- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 490/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 836/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2019-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 542/QĐ-UBND | Lai Châu, ngày 13 tháng 5 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020;
Căn cứ Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 31/7/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2019-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 429/TTr-SNN ngày 11/3/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2020 (gọi tắt là Chương trình OCOP).
(Có Kế hoạch chi tiết kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng 5 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã; áp dụng các chính sách để thực hiện hiệu quả Chương trình.
- Đối với cấp tỉnh lựa chọn ít nhất 02 sản phẩm có lợi thế nhất để tập trung ưu tiên phát triển, phấn đấu đạt từ 4-5 sao.
- Đối với cấp huyện mỗi huyện, thành phố lựa chọn ít nhất 02 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung phát triển và hoàn thiện sản phẩm.
- Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, HTX) tham gia.
- Tập huấn nâng cao năng lực 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện tham gia trực tiếp triển khai Chương trình OCOP; 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký tham gia Chương trình OCOP.
2. Yêu cầu
Bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình. Chủ động, quyết tâm và phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các sở, ngành, các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Củng cố hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP
1.1. Cấp tỉnh:
- Bổ sung nhiệm vụ Ban Chỉ đạo: Đã thực hiện tại Quyết định số 1176/QĐ- UBND ngày 27/9/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ sung nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
- Thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm: Đã thực hiện tại Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 08/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng đánh giá và Tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Lai Châu.
1.2. Cấp huyện:
- Bổ sung nhiệm vụ, kiện toàn Ban Chỉ đạo:
+ Cơ quan thực hiện: UBND các huyện, thành phố (Giao cơ quan thường trực cấp huyện là Phòng Nông nghiệp & PTNT hoặc Phòng Kinh tế thành phố).
+ Thời gian thực hiện: Hoàn thiện trong tháng 5 năm 2020.
- Thành lập Tổ giúp việc thực hiện Chương trình OCOP:
+ Cơ quan thực hiện: UBND các huyện, thành phố (yêu cầu có ít nhất 01 cán bộ theo dõi Chương trình OCOP).
+ Thời gian thực hiện: Hoàn thiện trong tháng 5 năm 2020.
1.3. Cấp xã:
- Bổ sung nhiệm vụ cho Ban Quản lý Chương trình MTQG cấp xã (yêu cầu mỗi xã có 01 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách Chương trình OCOP).
+ Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã.
+ Thời gian thực hiện: Hoàn thiện trong tháng 5 năm 2020.
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP
- Nội dung: Tuyên truyền về sự cần thiết của Chương trình OCOP, các nội dung hỗ trợ của Nhà nước, đề xuất ý tưởng sản phẩm từ đó khởi đầu chu trình thực hiện kế hoạch của cộng đồng, hoàn thiện sản phẩm và kết quả công bố sản phẩm. Tích cực đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền mở chuyên mục “Mỗi xã một sản phẩm” hàng tuần, tháng, trên đài, báo, fanpage, cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu; in ấn tờ rơi, tài liệu quảng bá, sổ tay hướng dẫn…
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu, Cổng thông tin điện tử tỉnh, các sở, ngành liên quan. UBND các huyện, thành phố chủ trì, triển khai thực hiện tại địa phương.
- Thời gian: Thường xuyên, liên tục trong năm.
3. Ban hành văn bản triển khai thực hiện, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tham quan học tập kinh nghiệm cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các chủ thể kinh tế.
3.1. Ban hành văn bản triển khai thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh, huyện
- Nội dung thực hiện: Hướng dẫn về chính sách, trình tự, nội dung, thủ tục triển khai, Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm,….
- Đối tượng triển khai: Thành viên BCĐ tỉnh; Thành viên Hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, chuyên viên thực hiện OCOP cấp tỉnh; Thành viên BCĐ, chuyên viên OCOP các huyện, thành phố và đại diện một số doanh nghiệp, Hợp tác xã... có đăng ký tham gia chương trình.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong tháng 5 năm 2020.
3.2. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp huyện, cấp xã và các chủ thể kinh tế
- Nội dung gồm: Sự cần thiết của Chương trình OCOP; nội dung kế hoạch; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; công tác quản lý, triển khai thực hiện Chương trình OCOP; hướng dẫn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hàng năm; nghiên cứu và phát triển sản phẩm,...
- Thành phần tham gia: Thành viên BCĐ, Thành viên Hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, chuyên viên OCOP cấp huyện, lãnh đạo và chuyên viên OCOP cấp xã và các chủ thể có sản phẩm đăng ký tham gia chương trình.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2020.
3.3. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các địa phương đã thực hiện tốt Chương trình OCOP
- Nội dung thực hiện: Tham quan, học tập kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phương thức tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại một số tỉnh, thành phố.
- Thành phần: Một số thành viên BCĐ tỉnh, thành viên Hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, chuyên viên thực hiện OCOP cấp tỉnh; đại diện BCĐ, chuyên viên OCOP các huyện, thành phố và đại diện một số chủ thể có sản phẩm đăng ký tham gia chương trình.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2020.
4. Hỗ trợ phát triển sản phẩm
- Nội dung thực hiện:
+ Tổ chức lựa chọn ý tưởng sản phẩm;
+ Tiếp nhận và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh;
+ Hỗ trợ cộng đồng phát triển sản phẩm mới hoặc nâng cấp sản phẩm đã có, các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP.
- Đơn vị thực hiện: BCĐ cấp tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan; BCĐ các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Từ khi tiếp nhận ý tưởng sản phẩm đến khi hoàn thiện sản phẩm và tổ chức đánh giá, phân hạng.
5. Ứng dụng khoa học công nghệ phần mềm triển khai khảo sát Chương trình OCOP
- Nội dung: Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng các sản phẩm; Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý Chương trình OCOP các cấp; Ứng dụng phần mềm trong quản lý, thực hiện Chương trình OCOP; theo dõi hồ sơ, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2020.
6. Đánh giá, phân hạng sản phẩm
6.1. Tổ chức đánh giá sản phẩm cấp huyện
- Nội dung đánh giá: Hội đồng cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm từ 1 đến 5 sao; chuyển hồ sơ các sản phẩm từ 3 đến 5 sao lên UBND cấp tỉnh để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (yêu cầu mỗi huyện, thành phố có tối thiểu 2 sản phẩm tham gia phân hạng, đánh giá, trong đó có ít nhất 01 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên).
- Đơn vị thực hiện: BCĐ cấp huyện, Hội đồng đánh giá cấp huyện.
- Đơn vị phối hợp, hỗ trợ: Sở Nông nghiệp và PTNT; đơn vị tư vấn.
- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2020.
6.2. Tổ chức đánh giá sản phẩm cấp tỉnh và công bố kết quả
- Nội dung đánh giá, phân hạng sản phẩm: Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng những sản phẩm từ 3 đến 5 sao do cấp huyện đề xuất. UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá; cấp Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt từ 3-4 sao, tổ chức công bố kết quả; chuyển hồ sơ các sản phẩm đạt 5 sao về Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia (yêu cầu có ít nhất 2 sản phẩm đạt 3-5 sao).
- Đơn vị thực hiện: BCĐ cấp tỉnh, Hội đồng đánh giá cấp tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2020.
6.3. Đánh giá sản phẩm cấp quốc gia
- Nội dung: Lựa chọn các sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 5 sao, chuyển hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia về Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Đơn vị thực hiện: BCĐ cấp tỉnh, Hội đồng đánh giá cấp tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2020.
7. Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP
7.1. Khảo sát lựa chọn hệ thống hỗ trợ xúc tiến bán hàng và quảng bá sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
- Nội dung: Thiết lập và hình thành các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch, gian hàng tại các chợ, siêu thị, bến xe, khách sạn, nhà hàng...
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương chủ trì, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp.
- Thời gian: Quý III, IV năm 2020.
7.2. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
- Nội dung: Quảng bá các sản phẩm trên các phương tiên thông tin đại chúng; tham gia các hội chợ triển lãm tại các tỉnh khác,...
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp, HTX, chủ cơ sở sản xuất... tham gia thực hiện.
- Thời gian: Quý III, IV năm 2020.
III. KINH PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2020; ngân sách tỉnh, huyện, xã và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố căn cứ vào nội dung kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả.
- Chủ trì nghiên cứu, lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu để xây dựng và triển khai một số mô hình thí điểm phát triển sản phẩm đạt 3-5 sao theo tiêu chí của Trung ương, đồng thời làm cơ sở để triển khai trên diện rộng.
- Chủ trì, làm việc với UBND các huyện, thành phố lựa chọn mỗi huyện, thành phố ít nhất 02 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung phát triển và hoàn thiện sản phẩm.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, triển khai hiệu quả các hoạt động của chương trình theo kế hoạch đề ra. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện, thường xuyên báo cáo kết quả, phản ánh khó khăn, vướng mắc về Sở Nông nghiệp và PTNT theo quy định./.
- 1Kế hoạch 100/KH-UBND về triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2020
- 2Quyết định 16/2020/QĐ-UBND quy định về mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2020
- 3Quyết định 1303/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025"
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 490/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 836/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2019-2020
- 4Kế hoạch 100/KH-UBND về triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2020
- 5Quyết định 16/2020/QĐ-UBND quy định về mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2020
- 6Quyết định 1303/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025"
Quyết định 542/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2020
- Số hiệu: 542/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Hà Trọng Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực