Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5248/1998/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 15 tháng 9 năm 1998 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
- Căn cứ Nghị định số 49/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
Theo đề nghị của liên Sở Giao thông công chính và Công an thành phố tại Tờ trình số 02/TT-LN ngày 30/7/1998.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân luồng tuyến và giờ hoạt động đối với các phương tiện vận tải tham gia hoạt động tại thành phố Đà Nẵng.
Điều 2: Giao Giám đốc Sở Giao thông công chính chủ trì phối hợp với giám đốc Công an thành phố hướng dẫn, tổ chức triển khai, đốc kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 207/QĐ-UB ngày 24/01/1996 của UBND tỉnh QN -ĐN (cũ). Những quy định trước đây của UBND thành phố Đà Nẵng trái với Quyết định này đều không còn hiệu lực thi hành.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Giao thông công chính, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 5248/1998/QĐ-UB ngày 15/9/1998 của UBND thành phố Đà Nẵng)
2/ Xe quá khổ là xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc khi xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc khi xe xếp hàng có có kích thước bao vượt quá quy định cho phép của cầu và đường.
1/ Phải tuân thủ các quy đinh về giờ cao điểm và hoạt động đúng luồng tuyến;
2/ Khi có nhu cầu vào đường cấm, nơi có biển cấm đỗ xe hoặc cấm đỗ xe và dừng xe, hoạt động trong giờ cao điểm đối với những xe quy định cấm hoạt động trong giờ cao điểm, chở hàng quá tải, quá khổ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
- Buổi sáng: Từ 06 giờ 00 phút đến 07 giờ 30 phút;
- Buổi chiều: Từ 16 giờ 30 phút đến 18 giờ 00 phút.
1/ Đường Hùng Vương: Đoạn từ ngã tư Hùng Vương - Phan Chu Trinh đến ngã tư Hùng Vương - Hoàng Hoa Thám;
2/ Đường Ông Ích Khiêm: Đoạn từ ngã tư Ông Ích Khiêm - Lê Duẩn đến ngã ba Ông Ích Khiêm - Nguyễn Trãi.
1/ Đường Ông Ích Khiêm: Đoạn từ ngã ba Ông Ích Khiêm - Nguyễn Trãi đến ngã tư Ông Ích Khiêm - Trần Cao Vân;
2/ Đường Đống Đa: Đoạn từ ngã tư Đống Đa - Quang Trung đến ngã ba Đống Đa - Ông Ích Khiêm;
3/ Đường Hải Phòng: Đoạn từ ngã ba Hải Phòng - Ngô Gia Tự đến ngã ba Hải Phòng-Hoàng Hoa Thám;
4/ Đường Hùng Vương: Đoạn từ ngã tư Hùng Vương-Phan Chu Trinh đến ngã tư Hùng Vương - Hoàng Hoa Thám;
5/ Đường Triệu Nữ Vương: Đoạn từ ngã tư Hùng Vương - Phan Chu Trinh đến ngã tư Hùng Vương - Hoàng Hoa Thám;
6/ Đường Nguyễn Thị Minh Khai: Đoạn từ ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Pasteur đến ngã ba Nguyễn Thị Minh Khai - Hùng Vương.
1/ Đường quốc lộ 1A - Điện Biên Phủ (bến xe) và ngược lại;
2/ Đường Lê Văn Hiến (tên cũ là đường Ngũ Hành Sơn) - Ngô Quyền - Nguyễn Văn Trỗi - Duy Tân - Trưng Nữ Vương - Nguyễn Tri Phương - Điện Biên Phủ (bến xe) và ngược lại.
1/ Các tuyến đường cho phép hoạt động một chiều trên cả tuyến gồm:
Trần Phú, Bạch Đằng, Lê Duẩn (hướng từ ngã ba Điện Biên Phủ - Lý Thái Tổ - Lê Quẩn đến ngã ba Lê Duẩn - Bạch Đằng);
2/ Các tuyến đường cho phép hoạt động một chiều trên từng đoạn gồm:
a- Đường Núi Thành: Hướng từ ngã tư Núi Thành - Duy Tân đi đến ngã ba Núi Thành - 2/9;
b- Đường Lê Lợi: Hướng từ ngã tư Lê Lợi - Nguyễn Du đến ngã ba Lê Lợi - Đống Đa.
3/ Các tuyến đường cho phép hoạt động hai chiều trên cả tuyến gồm:
Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Trưng Nữ Vương, Phan Thành Tài (đường vào cảng 234 cũ), Duy Tân, 2/9, Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Ngô Quyền, Yết Kiêu, Lê Văn Hiến (tên cũ là Ngũ Hành Sơn), Huyền Trân Công chúa, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thiện Thuật, Tiểu La, Nguyễn Chí Thanh, Yên Bái, Quang Trung, Cao Thắng, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt, Hà Huy Tập (tên cũ là Xuân Hoà), Lê Độ, Trần Cao Vân.
4/ Các tuyến đường cho phép hoạt động hai chiều trên từng đoạn gồm:
a- Đường Ông Ích Khiêm: Đoạn từ ngã tư Ông ích Khiêm - Trần Cao Vân đến bãi biển Thanh Bình;
b- Đường Đống Đa: Đoạn từ ngã tư Đống Đa - Quang Trung đến ngã ba Đống Đa - Trần Phú;
c- Đường Nguyễn Du: Đoạn từ Nguyễn Du - Phan Bội Châu đến ngã tư Nguyễn Du - Lê Lợi;
d- Đường Lý Tự Trọng: Đoạn từ ngã tư Lý Tự Trọng - Nguyễn Chí Thanh đến ngã tư Lý Tự Trọng - Đống Đa;
đ- ĐườngTrần Quý Cáp: Đoạn từ ngã ba Trần Quý Cáp - Phan Bội Châu đến ngã ba Trần Quý Cáp - Bạch Đằng;
e- Đường Nguyễn Thị Minh Khai: Đoạn từ ngã ba Nguyễn Thị Minh Khai - Lý Tự Trọng đến ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Quang Trung;
f- Đường Phạm Hồng Thái: Đoạn từ ngã tư Phạm Hồng Thái Nguyễn Chí Thanh đến ngã ba Phạm Hồng Thái - Yên Bái;
g- Các tuyến: Phan Đình Phùng, Trần Quốc Toản, Thái Phiên, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ cắt từ Nguyễn Chí Thanh đến Bạch Đằng hoặc Trần Phú.
5/ Riêng đối với xe container phục vụ cho việc tập kết và giải phóng hàng tại các cảng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được phép lưu thông trong thời gian 24/24 giờ trong ngày theo Công văn số 212/GTCC ngày 06/8/1998 của Sở Giao thông công chính thành phố cho đến khi có quy định mới của UBND thành phố và hướng dẫn cụ thể của Sở Giao thông công chính.
a- Xe vận tải có tổng trọng tải xe hàng trrên 16 tấn khi có nhu cầu hoạt động trên các tuyến đường nội thành;
b- Xe vận tải chở chất thải, đất cát phục vụ việc thi công công trình;
c- Xe tải phục vụ cho việc giải phóng hàng hoá tại nhà ga, bến cảng. Đối với xe container phải có Giấy phép lưu hành đặc biệt theo quy định tại Thông tư số 112/1998/TT-BGTVT ngày 29/4/1998 của Bộ Giao thông vận tải;
d- Xe tải chuyên dùng (chở bê tông tươi, bê tông nhựa nóng, hàng đông lạnh, hàng tươi sống);
đ- Xe phục vụ cho việc giải quyết sự cố về điện, điện chiếu sáng, cấp nước, thông tin, cây xanh khi có nhu cầu đi vào đường cấm, và các địa điểm cấm đỗ cấm dừng hoặc vào giờ cao điểm;
e- Xe chuyên dùng phục vụ cho việc rút hầm vệ sinh khi có nhu cầu vào đường cấm. (Đối với loại xe này chỉ được hoạt động tại địa điểm rút hầm từ 08 giờ 00 đến 10 giờ 30 phút và từ 14 giờ 00 phút đến 16 giờ 00 phút);
f- Xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích thực hiện theo quy định tại Thông tư số 112/1998/TT-BGTVT ngày 29/4/1998 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn việc quản lý và cấp giấy phép lưu hành đặt biệt cho xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích.
g- Xe ca phục vụ chở cán bộ, công nhân viên đi làm việc và trở về trong giờ cao điểm.
2/ Thời hạn cho một lần cấp giấy phép hoạt động đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này tối đa không quá 60 ngày.
1/ Đường Lê Văn Duyệt;
2/ Khu vực mặt bằng trước nhà hát Trưng Vương;
3/ Vỉa hè đường Bạch Đằng phía bờ sông: Từ điểm đỗ xe taxi (đối diện nhà 242 Bạch Đằng - Xí nghiệp may xuất khẩu Đà Nẵng) đến giáp Trạm dân phòng An Lạc 3 phường Phước Ninh với diện tích khu vực đỗ xe là 20m x 4m = 80 m2;
4/ Đường Lê Thánh Tôn;
5/ Đường Ba Đình.
Nơi đỗ xe xích lô và ba gác đạp được quy định như sau:
1/ Khu vực phía đông cổng Bệnh viện Đà Nẵng (đối diện nhà số 63 đường Hải Phòng):
Mép ngoài cách mép cổng phía đông 1 (một) mét, cách mép bó vỉa hè đường Hải Phòng 1,5 mét với diện tích sử dụng là 6m x 2,5m = 15m2;
2/ Khu vực chợ Tam Giác (góc tây nam ngã tư Hải Phòng - Ông ích Khiêm):
Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Ông ích Khiêm 15 (mười lăm) mét, cách mép bó vỉa hè đường Hải Phòng 1,8 mét (một mét tám mươi) với diện tích sử dụng là 10m x 2,5m = 25m2;
3/ Khu vực Trung tâm thương nghiệp Đà Nẵng:
a- Phía nam cổng vào chợ (cạnh nhà số 265 đường Ông Ích Khiêm:
Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Ông ích Khiêm 2 (hai) mét với diện tích sử dụng là 4m x 2,5m= 10m2;
b- Phía bắc cổng vào chợ bán tạp hoá: Gồm 2 vị trí:
- Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Ông Ích Khiêm 3 (ba) mét với diện tích
6m x 2,5m = 15m2;
- Mép ngoài cách mép phía bắc cổng vào chợ 4 (bốn) mét với diện tích sử dụng là
6m x 2,5m = 15m2;
c- Góc đông bắc ngã tư Hùng Vương - Ông ích Khiêm:
Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Ông ích Khiêm 7 (bảy) mét, cách mép bó vỉa hè đường Hùng Vương 2 (hai) mét với diện tích sử dụng 6m x 2,5m = 15m2;
d- Phía tây cổng vào chợ (góc đông nam Trung tâm thương nghiệp Đà Nẵng):
Mép ngoài cách mép cổng phía tây 5,5 mét (năm mét năm mươi), cách mép bó vỉa hè đường Hùng Vương 3 (ba) mét với diện tích sử dụng 4m x 2,5m = 10m2;
4/ Phía đông đường Bạch Đằng (đối diện ngã ba đường Bạch Đằng - Trần Hưng Đạo):
Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Bạch Đằng 3,2 mét (ba mét hai mươi) với diện tích sử dụng là 6m x 2,5m : 15 m2;
5/ Khu vực bến phà Sông Hàn:
Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Bạch Đằng 4 (bốn) mét, mép phía bắc cổng vào bến phà 4,5 mét (bốn mét năm mươi) với tích sử dụng là 6m x 2,5m = 15m2.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÂN LUỒNG, TUYẾN VÀ GIỜ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Sở Giao thông công chính thành phố có nhiệm vụ chủ yếu sau:
1/ Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể đối với từng loại phương tiện vận tải tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố,
2/ Tổ chức xác định và công bố tải trọng trên từng đoạn đường, tuyến đường; lắp đặt biển báo quy định sức chịu tải và giới hạn về kích thước của cầu và đường trên địa bàn thành phố;
3/ Lập kế hoạch trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực,hiện việc lắp đặt biển báo hiệu đường bộ cho phù hợp với các quy định luồng tuyến trong bản Quy định này;
4/ Tổ chức cấp giấy phép cho các phương tiện vận tải có nhu cầu hoạt động trên địa bàn thành phố,
5/ Kiểm tra việc thực hiện bản Quy định này của các phương tiện vận tải tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm.
Công an thành phố có nhiệm vụ chủ yếu sau:
1/ Cấp giấy phép:
a- Cho các phương tiện vận tải có nhu cầu đừng hay đỗ xe ở các địa điểm đã có lệnh cấm dừng và đỗ xe;
b- Cho các xe vận tải muốn dừng hay đỗ ở trong địa điểm đã có lệnh cấm để xếp dỡ hàng hoá.
2/ Kiểm tra việc thực hiện bản Quy định này của các phương tiện vận tải tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm.
2/ Cán bộ, công chức, nhân viên Nhà nước có hành vi vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao có liên quan đến bản Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ lỗi vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3/ Người nào do vi phạm mà gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức hoặc công dân thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
- 1Quyết định số 57/2007/QĐ-UBND về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) và do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 135/2001/QĐ-UB ban hành Quy định về phân luồng tuyến và giờ hoạt động đối với các phương tiện vận tải đường bộ tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Quyết định 1142/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định tạm thời phân luồng loại xe tải từ 03 trục trở lên qua trung tâm thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
- 1Quyết định số 57/2007/QĐ-UBND về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) và do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 135/2001/QĐ-UB ban hành Quy định về phân luồng tuyến và giờ hoạt động đối với các phương tiện vận tải đường bộ tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 36-CP năm 1995 về việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 3Nghị định 49-CP năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 4Thông tư 112/1998/TT-BGTVT hướng dẫn việc quản lý và cấp giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích trên đường bộ do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành
- 5Quyết định 1142/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định tạm thời phân luồng loại xe tải từ 03 trục trở lên qua trung tâm thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Quyết định 5248/1998/QĐ-UB ban hành Quy định phân luồng tuyến và giờ hoạt động đối với các phương tiện vận tải tham gia hoạt động tại thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 5248/1998/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/09/1998
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Nguyễn Bá Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra