- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 996/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Quyết định 82/QĐ-BKHCN năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Quyết định 3807/QĐ-BKHCN năm 2019 về phê duyệt Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 520/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 82/QĐ-BKHCN ngày 16 tháng 01 năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 207/TTr-SKHCN ngày 24 tháng 01 năm 2022 về phê duyệt Kế hoạch “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
“TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THÀNH PHỐ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
1. Mục tiêu chung
- Phát triển hạ tầng đo lường Thành phố theo hướng hiện đại, đồng bộ và hài hòa với hạ tầng đo lường quốc gia, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động của doanh nghiệp, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của Thành phố.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp, qua đó giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng; bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân liên quan; bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an toàn lao động và môi trường; đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tham gia sâu và rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu;
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực trong xã hội để đóng góp phát triển hoạt động đo lường;
- Áp dụng hiệu quả bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường cũng như hỗ trợ có hiệu quả công tác đảm bảo đo lường cho các doanh nghiệp; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường trên địa bàn Thành phố;
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách và pháp luật, qua đó nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và xã hội về vai trò, tầm quan trọng hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
- Phát triển hạ tầng đo lường Thành phố đồng bộ, thống nhất với hạ tầng kỹ thuật đo lường quốc gia. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện hoạt động sự nghiệp và dịch vụ về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Thành phố phải đủ năng lực kiểm định được tối thiểu 60% phương tiện đo thông dụng thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định trên địa bàn Thành phố;
- Phát triển được ít nhất 5 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp;
- Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 2.200 lượt cán bộ tham gia hoạt động đo lường;
- Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho ít nhất 5.000 lượt doanh nghiệp.
b) Đến năm 2030
- Phát triển hạ tầng đo lường Thành phố đồng bộ, thống nhất với hạ tầng kỹ thuật đo lường quốc gia. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện hoạt động sự nghiệp và dịch vụ về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Thành phố phải đủ năng lực kiểm định được tối thiểu 70% phương tiện đo thông dụng thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định trên địa bàn Thành phố;
- Phát triển được ít nhất 10 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp;
- Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 4.000 lượt cán bộ tham gia hoạt động đo lường;
- Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho ít nhất 10.000 lượt doanh nghiệp.
3. Đối tượng áp dụng
- Doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực theo Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung vào doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp thế mạnh, trọng yếu và có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế Thành phố như: công nghệ thông tin - truyền thông; cơ khí - tự động hóa, chế biến thực phẩm, công nghiệp dược, nhựa, cao su,... và các ngành công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về đo lường và các đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố có tham gia hoạt động đo lường.
- Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án 996);
- Quyết định số 82/QĐ-BKHCN ngày 16 tháng 01 năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Phát triển hạ tầng đo lường Thành phố
- Nội dung thực hiện:
Đầu tư bổ sung hệ thống chuẩn đo lường của Thành phố[1] hiện đại, đồng bộ và hài hòa với hạ tầng đo lường quốc gia, đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường trong công nghiệp của các doanh nghiệp cũng như hướng đến mục tiêu xây dựng Thành phố thông minh.
Duy trì hệ thống chuẩn đo lường của Thành phố, đảm bảo độ chính xác và tính liên kết chuẩn đến hệ thống chuẩn đo lường quốc gia Việt Nam.
Triển khai công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng về khoa học và công nghệ đo lường; nghiên cứu phát triển, thương mại hóa chuẩn đo lường, phương tiện đo phù hợp tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Bồi dưỡng huấn luyện các kiến thức cơ bản về đo lường học; quản lý nhà nước về đo lường; Hệ thống quản lý chất lượng ISO/IEC 17025 - Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn; phương pháp đánh giá định lượng đối với lô hàng đóng gói sẵn; hiệu chuẩn các loại phương tiện đo thông dụng sử dụng trong công nghiệp và thương mại; đánh giá phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13187:2020 Phòng thí nghiệm đo lường - Tiêu chí đánh giá năng lực đo lường;...
- Phân công thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường
- Nội dung thực hiện:
Kịp thời rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp.
Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức trong công tác quản lý hoạt động đo lường.
Triển khai công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường của doanh nghiệp tại Thành phố và việc áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực.
- Phân công thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức.
3. Hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Nội dung thực hiện:
Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến và chuyển đổi số trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật hiện hành.
- Phân công thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
4. Truyền thông về hoạt động đo lường
- Nội dung thực hiện:
Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông đại chúng về vai trò của đo lường trong đời sống xã hội và trong công nghiệp cũng như nội dung chương trình đảm bảo đo lường.
Tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, diễn đàn về đo lường pháp quyền và vai trò của đo lường trong doanh nghiệp.
Đề xuất tôn vinh, khen thưởng các doanh nghiệp thực hiện chương trình đảm bảo đo lường trong doanh nghiệp đạt mức khá trở lên (theo Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường của doanh nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành).
Xây dựng nền tảng trực tuyến nhằm tạo lập môi trường giúp chia sẻ thông tin, liên kết, thúc đẩy phát triển và chuyển đổi số các thành phần trong hệ sinh thái tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
- Phân công thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị truyền thông của Thành phố, Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Kế hoạch đổi mới hoạt động đo lường):
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch đổi mới hoạt động đo lường gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác;
- Nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách Thành phố để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch đổi mới hoạt động đo lường bao gồm: tăng cường phát triển hạ tầng đo lường Thành phố (không bao gồm nội dung đầu tư phát triển hạ tầng đo lường Thành phố); nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa; đẩy mạnh công tác truyền thông về đo lường.
- Nguồn kinh phí chi đầu tư phát triển từ ngân sách Thành phố để thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển hạ tầng đo lường Thành phố theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Thành phố thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch đổi mới hoạt động áp dụng theo quy định pháp luật về ngân sách và các quy định có liên quan.”
1. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai các nội dung của Kế hoạch đổi mới hoạt động đo lường; hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức sơ kết và tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tình hình triển khai.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp; hàng năm phê duyệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố về đo lường.
c) Chủ trì xây dựng dự toán từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được giao hàng năm, đề xuất nhiệm vụ đầu tư bổ sung hệ thống chuẩn đo lường của Thành phố theo quy định của pháp luật và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai Kế hoạch đổi mới hoạt động đo lường.
d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức rà soát hạ tầng kỹ thuật đo lường của Thành phố, qua đó bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất theo định hướng phát triển của Thành phố nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
e) Định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức tổng kết, báo cáo kết quả triển khai các nhiệm vụ theo Đề án 996 trong phạm vi, thẩm quyền được giao, các vấn đề phát sinh cần giải quyết cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí hàng năm, kinh phí chi đầu tư phát triển trên để thực hiện kế hoạch, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các đơn vị liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Có giải pháp bảo đảm đo lường chính xác trong doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về đo lường của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu;
b) Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hoạt động về đo lường trên địa bàn áp dụng triển khai các cơ chế chính sách theo nội dung của Kế hoạch đổi mới hoạt động đo lường;
c) Định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổ chức tổng kết, báo cáo kết quả triển khai các nhiệm vụ trong phạm vi, thẩm quyền được giao, các vấn đề phát sinh cần giải quyết cho Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
4. Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thành viên:
a) Tham gia phối hợp với Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hội, hiệp hội thành viên tham gia thực hiện nội dung Kế hoạch đổi mới hoạt động đo lường.
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch đổi mới hoạt động đo lường đến các doanh nghiệp liên quan để tham gia thực hiện.
Trong quá trình phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nếu gặp vướng mắc, khó khăn các đơn vị cần kịp thời phản ánh, kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo giải quyết./.
[1] Hệ thống chuẩn đo lường của Thành phố hiện đang được quản lý bởi Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thành phố Hồ Chí Minh - thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.
- 1Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2025
- 2Kế hoạch 3144/KH-UBND năm 2021 về "tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4Nghị quyết 93/NQ-HĐND năm 2021 về đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao thứ hạng các chỉ số cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Kế hoạch 60/KH-UBND về Hội nhập quốc tế tỉnh Cà Mau năm 2022
- 6Quyết định 874/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 996/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 82/QĐ-BKHCN năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Quyết định 3807/QĐ-BKHCN năm 2019 về phê duyệt Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2025
- 8Kế hoạch 3144/KH-UBND năm 2021 về "tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 9Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 10Nghị quyết 93/NQ-HĐND năm 2021 về đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao thứ hạng các chỉ số cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 11Kế hoạch 60/KH-UBND về Hội nhập quốc tế tỉnh Cà Mau năm 2022
- 12Quyết định 874/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quyết định 520/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 520/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/02/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Dương Anh Đức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực