- 1Pháp lệnh đo lường năm 1999
- 2Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999
- 3Nghị định 06/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Đo lường
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 179/2004/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
- 6Quyết định 30/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2006/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 26 tháng 5 năm 2006 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN THẬP NIÊN CHẤT LƯỢNG 2006-2015 CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 06/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Đo lường;
Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá;
Căn cứ Quyết định số 30/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá trên địa bàn thành phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 29/TTr-SKHCN ngày 15 tháng 5 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN THẬP NIÊN CHẤT LƯỢNG 2006-2015 CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52 /2006/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Hưởng ứng Thập niên Chất lượng toàn quốc lần thứ 2 giai đoạn 2006-2015 và triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/2006/CT-UBND ngày 8 tháng 02 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện Thập niên chất lượng 2006-2015, UBND thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện Thập niên chất lượng 2006-2015 với những nội dung sau đây:
Phần I
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Thập niên chất lượng 2006-2015 trên địa bàn thành phố, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các ngành, các quận, huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn về vai trò quan trọng của chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong xu thế phát triển và hội nhập.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng phù hợp với điều kiện của thành phố, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Xây dựng các chính sách, chế độ mang tính đột phá, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Định hướng cho các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Thập niên chất lượng 2006-2015.
- Tổ chức thực hiện có kết quả một số giải pháp cụ thể, nhằm tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các ngành, các địa phương và doanh nghiệp về công tác nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Phần II
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của về các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người tiêu dùng thành phố về nội dung của các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các văn bản hướng dẫn có liên quan, cụ thể là:
1. Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999.
2. Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999.
3. Nghị định 06/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Đo lường.
4. Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá.
5. Chỉ thị số 04/2006/CT-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện Thập niên chất lượng 2006-2015.
6. Quyết định số 30/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
II. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân có hành vi gian lận trong đo lường, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng theo đúng quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và các nhà sản xuất chân chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
2. Thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
3. Thực hiện phê duyệt mẫu các loại phương tiện đo được sản xuất và sử dung trên địa bàn theo đúng quy định, tăng cường kiểm tra việc phê duyệt mẫu đối với các loại cân thông dụng và các loại cột đo nhiên liệu.
4. Thực hiện kiểm định các loại phương tiện đo thuộc danh mục phương tiện đo phải kiểm định.
III. Xây dựng chính sách thúc đẩy hoạt động chất lượng
Ban hành các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá trong các doanh nghiệp trên địa bàn bao gồm:
1. Chính sách hỗ trợ đổi mới thiết bị công nghệ phù hợp với yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp;
2. Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp về đào tạo trong và ngoài nước đối với các đối tượng là cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh (giám đốc) và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
3. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000.
4. Xây dựng chính sách khuyến khích liên kết hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học và các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố, đẩy nhanh quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh.
5. Hỗ trợ tăng cường xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận, quan hệ với các doanh nghiệp của các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và thế giới để mở rộng quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
IV. Xây dựng và thực hiện các chương trình chất lượng
1. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Đà Nẵng đến năm 2010.
2. Đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình tiết kiệm năng lượng và Sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp trên địa bàn.
3. Xây dựng Đề án hỗ trợ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 vào các hoạt động dịch vụ hành chính công.
4. Xây dựng Đề án hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9000, HACCP, GMP...) và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000.
5. Xây dựng Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng quản lý sản xuất kinh doanh giỏi (giám đốc), có tay nghề cao (công nhân kỹ thuật), nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.
6. Xây dựng Chương trình phát triển công nghệ cao của thành phố từ nay đến năm 2015, bao gồm phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới...
7. Xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp tạo dựng và phát triển bền vững thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
V. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
1. Phát huy mọi nguồn lực về đo lường, thử nghiệm của các ngành, các doanh nghiệp và của các cơ quan Trung ương đang hoạt động trên địa bàn để phục vụ cho công tác quản lý đo lường chất lượng.
2. Trên cơ sở năng lực hiện có, tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực các phòng kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo và các phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Trong năm 2006, xây dựng Đề án đầu tư nâng cao năng lực đo lường thử nghiệm cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Đà Nẵng để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước.
3. Các doanh nghiệp căn cứ vào khả năng của mình, đầu tư các phòng thí nghiệm, thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá theo tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn quốc gia phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.
4. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho các ngành, các quận huyện, đào tạo Kỹ thuật viên đo lường thử nghiệm có tay nghề cao cho các Phòng kiểm định, hiệu chuẩn và các phòng thí nghiệm đủ khả năng sử dụng các loại thiết bị hiện đại.
VI. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước
1. Tăng cường quan hệ hợp tác trong và ngoài nước để phát huy và khai thác mọi nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý và các hoạt động nâng cao chất lượng hàng hoá của địa phương.
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; với Đại học Đà Nẵng và Học viện Chính trị khu vực III.
2. Tăng cường các hoạt động hợp tác về khoa học công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng với các nước mà thành phố đã đặt quan hệ hợp tác.
3. Các doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tư vấn chuyển giao các loại công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô sản xuất, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
VII. Tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức về chất lượng.
1. Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông quảng bá tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao hơn nữa nhận thức về chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho mọi thành phần xã hội, đặc biệt là các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tạo lập một phong trào năng suất chất lượng trong toàn thành phố, làm cho chất lượng thực sự trở thành yếu tố quyết định, là chìa khoá để phát triển và hội nhập thành công.
2. Phát động phong trào thi đua lao động sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế vào các quá trình sản xuất, kinh doanh, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, tạo ra được những hàng hoá mang thương hiệu “Made in Danang, Vietnam” có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Hàng năm thành phố tổ chức xét chọn trao Giải thưởng chất lượng Đà Nẵng cho các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn thành phố có thành tích trong hoạt động nâng cao chất lưọng hàng hoá.
3. Mở rộng quy mô và chất lượng các hội chợ, triển lãm, tháng/tuần lễ chất lượng... để xét tuyển, bình chọn các sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, mẫu mã kiểu dáng đẹp, nhằm tạo dựng uy tín cho các loại sản phẩm hàng hoá mang thương hiệu “Made in Danang, Vietnam”.
Phần III
KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện Chương trình hành động thập niên chất lượng được cân đối trong kế hoạch kinh tế-xã hội hàng năm của thành phố; kinh phí hỗ trợ của Trung ương; kinh phí của doanh nghiệp; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các khoản kinh phí khác.
- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch về kinh phí và kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động thập niên chất lượng 2006-2015 trong phạm vi và thẩm quyền quản lý.
- Xây dựng kế hoạch kinh phí và triển khai thực hiện chương trình hành động của ngành và địa phương phải dựa trên cơ sở kế hoạch chung của thành phố và điều kiện thực tế của ngành và địa phương.
- Việc xây dựng kế hoạch kinh phí và kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thập niên chất lượng, được tiến hành theo đúng thời gian xây dựng kế hoạch kinh tế-xã hội hàng năm.
Phần IV
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Chương trình hành động thực hiện thập niên chất lượng 2006-2015 được chia làm 02 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 2006 đến cuối năm 2010.
Bao gồm việc xây dựng Chương trình hành động và triển khai thực hiện tại các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Cuối năm 2010 tổ chức hội nghị tổng kết lần 1 để đánh giá tình hình thực hiện trong 5 năm, xác định những thành công và tồn tại của Chương trình để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: Từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2015
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện phải tập trung chỉ đạo, tập trung mọi nguồn lực cần thiết để thực hiện thành công Chương trình hành động thập niên chất lượng 2006-2015.
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
1.1. Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng phù hợp với điều kiện của địa phương.
Thời gian thực hiện: Hàng năm, theo yêu cầu quản lý.
1.2. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn, dài hạn để nâng cao năng lực đo lường thử nghiệm, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập.
Trước mắt, xây dựng Đề án “Đầu tư Nâng cao năng lực đo lường, thử nghiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Đà Nẵng”.
Thời gian hoàn thành: Tháng 8 năm 2006.
1.3. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ các nhà sản xuất chân chính, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
1.4. Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng Đề án “Hỗ trợ các cơ quan hành chính, sự nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 vào các hoạt động dịch vụ hành chính công”.
Thời gian hoàn thành: Tháng 7 năm 2006.
2. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan xây dựng “Chính sách hỗ trợ đầu tư về vốn, tư vấn chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”.
Thời gian hoàn thành: Quý 3 năm 2006.
3. Sở Công nghiệp:
3.1. Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao ở trong và ngoài nước” để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp đầu tư phát triển.
Thời gian hoàn thành: Quý 3 năm 2006.
3.2. Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Đà Nẵng đến năm 2010.
4. Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các ngành liên quan xây dựng “Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài để tạo lập thị trường, chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp”.
Thời gian hoàn thành: Quý 3 năm 2006.
5. UBND các quận, huyện, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để chuẩn bị những nguồn lực cần thiết triển khai thực hiện Chương trình hành động này tại địa phương mình đạt hiệu quả cao nhất.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
6. Các doanh nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở các nguồn lực hiện có, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và các kiến nghị cần thiết để tổ chức thực hiện Chương trình hành động này.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
7. Sở Văn hoá Thông tin, Đài phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các ngành liên quan tổ chức thông tin tuyên truyên các nội dung sau:
- Tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của UBND thành phố Đà Nẵng về hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp các ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn về vai trò quan trọng của chất lượng. Tạo lập một phong trào năng suất chất lượng trên toàn thành phố, làm cho chất lượng thực sự trở thành yếu tố quyết định, là chìa khoá để phát triển và hội nhập thành công.
- Thông tin, tuyên truyền về các doanh nghiệp và doanh nhân có thành tích suất sắc trong các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lập được những thương hiệu mạnh có uy tín trong nước và thế giới.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ban ngành và UBND các quận huyện xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm để tổ chức thực hiện Chương trình hành động thập niên chất lượng.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên hàng năm.
9. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện Chương trình hành động này và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm (trước ngày 30 tháng 11 hàng năm), gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp trình UBND thành phố./.
- 1Quyết định số 331/QĐ-UBND về phê duyệt dự án Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015, định hướng đến 2020.
- 2Quyết định 391/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm,hàng hóa chủ lực giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Quyết định 804/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2020
- 4Quyết định 1751/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án phương hướng thập niên chất lượng giai đoạn 2006 - 2015 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 1Pháp lệnh đo lường năm 1999
- 2Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999
- 3Nghị định 06/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Đo lường
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 179/2004/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
- 6Quyết định 30/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 7Quyết định số 331/QĐ-UBND về phê duyệt dự án Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015, định hướng đến 2020.
- 8Quyết định 391/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm,hàng hóa chủ lực giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 9Quyết định 804/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2020
- 10Quyết định 1751/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án phương hướng thập niên chất lượng giai đoạn 2006 - 2015 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
Quyết định 52/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thực hiện thập niên chất lượng 2006-2015 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 52/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/05/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Trần Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực