Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2009/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 13 tháng 10 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TUYÊN DƯƠNG, KHEN THƯỞNG DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười ngày và được đăng Báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
VỀ VIỆC TUYÊN DƯƠNG, KHEN THƯỞNG DOANH NGHIỆP, DOANH NHÂN HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55 /2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với các doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế, lĩnh vực, ngành nghề, sản xuất kinh doanh, đăng ký và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
2. Các doanh nhân quy định tại Quy chế này gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Công ty, Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Chủ các doanh nghiệp, Chủ nhiệm Hợp tác xã.
Điều 2. Nguyên tắc tuyên dương, khen thưởng
1. Việc tuyên dương, khen thưởng đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, có ý nghĩa thiết thực, động viên kịp thời các doanh nghiệp, doanh nhân thúc đẩy sự hoạt động đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố.
2. Các doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành phố trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn hoặc được giới thiệu lần đầu thì được ưu tiên hơn trong việc xem xét, đề nghị tuyên dương, khen thưởng.
3. Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân phải đảm bảo quy định của Nhà nước và các quy định tại Quy chế này.
Chương II
DANH HIỆU, HÌNH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG
Điều 3. Danh hiệu tuyên dương
1. Ủy ban nhân dân thành phố sẽ tổ chức xét tuyên dương, khen tặng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành phố hàng năm với danh hiệu: "Doanh nghiệp xuất sắc" cho 10 đơn vị và "Doanh nhân tiêu biểu" cho 10 cá nhân.
2. Ủy ban nhân dân thành phố sẽ đề nghị, giới thiệu các cơ quan Trung ương, Bộ, ngành, các tổ chức hiệp hội, đoàn thể tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành phố với các danh hiệu theo quy định.
Điều 4. Hình thức khen thưởng
Doanh nghiệp, doanh nhân đạt các tiêu chí tại Điều 5 Quy chế này và được Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng (Quy định tại Điều 6 Quy chế này) xem xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng như sau:
1. Tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;
2. Tặng tiền thưởng hoặc tặng phẩm có giá trị tương đương mức thưởng theo quy định hiện hành cho tập thể và cá nhân, được trích từ nguồn kinh phí khen thưởng của thành phố.
Điều 5. Tiêu chí để tuyên dương, khen thưởng
1. Đối với doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, các chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước;
- Doanh thu hàng năm tăng từ 10% trở lên so với năm trước (đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa doanh thu hàng năm phải tăng từ 20% trở lên);
- Kim ngạch xuất khẩu (đối với doanh nghiệp xuất khẩu), lợi nhuận, nộp ngân sách tăng từ 10% trở lên so với năm trước;
- Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, trang bị, bảo vệ môi trường làm việc và môi trường sinh thái;
- Thực hiện tốt các chế độ của Nhà nước quy định đối với người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội; không để xảy ra tình trạng đình công, bãi công tại doanh nghiệp;
- Chăm lo phát triển tổ chức Đảng, Công đoàn, các tổ chức quần chúng khác hoạt động hiệu quả;
- Doanh nghiệp có những bước phát triển mang tính đột phá và phát triển bền vững so với các doanh nghiệp cùng ngành, nghề; có chiến lược phát triển trung và dài hạn, khả năng cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế;
- Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật Hải quan (đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu); thực hiện tốt các chế độ báo cáo thống kê định kỳ (theo quy định của Tổng cục Thống kê) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo địa phương và cơ quan quản lý chuyên ngành;
- Đạt 4 tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự.
2. Đối với doanh nhân:
- Giữ chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp từ 03 năm trở lên;
- Có phẩm chất, đạo đức, tư cách, tác phong tốt;
- Thực hiện tốt các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; nội quy, quy chế cơ quan và nơi cư trú;
- Năng động, sáng tạo trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín và ảnh hưởng tích cực trong doanh nghiệp, góp phần tích cực cùng doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tham gia tích cực và chủ động quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;
- Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc ứng dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp; quan tâm đến công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu của sản phẩm, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý cho bản thân và cán bộ, công nhân viên, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp;
- Thực hiện tốt các chế độ của Nhà nước quy định đối với người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội;
- Đã được khen thưởng ở mức Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố trở lên.
Chương III
HỘI ĐỒNG TUYÊN DƯƠNG, KHEN THƯỞNG
Điều 6. Thành phần Hội đồng
Hội đồng xét Tuyên dương, khen thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc”, “Doanh nhân tiêu biểu”, gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố) làm Thường trực;
- Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố;
- Liên đoàn Lao động thành phố.
4. Ủy viên Hội đồng, gồm lãnh đạo các cơ quan, đơn vị:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Sở Công thương;
- Sở Lao động - Thương binh và xã hội;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Công an thành phố;
- Cục thuế thành phố;
- Ban Quản lý các Khu công nghiệp;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
Chương IV
THỦ TỤC HỒ SƠ, QUY TRÌNH TUYÊN DƯƠNG, KHEN THƯỞNG
Điều 7. Hồ sơ đề nghị tuyên dương, khen thưởng
Các sở, ngành, cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổng hợp hồ sơ (theo Mẫu 1 và Mẫu 2 kèm theo Quy chế này), lập danh sách các doanh nghiệp, doanh nhân có nhiều thành tích đóng góp cho ngành, địa phương trên địa bàn quản lý, đề xuất tuyên dương, khen thưởng, gửi Thường trực Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng thành phố (thông qua Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố) trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Điều 8. Quy trình tuyên dương, khen thưởng
1. Quy trình tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hàng năm do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định, tổ chức:
a) Bước 1: Các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện giới thiệu và đề cử doanh nghiệp, doanh nhân, gửi về Thường trực Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng (thông qua Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố) chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.
b) Bước 2: Thường trực Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân tổng hợp, đối chiếu tiêu chuẩn khen thưởng và các yêu cầu có liên quan.
c) Bước 3: Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng tổ chức xét, đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố tuyên dương, khen thưởng vào tháng 12 hàng năm.
d) Bước 4: Ủy ban nhân dân thành phố quyết định doanh nghiệp, doanh nhân được tuyên dương, khen thưởng; phê duyệt nội dung, chương trình và tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
2. Quy trình tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân do cơ quan Trung ương, các Bộ, ngành, các tổ chức hiệp hội, đoàn thể về doanh nghiệp, doanh nhân yêu cầu, đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp, đề xuất:
a) Bước 1: Căn cứ yêu cầu của các cơ quan Trung ương, các Bộ, ngành; đề nghị của các tổ chức hiệp hội, đoàn thể về doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân thành phố chuyển Thường trực Hội đồng (Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố) triển khai, thực hiện.
b) Bước 2: Thường trực Hội đồng căn cứ vào các nội dung yêu cầu, danh sách các doanh nghiệp, doanh nhân đã được thành phố tuyên dương, khen thưởng và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố, chủ trì, phối hợp với các thành viên Hội đồng, các cơ quan liên quan:
- Thông báo cho các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia;
- Thẩm tra hồ sơ của các doanh nghiệp, doanh nhân; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố danh sách doanh nghiệp, doanh nhân đề nghị tuyên dương, khen thưởng và dự thảo Công văn của Ủy ban nhân dân thành phố gửi các cơ quan Trung ương, các Bộ, ngành, các tổ chức hiệp hội, đoàn thể.
c) Bước 3: Ủy ban nhân dân thành phố xem xét và ký văn bản đề nghị tuyên dương, khen thưởng.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Hướng dẫn, triển khai và tổ chức tuyên dương, khen thưởng
1. Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân thành phố có chức năng tham mưu, tư vấn giúp cho Ủy ban nhân dân thành phố lựa chọn, quyết định tuyên dương, khen thưởng và đề nghị các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành, các hiệp hội, các tổ chức nghề nghiệp về doanh nghiệp, doanh nhân tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành phố.
2. Thường trực Hội đồng (Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố) có trách nhiệm hướng dẫn và triển khai thực hiện cụ thể; cung cấp cho các cấp, các ngành và các doanh nghiệp đầy đủ các loại hồ sơ, biểu mẫu để thực hiện Quy chế này.
3. Thường trực Hội đồng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lễ Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân thành phố hàng năm.
4. Các sở, ngành, cơ quan liên quan, các quận, huyện, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân thành phố tổ chức thực hiện.
5. Danh hiệu “Doanh nghiệp xuất sắc”, “Doanh nhân tiêu biểu” được tổ chức xét tặng hàng năm. Tập thể, cá nhân đã được trao tặng danh hiệu thì sau hai năm mới được đưa vào diện được xét tiếp theo.
6. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị nếu có vướng mắc, khó khăn thì phản ảnh về Thường trực Hội đồng Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân thành phố để kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 77/2005/QĐ-UB về Quy chế Tuyên dương, khen thưởng và chính sách sử dụng Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 2Quyết định 140/2006/QĐ-UBND Sửa đổi khoản 2 Điều 7 Quy chế tuyên dương, khen thưởng và chính sách sử dụng thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 77/2005/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 3014/QĐ-UBND năm 2007 về Quy chế Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 58/2019/QĐ-UBND về Quy chế xét tuyên dương cho doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 05/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 55/2009/QĐ-UBND Quy chế tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 6Quyết định 228/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ năm 2022
- 1Quyết định 05/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 55/2009/QĐ-UBND Quy chế tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 228/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ năm 2022
- 1Quyết định 77/2005/QĐ-UB về Quy chế Tuyên dương, khen thưởng và chính sách sử dụng Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 3Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 4Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Quyết định 140/2006/QĐ-UBND Sửa đổi khoản 2 Điều 7 Quy chế tuyên dương, khen thưởng và chính sách sử dụng thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 77/2005/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 3014/QĐ-UBND năm 2007 về Quy chế Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Quyết định 58/2019/QĐ-UBND về Quy chế xét tuyên dương cho doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 55/2009/QĐ-UBND về Quy chế Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 55/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/10/2009
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/10/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra