Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2006/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 09 tháng 8 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Cãn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số: 15/2005/TT-BXD ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 138/SXD - QH ngày 27 tháng 06 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 với các nội dung sau:

I. PHẠM VI NGHIÊN cứu QUY HOẠCH:

- Nghiên cứu quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn vùng lãnh thổ tỉnh Lai Châu với diện tích 9065,123 km2, đồng thời nghiên cứu mối quan hệ liên vùng với các tỉnh lân cận thuộc vùng Tây Bắc.

- Thời hạn nghiên cứu đến năm 2020, giai đoạn đầu đến năm 2010.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ:

1. Quan điểm phát triển đô thị:

- Quy hoạch xây dựng hệ thống đô thị phải căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020 làm mục tiêu phát triển.

- Gắn kết Quy hoạch hệ thống giao thông và Hạ tầng kỹ thuật khác của tỉnh với khu Tây Bắc khi có công trình thuỷ điện Sơn La và các thuỷ điện khác.

- Khai thác được không gian cảnh quan vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, Huổi Quảng, Bản Chát, Lai Châu, tạo môi trường phát triển bền vững cho các đô thị khu vực ven hồ.

- Thông qua việc sắp xếp dân cư đô thị tạo đà phát triển mới về kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra cơ sở kinh tế mới cho tỉnh Lai Châu trên cơ sở gắn kết với vùng Tây Bắc theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo phát triển các nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển đô thị hoá trên địa bàn tỉnh.

- Đối với Lai Châu, không phát triển các đô thị xây dựng quá tập trung, quy mô lớn, do địa hình đất xây dựng khó khăn, địa chất không được tốt, mà nên phát triển đô thị loại trung bình và nhỏ, dạng đô thị chuỗi bám trục, phù hợp với quá trình quản lý và giữ được cảnh quan môi trường thiên nhiên.

2. Mục tiêu đến năm 2020:

- Đầu tư phát triển các đô thị hạt nhân trọng điểm, tạo các thành phố, thị xã, trung tâm các vùng kinh tế trong tỉnh, giữ vai trò chỉ đạo và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng. Trước mắt, cần tập trung xây dựng đô thị mới tại thị xã Lai Châu. Có kế hoạch quy hoạch xây dựng lại thị trấn huyện lỵ mới tại Bình Lư và các thị trấn còn lại trên địa bàn tỉnh.

- Lai Châu có 12 đô thị, bao gồm 02 đô thị hạt nhân lớn của tỉnh là thành phố Lai Châu, đô thị loại III, đô thị trung tâm cấp tỉnh; thị xã Than Uyên là đô thị hạt nhân cấp khu vực miền Đông của tỉnh, 01 thị xã Phong Thổ là đô thị hạt nhân, trung tâm công nghiệp của tỉnh, 07 thị trấn là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế của các huyện bao gồm thị trấn: Mường Tè, Tam Đường, Pa Khoá, Sìn Hồ, Ma Lù Thàng, Nậm Hàng, Mường So, và 2 thị trấn là đô thị chuyên ngành gồm thị trấn: Thân Thuộc, Nậm Củm.

- Dự báo cụ thể phát triển hệ thống đô thị như sau:

TT

Tên đô thị

Thuộc đơn vị hành chính

Năm 2010

Năm 2020

P/Loai ĐT đến 2010

P/Loại ĐT đến 2020

DTXD đô thị ha

Dân số đô thị (ng)

DT XD đô thị ha

Dân số đô thị (ng)

 

 

Toàn tỉnh

1.698

82.775

2.680

175.155

 

 

1

TX Lai Châu

TX Lai Châu

790

32000

1020

53000

IV

III

2

TT. Mường Tè

H. Mường Tè

80

3875

120

6655

V

V

3

TT. Tam Đường

H. Tam Đường

120

6200

260

20000

V

V

4

TT. Sìn Hồ

H. Sìn Hồ

80

4200

120

15000

V

V

5

TT. Than Uyên

H. Than Uyên

180

6500

250

20000

V

IV

6

TT. Thân Thuộc

H. Than Uyên

60

5000

120

10000

V

V

7

TT. Phong Thổ

H. Phong Thổ

110

15000

250

27000

V

IV

8

Ma Lù Thàng

H. Phong Thổ

 

15OO

15O

4000

 

V

9

Pa Khoá

H.Sìn Hồ Đông

60

2000

80

5500

 

V

10

Nậm Củm

H. Mường Tè

50

2000

90

5000

 

V

11

Nậm Hàng

H. Nậm Hàng

35

2500

100

4000

 

V

12

Mường So

H. Phong Thổ

13

2000

120

5000

 

V

- Dự kiến các đơn vị Hành chính đến 2010: gồm 6 đơn vị hành chính: Thị xã Lai Châu, các huyện: Mường Tè, Tam Đường, Sìn Hồ, Than Uyên, Phong Thổ.

- Dự kiến các đơn vị hành chính đến năm 2020: gồm 10 đơn vị hành chính: Thành phố Lai Châu, Thị xã Phong Thổ, huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ Đông, huyện Sìn Hồ, huyện Tam Đường, Thị xã Than Uyên, huyện Thân Thuộc, huyện Mường Tè, huyện Nậm Hàng.

3. Định hướng phát triển các trục không gian đô thị

- Loại đô thị phát triển dọc các trục đô thị hoá quan trọng QL4D, QL32, tạo thành các trục đô thị không gian quan trọng, trong đó:

+ Trục QL 32 gồm các đô thị: Thị xã Than Uyên, thị trấn Thân Thuộc, thị trấn huyện lỵ Tam Đường.

+ Trục QL 4D và QL 12 gồm các đô thị: Thị trấn Bình Lư, Hồ Thầu, Thành phố Lai Châu, Thị xã Phong Thổ, Thị trấn Pa So, Cửa khẩu Ma Lù Thàng sang Vân Nam, Trung Quốc.

Tính chất các đô thị trên là đô thị công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

- Loại đô thị nằm trong khu vực ven hồ thuỷ điện sông Đà :

+ Gồm các thị trấn thuỷ điện Nậm Hàng, cảng Mường Mô, Thị trấn Mường Tè, Nậm củm. Các đô thị này, ngoài tính chất quản lý hành chính chung, còn mang tính chất đô thị cảng ven hồ, kinh tế đặc thù gắn bó với hoạt động cảng, giao thông vận tải thuỷ, phát triển các ngành nghề mới như kinh doanh thương mại, dịch vụ, tham quan du lịch, nghỉ ngơi ven hồ, chăn nuôi khai thác thuỷ sản,.. Các đô thị này có xu hướng phát triển ra ven hồ để khai thác mặt nước, cảnh quan, đồng thời tạo ra môi trường hoạt động sinh động trên hồ.

- Loại đô thị nằm trong khu vực vành đai biên giới:

+ Gồm các đô thị cảng Pa Tần, thị trấn Mường Tè, Nậm Củm, Ma Lù Thàng, tính chất đô thị nông - lâm nghiệp - quốc phòng.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHƯ DÂN CƯ NÔNG THÔN

1. Thị tứ, trung tâm cụm xã, trung tâm xã.

- Thị tứ:

+ Tính chất: là điểm dân cư nông thôn được xây dựng tập trung cao, có kinh tế ngành nghề phát triển khá, đa dạng, là giai đoạn phát triển cao nhất trong

các loại hình dân cư nông thôn. Là cơ sở tiền đề để phát triển thành thị trấn, đô thị sau này. Quy mô trung bình thị tứ miền núi: 1500 - 2000 dân.

+ Đặc điểm sản xuất, lao động: Dân cư sống theo nghề bán nông, bán thương (vừa làm nông nghiệp, vừa buôn bán dịch vụ, vừa sản xuất tiểu thủ công nghiệp).

+ Thị tứ có chợ lớn, có trung tâm thương mại nhỏ. Có lối sống theo đô thị hoá, nhưng ở mức thấp.

- Trung tâm cụm xã:

+ Tính chất: Là trung tâm tiểu vùng, phục vụ chung cho 1 cụm xã (3-4 xã). Tại đây, xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân cư trong vùng như: các trạm trại sản xuất giống, trạm cơ khí sửa chữa, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, quỹ tín dụng, bưu điện, các trường học THPT, trường nội trú, phòng khám y tế, chợ chung cho cụm xã.

+ Trung tâm cụm xã có thể là trung tâm của 1 xã lớn, hoặc xây dựng 1 TTCX mới ở vị trí giao thông thuận lợi phục vụ cho 1 cụm xã.

- Trung tâm xã:

+ Tính chất là hạt nhân trung tâm, tập trung mọi hoạt động phát triển của xã. Tại trung tâm xã, xây dựng các trung tâm chức năng như: Trung tâm hành chính xã (UBND xã, Đảng uỷ xã, các đoàn thể, Trung tâm văn hoá lễ hội, tín ngưỡng (đình chùa, miếu, đền thờ, nhà văn hoá xã, ...), Trung tâm giáo dục (Các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo), Trung tâm cây xanh TDTT, Trung tâm thương mại, dịch vụ (chợ xã, các cửa hàng dịch vụ bán lẻ), Trung tâm phục vụ sản xuất (Trụ sở HTX, trạm khuyên nông, khuyến lâm).

2. Các thị tứ hiện có:

- Có 10 thị tứ: Mường So, Tà Ngảo, Pắc Ma, Dào San, Vàng Ma Chải, Thèn Sin, Bản Hon, Mường Khoa, Pắc Ta, Nậm Cần.

3. Các thị tứ dự kiến:

- Đến năm 2020 toàn tỉnh dự kiến có 16 thị tứ:

1/ Dào San huyện Phong Thổ

2/ Thèn Sin huyện Tam Đường

3/ Mường Mô huyện Tam Đường

4/ Pắc Ma huyện Mường Tè

5/ Pa Tần huyện Sìn Hồ

6/ Hồ Thầu huyện Tam Đường

7/ Nậm Mạ huyện Sìn Hồ

8/ Mường Khoa huyện Than Uyên

9/ Ta Gia huyện Than Uyên

10/ Pắc Ta huyện Than Uyên

11/ Pha Mu huyện Than Uyên

12/ Tà Ngảo huyện Sìn Hồ

13/ Pa Há huyện Sìn Hồ

14/ Bản Hon huyện Tam Đường

15/ Ngã ba Bình Lư huyện Tam Đường

16/ Vàng Ma Chải huyện Phong Thổ

4. Trung tâm cụm xã:

- 25 trung tâm cụm xã

- Dự kiến triển khai một số trung tâm xã trọng điểm

IV. QUY MÔ DÂN SỐ

- Hiện trạng năm 2004: dân số 323.252 người, trong đó: dân số đô thị 35.001 người, chiếm 10,83 %.

- Năm 2010: dân số 368.475 người, trong đó: dân số đô thị 82.775 người, chiếm 22,46%.

- Năm 2020: dân số 444.732 người, trong đó: dân số đô thị 175.155 người, chiếm 39,38%.

V. QUY MÔ ĐẤT ĐAI:

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 906.512 ha

- Đất xây dựng đô thị: + Hiện trạng: 3.071 ha

+ Năm 2010: 676 ha + Năm 2020: 1.035 ha

- Đất ở nông thôn:

+ Hiện trạng: 13.587 ha + Năm 2010: 2.525 ha + Năm 2020: 3.389 ha

VI. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT HẠ TẦNG

1. Quy hoạch giao thông

- Hệ thống đường Quốc lộ qua tỉnh: được quy hoạch nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp V miền núi, gồm quốc lộ 12 dài 91km, đoạn tránh ngập QL12 từ Chiềng Chăn - Pú Đao - Đồi Cao chiều dài 1 l,4km, quốc lộ 4D (Đường vành đai 1) dài 89km, các đoạn qua đô thị được mở rộng theo quy hoạch, đường

tránh QL4D dài 10km, cấp đường chính thị xã, quy mô bề rộng chỉ giới đường đỏ 58m, QL 100 dài 21km, QL 32 dài 73km, QL 279 (Đườngvành đai 2) dài 30km.

- Nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ: 127, 128 và 132, mặt đường rải nhựa 100%, đồng thời mở mới một số đoạn tỉnh lộ tránh ngập, và chuyển một số tuyến huyện lộ thành tỉnh lộ.

+ Tỉnh lộ 127: mở mới đoạn tránh ngập đoạn Lai Hà - Nậm Hằng và đoạn Nậm Hằng - Mường Tè.

+ Tỉnh lộ 132: mở mới đoạn Dào San - Sì Lờ Lầu, chiều dài 45 km, quy mô A-NT, rải nhựa mặt đường.

+ Tuyến đường nối liền QL 279 tại Cáp Na (Than Uyên) - Thị trấn Pha Mu - Thị trấn Sìn Hồ - TL 128 - QL12 - cửa khẩu Ma Lù Thàng.

+ Nâng cấp tuyến đường nối QL32 tại xã Mường Kim (Than Uyên) qua Mường La tới thị xã Sơn La, chiều dài 40km.

+ Xây dựng mới đường Nậm Xe - Sin Suối Hồ - Bát Xát (Lào Cai).

+ Tuyến Mường So - Thèn Sin - Tam Đường: nâng cấp, rải nhựa mặt đường quy mô A-NT.

+ Tuyến Tam Đường - Bản Hon - Bình Lư: nâng cấp rải nhựa mặt đường quy mô A-NT.

+ Tuyến Noong Hẻo - Pu Sam Cáp - Bản Hon: mở mới theo quy mô đường A-NT, đoạn Noong Hẻo - Pu Sam Cáp: nâng cấp, rải nhựa mặt đường quy mô A- NT, đoạn Pu Sam Cáp - Bản Hon mở mới theo quy mô đường A-NT.

+ Tuyến Nậm Pậy - Séo Lèng - Pa Há - Nậm Mạ - Huổi Xó - Tủa Chùa

- Hệ thống đường ô tô liên xã và đường vào trung tâm các xã

+ Nâng cấp, rải đá và bê tông hoá mặt đường các tuyến đường đã có với tổng chiều dài là 869,6km, chủ yếu là các loại đường nông thôn loại A, B.

+ Mở mới các tuyến đường vào trung tâm các xã: Thu Lũm, Pa ủ, Pa Vệ Sử (Mường Tè), Vàng Ma Chải, Ma Li Chải, Sì Lờ Lầu (Phong Thổ); Tà Tổng, Mù Cả (Mường Tè), Nậm Ban, Nậm Hăn (Sìn Hồ).

+ Mở đường dân sinh đến các bản, xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại B, tổng chiều dài 800 km.

- Tỷ lệ đất giao thông trong các đô thị:

- Đối với các thị xã từ 22% - 28%.

- Đối với thị trấn huyện 16% - 18%

2. Quy hoạch cấp nước Dự báo nhu cầu dùng nước của các đô thị và công nghiệp địa phương

- Đến năm 2010

+ Thị xã Lai Châu: 7.200 m3/ ng.đ

+ Các thị trấn, thị tứ: 27.500 m3/ ng.đ

+ Các xã, điểm dân cư nông thôn: 21.800 m3/ ng.đ

- Đến năm 2020

+ Thị xã Lai Châu: 22.000 m3/ ng.đ

+ Các thị trấn, thị tứ: 79.800 m3/ ng.đ

+ Các xã, điểm dân cư nông thôn: 35.500 m3/ ng.đ

3. Quy hoạch cấp điện

Tổng phụ tải điện yêu cầu của tỉnh Lai Châu:

TT

Tên khu vực

Phụ tải tính toán (KW)

Ghi chú

Đợt đầu đến 2010

Tương lai đến 2020

I

Vùng I: TX.Lai châu, H.Phong Thổ, H.Tam Đường, H.Than Uyên

 

 

 

1

Sinh hoạt và công cộng dịch vụ

12,196

36,668

 

2

CN và tiểu thủ công nghiệp

18,000

28,800

Ksd=0.

3

Dự phòng và tổn thất 10%

3,020

6,547

 

 

Cộng 1

33,216

72,015

 

II

Vùng II: H.Mường tè, H.Nậm Hàng, H.Sìn hồ, H.Sìn hồ đông

 

 

 

1

Sinh hoạt và công cộng dịch vụ

5,128

13,896

 

2

CN và tiểu thủ công nghiệp

0

9,000

Ksd=0

3

Dự phòng và tổn thất 10%

513

2,290

 

 

Cộng 2

5,641

25,186

 

 

Cộng 1,2

38,857

97,201

 

4. Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường

- Dự báo khối lượng nước thải và chất thải rắn đến năm 2020 :

+ Tổng khối lượng nước thải: 17580 m3 /ngđ

Lượng nước thải Đô thị 12190 m3 /ngđ

Lượng nước thải Nông thôn 2596 m3 /ngđ

Lượng nước thải Công nghiệp 2800 m3 /ngđ

+ Tổng khối lượng chất thải rắn: 312,5 tấn / ngày

Khối lượng chất thải rắn Đô thị 158,5 tấn / ngày

Khối lượng chất thải rắn nông thôn 84,0 tấn / ngày

Khối lượng chất thải rắn công nghiệp 70,0 tấn / ngày

+ Chất thải rắn công nghiệp

Các nhà máy có chất thải rắn độc hại như công nghiệp khai thác chì, Floarit, đất hiếm...) yêu cầu nhà máy tự xử lý chất thải riêng đạt yêu cầu vệ sinh, theo tiêu chuẩn môi trường cho phép trước khi chuyển đến bãi chôn chất thải rắn hợp vệ sinh ở khu vực Đô thị.

+ Chất thải bệnh viện :

Nước thải: cần xây dựng các công trình làm sạch nước thải riêng, xử lý đạt giá trị B của TCVN 5942- 1995 sau đó mới thải về hệ thống thoát nước của thành phố, thị xã.

Chất thải rắn: Các bông băng độc hại cần xây dựng lô đốt riêng, xử lý đạt yêu cầu vệ sinh theo tiêu chuẩn môi trường quy định.

Giải quyết nghĩa trang nhân dân

Các đô thị (Thành phố, Thị xã) nên có khu nghĩa địa riêng và ở gần khu vực xử lý chất thải rắn như trên đã dự kiến để thuận tiện và giảm kinh phí đầu tư xây dựng đường giao thông tưới khu vực, đồng thời có đủ khoảng cách ly tối thiểu hợp vệ sinh đến điểm dân cư gần nhất.

Đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động của hệ sinh thái mới - hồ thuỷ điện Sơn La tới môi trường, tác động tích cực, tiêu cực tới môi trường trong quy hoạch hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn, dự báo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch cảnh quan môi trường sinh thái, phục vụ du lịch phát triển kinh tế.

VII. QUY HOẠCH XÂY DỤNG ĐỢT ĐẦU ĐẾN NĂM 2010:

- Ưu tiên đầu tư cho dự án tái định cư đô thị và TĐC nông thôn, phục vụ xây dựng công trình thuỷ điện Sơn la.

- Bảo vệ môi trường tự nhiên, hạn chế tác động xấu của dự án CT- TĐ -SL đến môi trường và đờì sống người dân đô thị và người dân nông thôn.

- Chương trình phát triển công nghiệp:

+ Lập các dự án xây dựng và hình thành một số khu công nghiệp tập trung tại các đô thị lớn như : Thị xã Tam Đường ,...

+ Lập dự án thí điểm XD khu chế biến nông sản, thực phẩm

- Chương trình thực hiện quy hoạch di dân TĐC, phục vụ xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La.

+ Dự án TĐC định cư tại TX Lai Châu, khu kinh tế cửa khẩu Ma lù Thàng, khu vực Sìn Hồ thấp,...

- Chương trình phát triển mạng lưới du lịch Lai Châu

+ Dự án khu du lịch thương mại cửa khẩu Ma Lù Thàng,...

+ Phát triển du lịch nghỉ mát thị trấn cao nguyên Sìn Hồ

- Chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu dân cư nông thôn. Giao thông:

+ Xây dựng đường vành đai biên giới phía Tây Lai Châu, từ Pa Tần đi Mường Tè, Pắc Ma đi Mường Nhé (Điện Biên).

+ Xây dựng đoạn tránh ngập QL 12 đoạn Pú Đao - Đồi Cao (Điện Biên)

+ Xây dựng đoạn tránh ngập Tỉnh lộ 127

+ 100% mặt đường Quốc lộ, tỉnh lộ được rải nhựa

+ Xây dựng trục đường ô tô đến 10 trung tâm xã còn lại.

+ Xây dựng các mạng đường nội thị thị xã Lai Châu, thị trấn Tam Đường, và một số thị trấn khác.

+ Xây dựng bến xe thị xã Lai Châu.

+ Nâng cấp cảng Lai Châu, cảng Nậm Hằng, và một số cảng khác.

Cấp nước:

+ Xây dựng nhà máy nước thị xã Lai Châu.

+ Xây dựng nhà máy nước thị trấn Than Uyên.

+ Xây dựng nhà máy nước thị trấn Mường Tè.

Bảo vệ môi trường:

+ Tiếp tục thực hiện chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

+ Lập kế hoạch bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng Mường Tè, bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm.

+ Thực hiện các chương trình của Nhà nước đề ra như chương trình 135, chương trình 1 triệu ha rừng.

VIII. NGUỔN VỐN ĐẨU TƯ:

Bao gồm các nguồn vốn chủ yếu sau:

- Vốn di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La;

- Vốn xây dựng cơ bản tập trung theo chỉ tiêu kế hoạch đầu tư hàng năm của UBND tỉnh;

- Vốn các dự án chương trình mục tiêu;

- Vốn các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh;

- Vốn từ chuyển quyền sử dụng đất;

- Vốn do nhân dân đóng góp qua các nghĩa vụ và tự xây dựng.

Điều 2. Giao Sở Xây dựng phối hợp với các UBND các huyện, thị xã lập kế hoạch dài hạn thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển các đô thị và điểm dân cư nông thôn theo địa bàn. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện, thị tổng hợp trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các ông (bà): Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên môi trường, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, CN, TH.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Lò Văn Giàng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 52/2006/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Lai Châu đến năm 2020

  • Số hiệu: 52/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/08/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Lò Văn Giàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/08/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản