo cước, máy đánh dây trong doanh nghiệp.
- Nắm vững tác dụng các bộ phận phụ trợ của máy chính: bàn căn, giàn thu máng nước sôi, bộ phận thổi hơi, bộ phận thuỷ lực...
- Nắm vững nguyên tắc xử lý sự cố trong từng trường hợp hư hỏng của các loại máy. b. Làm được:
- Sử dụng thành thạo các máy trong dây chuyền sản xuất như máy kéo sợi, máy xe tao 1-2, máy đánh dây...
- Xác định đúng các nguyên nhân làm chất lượng sản phẩm xấu, đề xuất được công việc sửa chữa và tổ chức công việc sửa chữa khi được phép.
- Sử dụng, bảo dưỡng thông thường các loại máy bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
- Điều chỉnh thành thạo tốc độ kéo sợi (2 bàn căn và giàn thu) đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
- Phát hiện và sửa chữa kịp thời những hỏng hóc của máy móc thiết bị ở trình độ thợ sửa chữa bậc 3.
- Sử dụng nhanh chóng các trang thiết bị mới theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
- Tổng kết kinh nghiệm chuyên môn trong dây chuyền sản xuất mà mình đã làm qua.
- Có năng lực làm tốt công việc quản lý một tổ sản xuất, hoặc làm tương đối tốt công việc trưởng ca, đốc công trong phân xưởng.
2.3.3. Kiểm tra bảo quản sản phẩm (bậc II-III)
BẬC II
a. Hiểu biết:
- Nắm được các dụng cụ đo kiểm, phương pháp đo kiểm đối với từng loại sản phẩm và nguyên liệu.
- Chỉ tiêu phân loại chất lượng sản phẩm lưới, dây giềng, sợi xe, sợi đơn và nguyên liệu.
- Nắm vững nguyên tắc đóng bao, bảo quản sản phẩm theo quy cách của từng loại sản phẩm và nguyên liệu.
- Nắm được ký hiệu, tính chất và công dụng của các loại dây, lưới, sợi thường gặp trong nghề cá.
- Đại cương quy trình sản xuất các loại lưới, dây, sợi lưới.
- Những yêu cầu và điều kiện trong quá trình bảo quản sản phẩm và nguyên liệu.
- Yêu cầu kỹ thuật sau khi căng hấp lưới.
- Biện pháp phòng cháy và chữa cháy kho sản phẩm và nguyên liệu.
b. Làm được:
- Phát hiện được những sai sót của sản phẩm khi nhập kho, điều chỉnh và sửa chữa những sai sót đơn giản của lưới thành phẩm.
- Kiểm định và phân loại lưới, dây giềng, sợi lưới và nguyên liệu; đóng bao, ghi ký mã hiệu theo yêu cầu kỹ thuật quy định đối với từng loại sản phẩm và nguyên liệu.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cứu hoả trong hệ thống phòng và chữa cháy kho sản phẩm và nguyên liệu.
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Nắm vững quy trình, thời gian, nhiệt độ, lực căn các loại sản phẩm căng hấp.
- Nắm được cấu tạo máy may bao bì, máy dán bao bì.
- Cách tính khối lượng bao bì theo quy cách ứng với mỗi loại sản phẩm và nguyên liệu.
- Những yếu tố ảnh hưởng và biện pháp bảo đảm chất lượng sản phẩm và nguyên liệu trong quá trình bảo quản.
- Nguyên tắc sử dụng, bảo quản bình khí CO2 và các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy.
b. Làm được:
- Căng hấp khá thành thạo các loại sản phẩm khác nhau bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quy định.
- Phát hiện những sai sót và điều chỉnh kịp thời sau khi căng hấp lưới, để hoàn chỉnh sản phẩm.
- Sử dụng thành thạo máy may bao bì, máy dán bao bì. Bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa được những hỏng hóc thông thường của máy.
- Xác định thực trạng chất lượng sản phẩm và nguyên liệu trong quá trình bảo quản, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời nhằm chống xuống cấp chất lượng sản phẩm và nguyên liệu trong kho.
2.3.4. Sửa chữa máy sản xuất lưới, sợi (bậc I-VII)
BẬC I
a. Hiểu biết:
- Đọc được các bản vẽ chi tiết thông thường.
- Nắm được quy ước về dung sai lắp ghép ghi trên bản vẽ.
- Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ đo thường dùng trong sửa chữa như thước cặp 1/10 đến 1/50, thước lá, nivô, pame 1/100...
- Ký hiệu các vật liệu như gang, thép, kim loại màu, phi kim loại...
- Tính năng và phạm vi sử dụng dầu, mỡ bôi trơn.
- Kết cấu truyền động của các máy đơn giản như: Máy đánh chỉ, đánh dĩa. Máy xe quay chỉ tép, máy căng lưới, máy trộn hạt, pha mầu... Phương pháp bảo quản các loại máy đó.
b. Làm được:
- Vặn tháo đai ốc, biết xử lý khi bulon bị han rỉ.
- Chặt, cưa thép thanh và thép tròn.
- Dũa mài được ba via các loại sản phẩm.
- Dũa được mặt phẳng thông thường theo yêu cầu kỹ thuật.
- Mài được mũi khoan, sử dụng được các loại tarô, phân biệt được các loại răng.
- Sử dụng được các dụng cụ: Cờ lê, búa, khoan tay, kìm.
- Tháo lắp, bảo dưỡng một số bộ phận đơn giản của máy đánh dĩa, máy đánh chỉ, máy căng, máy cuốn chỉ tép, máy trộn hạt pha màu theo hướng dẫn.
BẬC II
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Đọc được bản vẽ bộ phận của máy đánh chỉ, đánh dĩa, trộn hạt, trục vít me, bánh răng.
- Nắm vững yêu cầu về độ chính xác khi gia công và lắp ghép.
- Kết cấu truyền động cơ bản và phương pháp bảo dưỡng của các máy dệt lưới, máy kéo sợi, máy xe tao.
b. Làm được:
- Lắp được vòng bi vào máy.
- Tự tháo lắp được các máy đơn giản như máy đánh chỉ, đánh dĩa, máy xe tao, máy căng, máy tép...
- Phát hiện được một số nguyên nhân gây hư hỏng thông thường và tự sửa chữa được như máy cứng chỉ, long chỉ, cong răng móc trên, điều chỉnh giàn thu chỉ cước nhanh chậm...
- Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc cao, xây dựng bảng kê khai hư hỏng khi thực hiện các dạng sửa chữa, sửa định kỳ các máy móc ở phân xưởng mình công tác. Làm được công việc bảo dưỡng kỹ thuật máy.
- Sử dụng được các dụng cụ đo kiểm tra thường dùng như: thước đo phân số, đồng hồ nhiệt độ, thước cặp, panme...
BẬC III
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Đọc được bản vẽ lắp bộ phận máy đơn giản.
- Vẽ được chi tiết đơn giản có 1 hình chiếu.
- Yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ và các biện pháp công nghệ thực hiện.
- Nắm vững các trị số dung sai lắp ghép thường gặp.
- Cách thức sử dụng và bảo quản các dụng cụ đo kiểm .
- Tính chất, công dụng và ký hiệu của các vật liệu thường dùng như: gang, thép, kim loại màu, hợp kim, vật liệu phi kim loại.
- Kết cấu các bộ phận chủ yếu và nguyên lý truyền động của các máy: máy dệt lưới, đánh dây, đánh sợi...
b. Làm được:
- Tháo lắp, điều chỉnh được các chi tiết đơn giản của máy dệt lưới, máy đánh dây, máy căng, hấp.
- Phát hiện nguyên nhân và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của máy được giao sử dụng.
- Bảo quản kỹ thuật cho các máy dệt, máy đánh dây, máy xe tao...
- Phân loại các chi tiết bị mòn hỏng khi tháo và thực hiện công việc sửa chữa định kỳ (sửa chữa vừa).
- Vận chuyển hoặc chỉ đạo nhóm thợ bậc dưới vận chuyển máy bảo đảm an toàn.
- Tổ chức công việc cho nhóm công nhân bậc dưới sửa chữa máy (gồm tháo lắp, phân loại hư hỏng...).
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm tra.
BẬC IV
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Đọc được bản vẽ cụm hoặc bản vẽ chi tiết phức tạp như: trục chính vít me, trục cam, trục thắt gút, hệ thống điều chỉnh gút lưới... và các biện pháp công nghệ để thực hiện. - Vẽ được chi tiết có 2 hình chiếu.
- Nắm vững cấu tạo tính năng kỹ thuật, phương pháp bảo quản dụng cụ đo kiểm thường dùng.
- Nắm vững cấu tạo và nguyên lý truyền động của một số máy công cụ có độ phức tạp sửa chữa 10R trở xuống.
- Nguyên lý về điện như bậc 1 nghề sửa chữa điện.
b. Làm được:
- Tháo lắp được các máy dệt và một số máy công cụ thường dùng có độ phức tạp 10R trở xuống.
- Kiểm tra, đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các máy dệt lưới, máy kéo sợi... tương đối chính xác trong phạm vi phụ trách.
- Sửa chữa được một số phức tạp của phần cơ như: hộp số, lựa chọn vòng bi... đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Sửa chữa được những hỏng hóc thông thường về điện và thuỷ lực.
- Sửa chữa được những hư hỏng lớn đột xuất như nhảy tàu, làm lệch bàn san, móc trên, điều chỉnh lệch khuôn máy kéo sợi... Phân tích được nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa.
- Biết lựa chọn, thay thế một số vật liệu cần thiết khi sửa chữa phục hồi các chi tiết mòn mỏng (cam máy dệt, bánh xe răng) bằng biện pháp hàn đắp, làm nguội...
- Tổ chức công việc sửa chữa cho một tổ hoặc một đội sửa chữa (5-10 người).
- Có tay nghề về điện bậc 1.
- Lắp được máy lên móng máy và điều chỉnh cân máy.
BẬC V
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Đọc được một số bản vẽ phức tạp như: trục rỗng nhiều bậc, bánh răng ngầm, cam tổ hợp, thân bơm, thân hộp số, bản vẽ chung, gá lắp, sơ đồ động toàn máy..., các biện pháp công nghệ để thực hiện.
- Phát hiện được các sai sót trong bản vẽ phức tạp.
- Phương pháp xây dựng bản vẽ một bộ phận máy.
- Nẵm vững kết cấu và nguyên lý truyền động của các máy dệt lưới và các máy công cụ có độ phức tạp từ 11R đến 20R.
- Nguyên lý điện như bậc 2 nghề sửa chữa điện.
- Nắm được nguyên tắc về tiện, bào...
b. Làm được:
- Tháo lắp các máy dệt lưới và các máy công cụ có độ phức tạp 11R-20R.
- Kiểm tra đánh giá chính xác tình trạng kỹ thuật của các máy dệt, máy thổi sợi, thổi túi, trong phạm vi phụ trách.
- Lập lịch sửa chữa định kỳ với số lượng từ 5 đến 10 máy.
- Biết dự trù phụ tùng thay thế và nguyên liệu phục vụ cho một dạng sửa chữa lớn hoặc vừa (phần cơ).
- Tổ chức được công việc sửa chữa cho một phân xưởng.
- Có tay nghề sửa chữa điện thợ bậc 2 và tay nghề về tiện, bào, khoan, phay thợ bậc 1.
- Tổng kết được kinh nghiệm sản xuất trong nghề ở tổ hoặc đội sản xuất.
BẬC VI
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Đọc được các bản vẽ phức tạp, bản vẽ lắp ráp chung sơ đồ toàn máy và các biện pháp công nghệ để thực hiện.
- Vẽ được chi tiết 3 hình chiếu.
- Hiểu biết về kích thước trên bản vẽ, tự đề ra được các điều kiện dung sai lắp ghép các chi tiết tương đối phức tạp.
- Nắm được những hư hỏng của máy đang sử dụng trong phân xưởng, phân tích được nguyên nhân và đề xuất các biện pháp sửa chữa.
b. Làm được:
- Giải quyết được cơ bản các hư hỏng về phần cơ của máy dệt, máy kéo sợi.
- Đề ra được các biện pháp sửa chữa hư hỏng nặng như: phục hồi, thay thế, điều chỉnh, sửa chữa nguội, thay thế vật liệu...
- Phân tích được nguyên nhân chủ yếu làm mất độ chính xác của máy đang hoạt động và đề ra biện pháp kéo dài thời gian hoạt động.
- Kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật của các máy dệt lưới, thổi lưới trong phạm vi phân xưởng.
- Lập lịch sửa chữa định kỳ với số lượng từ 10 đến 20 máy. Lập được quy trình sửa chữa các máy.
- Dự trù phụ tùng thay thế và nguyên liệu phục vụ cho một dạng sửa chữa lớn của một máy dệt lưới, máy thổi sợi... trong phạm vi phân xưởng.
- Có tay nghề sửa chữa điện thợ bậc 3 và tay nghề về tiện, khoan, bào thợ bậc 2.
BẬC VII
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a. Hiểu biết:
- Phân tích đầy đủ, chính xác các bản vẽ chi tiết khó, bản vẽ lắp ráp chung, sơ đồ máy (kể cả phần điện).
- Xây dựng bản vẽ chung (định các điều kiện lắp ghép, độ chính xác, dung sai...).
- Nắm nguyên tắc về phần điện của các máy dệt, máy kéo sợi...
- Nắm vững kết cấu và truyền động của các loại máy đang sử dụng trong phân xưởng (kể cả các máy phụ như máy phát điện, máy thuỷ lực, ép hơi...)
- Nắm chắc kiến thức về sửa chữa điện của thợ bậc 3.
b. Làm được:
- Tháo lắp, điều chỉnh, sửa chữa được trong mọi trường hợp các máy dệt lưới, máy kéo sợi hiện có. Bảo đảm các điều kiện kỹ thuật chính xác khi gia công.
- Thông thạo công việc sửa chữa điện của thợ bậc 3.
- Tổ chức được công việc sửa chữa cho các tổ sữa chữa trong phân xưởng mình làm việc.
- Lập được đề án cải tiến máy theo yêu cầu kỹ thuật (cải tiến từng bộ phận, thay đổi kích thước chính, trang bị thêm thiết bị an toàn, bảo hiểm).
- Tổ chức được công việc đào tạo thợ sửa chữa (từ bậc 3 trở xuống) gồm: xây dựng nội dung kèm cặp đào tạo công nhân bậc dưới, tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ theo quy định.
Quyết định 552/1997/QĐ-BTS ban hành tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ngành thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- Số hiệu: 552/1997/QĐ-BTS
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/11/1997
- Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
- Người ký: Tạ Quang Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra