Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/2006/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 02 tháng 3 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Theo đề nghị của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010 (kèm theo).

Điều 2. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu như kế hoạch đề ra.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Bình Dương, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- UBQGVSTBPNVN;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT và PCT UBND tỉnh;
- Thành viên, Tổ Thư ký
Ban VSTBPN tỉnh;
- Ban VSTBPN các huyện, thi, cơ quan ban, ngành tỉnh;
- LĐVP, K(vx);
- Lưu VP./.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn

 

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
BAN VSTB PHỤ NỮ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/KH.VSTBCPN

Thủ Dầu Một, ngày 2 tháng 3 năm 2006

 

KỀ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2006

Tiếp tục thực hiện quyết định 19/2002/QĐ-TTg ngày 21/01/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.

Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế văn hoá xã hội 5 năm 2006-2010 của tỉnh Bình Döôngđđược Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần VIII thông qua và Kế hoạch hành động VSTBPN tỉnh giai đoạn 2006 – 2010, để phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện KHHĐ VSTBCPN giai đoạn 2002-2005, tiếp tục thực hiện thắng lợi Chiến lược quốc gia VSTBCPN Việt Nam đến năm 2010. Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Bình Dương xây dựng kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2006 với những nội dung sau:

I- Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động việc làm.

+ Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ lao động nữ có việc làm hàng năm/tổng số việc làm mới đạt 63,5% vào cuối năm 2006.

+ Chỉ tiêu 2 :Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nữ ở khu vực nông thôn lên 97% vào cuối năm 2006.

+ Chỉ tiêu 3: Giảm tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở thành thị vào cuối năm 2006 là 1,8%

+ Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chương trình xoá đói giảm nghèo đến cuối năm 2006 là 100%.

Các giải pháp thực hiện:

- Tăng cường công tác dạy nghề và giới thiệu việc cho lao động nữ vào làm việc trong các công ty, xí nghiệp nhất là đối với lao động nữ ở nông thôn và những vùng qui hoạch phát triển khu công nghiệp.

- Tiếp tục hướng dẫn cho các doanh nghiệp đang hoạt động và mới thành lập thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ như: chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, nghỉ ngơi...

- Hướng dẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện vấn đề tiền lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động (trong đó có lao động nữ)..

- Thực hieän phân cấp cho các huyện, thị quyết định chương trình cho vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

- Đẩy mạnh phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm giúp cho phụ nữ giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.

- Cùng các huyện, thị xã quan tâm và tập trung giúp lao động nữ ở những vùng quy hoạch phát triển khu công nghiệp tự tạo việc làm hoặc giải quyết việc làm qua thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn – bộ đội xuất ngũ.

II- Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục.

+ Chỉ tiêu 1: Phấn đấu xoá mù chữ cho phụ nữ dưới 35 tuổi đạt: 99% vào năm 2006.

- Nữ từ 11 đến 18 tuổi được phổ cập THCS : 95% vào năm 2006 và đạt 100% vào năm 2010

+ Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ được đào tạo trên đại học đến cuối năm 2006 đạt 42%

+ Chỉ tiêu 3 : Tỷ lệ lao động nữ được đào tạo là 42%.trong đó đào tạo nghề là 40%.

+ Chỉ tiêu 4 : Phấn đấu tỷ lệ cán bộ công chức nữ được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về: về trình độ chính trị, hành chính,Tin học, ngoại ngữ đạt tỷ lệ 50% vào cuối năm 2006 .

+ Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ nữ tham gia các khóa bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo nâng cao trình dộ chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước tương đương tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tương ứng vào năm 2006 là 85%.

Các biện pháp thực hiện :

- Tiếp tục thực hiện tốt việc vận động trẻ em đến trường thông qua công tác “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”.

- Các trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nữ tiếp tục theo học sau đại học được ôn Anh văn chuẩn bị thi sau đại học.

- Thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường, chú ý trường vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học.

- Tiếp tục tham mưu xây dựng nhà công vụ tạo điều kiện cho nữ giáo viên an tâm khi đến công tác tại địa bàn vùng sâu, vùng xa theo kế hoạch xây dựng nhà công vụ năm 2006.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng cán bộ, giáo viên, học sinh về luật pháp, chính sách đối với phụ nữ, nội dung và kết quả thực hiện chiến lược quốc gia và kế hoạch hành động VSTBCPN, công ước CEDAW của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, bình đẳng giới trong giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo, tạp chí của ngành giáo dục.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và viên chức nữ cần gắn liền với công tác qui hoạch tạo nguồn cán bộ nữ. Quan tâm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ kế thừa. Phối hợp với Hội khuyến học hỗ trợ trẻ em gái nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần xóa mù chữ, phổ cập THCS.

- Tuyền truyền thực hiện nội dung chuẩn mực người phụ nữ ngành giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước theo văn bàn số 135/CĐN ngày 8/3/2005 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam hướng dẫn.

- Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, cũng cố tổ chức Đảng, đoàn thể và phát triển Đảng trong trường học, BVSTBCPN các đơn vị quan tâm phát hiện, bồi dưỡng tạo điều kiện cho phụ nữ phấn đấu để được kết nạp Đảng phù hợp với tỷ lệ nữ hiện có trong đơn vị.

- Tổ chức tham quan khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về công tác giới.

- Thực hiện chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụa thông qua việc thực hiện quyết định số 57/2005/QĐ-UB ngày 04/05/2005 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

III- Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Phấn đấu thực hiện và duy trì các chỉ tiêu về quyền bình đẳng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sau:

+ Chỉ tiêu 1: Tuổi thọ trung bình của phụ nữ tính đến năm 2006 là 71 tuổi.

+ Chỉ tiêu 2: Tỉ lệ phụ nữ có thai được khám thai đủ 3 lần: 100%

+ Chỉ tiêu 3: Giảm tỉ lệ tử vong của bà mẹ có liên quan đến thai sản xuống döôùi <46/100.000.

+ Chỉ tịêu 4 : Tỉ lệ nữ được nữ được tiếp cận với dịch vụ y tế : 100%

+ Chỉ tịêu 5 : Tiếp tục duy trì 100% Trạm y tế có Nữ hộ sinh trung học hoặc YSSN, phấn đấu tăng tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.

Các biện pháp thực hiện:

- Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về CSSK cho phụ nữ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế và của quần chúng nhân dân, làm thay đổi hành vi và các thói quen của nhân dân và phụ nữ trong chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và thực hiện KHHGĐ .

- Phát triển mạng lưới tư vấn sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản. Cung cấp dịch vụ tư vấn về giới tính và tình dục an toàn cho lứa tuổi thành niên. Thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.

- Tăng cường số lượng và chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ KHHGĐ cho phụ nữ. Nâng cấp trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia đến cuối năm 2006 đạt 85%.

- Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống bảo vệ sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là nâng cao năng lực của các đơn vị y tế ở vùng sâu, vùng xa.

- Phối hợp triển khai thực hiện đạt hiệu quả Chiến lược quốc gia chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001 – 2010 đã được Chính phủ phê duyệt .

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác chaêm soùc söùc khoûe phuï nöõ. Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng và phát triển đề án đa dạng hoá các loại hình BHYT, tạo điều kiện cho phụ nữ ngoài khu vực nhà nước, phụ nữ nông thôn, phụ nữ nghèo được tham gia Bảo hiểm y tế .

- Tiến hành rà soát, sửa đổi chính sách đối với đội ngũ cán bộ y tế là nữ và cán bộ y tế cơ sở trong đó có nữ hộ sinh và y sĩ sản nhi.

- Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ nữ ngành y tế, nâng tỉ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo trong hệ thống tổ chức ngành và các đơn vị thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em ở các cấp. Quan tâm phụ nữ vùng sâu vùng xa, phụ nữ lớn tuổi.

IV- Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành.

Thực hiện tốt luật pháp và các chính sách bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Triển khai đồng bộ các cơ chế, biện pháp tổng hợp nhằm nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả việc tăng số lượng phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành.

+ Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỉ lệ nữ từ 20 % trở lên tham gia các cấp ủy Đảng thuộc nhiệm kỳ đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII.

+ Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2009-2013: cấp tỉnh là 30%, cấp huyện, thị là 25% và cấp xã phường, thị trấn nhiệm kỳ 2009-2013 là 21 %.

+ Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đạt tỷ lệ cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh có nữ tham gia ban lãnh đạo đến cuối năm 2006 là 56%.

+ Chỉ tiêu 4: phấn đấu đạt tỷ lệ các tổ chức giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và doanh nghiệp nhà nước với 30% lực lượng lao động nữ trở lên có nữ tham gia vào ban lãnh đạo đến cuối năm 2006 là 86%..

Các biện pháp thực hiện:

- Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo nữ:

Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch cán bộ đến năm 2010, 2020. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, lập kế hoạch thực hiện chiến lược cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cơ quan, địa phương.

Sở Nội vụ cùng Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với các sở ngành, huyện, thị trong công tác sắp xếp bố trí, bổ nhiệm cán bộ nữ ở các sở, ngành và địa phương. Tham mưu cho cấp ủy chuẩn bị nhân sự nữ cho các kỳ bầu cử và cho các cơ quan dân cử theo thẩm quyền được phân cấp nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.

Gắn công tác quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Áp dụng biện pháp sơ tuyển cán bộ, công chức, cử đi dự thi nâng ngạch lên chuyên viên chính và tương đương trở lên với một tỷ lệ nữ thích hợp.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với cán bộ nữ:

Rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách hiện hành đối với cán bộ, công chức nữ. Đề nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đối với các văn bản quy phạm pháp luật có quy định các nội dung không còn phù hợp để đảm bảo thực hiện sự bình đẳng đối với cán bộ nữ cụ thể thực hiện các việc như :

Hướng dẫn các ngành, các cấp kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ nữ kịp thời và đầy đủ . Tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách chế độ đối với cán bộ nữ, xem xét đối chiếu thực tế có đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm xóa bỏ quan niệm phân biệt về giới.

Phối hợp cùng các cơ quan hữu quan xây dựng và trình Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ cho cán bộ nữ trong luân chuyển cán bộ, cử đi học đại học, sau đại học trong nước và nước ngoài; cán bộ, công chức nữ ở vùng sâu, vùng xa đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học.

Tăng tỷ lệ nữ được kết nạp vào Đảng CSVN.

- Thực hiện lồng ghép giới trong phát triển nguồn nhân lực, trong công tác tổ chức cán bộ cụ thể như:

Phối hợp cùng các cơ quan tổng kết, đánh giá thực hiện đưa nội dung bồi dưỡng kiến thức về giới vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở các Trường Chính trị, đồng thời nghiên cứu mở rộng thực hiện tại các trường đại học,cao đẳng và trung học chuyên nghiệp của tỉnh.

Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về giới cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp; nghiên cứu tổ chức các lớp trang bị kỹ năng lồng ghép giới trong công tác xây dựng hoạch định chính sách cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành cấp tỉnh và phòng chuyên môn cấp huyện.

Tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức nữ ở các chức vụ chủ chốt, cán bộ quản lý cho tương xứng với điều kiện và đặc thù công chức nữ của từng ngành nghề, từng cấp và từng địa phương.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ caùn bộ, công chức nữ :

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực nữ tương xứng với phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng lực lượng CBCC nữ. Tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC nữ phấn đấu, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực và bản lĩnh, để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ công tác, tăng số lượng phụ nữ được giới thiệu và bầu, đề bạt bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo các cấp, các ngành cuï theå:

Căn cứ quy hoạch cán bộ ngành, địa phương để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ hàng năm và kế hoạch 5-10 năm.

Các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội địa phương bảo đảm tỷ lệ nữ đạt ít nhất 40% tương ứng trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là với tỷ lệ nữ thích hợp cho các chương trình đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài.

Đầu tư có trọng điểm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ ở các sở, ngành, lĩnh vực hoạt động có lao động nữ chiếm tỷ lệ cao và ở các cấp chính quyền huyện, xã, nhất là các huyện phía bắc và các các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc trong tỉnh.

- Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp trong công tác cán bộ nữ cụ thể như :

Kiện toàn về mặt tổ chức và cán bộ để nâng cao vị trí, chức năng, các ngành, các cấp trong công tác cán bộ nữ. Thực hiện Nghị quyết 42 của Tỉnh Uỷ Bình Dương.

Các cơ quan ban ngành từ TW đến địa phương có bộ phận theo dõi công tác cán bộ nữ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về giới và tầm quan trọng của công tác vì sự tiến bộ phụ nữ của toàn xã hội nói chung, đặc biệt là nhận thức của cán bộ lãnh đạo các ngành, các cấp nói riêng.

V- Tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Kiện toàn tổ chức từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, tham mưu về các chủ trương liên quan đến phụ nữ nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ.

+ Chỉ tiêu 1: Phấn đấu ñeán năm 2006 đạt 96% cán bộ hoạt động trong lĩnh vực VSTBPN được tập huấn về kỹ năng hoạt động.

+ Chỉ tiêu 2 : Tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo các Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh được nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là 98%.

Biện pháp thực hiện:

Tiếp tục cùng các ngành chức năng xây dựng quy hoạch về đội ngũ cán bộ nữ, xây dựng chế độ chính sách của tỉnh cho cán bộ nữ, tham gia đào tạo nâng cao trình độ theo hướng chuẩn hóa cán bộ. Tiếp tục thực hiện việc đưa kiến thức về giới vào chương trình đào tạo cán bộ tại trường Chính trị Bình Dương. Tiếp tục cung cấp tờ tin Phụ nữ và tiến bộ đến 100% thành viên, thư ký Ban VSTBPN tỉnh, Ban VSTBPN các huyện thị, cơ quan, ban ngành, đoàn thể của tỉnh và các xã phường thị trấn. Tổ chức tập huấn kỹ năng hoạt động VSTBPN. Tổ chức kiểm tra hoạt động VSTBPN các huyện thị, xã phưôøng, thị trấn và ban VSTBPN các cơ quan, ban ngành của tỉnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ Thư ký Ban VSTBPN tỉnh

VI- Tổ chức thực hiện KHHĐ VSTBCPN.

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng , chính quyền các cấp đối với công tác bình đẳng giới. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần chú ý đến việc lồng ghép thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho cán bộ chủ chốt ở các cấp các ngành. Nâng cao kỹ năng tổ chức, thực hiện chủ trương chính sách của đảng và nhà nước cho đội ngũ cán bộ hoạt động trên lĩnh vực VSTBCPN.

- Trên cơ sở chỉ tiêu, biện pháp đã đề ra; đề nghị các sở ban ngành đoàn thể lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng năm và 5 năm của đơn vị.

- Kiện toàn, củng cố và ổn định tổ chức, phân công các thành viên trong Ban là lãnh đạo của các ngành có liên quan trực tiếp đến các mục tiêu của KHHĐ VSTBCPN, xây dựng kế hoạch phối hợp, tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu có liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của ngành, định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện về Thường trực Ban.

Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện KHHĐ VSTBCPN tỉnh năm 2006, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Ban VSTBCPN các huyện, thò, ban VSTBCPN các sở ban ngành ñoàn thể cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

- Định kỳ 6 tháng có báo cáo đánh giá gửi về Ban VSTBCPN tỉnh. Hàng năm tổng kết việc thực hiện kế hoạch, đề ra nhiệm vụ, bổ sung điều chỉnh giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn làm tiền đề thực hiện của năm tiếp theo.

 

 

Nơi nhận:
- UBQGVSTBPNVN.
- TTTU, TTHĐND.
-  CT, PCT.UNND tỉnh
- Thành viên, thư ký Ban VSTBCPN tỉnh.
- Ban VSTBCPN các huyện, thị
và cơ quan ban ngành cuûa tỉnh
- Lưu.

TM. BAN VÌ SỰ TIẾN PHỤ NỮ TỈNH
TRƯỞNG BAN
PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH




Nguyễn Văn Hiệp

 

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
BAN VSTB PHỤ NỮ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/ BC.VSTBCPN

Thủ Dầu Một, ngày 02 tháng 03 năm 2006

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TỈNH BÌNH DƯƠNG 2002-2005.

Thực hiện Nghị quyết đại hội IX của Đảng và đại hội lần thứ VII của tỉnh Đảng bộ, trong 5 năm từ 2001-2005, mặc dù gặp không ít khó khăn do tác động của tình hình thế giới và khó khăn chung của cả nước, nhưng kinh tế của tỉnh đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và tương đối toàn diện. Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân hằng năm GDP tăng 15,3%, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trong công nghiệp, dịch vụ. Đến cuối năm 2005 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, với tỷ trọng tương ứng là 63,8% - 28,2% - 8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 15,4 triệu đồng. Tỉnh thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đạt khá. Kinh tế ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển, có sự chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung. Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục phát triển, nhiều chỉ tiêu đạt sớm hơn kế hoạch đề ra. Cùng với việc triển khai nhiều chương trình dự án, đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện. Tình hình quốc phòng an ninh được giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, các chính sách xã hội được đông đảo nhân dân tham gia thực hiện. Nhiều mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung, mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng được thực hiện và đạt kết quả tốt.

Những thành tựu về KT-XH-ANQP của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch hành động VSTBPN giai đoạn 2002-2005.

Trong những năm qua, công tác VSTBCPN tỉnh Bình Dương đã được tiếp tục triển khai thực hiện và đạt kết quả sau:

I- Công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện:

Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành, các ngành lồng ghép các chỉ tiêu trong mục tiêu thực hiện kế hoạch hành động VSTBCPN; đồng thời Ban VSTBPN tỉnh kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Ban VSTBPN cấp dưới và tổng kết, triển khai KHHĐ VSTBPN cho năm sau. Qua thực hiện các nhiệm vụ trên, Ban VSTBPN tỉnh đã đánh giá việc thực hiện KHHĐ, tìm ra những mô hình mới, nguyên nhân những một làm được, những hạn chế và bài học kinh nghiệm để chỉ đạo tốt hơn hoạt động VSTBPN trong thời gian tới và tham mưu cho tỉnh điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm hướng tới việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bình đẳng giới.

Ban đã thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp. Đến nay, hoạt động các Ban VSTBCPN ñaõ đi dần vào nề nếp và phát huy tác duïng, góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về bình đẳng giới, thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu trong các mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh đến năm 2005.

Hội phụ nữ phối hợp với Ban tổ chức tỉnh uỷ, Sở Nội vụ và trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị của các huyện, thị đưa nội dung bình đẳng giới vào chương trình bồi dưỡng chính trị, quản lý Nhà nước cho cán bộ công chức.

Năm 2005, Sở Nội vụ đã phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy xây dựng Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2010 đã thông qua Tỉnh ủy và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện, nội dung đề án thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh về nhiệm vụ lồng ghép giới và chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh.

Về công tác bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong đó có công chức nữ. Các ngành đã tham mưu UBND tỉnh ra Quyết định số 06/2002/QĐ-UB ngày 15/01/2002 về việc Ban hành quy định về chế độ, chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Tỉnh đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới.

Công tác quy hoạch cán bộ nữ trong các năm qua được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm, đã từng bước gắn công tác đào tạo với quy hoạch và bố trí sử dụng hợp lý cán bộ nữ trước mắt và lâu dài. Hàng năm, tỉnh rà soát, xem xét, đánh giá và tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách hiện hành đối với cán bộ, công chức nữ để điều chỉnh hoặc đề nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nội dung không phù hợp, nhaèm đảm bảo thực hiện sự bình đẳng đối với cán bộ nữ. Ban VSTBPN tỉnh đã cử nhiều cán bộ đi dự tập huấn kỹ năng lồng ghép giới trong công tác hoạch định chính sách, xây dựng dự án.

II- Kết quả thực hiện các mục tiêu KHHĐ VSTBPN giai đoạn 2002-2005.

1) Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực việc làm.

Hàng năm, tỉnh tổ chức hội chợ việc làm, triển khai chương trình dạy nghề tại các trung tâm dạy nghề đào tạo việc làm ở các huyện, thị; lập đoàn đến thăm và làm việc các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện chế độ chính sách đúng theo luật định (Bình quân từ 50- 60 doanh nghiệp/năm). Qua đó, khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên và ổn định. Đồng thời với giải quyết việc làm cho lao ñoäng nöõ, đã từng bước cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội cho lao động nữ thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội và phúc lợi xã hội.

Các ngành chức năng của tỉnh đã có nhiều hoạt động nhệm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các chế độ chính sách theo quy định của Bộ luật Lao động nhất là các chế độ chính sách đối với lao động nữ như: chế độ thai sản, chế độ nghỉ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, chế độ chăm sóc con ốm, khám sức khỏe định kỳ, xây dựng nhà ở, nhà vệ sinh cho lao động nữ và chính sách tuyển dụng…

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh phối hợp với các ngành chức năng, các đoàn thể hướng dẫn thủ tục thẩm định dự án cho phụ nữ vay vốn từ các nguồn như: vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vốn vay xoá đói giảm nghèo. . . đảm bảo 100% số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chương trình xóa đói giảm nghèo.

Triển khai chương trình đào tạo nghề giai đoạn 2001 -2005, trong đó chú ý đến đối tượng lao động nữ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ñang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển ngành nghề. Đối với các khu công nghiệp tập trung, gắn dạy nghề với tạo việc làm cho lao động nữ vaø tạo điều kiện cho lao động nữ có cơ hội tìm được việc làm ổn định.

Kết quả thực hiện.

- Từ năm 2002 - 2005 đã đạt bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 25.000 đến hơn 30.000 lao động, trong đó lao động nữ là 18.000 người chiếm 60% tổng số.

- Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động nữ ở khu vực nông thôn đến năm 2005 là: 96% (tăng 10% so với chỉ tiêu KHHĐ VSTBCPN tỉnh và cao hơn 21% so với chỉ tiêu KHHĐ VSTBCPN của UBQG).

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở thành thị giảm rõ rệt năm 2005 là: 2 % , vượt 3,5% so với chỉ tiêu KHHĐ của tỉnh và 3,6% so với chỉ tiêu KHHĐ của UBQG).

- 100 % hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chương trình xoá đói giảm nghèo

2) Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục.

Tỉnh từng bước nâng cao tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến khích , tạo điều kiện phát triển các loại hình trường lớp. Quan tâm đến các trường thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa và ban hành các chế độ chính sách cho học sinh, giáo viên các xã vùng sâu, vùng xa..

Xây dựng nhà công vụ tạo điều kiện cho giáo viên đặc biệt là giáo viên nữ an tâm khi đến công tác tại vùng sâu, vùng xa.

Vận động thực hiện xã hội hóa giáo dục – đào tạo, đẩy mạnh phổ cập giáo dục đã tạo điều kiện cho giới nữ được tiếp cận với giáo dục. Tổ chức thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Trung ương và địa phương đối với phụ nữ. Ngành giáo duïc điều chỉnh cơ cấu giới tính trong đề bạt, bổ nhiệm đảm bảo mỗi trường có ít nhất 1 nữ cán bộ làm công tác quản lý.

Căn cứ kế hoạch số 01/2002/BVSTBPN Bình Dương ngày 25/05/2002 và kế hoạch số 6749/TCCB ngày 06/08/2002 của Bộ GDĐT về Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của Phụ nữ từ 2001 - 2005 ngành giáo dục đào tạo đã xây dựng các chỉ tiêu và biện pháp để thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của nữ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, trong đó đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu về thực hiện bình đẳng phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục.

Khuyến khích, động viên nữ còn trẻ tham gia các lớp đào tạo sau đại học. Khuyến khích nữ giáo viên tham gia các lớp tạo nguồn trước khi thi vào các chương trình đào tạo sau đại học.Cử đủ chỉ tiêu đào tạo nữ theo học chương trình sau đại học khi được chiêu sinh.

Kết quả thực hiện

- Tỷ lệ nữ ở độ tuổi 35 được xóa mù và chống tái mù qua các năm đạt được đều tăng, năm 2002 là 94,9%/92%, đến năm 2005 là 98,4%/95%. So KHHĐ VSTBCPN 2002 - 2005 của tỉnh và UBQG VSTBCPN vượt 3,40%.

- Tỷ lệ nữ trong tổng số được đào tạo trên đại học đạt 41,14%/45%, thấp hơn 3,86% chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh (cao hơn 11,14% so với chỉ tiêu của UBQG).

- Tỷ lệ lao động nữ được đào tạo là 40% / 55% , thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch tỉnh 15% và cao hơn chỉ tiêu UBQG là 10%. Trong đó:

- Tỷ lệ lao ñoäng nữ được đào tạo nghề năm 2005 là 40%/ 40% đạt 100% CTKH của tỉnh cao hơn 20% so với chỉ tiêu UBQG.

- Tổng cộng trong 3 năm 2003 - 2005 tổng số cán bộ, công chức nữ được tỉnh cử đi đào tạo, bồi dưỡng là 2.551/4974 (chiếm 51,28 %), trong đó :

+ Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn: 68,58 %;

+ Đào tạo, bồi dưỡng về chính trị: 29,19 %;

+ Đào tạo, bồi dưỡng về QLNN; 41,84 %;

+ Đào tạo, bồi dưỡng về tin học: 43,67%;

+ Đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ: 41,81 %;

- Tỷ lệ nữ tham gia các khóa bồi dưỡng, huấn luyện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trong và ngoài nước tương đương tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực tương đương đạt 68,58%/65%, (vượt 3,58% so với CTKH tỉnh, vượt 9,58% so với chỉ tiêu UBQG).

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2004, tổng số cán bộ khoa học kỹ thuật trong khu vực Đảng, chính quyền, đoàn thể toàn tỉnh là 12.660 người, trong đó nữ: 8.326 (chiếm tỉ lệ 65,76 %). Tỉ lệ cán bộ, công chức nữ có trình độ sau đại học 86/209 (chiếm 41,14%), đại học 2001/4.014 (chiếm 49,85%), cao đẳng 2.461/3.339 (chiếm 73,70%), trung cấp 4.016/5.318 (chiếm 75,52%). Các số liệu này cho thấy, phụ nữ tỉnh Bình Dương là một lực lượng không nhỏ đã và đang đóng góp nhiều công sức trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương.

Ngoài ra, việc mở rộng cơ hội tiếp cận về giáo dục cho phụ nữ được thực hiện qua các chỉ tiêu :

+ Số học sinh nữ bậc tiểu học có 32.984/69.909 tổng số học sinh tiểu học, chiếm tỉ lệ 47,18 % .

+ Số học sinh nữ tiểu học bỏ học trong năm 2004-2005 có 68/32.984 tổng số học sinh nữ chiếm 0,21% (chỉ tiêu năm 2005 dưới 2,5% ) .

+ Số học sinh nữ tiểu học lưu ban trong năm 2004-2005 có 386 / 32.984 tổng số học sinh nữ chiếm 1,17% (chỉ tiêu giao năm 2005 dưới 1,5%).

+ Số nữ dưới 35 tuổi biết chữ có 11.3051/114.884 số người biết chữ tỉ lệ 98,40% (chỉ tiêu giao 98%).

+ Số học sinh nữ bậc Trung học có 42.449/82.476 tổng số học sinh trung học, chiếm tỉ lệ 51,47 % .

+ Số học sinh nữ Trung học bỏ học trong năm 2004-2005 là 920/42.657 tổng số học sinh nữ, chiếm 2,16% (chỉ tiêu giao dưới 4,5%) .

+ Số học sinh nữ lưu ban 692/42.449 tổng số học sinh, tỉ lệ 1,62% (chỉ tiêu giao 1%)

+ Số nữ trong độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi có 47.885/ 96.868 tổng số người trong độ tuổi , tỉ lệ 49,43% .

+ Số nữ được phổ cập THCS có 44.861/47.885 nữ trong độ tuồi từ 11 đến 18 , tỉ lệ 93,68% .

+ Số giáo viên nữ tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) năm 2002-2003 có 623 / 801 người viết SKKN chiếm 77,77% . Trong đó, số đạt loại A cấp tỉnh có 16 SKKN (nữ 15), tỉ lệ 93,75 % số SKKN được xếp loại A . Ngoài ra, từ năm học 2002-2003 đến cuối năm học 2004 – 2005 còn có 4 đề tài nghiên cứu khoa học trong đó có 2 đề tài của nữ được Hội đồng nghiên cứu khoa học tỉnh công nhận.

+ Số nữ giáo viên đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú hiện có 51/67 giáo viên, chiếm tỉ lệ 76,12 % .

+ Số nữ tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn , nghiệp vụ , tin học, chính trị, ngoại ngữ từ năm 2002-2003 đến nay có : 1275 / 2124 số người được cử đi học , tỉ lệ 60,02 %.

Về trình độ đào tạo chuyên môn , nghiệp vụ của CBGV các cấp học có như sau:

+ Số giáo viên nữ đạt chuẩn và trên chuẩn: Mầm non 88,84%; Tiểu học 95,02%, THCS 97,89%; THPT 92,55%.

+ Số nữ sinh vào trường THCN : 1.189 / tổng số học sinh 1.537 , tỉ lệ nữ đạt 75,58% (chỉ tiêu giao 40%) .

Nữ CBQL trong ngành đã có 407/ tổng số 704 CBQL (tỉ lệ nữ đạt 57,81%) . Có 236 trường có nữ CBQL / tổng số 306 đơn vị trường , tỉ lệ đạt 77,45% .

3) Thực hiện quyền bình đẳng phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ:

Để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt quan tâm đến quyền bình đẳng phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với mục tiêu tổng quát là giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống, phấn đấu để phụ nữ được cung cấp các dụng cụ y tế cơ bản, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi phụ nữ đều được sống trong an tòan, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Ban VSTBPN phối hợp với ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động cho học sinh, sinh viên và nhân dân kiến thức phù hợp với các đối tượng về giới, về sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục và công tác phòng chống suy dinh dưỡng .

Nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển mạnh các dịch vụ , các hoạt động tư vấn về sức khoẻ cho nhân dân và công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em . Phát triển mô hình dinh dưỡng gia đình ở nông thôn.

Đẩy mạnh sự tham gia của toàn xã hội, sự hợp tác của các ban ngành, các tổ chức, đoàn thể quần chúng kể cả sự tham gia của y tế tư nhân, sự hợp tác quốc tế vào việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bô y tế, đặc biệt là cán bộ y tế ở tuyến cơ sở, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tốt hơn nữa chương trình chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân .

Kết quả thực hiện

Từ năm 2002 -2005, ngành y tế Bình Dương đã triển khai thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch công tác chaêm soùc söùc khoûe nhaân daân trên tất cả lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh, đào tạo, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, quản lý kinh tế y tế … Trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó các tỉ lệ chỉ tiêu về công tác Bảo vệ bà mẹ trẻ em – KHHGĐ đều đạt và vượt.Cụ thể :

- Tuổi thọ trung bình của phụ nữ đạt trên 71 tuổi.

- 100% phụ nữ có thai khám đủ 3 lần, 100% số phụ nữ tiếp được cận với dịch vụ y tế liên tục qua các năm từ năm 2002-2005.

- Tỷ lệ tử vong của bà mẹ có liên quan đến thai sản: năm 2002 là 64/100.000 và đã được hạ thấp, đến năm 2005 là 46/100.000, đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

- Đầu năm 2005 toàn tỉnh có 84/ 84 xã, phường, thị trấn : đạt tỷ lệ 100% các trạm y tế có y sĩ sản nhi và nữ hộ sinh, hiện nay mới tách ra 5 xã mới chưa có trạm xá xã.

- Ngoài ra, một số chỉ tiêu như tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm qua các năm từ 26,5% năm 2002 đã hạ còn 19 % năm 2005.Tỷ lệ trẻ em sinh ra có cân nặng < 2500g giảm từ 6,08% năm 2002 còn 5,39% năm 2005. Những chỉ tiêu này đã phản ánh việc triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia y tế của tỉnh, qua đó điều kiện chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và trẻ em ngày càng được quan tâm.

4) Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tăng tổng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành.

Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả của phuï nữ trên lĩnh vực tham chính Ban VSTBCPN ñaõ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bình đẳng giới và trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động VSTBPN cụ thể:

Thông qua các ngày kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ 8/3, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày 20/10 thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và sinh hoạt thường kỳ của các đoàn thể, nữ công trong từng cơ quan, đơn vị, Ban VSTBCPN tỉnh và Ban VSTBCPN cô sôû ñaõ tổ chức, thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động giuùp nöõ cán bộ, công chức ý thức được vai trò, vị trí của phụ nữ trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhằm tạo cho phụ nữ lòng tự hào về truyền thống, tự tin, ra sức học tập, nâng cao trình độ, năng lực, rèn luyện phẩm chất, đạo đức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của phụ nữ trong giai đoạn mới.

Cử cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành và thành viên Ban VSTBPN các cấp tham gia các lớp tập huấn nâng cao nhận thức bình đẳng giới và huấn luyện về kỹ năng hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ… tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công văn số 2925/UB-VX ngày 11/07/2003 về việc đưa nội dung giáo dục kiến thức về giới vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chính trị, quản lý Nhà nước tại Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị. Ngoài ra coøn bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về giới cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo và thành viên Ban VSTBPN được bố trí sau bầu cử HĐND và UBND các cấp.

Để trang bị cho ứng cử viên nữ những kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động bầu cử, Ban VSTBPN tỉnh đã tổ chức 8 lớp tập huấn công tác tuyên truyền và hướng dẫn kỹ năng vận động bầu cử cho hơn 700 ứng cử viên nữ các cấp mới ra ứng cử lần đầu. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, nhằm chuẩn bị cho công tác nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp; các Sở, ban, ngành và địa phương và đơn vị đã tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2006-2010, có quan tâm bố trí tỷ lệ cán bộ nữ phù hợp, có tính kế kế thừa và dự nguồn cho các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Kết quả thực hiện:

- 20,01% nữ tham gia các cấp uỷ Đảng thuộc nhiệm kỳ đại hội VIII

- Tỷ lệ nữ tham gia Đại biểu Quốc hội là 1/4 vị, chiếm 25% (thấp hơn Chiến lược Quốc gia 5%);

* Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp ñeán nhiệm kỳ 2004-2009:

- Cấp tỉnh: 13/50 chiếm 26% ( tăng 3,78% so với nhiệm kỳ trước, thấp hơn KHHĐ của tỉnh 4% và Chiến lược Quốc gia 2%);

- Cấp huyện:59/ 273 (chiếm 24,89%, giảm 2,05% so với NK trước, thấp hơn KHHĐ của tỉnh 3,11%, cao hơn chiến lược Quốc gia 1,38%);

- Cấp xã: 488/ 2.392 ( chiếm 20, 40 %, tăng 4,97% so với NK trước, cao hơn KHHĐ của tỉnh 0,40% và Chiến lược Quốc gia 2,40% )

- Tỷ lệ cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội có nữ tham gia ban lãnh đạo đến cuối năm 2004: 56% (thấp hơn KHHĐ của tỉnh 19%, cao hơn Chiến lược Quốc gia 6%); trong đó tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo:

+ Cấp sở, ngành, chi cục thuộc tỉnh: 19/ 97 (chiếm 19,58%);

+ Cấp phòng, chi cục thuộc tỉnh: 156/446 (chiếm 34,97%);

+ Cấp phòng, đơn vị thuộc huyện: 40/196 (chiếm 20,40%);

+ Các doanh nghiệp nhà nước: 18/125 (chiếm 14,40%).

- Tỷ lệ các tổ chức giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và doanh nghiệp với 30% lực lượng lao động nữ trở lên có nữ tham gia ban lãnh đạo đến cuối năm 2005 là: 85 % ,thấp hơn chỉ tiêu KHHĐ của tỉnh và Chiến lược Quốc gia 15%).

- Tỷ lệ nữ tham gia UBND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009:

+ Cấp tỉnh: ¼ ( chiếm 25%, bằng nhiệm kỳ trước ).

+ Cấp huyện : 4/22 ( chiếm 18,18%, giảm 1,82% so với nhiệm kỳ trước ).

+ Cấp xã : 28/197 (chiếm 14,21%, tăng 7,88% so với NK trước).

- Tổng số Đảng viên nữ đến tháng 11/2005: 5.148/ tổng số 17.535 đảng viên toàn tỉnh (chiếm 28,93%), trong đó số đảng viên nữ mới kết nạp trong giai đoạn 2002-2005 là 1.176/ 3.528 (33,33%).

5) Thực hiện mục tiêu tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ:

Thường trực Ban VSTBCPN và tổ thư ký đã giúp Ban BVSTBCPN tỉnh theo dõi, giám sát, tham mưu cho lãnh đạo Đảng chính quyền của tỉnh xây dựng triển khai thực hiện KHHĐVSTBPN. Tổng kết đánh giá kết quả hoạt động VSTBPN. Kiểm tra tình hình thực hiện và gửi các báo cáo về UBQG VSTBPN Việt Nam, giữ mối liên hệ với Ban VSTBCPN các huyện, thị và cơ sở. Tham mưu điều chỉnh bổ sung cơ chế chính sách đối với thực hiện quyền bình đẳng về giới và phụ nữ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện thực hiện KHHĐ VSTBPN. Xây dựng kiện toàn nâng cao năng lực hoạt động của Ban VSTBPN các cấp. Cụ thể như:

Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức : Từ năm 2002-2005 đã cung cấp tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền như: Cung cấp tờ tin Phụ nữ và tiến bộ do UBQG VSTBPN Việt Nam phát đến 100% Ban VSTBPN các huyện thị, xã phường ,cơ quan ban ngành đoàn thể và các thành viên với 120 sổ tay văn bản về tổ chức và hoạt động VSTBCPN Việt Nam, 100 quyển báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện công ước liên hiệp quốc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 500 quyển công ước ( CEDAW ), tổ chức tập huấn và triển khai nhân rộng mô hình phòng chống bạo hành đối với phụ nữ đến 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Ngoài ra còn phát hành các tài liệu Chiến lược QG VSTBPN, chỉ số quyền phụ nữ Việt Nam, phụ nữ với công tác Hội đồng nhân dân, bầu cử HĐND, tạp chí, sách hướng dẫn lồng ghép giới, giáo trình…

Công tác huấn luyện:

+ Cấp tỉnh: Mở 10 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về giới và kỹ năng hoạt động VSTBPN cho các thành viên ở cơ quan ban ngành, đoàn thể, huyện thị, xã phường … với số học viên tham dự là 684 người. Mở 1 lớp tập huấn giảng viên về giới với 40 đ/c là UVTV Hội LHPN, Ban VSTBPN huyện thị ban ngành đoàn thể, các Công ty trên địa bàn, 04 lớp tập huấn về giới và công tác bảo vệ môi trường, lồng ghép giới và hoạch định chính sách. Thực hiện chỉ đạo của UBQG VSTBPN Việt nam về phấn đấu tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009, đã mở 8 lớp tập huấn cho nữ ứng cử viên lần đầu. Lồng ghép giới trong công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ của các lớp chính trị, quản lý nhà nước.

Ngoài ra, đã cùng với đoàn TW tổ chức khảo sát lấy ý kiến xây dựng Luật bình đẳng giới, tổ chức hội thảo đóng góp dự thảo Luật bình đẳng giới, tham gia hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động VSTBPN do UBQG VSTBPN Việt Nam tổ chức.

+ Cấp huyện, xã: Tổ chức được 26 lớp tập huấn với 2.454 lượt cán bộ Hội vieân phụ nữ, thành viên Ban VSTBPN các huyện thị, xã phường thị trấn. Các xã , phường thị trấn của 3 huyện thị : Thị xã, Bến Cát, Dầu Tiếng đã mở 46 lớp tập huấn cho 2.466 lượt cán bộ của hội LHPN và thành viên Ban VSTBPN xã, phường, thị trấn.

Kết quả thực hiện

- Có 95% cán bộ hoạt động trong lĩnh vực VSTBPN được tập huấn kỹ năng hoạt động ( thấp hơn 5% so với chỉ tiêu)

- 97% cán bộ nữ lãnh đạo ở cơ sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh được nâng cao nhận thức về bình đẳng giới (thấp hơn 3% so với chỉ tiêu)

Nguyên nhân: Trong thời gian vừa qua có sự thay đổi cán bộ, chia tách xã và hầu hết cán bộ hoạt động trong lĩnh vực VSTBPN đều kiêm nhiệm vì vậy số người tham dự tập huấn chưa đầy đủ như dự kiến.

III- Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế.

1) Thành tựu:

- Nhận thức của lãnh đạo các cấp các ngành và toàn xã hội về lợi ích việc thực hiện quyền bình đẳng giới đã được naâng leân.

- KHHĐVSTBPN đã thu hút được sự tham gia của nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể. Huy động được sự đóng góp của phụ nữ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.

- Sự nỗ lực của Ban VSTBCPN tỉnh đã đóng góp vào sự thành công của KHHĐVSTBPN Bình Dương nói riêng và KHHĐVSTBPN Việt Nam nói chung.

- Ban VSTBPN các cấp được tổ chức kiện toàn từng bước đi vào hoạt động có nề nếp: hệ thống tổ chức VSTBPN được thành lập đến cơ sở, hoạt động có quy chế, có kế hoạch, chương trình hành động có đưa ra chỉ tiêu phấn đấu, giải pháp thực hiện cụ thể, hàng năm đều có kiểm tra, sơ, tổng kết khen thưởng

- Các chỉ tiêu mục tiêu của KHHĐ VSTBPN tỉnh thực hiện đạt và vượt như: Tăng tỷ lệ lao động nữ có việc làm, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nữ ở khu vực nông thôn, tỷ lệ phụ nữ dưới 35 tuổi được xoá mù và chống tái mù, tỷ lệ nữ được đào tạo về tin học, lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ, tỷ lệ nữ tham gia HĐND xã, phường, thị trấn…

2) Nguyên nhân:

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQVN và đoàn thể các cấp và sự chỉ đạo sâu sát thông qua văn bản chỉ đạo, hội nghị, tập huấn và kiểm tra định kỳ của Trung ương; bên cạnh đó, là sự nỗ lực của BVSTBPN các cấp và của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ.

- Nhiều phụ nữ đã cố gắng để vươn lên, xoá bỏ tâm lý tự ti, mặc cảm, tích cực khắc phục khó khăn, thu xếp chuyện gia đình… để có điều kiện học tập, lao động, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực phẩm chất, sức khỏe để khẳng định vai trò và vị trí của phụ nữ trong cơ quan cũng như công tác xã hội.

3) Hạn chế:

- Nhìn chung, công nhân lao ñoäng trong các khu công nghiệp (kể cả phụ nữ) chưa được quan tâm đầy đủ về công tác chăm sóc sức khoẻ..

- Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bình đẳng giới và trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động VSTBPN chưa phát triển theo chiều rộng, chỉ mới tập trung thực hiện trong đối tượng cán bộ, công chức các đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước; trong khi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và xã hội với lực lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ rất lớn vẫn chưa được quan tâm và có biện pháp thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục.

- Một số cán bộ còn quan niệm công tác VSTBCP là của phụ nữ, ít quan tâm đến việc khuyến khích, tạo điều kiện cho phụ nữ tiến bộ và quan tâm thực hiện các chỉ tiêu trong lãnh đạo, chỉ ñaïo việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

- Nhận thức của cấp uỷ một số đơn vị về giới thiệu tỷ lệ, cơ cấu cán bộ nữ còn thấp, sự nhìn nhận của xã hội đối với cán bộ nữ chưa cao.

- Nhiều cơ quan, đơn vị và địa phương có hiện tượng thiếu nguồn cán bộ nữ để thực hiện công tác quy hoạch, nhất là chuẩn bị nhân sự cho các đợt bầu cử.

- Phần lớn cán bộ, công chức nữ chưa nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của phụ nữ, còn an phận, thiếu ý chí khắc phục khó khăn, phấn đấu, vươn lên.

- Việc nghiên cứu, đề nghị ban hành chính sách chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức, lao động nữ còn chậm.

- Nhiều chỉ tiêu về lĩnh vực phụ nữ tham chính, lĩnh vực giáo dục còn thấp so với dự báo.

IV- Bài học kinh nghiệm.

1. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể, cùng với sự chỉ đạo của UBQGVSTBCPN Việt Nam và sự nỗ lực của chính bản thân phụ nữ có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào sự thành công của KHHĐ VSTBPN.

2. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng về bình đẳng giới để góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự tiến bộ phụ nữ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 55/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Bình Dương ban hành

  • Số hiệu: 55/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/03/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Nguyễn Văn Hiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản