Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 551/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 27 tháng 8 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2040

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng và quy hoạch nông thôn;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông tại 07/TTr-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2024, Công văn số 2207/UBND-KTHT ngày 02 tháng 8 năm 2024 về phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đến năm 2040; ý kiến của Sở Xây dựng tại Báo cáo số 40/BC-SXD ngày 01 tháng 3 năm 2024, Công văn số 1301/SXD-QHKT ngày 08 tháng 8 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đến năm 2040 với các nội dung chủ yếu như sau[1]:

1. Tên nhiệm vụ, tỷ lệ quy hoạch

a) Tên nhiệm vụ: Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đến năm 2040. b) Tỷ lệ quy hoạch: 1/25.000.

2. Phạm vi ranh giới vùng, thời hạn lập quy hoạch

a) Phạm vi ranh giới lập quy hoạch vùng huyện bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Tu Mơ Rông, với 11 xã (Đăk Hà, Đăk Na, Đăk Rơ Ông, Đăk Sao, Đăk Tờ Kan, Măng Ri, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Tê Xăng, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi); giới hạn tứ cận như sau:

- Phía Đông giáp huyện Kon Plông;

- Phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi;

- Phía Nam giáp huyện Đăk Tô và huyện Đăk Hà;

- Phía Bắc giáp huyện Đăk Glei và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

b) Quy mô lập quy hoạch: Tổng diện tích tự nhiên của huyện khoảng 85.744,25 ha (857,4 km2).

c) Quy mô dân số: Tổng dân số trung bình huyện năm 2022 khoảng 29.657 người.

d) Thời hạn quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2040.

3. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch

a) Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch phát triển huyện Tu Mơ Rông trên cơ sở định hướng theo Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực.

- Phát triển kinh tế hài hòa giữa các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng du lịch và thương mại - dịch vụ. Tận dụng tối đa các tiềm năng, cơ sở và bản sắc văn hóa địa phương giúp huyện trở thành huyện có tiềm năng phát triển khá của tỉnh Kon Tum, đưa diện mạo nông thôn ở những bản làng vùng cao, vùng khó khăn đổi thay từng ngày.

b) Mục tiêu quy hoạch

- Cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế, tập trung xây dựng huyện phát triển theo hướng bền vững. Thu hút các nhà đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ;

- Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với xây dựng các xã nông thôn mới, chú trọng phát triển du lịch; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu lao động của huyện và của tỉnh;

- Phát triển khu vực huyện lỵ và xã Tu Mơ Rông thành khu du lịch quốc gia gắn kết với khu Ngọc Linh và Măng Đen thành một tuyến du lịch lớn.

4. Tính chất, chức năng vùng

- Là huyện phát triển kinh tế tổng hợp với các thế mạnh về rừng, cây dược liệu, chăn nuôi gắn với du lịch, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp công nghệ cao;

- Là vùng kinh tế nông nghiệp chủ yếu là cây hàng năm và dược liệu, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh theo hướng công nghệ cao; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển thương mại, dịch vụ;

- Là huyện nông thôn mới của tỉnh, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao phù hợp với quá trình đô thị hóa;

5. Các dự báo phát triển và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản của đồ án

a) Dự báo quy mô dân số

- Dân số toàn huyện đến năm 2030 khoảng 31.500 người.

- Dân số toàn huyện đến năm 2040 khoảng 42.333 người. b) Tỷ lệ đô thị hóa

- Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 22,2%, dân số đô thị khoảng 7.000 người.

- Đến năm 2040, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 26,7%, dân số đô thị khoảng 11.300 người

c) Quy mô đất đai: Quy mô diện tích tự nhiên của huyện khoảng 85.744,25ha. Dự báo quy mô diện tích đất phi nông nghiệp (đất xây dựng đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) vùng huyện như sau:

- Đến năm 2030 quy mô diện tích đất phi nông nghiệp khoảng 3.010 ha, đất xây dựng đô thị khoảng 2.500 - 3.500 ha.

- Đến năm 2040 quy mô diện tích đất phi nông nghiệp khoảng 4.236 ha, đất xây dựng đô thị khoảng 3.500 - 4.500 ha.

c) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản của đồ án

TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Đến năm 2030

Đến năm 2040

1

Dân số toàn huyện

1.000 người

31,5

42,3

 

Tỷ lệ tăng dân số trung bình/năm

 

 

 

-

Tỷ lệ tăng tự nhiên

%

1,4

1,3

-

Tỷ lệ tăng cơ học

%

1,7

1,7

2

Tỷ lệ đô thị hóa

%

22,22

26,7

3

Đất dân dụng tại các đô thị

m2/người

70 - 100

50 - 80

4

Đất ở trung bình tại các đô thị

m2/người

45 - 55

28 - 45

5

Chỉ tiêu cấp điện

 

 

 

5.1

Cấp điện sinh hoạt

 

 

 

-

Các đô thị

W/người

200

330

-

Các điểm dân cư nông thôn

W/người

≥ 150

≥ 150

5.2

Công nghiệp

kW/ha

50 - 250

50 - 250

5.3

Công cộng - Dịch vụ

 

 

 

-

Các đô thị

% Qsh

30

30

-

Các điểm dân cư nông thôn

% Qsh

15

15

6

Chỉ tiêu cấp nước

 

 

 

TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Đến năm 2030

Đến năm 2040

6.1

Sinh hoạt

Qsh

 

 

-

Các đô thị

lít/người/ngày đêm

100

120

-

Các điểm dân cư nông thôn

lít/người/ngày đêm

60

80

6.2

Công nghiệp

m3/ha/ngày đêm

20

20

6.3

Công cộng

% Qsh

10

10

7

Thu gom nước thải và rác thải

 

 

 

7.1

Thu gom nước thải sinh hoạt

 

 

 

-

Các đô thị

% Qsh

90

95

-

Các điểm dân cư nông thôn

% Qsh

80

80

7.2

Thu gom nước thải công nghiệp

% Qcn

100

100

8

Cây xanh đô thị

 

 

 

-

Đô thị loại V

m2/người

8 - 10m2

≥ 8 - 10

-

Các điểm dân cư nông thôn

m2/người

≥ 2

≥ 2

9

Đất giao thông đô thị

% đất xây dựng

≥ 16

≥ 16

* Ghi chú: Các dự báo phát triển và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sẽ được cụ thể hóa trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện. Trường hợp các dự báo và các chỉ tiêu có sự thay đổi so với nhiệm vụ cần phải luận chứng cụ thể và thông qua các cấp có thẩm quyền xem xét, đảm bảo phù hợp với các yêu cầu phát triển vùng huyện.

6. Các yêu cầu chính về nội dung lập quy hoạch vùng huyện

a) Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch huyện; các căn cứ lập quy hoạch; vị trí, quy mô, phạm vi lập quy hoạch; quan điểm và mục tiêu phát triển của vùng.

b) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, sử dụng đất đai, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và những yếu tố mang tính đặc thù của vùng.

c) Đánh giá, rà soát việc thực hiện các quy hoạch đang có hiệu lực.

d) Xác định mục tiêu phát triển, tốc độ đô thị hóa, tính chất, tiềm năng và động lực phát triển vùng.

đ) Dự báo phát triển kinh tế, dân số, lao động, nhu cầu về đất đai, tỷ lệ đô thị hóa theo các giai đoạn phát triển 10 năm, 20 năm; xác định các chỉ tiêu kỹ thuật theo mục tiêu phát triển.

e) Định hướng phát triển không gian vùng huyện

- Đề xuất, lựa chọn mô hình phát triển không gian vùng;

- Xác định các phân vùng để kiểm soát quản lý phát triển;

- Xác định mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô thị và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; phân cấp, phân loại đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính; xác định quy mô dân số, đất xây dựng đô thị;

- Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, bảo tồn; xác định quy mô, tính chất các khu chức năng;

- Phân bố và xác định quy mô các hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục, thể thao có quy mô lớn, mang ý nghĩa vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng; khu du lịch, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị; phân bố và xác định quy mô các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trong vùng.

g) Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng huyện

Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng huyện, gồm: chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, hệ thống điện, cung cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động.

h) Đánh giá môi trường chiến lược

- Những vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn;

- Hiện trạng nguồn gây ô nhiễm lớn, các vùng bị suy thoái môi trường, các vùng sinh thái cảnh quan. Xác định các nội dung bảo vệ môi trường ở quy mô cấp vùng;

- Dự báo xu thế các vấn đề môi trường do tác động của việc lập và thực hiện quy hoạch;

- Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề môi trường.

i) Quy định quản lý theo quy hoạch huyện

- Phạm vi, ranh giới, quy mô dân số, đất đai vùng quản lý.

- Quy định về các vùng phát triển, các không gian phát triển kinh tế.

- Quy định về quản lý hệ thống đô thị và nông thôn.

- Quy định về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng, liên vùng.

- Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với các công trình đầu mối, các công trình hạ tầng kỹ thuật chính theo tuyến mang tính chất vùng, liên vùng và các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Quy định về bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình kiến trúc có giá trị, khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, văn hóa trong vùng.

- Phân công và quy định trách nhiệm quản lý quy hoạch cho các cấp chính quyền địa phương trong vùng theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện.

- Các quy định khác theo chức năng của vùng.

k) Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên

- Các mục tiêu, quan điểm xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư.

- Đẩy mạnh các động lực phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn, phát triển các kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp tăng khả năng thu hút đầu tư:

+ Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và nhà ở.

+ Bảo vệ môi trường tự nhiên, hạn chế các tác động xấu của phát triển công nghiệp và dân cư.

+ Bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện.

- Các chương trình đầu tư:

+ Trên cơ sở của đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện và dự báo khả năng đầu tư của các nhà đầu tư, xác định các chương trình dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn đầu.

+ Xác định các hạng mục ưu tiên đầu tư với sự ưu tiên các dự án mang ý nghĩa tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái, phát triển đầu mối hạ tầng kỹ thuật cấp vùng.

+ Xác định các khu vực trọng tâm đầu tư, các công trình trọng điểm cần đầu tư: các khu trung tâm động lực, các hạng mục công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế ưu tiên đầu tư. Hình thành các chương trình, cụ thể hóa các mục tiêu và các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo thứ tự ưu tiên về giao thông, cao độ nền và thoát nước mặt, cấp nước, cấp điện và chiếu sáng, thông tin liên lạc, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang.

- Tổng hợp kinh phí đầu tư, nguồn lực thực hiện, đề xuất nguồn lực thực hiện:

+ Trên cơ sở danh mục và lộ trình cho các chương trình phát triển của vùng huyện (khu vực đô thị, nông thôn, các trung tâm chuyên ngành như du lịch, thương mại, nông lâm nghiệp, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên,…) từ đó xác định nhu cầu kinh phí cho các dự án trọng điểm phát triển toàn khu vực cho các chương trình theo từng giai đoạn phát triển.

+ Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng đợt đầu hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung trên địa bàn huyện.

+ Đề xuất nguồn lực thực hiện.

7. Hồ sơ sản phẩm

Thành phần, quy cách hồ sơ và nội dung nhiệm vụ thực hiện theo Nghị định số 44/2015/NĐ-CP, Thông tư số 04/2022/TT-BXD.

8. Tổ chức thực hiện

- Cấp phê duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng.

- Cơ quan trình duyệt: Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông.

- Đơn vị tư vấn: Lựa chọn theo quy định pháp luật về đấu thầu.

- Thời gian lập quy hoạch không quá 12 tháng sau khi Nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

a) Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông chịu trách nhiệm trước pháp luật và Uỷ ban nhân dân tỉnh về tính đúng đắn, chính xác, hợp pháp, thống nhất số liệu, tài liệu trình và tổ chức lập, trình thẩm định, phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đến năm 2040 theo quy định. Rà soát, đánh giá, kế thừa những tài liệu, số liệu quy hoạch được duyệt, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát ngân sách.

b) Sở Xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật, Uỷ ban nhân dân tỉnh về nội dung trình; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đến năm 2040 theo quy định.

Điều 3. Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (đ/b);
- VP UBND tỉnh: CVP, các PCVP (đ/b);
- Lưu VT, HTKT.DHL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Sâm

 

 



[1] Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất tại cuộc họp ngày 26 tháng 8 năm 2024.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 551/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đến năm 2040

  • Số hiệu: 551/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/08/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Sâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản