Hệ thống pháp luật

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/QĐ-QLCL

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH MẪU KẾT QUẢ ĐO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG

CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỂN THÔNG

Căn cứ Quyết định số 32/2008/QĐ-BTTTT ngày 13/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông;
Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BTTTT ngày 24/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về kiểm định và công bố sự phù hợp đối với công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông;
Căn cứ Thông tư số 10/2009/TT-BTTTT ngày 24/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ban hành Danh mục công trình viễn thông bắt buộc kiểm định;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Nghiệp vụ và Giám đốc Trung tâm Kiểm định,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này mẫu Kết quả đo kiểm định công trình viễn thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế quyết định số 82/QĐ-QLCL ngày 29/05/2009 của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông.

Điều 3. Trưởng phòng Nghiệp vụ, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, Giám đốc Trung tâm Kiểm định, Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 2, Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 3, Giám đốc Trung tâm Đo lường, các Đơn vị đo kiểm và các doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục trưởng (để b/c)
- Lưu NV, VT, TTKĐ.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Đức Trung

 

MẪU KẾT QUẢ

ĐO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/QĐ-QLCL ngày 04 tháng 03 năm 2010 của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông)

ĐƠN VỊ ĐO KIỂM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/năm/…

……, ngày … tháng … năm …

 

KẾT QUẢ ĐO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG

ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH:

1.Tên công trình: Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng (BTS)

2. Mã công trình:

3. Ngày đo kiểm:

4. Địa điểm lắp đặt:

(Ghi chi tiết địa điểm lắp đặt công trình, đảm bảo đủ thông tin để có thể xác định chính xác vị trí từng công trình. Cụ thể như sau:

- Số nhà …, ngõ …, ngách …, tổ ..., cụm …, đường/phố …, phường …, thị trấn/thị xã …, quận/huyện …, tỉnh/thành phố … Ví dụ: Số 74, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;

- Thôn/xóm …, làng/xã …, thị trấn/thị xã/phường …, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố … Ví dụ: Xóm Đình, làng Hoàng Mai, xã Hoàng Linh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;

Đối với trường hợp khi công trình được lắp đặt tại một số địa điểm như công ty, bưu điện, UBND, nhà văn hoá..., bổ sung tên địa điểm này vào địa chỉ lắp đặt công trình. Ví dụ: Ngân hàng Chính sách Xã hội, số 68, đường Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.)

Ảnh chụp địa điểm lắp đặt công trình:

- Ảnh khung cảnh nhà trạm và cột anten:

(Ảnh khung cảnh xung quanh nhà trạm và cột anten trong đó thể hiện rõ số anten lắp đặt trên cột anten;

5. Thông số kỹ thuật cơ bản:

STT

Nội dung

Thông số kỹ thuật cơ bản

(1)

(2)

(n)

1

Doanh nghiệp

 

 

 

2

Chủng loại thiết bị phát

 

 

 

3

Số anten phát

 

 

 

4

Số máy phát, thu-phát (số sóng mang)

 

 

 

5

Tổng công suất phát từng anten

 

 

 

6

Dải tần hoạt động

 

 

 

7

Độ cao từng anten (tính từ mặt đất đến mép thấp nhất của anten)

 

 

 

(Các thông số kỹ thuật cơ bản được hiểu như sau:

- Chủng loại thiết bị: chủng loại thiết bị phát sóng tần số radio. Trường hợp có nhiều tủ thiết bị phát sóng thì ghi chủng loại các tủ thiết bị cách nhau bằng dấu “;”. Ví dụ: ERICSSON GSM System RBS 2216; ERICSSON GSM System RBS 2106

- Số anten phát: tổng số anten phát sóng. Ví dụ: 3

- Số máy phát, thu-phát: cụ thể số máy phát tín hiệu đến từng anten. Trường hợp có nhiều anten thì số máy phát đến từng anten cách nhau bằng dấu “/”. Ví dụ: 2/2/2

- Tổng công suất phát từng anten (W): tổng công suất cực đại của tất cả các máy phát đến trước feeder/jumper dẫn tín hiệu lên từng anten. Trường hợp có nhiều anten thì ghi công suất phát đến từng anten cách nhau bằng dấu “/”. Ví dụ: 71,49W/71,49W/71,49W

- Dải tần hoạt động (MHz): tần số đầu dải và tần số cuối dải tần hoạt động, đơn vị ghi dải tần là MHz. Ví dụ: 951,7MHz – 959,9MHz

- Độ cao từng anten (tính từ mặt đất đến mép thấp nhất của anten) (m): cụ thể độ cao tính từ mặt đất đến mép thấp nhất của anten. Trường hợp có nhiều anten thì ghi độ cao của từng anten cách nhau bằng dấu “/”. Ví dụ: 20,0m/22,5m/20,0m)

QUY CHUẨN KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG:

1. TCVN 3718-1:2005 “Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio - Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần số từ 3 kHz đến 300 GHz”

2. TCN 68-255:2006 “Trạm gốc di động mặt đất công cộng – Phương pháp đo mức phơi nhiễm trường điện từ”

 

 

Đại diện
ĐƠN VỊ ĐO KIỂM
(ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Đối với các ảnh chụp minh họa sử dụng trong kết quả đo kiểm định công trình viễn thông, yêu cầu như sau:

- Ảnh phải rõ ràng, sắc nét để có thể nhìn được bằng mắt thường; không sử dụng ảnh mờ nhạt, mất chi tiết, không rõ nét;

- Ảnh phải được chụp trực diện với thiết bị, khung cảnh,…;

- Ảnh có kích thước nhỏ nhất là 8cm*8cm;

- Trường hợp 01 ảnh không thể hiện hết thông tin theo yêu cầu, bổ sung thêm ảnh để có thể thể hiện được rõ ràng, đầy đủ.

 

KẾT QUẢ ĐO KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
AN TOÀN TRONG TRƯỜNG BỨC XẠ TẦN SỐ RADIO

TCVN 3718-1:2005; TCN 68-255:2006

I. Phạm vi đo kiểm định: Mức phơi nhiễm trường điện từ và mật độ công suất đối với công trình viễn thông.

II. Máy đo:

(ghi rõ nhãn hiệu, chủng loại, năm sản xuất và máy chọn tần hay máy băng thông rộng)

III. Kết quả đo kiểm định:

1. Tổng công suất phát từng anten:

Anten

Tổng công suất phát từng anten

1

dBm

W

2

dBm

W

 

 

N

dBm

W

Ghi chú:

- Điền giá trị tổng công suất phát từng anten vào bảng trên:

+ Trường hợp giá trị tổng công suất phát từng anten có trong tài liệu kỹ thuật của hãng sản xuất, yêu cầu ghi rõ tên tài liệu áp dụng (có tài liệu kèm theo);

+ Trường hợp trong tài liệu kỹ thuật của hãng sản xuất không nêu rõ giá trị tổng công suất phát từng anten, yêu cầu các đơn vị đo kiểm định diễn giải chi tiết cách tính và chịu trách nhiệm về tính chính xác của cách tính cũng như kết quả tính toán;

- Trường hợp có nhiều hơn một công trình viễn thông lắp đặt trên cùng một cột anten hoặc tại cùng vị trí: Mỗi công trình tương ứng với 1 bảng trên. Ghi chú rõ tên doanh nghiệp tương ứng với mỗi bảng

2. Các thông số kỹ thuật cơ bản và kết quả tính toán:

STT

Các thông số

Anten 1

Anten 2

Anten N

1

Thiết bị phát sóng tần số radio

 

1.Chủng loại thiết bị phát

 

2. Số máy phát, thu-phát (số sóng mang)

 

 

 

3. Tổng công suất phát từng anten

W

W

W

dBm

dBm

dBm

2

Anten

 

 

 

1. Chủng loại anten

 

 

 

2. Loại anten (đẳng hướng/định hướng)

 

 

 

3. Độ tăng ích của anten (G)

dBi

dBi

dBi

4. Độ dài mặt bức xạ của anten (h)

m

m

m

5. Góc ngẩng của anten (downtilt)

Downtilt điện (e tilt)

 

 

 

Downtilt cơ (m tilt)

 

 

 

Downtilt tổng cộng

 

 

 

6. Độ cao anten so với mặt đất (tính từ mặt đất tới mép thấp nhất của anten)

m

m

m

7. Độ cao cột anten so với mặt đất (tính từ mặt đất tới đỉnh cột anten)

m

m

m

3

Tổng suy hao từ máy phát đến anten (đối với mỗi anten: vẽ sơ đồ khối mô hình đấu nối từ máy phát đến anten, trong đó thể hiện rõ các thông số kèm theo)

1. Jumper

Chủng loại jumper (hoặc kích thước ngang)

 

 

 

Chiều dài jumper

m

m

m

Suy hao dB/100m (theo tài liệu kỹ thuật)

dB

dB

dB

Suy hao của jumper

dB

dB

dB

2. Feeder

Chủng loại feeder (hoặc kích thước ngang)

 

 

 

Chiều dài feeder

m

m

m

Suy hao dB/100m (theo tài liệu kỹ thuật)

dB

dB

dB

Suy hao feeder

dB

dB

dB

3. Connector

Tổng suy hao của các connector

dB

dB

dB

4. Thành phần khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Tổng suy hao Lsh

dB

dB

dB

4

Kết quả tính toán

 

 

 

1. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (PEIRP)

dBm

dBm

dBm

W

W

W

2. Đường kính vùng tuân thủ (Dtt)

m

m

m

3. Chiều cao của vùng tuân thủ (Htt)

m

m

m

4. Đường kính của vùng liên quan (Dlq = 5*Dtt)

m

m

m

5. Chiều cao của vùng liên quan (Hlq = 5*Htt)

m

m

m

(Trường hợp có nhiều hơn một công trình viễn thông lắp đặt trên cùng một cột anten hoặc tại cùng vị trí: Mỗi công trình tương ứng với 1 bảng thông số và kết quả tính toán. Ghi chú rõ tên doanh nghiệp tương ứng với mỗi bảng)

3. Bản vẽ công trình viễn thông:

a. Bản vẽ tổng thể nhìn từ trên xuống (phương nằm ngang)

(Vẽ rõ vùng tuân thủ và vùng liên quan (RD) của từng anten của tất cả các công trình trên cùng 1 bản vẽ tổng thể; Đánh dấu vùng đo (nếu có); Thể hiện đầy đủ các kích thước trong bản vẽ. Ghi chú phân biệt các công trình với nhau)

b. Bản vẽ riêng cho từng anten theo phương thẳng đứng

(Vẽ rõ vùng tuân thủ và vùng liên quan (RD); Đánh dấu rõ vùng đo (nếu có); Ghi chú giải thích trên bản vẽ những khu vực nằm trong vùng tuân thủ hoặc vùng liên quan hoặc cách biên vùng liên quan một khoảng không lớn hơn 1,7m mà người dân không thể thâm nhập được vào. Thể hiện đầy đủ các công trình xây dựng trong vùng liên quan chiếu xuống theo phương nằm ngang)

c. Bản vẽ riêng thể hiện vùng đo nhìn từ trên xuống (phương nằm ngang): chỉ áp dụng trong trường hợp có điểm đo

(Trong trường hợp có điểm đo, bổ sung thêm bản vẽ riêng trong đó thể hiện đầy đủ, rõ ràng các điểm đo)

d. Ảnh chụp khung cảnh theo hướng anten phát:

(Trường hợp có vùng đo: Mỗi hướng anten phát có 01 ảnh tương ứng: Người chụp đứng ở vị trí chân cột anten để có thể chụp ảnh khung cảnh xung quanh theo hướng mặt bức xạ của anten)

4. Người dân có thể tiếp cận đến vùng tuân thủ không:

Có: □                                    Không: □

5. Người dân có thể tiếp cận đến vùng liên quan (RD) không:

Có: □                                    Không: □

(Trường hợp người dân có thể tiếp cận vào vùng tuân thủ hoặc không thể tiếp cận đến vùng liên quan (RD) thì không cần tiến hành đo kiểm; Trường hợp người dân có thể tiếp cận vào vùng liên quan thì phải tiến hành đo kiểm)

6. Xác định loại máy đo cần sử dụng: (chọn tần hay băng thông rộng)

(Trường hợp sử dụng máy đo băng thông rộng phải chứng minh tổng công suất của các nguồn bức xạ khác nhỏ hơn công suất của nguồn đo 13 dB, nêu rõ các máy đo sử dụng và giá trị đo được)

7. Kết quả đo:

STT

Anten

Công suất phát cực đại (W)

Kết quả đo

(V/m hoặc W/m2 hoặc A/m)

Ghi chú

1

Anten 1

 

điểm đo 1:

- Vị trí đo 1,1m:

- Vị trí đo 1,5m:

- Vị trí đo 1,7m:

 

điểm đo 2:

- Vị trí đo 1,1m:

- Vị trí đo 1,5m:

- Vị trí đo 1,7m:

điểm đo ...:

- Vị trí đo 1,1m:

- Vị trí đo 1,5m:

- Vị trí đo 1,7m:

2

Anten 2

 

điểm đo 1:

- Vị trí đo 1,1m:

- Vị trí đo 1,5m:

- Vị trí đo 1,7m:

 

điểm đo 2:

- Vị trí đo 1,1m:

- Vị trí đo 1,5m:

- Vị trí đo 1,7m:

điểm đo ...:

- Vị trí đo 1,1m:

- Vị trí đo 1,5m:

- Vị trí đo 1,7m:

 

……….

 

 

 

n

Anten n

 

điểm đo 1:

- Vị trí đo 1,1m:

- Vị trí đo 1,5m:

- Vị trí đo 1,7m:

 

điểm đo 2:

- Vị trí đo 1,1m:

- Vị trí đo 1,5m:

- Vị trí đo 1,7m:

điểm đo ....:

- Vị trí đo 1,1m:

- Vị trí đo 1,5m:

- Vị trí đo 1,7m:

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 54/QĐ-QLCL năm 2010 ban hành mẫu kết quả đo kiểm định công trình viễn thông do Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông ban hành

  • Số hiệu: 54/QĐ-QLCL
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/03/2010
  • Nơi ban hành: Cục Quản lý chất lượng công nghệ thông tin và truyền thông
  • Người ký: Nguyễn Đức Trung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản