Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 520/QĐ-UBND | Gia Lai, ngày 08 tháng 09 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 29/4/2004;
Căn cứ Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi;
Thực hiện Công văn số 5887/BNN-TY ngày 25/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 895/SNN-TLTS ngày 26/8/2014
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai; Chi Cục trưởng các Chi cục: Thú y, Thủy lợi - Thủy sản, Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết đinh này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 08 tháng 09 năm 2014 của UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nâng cao nhận thức của người dân, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của người nuôi, các cấp chính quyền trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
- Chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; hạn chế tối đa thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.
- Tập huấn, thông tin tuyên truyền để nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thú y, các hộ nuôi trồng thủy sản về kỹ thuật, năng lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
II. NỘI DUNG
1. Quan trắc môi trường
Thường xuyên theo dõi, nắm bắt điều kiện khí hậu, thời tiết và các yếu tố môi trường trong vùng nước nuôi trồng thủy sản (các yếu tố thủy lý, thủy hóa, hóa chất trong nước...) để kịp thời đánh giá về diễn biến chất lượng nước, từ đó có biện pháp phòng trừ thích hợp cho loài thủy sản nuôi.
2. Giám sát dịch bệnh
- Loài thủy sản được giám sát: Tất cả các loại thủy sản nước ngọt có nguy cơ nhiễm bệnh cao và lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh.
- Địa điểm: Kiểm tra và giám sát việc xuất, nhập giống thủy sản ra vào trên địa bàn tỉnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và các vùng nuôi cá thương phẩm trọng điểm như: Phú Thiện, Chư Păh, Thị xã An Khê, Kbang, thành phố Pleiku, Chư Prông.
- Thời gian lấy mẫu: Từ tháng 3 - tháng 11 hàng năm.
- Tần suất lấy mẫu: Thường xuyên lấy mẫu để giám sát sự tồn tại của các loại vi rút gây bệnh trên đối tượng nuôi khi cơ sở tiến hành sản xuất giống, và các vùng nuôi thương phẩm.
- Khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường, sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh.
3. Điều tra ổ dịch và các biện pháp chống dịch
3.1. Điều tra ổ dịch:
- Phải được thực hiện trong vòng 03 ngày kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh nhằm tìm ra tác nhân gây bệnh và các yếu tố làm dịch bệnh lây lan. Việc điều tra ổ dịch được tiến hành theo Điều 11, Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi.
3.2. Các biện pháp phòng, chống dịch:
- Công tác phòng, chống dịch phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ ở các cấp, các ngành nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, đồng thời triển khai nghiêm túc, triệt để các biện pháp chống dịch theo đúng quy định tại Thông tư 17/2014/TT- BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi.
- Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch thủy sản giống, tổ chức lấy mẫu, giám sát định kỳ dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống, làm cơ sở cho việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản giống; kiểm tra các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản lưu thông trên địa bàn, kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp vi phạm.
4. Thông tin tuyên truyền, tập huấn
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người nuôi trồng thủy sản, cán bộ thú y về chủ trương, chính sách, các quy định của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản bằng nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo thường xuyên và hiệu quả. Việc tuyên truyền phải thực hiện trước mùa vụ nuôi và khi có dịch bệnh xuất hiện.
- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác thú y cấp huyện, xã và các hộ dân trực tiếp nuôi trồng thủy sản để nâng cao trình độ, kỹ năng phòng chống dịch bệnh thủy sản.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
1.1. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các địa phương và triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.
1.2. Tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ làm công tác thú y các cấp và các hộ dân tham gia nuôi trồng thủy sản về các văn bản quản lý nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản...các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và biện pháp khắc phục thiệt hại.
1.3 Chỉ đạo Chi cục Thú y tỉnh:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể phân công nhiệm vụ trong công tác phòng, chống dịch cho các đơn vị trực thuộc Chi cục quản lý. Chủ động chuẩn bị đầy đủ lực lượng, thiết bị, vật tư, phương tiện và phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai công tác phòng, chống dịch (khi có dịch xảy ra); đề xuất bổ sung phương tiện, dụng cụ, thiết bị cần thiết đảm bảo phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.
- Chỉ đạo và thực hiện công tác giám sát, lấy mẫu giám sát tại các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện sớm dịch bệnh, hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản các biện pháp phòng bệnh, điều trị và xử lý nguồn nước.
- Khi có dịch xảy ra, phải lấy mẫu gửi xét nghiệm và đề xuất công bố dịch theo quy định pháp luật.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển thủy sản giống đảm bảo chất lượng giống cho người nuôi; hướng dẫn, kiểm tra việc vận chuyển thủy sản được thu hoạch từ ổ dịch về cơ sở sơ chế, chế biến.
- Thực hiện việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, nuôi thương phẩm và nuôi trong lồng bè; kiểm tra điều kiện kinh doanh thuốc thú y thủy sản theo quy định của pháp luật.
1.4. Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi - Thủy sản:
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, lịch thời vụ tới các cơ sở nuôi, vùng nuôi; hướng dẫn quy trình nuôi, xử lý ao đìa trước và sau khi xảy ra dịch bệnh; cử cán bộ chuyên môn phối hợp tham gia xác định bệnh để hỗ trợ địa phương và tổ chống dịch khi có yêu cầu.
- Tổ chức kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở giống, thức ăn và các sản phẩm xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
1.5. Chỉ đạo Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm và thủy sản tỉnh: Phối hợp với Chi cục Thú y giám sát việc thu hoạch, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.6. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Tài chính: Trên cơ sở kết quả thẩm định mức độ thiệt hại và nhu cầu kinh phí, đề xuất hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tổ chức triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản của địa phương. Phối hợp chặt chẽ vói các ngành của tỉnh thực hiện triệt để các nội dung của công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã tăng cường giám sát và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh. Triển khai lực lượng phòng, chống dịch kịp thời nhằm khống chế, bao vây ổ dịch khi còn ở diện hẹp.
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản tại địa phương.
- Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ cho nhân dân bị thiệt hại (khi có dịch xảy ra) theo quy định pháp luật, nếu vượt khả năng tài chính của địa phương thì báo cáo về UBND tỉnh để xem xét, hỗ trợ.
- Báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh thủy sản, công tác phòng chống dịch và kiến nghị về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
4. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai: Phối hợp với sở Nông nghiệp và PTNT tuyên truyền, phổ biến các mô hình nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh, có hiệu quả; các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và thực hiện.
5. Các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản:
- Quản lý tốt ao nuôi, lồng nuôi và vùng nuôi theo các quy trình nuôi đã được hướng dẫn. Theo dõi diễn biến tình hình bệnh và kịp thời báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn.
- Thực hiện tốt và chấp hành nghiêm túc các biện pháp xử lý thủy sản bị bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường, cải tạo ao, vệ sinh lồng nuôi theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Phối hợp chặt chẽ với cán bộ làm công tác phòng trừ dịch bệnh thủy sản để phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả.
- Tham dự các khóa tập huấn về phòng, chống dịch bệnh thủy sản, kỹ thuật nuôi do các cơ quan chuyên môn tổ chức.
- Khi có dịch bệnh xảy ra, sử dụng kinh phí, vật tư được hỗ trợ đúng mục đích và có hiệu quả.
- Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai, yêu cầu các cấp, các ngành nghiêm túc triển khai thực hiện./.
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 tăng cường chỉ đạo phát triển chăn nuôi, nuôi thủy sản; phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản và bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2Chỉ thị 01/CT-UBND phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2014 do tỉnh Nam Định ban hành
- 3Chỉ thị 05/CT-UBND tăng cường chỉ đạo phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014
- 4Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về tăng cường phòng, chống dịch bệnh thủy sản nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 3Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 tăng cường chỉ đạo phát triển chăn nuôi, nuôi thủy sản; phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản và bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 4Chỉ thị 01/CT-UBND phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2014 do tỉnh Nam Định ban hành
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND tăng cường chỉ đạo phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014
- 6Thông tư 17/2014/TT-BNNPTNT về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Công văn 5887/BNN-TY năm 2014 xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về tăng cường phòng, chống dịch bệnh thủy sản nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Quyết định 520/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 520/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/09/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Đào Xuân Liên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra