Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5192/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA, NĂM 2022

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 205/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành "Quy định xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa";

Căn cứ Quyết định số 204/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành "Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa";

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 2202/TTr-SKHCN ngày 05/12/2021.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 . Phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa năm 2022, gồm 39 nhiệm vụ (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức các Hội đồng Khoa học tư vấn chuyên ngành để đánh giá Hồ sơ thuyết minh và tổ chức thẩm định kinh phí các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt tại Điều 1, Quyết định này theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, đảm bảo từng nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt giao kinh phí thực hiện yêu cầu phải rõ một số nội dung sau:

- Thông số kỹ thuật, yêu cầu về số lượng, chất lượng hoặc chỉ tiêu định lượng, định tính của các sản phẩm tạo ra (theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Quyết định số 205/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh);

- Phương án tiếp nhận, sử dụng kết quả nghiên cứu của đơn vị đặt hàng (theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Quyết định số 205/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh);

- Đề xuất, kiến nghị với chủ tịch UBND tỉnh khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT UBND tỉnh Lê Đức Giang;
- CVP, PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA, NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số:    /QĐ-UBND ngày   /   /2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên đề tài

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với kết quả

Phương thức thực hiện

1.

Đề tài NCKH&PTCN: Tuyển chọn giống và xây dựng quy trình thâm canh, chế biến, bảo quản ngô sinh khối làm thức ăn cho đại gia súc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Tuyển chọn được 2 - 3 giống ngô sinh khối có năng suất, chất lượng cao để đưa vào cơ cấu giống của tỉnh Thanh Hóa;

- Xây dựng được quy trình kỹ thuật thâm canh ngô sinh khối cho các giống đã được tuyển chọn phù hợp với điều kiện Thanh Hóa;

- Xây dựng được quy trình chế biến, bảo quản ngô sinh khối làm thức ăn cho đại gia súc áp dụng cho quy mô nông hộ, trang trại phù hợp với điều kiện tại Thanh Hóa;

- Đánh giá được hiệu quả thực tế của mô hình thâm canh ngô sinh khối (sử dụng giống đã tuyển chọn; kỹ thuật thâm canh đã xây dựng) và mô hình chế biến bảo quản ngô sinh khối làm thức ăn cho đại gia súc quy mô nông hộ, trang trại (áp dụng quy trình chế biến, bảo quản đã xây dựng).

- Từ 2 - 3 giống ngô sinh khối đạt các chỉ tiêu, yêu cầu sau: năng suất trung bình ≥ 60 tấn/ha/vụ; hàm lượng chất khô ≥ 22%; protein ≥ 9 % khối lượng chất khô; tỷ lệ chất xơ < 28%); văn bản xác nhận giống ngô được đưa vào cơ cấu giống của tỉnh Thanh Hóa;

- Các quy trình kỹ thuật thâm canh ngô sinh khối tại Thanh Hóa (mỗi giống được tuyển chọn có 1 quy trình tương ứng; quy trình phải được công nhận cấp cơ sở);

- Các quy trình chế biến, bảo quản ngô sinh khối làm thức ăn cho đại gia súc áp dụng cho quy mô nông hộ, trang trại tại Thanh Hóa (quy trình được công nhận cấp cơ sở);

- Báo cáo đánh giá hiệu quả thực tế của mô hình thâm canh ngô sinh khối làm thức ăn cho đại gia súc (quy mô của mô hình được lựa chọn phù hợp, vừa đủ để đánh giá được hiệu quả);

- Báo cáo đánh giá hiệu quả thực tế của mô hình chế biến, bảo quản ngô sinh khối làm thức ăn cho đại gia súc ở quy mô hộ gia đình, trang trại nhỏ, vừa, lớn (quy mô của mô hình được lựa chọn theo các quy mô chăn nuôi quy định trong Luật chăn nuôi).

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (được sở Nông nghiệp & PTNT tiếp nhận; có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN).

Tuyển chọn

2.

Đề tài NCKH&PTCN: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm tỉnh Thanh Hóa.

- Đánh giá được thực trạng hoạt động truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Phân tích thiết kế được hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm tỉnh Thanh Hóa;

- Xây dựng thành công hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm tỉnh Thanh Hóa;

- Xây dựng được phương án duy trì phát triển hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên tỉnh Thanh Hóa (Báo cáo đánh giá đúng thực trạng hoạt động truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm: Thống kê mặt hàng trong tỉnh hiện đang thực hiện TXNG, những lợi thế, khó khăn khi thực hiện TXNG của các doanh nghiệp; Thống kê những loại phần mềm hỗ trợ TXNG đang dùng hiện nay trong tỉnh, đánh giá ưu nhược điểm của từng loại phần mềm).

- Bản phân tích thiết kế hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm tỉnh Thanh Hóa; (bao gồm: Bản phân tích thiết kế chức năng tổng quát của hệ thống phần mềm TXNG; Bản phân tích thiết kế hệ thống (phân tích thiết kế biểu đồ luồng dữ liệu, phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu) của hệ thống phần mềm TXNG nông sản thực phẩm tỉnh Thanh Hóa).

- Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm tỉnh Thanh Hóa (Phần mềm sử dụng công nghệ nền tảng Blockchain, gồm các chức năng: Chức năng quản trị; Chức năng kiểm định; Chức năng đăng ký sản phẩm cần TXNG: các doanh nghiệp linh động đăng ký; Chức năng tìm kiếm thông tin: người dùng có thể truy xuất thông tin nguồn gốc sản phẩm thông qua trang Web của phần mềm, hoặc check mã QR sản phẩm thông qua ứng dụng trên điện thoại di động).

- Báo cáo kết quả triển khai thử nghiệm phần mềm (Đánh giá được cụ thể kết quả, hiệu quả phần mềm sau khi được thử nghiệm ứng dụng);

- Phương án sử dụng, duy trì phát triển phần mềm (được các đơn vị: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản Thanh Hóa; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Than Hóa tiếp nhận kết quả và triển khai ứng dụng; trong đó có đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh).

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu của đề tài.

Tuyển chọn

3.

Dự án SXTN: Hoàn thiện công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông chịu mặn cốt liệu hạt nhỏ sử dụng cát nghiền và tro xỉ nhiệt điện Nghi Sơn phục vụ các công trình xây dựng ven biển

- Hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông chịu mặn cốt liệu hạt nhỏ sử dụng cát nghiền và tro xỉ nhiệt điện Nghi Sơn.

- Xây dựng được hồ sơ và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm cấu kiện bê tông chịu mặn.

- Sản xuất thành công 500 m3 cấu kiện bê tông đạt tiêu chuẩn cơ sở đã công bố.

- Sử dụng thành công cấu kiện bê tông chịu mặn cho một số công trình xây dựng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

- Quy trình công nghệ sản xuất cấu kiện bê tông chịu mặn cốt liệu hạt nhỏ sử dụng cát nghiền và tro xỉ nhiệt điện Nghi Sơn. (Quy trình dạng sơ đồ kèm theo mô tả chi tiết quy trình công nghệ từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra là phẩm cấu kiện bê tông).

- Tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm cấu kiện bê tông chịu mặn (cường độ chịu nén ≥ 40MPa, độ hút nước <5%, độ bền thấm ion clo < 1000 culong)

- 500 m3 cấu kiện bê tông chịu mặn đạt tiêu chuẩn cơ sở đã công bố.

- Báo cáo kết quả sử dụng cấu kiện bê tông chịu mặn cho một số công trình xây dựng ven biển tỉnh Thanh Hóa. (Báo cáo đánh giá được kết quả, hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng cấu kiện bê tông chịu mặn nghiên cứu tại mô hình thử nghiệm)

- Báo cáo phương án sử dụng và nhân rộng kết quả dự án (được Sở Xây dựng, Sở Giao thông và Công ty TNHH Một Thành viên Tân Thành 1 tiếp nhận kết quả và triển khai ứng dụng; trong đó có đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh).

Tuyển chọn

4.

Đề tài NCKH&PTCN: Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý công tác khảo sát đánh giá chất lượng học sinh phổ thông tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng thành công phần mềm quản lý công tác đánh giá chất lượng thi khảo sát các cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với các tiêu chí yêu cầu đặt ra;

- Tổ chức triển khai thử nghiệm thành công hệ thống phần mềm đồng bộ trên một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý công tác khảo sát đánh giá chất lượng học sinh phổ thông tỉnh Thanh Hóa, (Báo cáo phản ánh thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khảo sát chất lượng HS phổ thông tỉnh Thanh Hóa quy mô 60 trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa)

- Quy trình quản lý quản lý công tác khảo sát đánh giá chất lượng học sinh phổ thông tỉnh Thanh Hóa (Quy trình trình bày khoa học, cụ thể, rõ ràng, áp dụng đầy đủ các biện pháp chính được khuyến cáo).

- Bản phân tích thiết kế hệ thống phần mềm quản lý công tác khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Hệ thống phần mềm quản lý công tác đánh giá chất lượng thi khảo sát các cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Cài đặt ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khảo sát chất lượng HS phổ thông tỉnh Thanh Hóa quy mô 60 trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa);

- Báo cáo kết quả triên khai thử nghiệm hệ thống phần mềm tại một số trường phổ thông;

- Phương án sử dụng và duy trì phát triển phần mềm (được Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Hóa; Các Phòng Giáo Dục và Đào Tạo: Huyện Đông Sơn, Thành Phố Thanh Hóa; và các trường: THPT Hàm Rồng; THPT Dân tộc Nội Trú tiếp nhận kết quả và triển khai ứng dụng; trong đó có đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh).

- 01 bài báo khoa học công bố các kết quả nghiên cứu của đề tài.

Tuyển chọn

5.

Đề tài NCKHXH&NV: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng logistics và nguồn nhân lực logistics của tỉnh Thanh Hóa.

- Thí điểm xây dựng được một số tiêu chuẩn nghề thuộc lĩnh vực logistics và đào tạo phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu hội nhập.

- Đề xuất được các giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Kiến nghị thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo đánh giá thực trạng về logistics và nguồn nhân lực logistics tại các doanh nghiệp (phản ánh đúng thực trạng trên cơ sở khảo sát 400 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh).

- Báo cáo phân tích nhu cầu nguồn nhân lực logistics cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (phân tích đúng nhu cầu nguồn nhân lực trên cơ sở khảo sát 400 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh).

- Báo cáo kết quả xây dựng 03 tiêu chuẩn nghề thuộc lĩnh vực logistics.

- 30 lớp đào tạo phát triển nguồn nhân lực logistics cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (dự kiến quy mô 50 người/lớp).

- Báo cáo đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (đề xuất được từ 4-5 nhóm giải pháp có thể áp dụng được, phù hợp với điều kiện thực tiễn).

- Báo cáo phương án nhân rộng kết quả đề tài (được Công ty CP cảng Thanh Hóa tiếp nhận kết quả và triển khai sử dụng; trong đó có ý kiến đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh).

- 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.

Tuyển chọn

6.

Đề tài NCKHXH&NV: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng và đề xuất được các giải pháp xây dựng và phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị, tăng doanh thu tiêu thụ và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Xây dựng được 1-2 mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm OCOP trong lĩnh vực thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- 01 Báo cáo kết quả đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (được Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá, nghiệm thu).

- 01 Báo cáo giải pháp xây dựng và phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- 1-2 mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm OCOP trong lĩnh vực thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo đánh giá kết quả, hiệu quả của của mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm OCOP trong lĩnh vực thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- 02 sản phẩm OCOP trong lĩnh vực thực phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- 01 sản phẩm OCOP từ 4 sao đủ tiêu chuẩn đề nghị đạt mức 5 sao.

- Phương án sử dụng và nhân rộng kết quả nghiên cứu của đề tài (được Văn phòng điều phối Nông thôn mới; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận. Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN).

- 01 bài báo công bố kết quả đề tài đăng trên tạp chí khoa học có chỉ số ISN.

Tuyển chọn

7.

Đề tài NCKH&PTCN: Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình kiểm soát, giảm thiểu rác thải nhựa ra biển tại Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng rác thải nhựa ra biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất được hệ thống giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ra biển phù hợp với tỉnh Thanh Hóa.

- Triển khai thành công mô hình thực tế kiểm soát, giảm thiểu rác thải nhựa ra biển tại 1 huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa, giảm thiểu ít nhất 80% rác thải nhựa ra biển so với trước khi xây dựng mô hình.

- Báo cáo đánh giá thực trạng rác thải nhựa ra biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (phản ánh đúng thực trạng rác thải nhựa ra biển tại các lưu vực sông chính và các bãi biển tại tỉnh Thanh Hóa).

- Báo cáo hệ thống giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ra biển phù hợp với tỉnh Thanh Hóa (hệ thống giải pháp phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và triển khai có hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa).

- Báo cáo kết quả mô hình thực tế kiểm soát, giảm thiểu rác thải nhựa ra biển (sử dụng các giải pháp: thu gom rác tại nguồn; lắp đặt bẫy rác thu gom định kỳ tại các cửa sông; bài giảng tập huấn hướng dẫn, tuyên truyền) tại 1 huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa, giảm thiểu ít nhất 80% rác thải nhựa ra biển so với trước khi xây dựng mô hình (dự kiến thí điểm tại 02 cửa sông).

- Báo cáo khuyến nghị việc kiểm soát thu gom và xử lý rác thải nhựa cho người dân và chính quyền địa phương (khuyến nghị được các giải pháp có thể áp dụng và phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương).

- Báo cáo phương án chuyển giao, nhân rộng kết quả nghiên cứu của đề tài (được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận kết quả và triển khai ứng dụng; trong đó có ý kiến đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh).

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu đề tài.

Tuyển chọn

8.

Nhiệm vụ SHTT: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Rau má xứ Thanh” cho các sản phẩm từ rau má bản địa của tỉnh Thanh Hóa.

- Nghiên cứu hoàn thiện được bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống rau má bản địa đạt tiêu chuẩn cơ sở; bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch rau má theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Xây dựng được nhãn hiệu tập thể “Rau má xứ Thanh” và xây dựng, hoàn thiện, đưa vào khai thác có hiệu quả hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau má xứ Thanh”: Mô hình quản lý; Điều kiện, phương tiện quản lý; Phương án sản xuất và kinh doanh; quy trình truy xuất nguồn gốc, xuất xứ; tem nhãn, bao bì đóng gói.

- 01 Báo cáo kết quả thu thập, xác định các giống rau má đang được trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (được Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá, nghiệm thu).

- Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống rau má bản địa đạt tiêu chuẩn cơ sở (được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND huyện Quảng Xương tiếp nhận. Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ SHTT);

- Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch rau má bản địa đạt tiêu chuẩn VietGAP (được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND huyện Quảng Xương tiếp nhận. Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ SHTT).

- Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Rau má xứ Thanh” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.

- 01 hệ thống công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau má xứ Thanh”: Mô hình quản lý; Điều kiện, phương tiện quản lý; Phương án sản xuất và kinh doanh; quy trình truy xuất nguồn gốc, xuất xứ; tem nhãn, bao bì đóng gói…

- 3-5 sản phẩm từ rau má mang nhãn hiệu tập thể “Rau má xứ Thanh” đạt chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.

Tuyển chọn

9.

Nhiệm vụ SHTT: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tôm nõn Hậu Lộc” cho sản phẩm tôm nõn của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

- Xác lập được quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể “Tôm nõn Hậu Lộc” cho sản phẩm tôm nõn của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng, hoàn thiện và đưa vào khai thác có hiệu quả hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể “Tôm nõn Hậu Lộc” của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa: Mô hình quản lý; Điều kiện, phương tiện quản lý; Phương án sản xuất và kinh doanh; quy trình truy xuất nguồn gốc, xuất xứ; tem nhãn, bao bì đóng gói sản phẩm.

- Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm nõn của tỉnh Thanh Hóa (được Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá, nghiệm thu).

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Tôm nõn Hậu Lộc” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.

- Quy chế quản lý và sử dụng Nhãn hiệu tập thể "Tôm nõn Hậu Lộc".

- 01 mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tôm nõn mang nhãn hiệu tập thể “Tôm nõn Hậu Lộc”.

- Hệ thống bao bì, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm "Tôm nõn Hậu Lộc" và hệ thống các phương tiện quảng bá, giới thiệu hình ảnh sản phẩm "Tôm nõn Hậu Lộc".

- Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng NHTT sản phẩm "Tôm nõn Hậu Lộc".

- Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện mô hình quản lý sản phẩm tôm nõn mang nhãn hiệu tập thể "Tôm nõn Hậu Lộc" (được Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá, nghiệm thu).

- Phương án phát triển nhãn hiệu tập thể “Tôm nõn Hậu Lộc” sau khi được bảo hộ (được UBND huyện Hậu Lộc tiếp nhận. Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ SHTT).

Tuyển chọn

10.

Nhiệm vụ SHTT: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chè Tán Ma huyện Quan Hoá” cho sản phẩm chè của huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa.

Xác lập được quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể “chè tán ma huyện Quan Hóa” cho sản phẩm chè của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xây dựng, hoàn thiện và đưa vào khai thác có hiệu quả hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè tán ma huyện Quan Hóa” của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa: Mô hình quản lý; Điều kiện, phương tiện quản lý; Phương án sản xuất và kinh doanh; quy trình truy xuất nguồn gốc, xuất xứ; tem nhãn, bao bì đóng gói sản phẩm.

- Báo cáo thực trạng sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thị trường sản phẩm "Chè tán ma huyện Quan Hóa" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (được Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá, nghiệm thu).

- Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Chè tán ma huyện Quan Hóa” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.

- Quy chế quản lý và sử dụng Nhãn hiệu tập thể "Chè tán ma huyện Quan Hóa".

- Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái chè mang nhãn hiệu tập thể "Chè tán ma huyện Quan Hóa" (được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND huyện Quan Hóa tiếp nhận. Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ SHTT).

- Quy trình về kiểm soát chất lượng "Chè tán ma huyện Quan Hóa".

- 01 mô hình sản xuất trồng, chăm sóc, thu hoạch chè mang nhãn hiệu tập thể “Chè tán ma huyện Quan Hóa” quy mô 2 ha.

- Hệ thống bao bì, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm "Chè tán ma huyện Quan Hóa" và hệ thống các phương tiện quảng bá, giới thiệu hình ảnh sản phẩm "Chè tán ma huyện Quan Hóa".

- Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng NHTT sản phẩm "Chè tán ma huyện Quan Hóa".

- Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện mô hình quản lý sản phẩm chè mang nhãn hiệu tập thể "Chè tán ma huyện Quan Hóa".

- Phương án phát triển nhãn hiệu tập thể “Chè tán ma huyện Quan Hóa” sau khi được bảo hộ (được UBND huyện Quan Hóa tiếp nhận. Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ SHTT).

Tuyển chọn

11.

Đề tài NCKH&PTCN:

Nghiên cứu, khảo nghiệm giống lúa nếp B-K6 năng suất, chất lượng cao phù hợp cho vùng lúa thâm canh của tỉnh Thanh Hóa

- Nghiên cứu xác định được giống lúa nếp B-K6 ngắn ngày, có năng suất cao hơn, có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh hại chủ yếu tốt hơn giống lúa nếp N97; chất lượng gạo tương đương giống lúa nếp N97; gieo cấy được cả 2 vụ (vụ Xuân và vụ Mùa) để bổ sung vào bộ giống lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong cơ cấu giống của tỉnh.

- Xây dựng được Quy trình kỹ thuật thâm canh và Quy trình kỹ thuật sản xuất giống đối với giống lúa nếp B-K6;

- Xây dựng được mô hình khảo nghiệm đánh giá tính thích ứng của giống B-K6 ở các vùng sinh thái của tỉnh;

- Giống lúa nếp B-K6 được Cục trồng trọt-Bộ NN&PTNT công nhận lưu hành tại Thanh Hóa và các tỉnh phía Bắc.

- Báo cáo kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống lúa nếp B-K6 (Khảo nghiệm VCU);

- Báo cáo kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (Khảo nghiệm DUS);

- Quy trình kỹ thuật thâm canh và quy trình kỹ thuật sản xuất giống đối với giống lúa nếp B-K6;

- Báo cáo kết quả xây dựng mô hình trình diễn khảo nghiệm đánh giá tính thích ứng của giống B- K6 ở các vùng sinh thái của tỉnh;

- Bộ hồ sơ và Quyết định công nhận lưu hành Giống lúa nếp B-K6 của Cục Trồng trọt- Bộ NN&PTNT tại Thanh Hóa và các tỉnh phía Bắc.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (được sở NN&PTNT tiếp nhận; có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KHCN).

Giao trực tiếp Công ty TNHH Giống cây trồng Bắc Trung Bộ

12.

Đề tài NCKH&PTCN: Nghiên cứu phục tráng và phát triển vùng sản xuất giống lúa đặc sản Nếp cái hoa vàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Phục tráng được giống lúa đặc sản Nếp cái hoa vàng (hiện đang bị thoái hóa); Hoàn thiện được Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa Nếp cái hoa vàng cho giống lúa đã được phục tráng;

- Lựa chọn được vùng sản xuất phù hợp để mở rộng diện tích sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng ở Thanh Hóa;

- Xây dựng được mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng quy mô 10 - 20 ha (sử dụng giống mới được phục tráng, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh mới được hoàn thiện, trên vùng sản xuất mới được lựa chọn);

- Đánh giá được hiệu quả thực tế của mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng (sử dụng giống mới được phục tráng, áp dụng hướng dẫn kỹ thuật thâm canh mới được hoàn thiện, trên vùng sản xuất mới được lựa chọn) để làm cơ sở khoa học cho việc mở rộng diện tích sản xuất trên quy mô lớn.

- 1.000kg giống lúa Nếp cái hoa vàng siêu nguyên chủng (được chứng nhận và công bố hợp quy theo quy định);

- 01 bản Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa Nếp cái hoa vàng tại Thanh Hóa (được cấp có thẩm quyền xác nhận);

- 01 Bản đồ xác định vùng phù hợp cho sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng tại Thanh Hóa;

- Mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng quy mô 10 - 20 ha tại các vùng mới được lựa chọn;

- Báo cáo đánh giá hiệu quả thực tế của mô hình sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng và phương án phát triển sản xuất lúa Nếp cái hoa vàng ở Thanh Hóa.

Giao trực tiếp Công ty cổ phần thương mại Sao Khuê

13.

Đề tài NCKH&PTCN: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp bệnh khảm lá virus hại sắn tại Thanh Hóa.

- Đánh giá được thực trạng sản xuất sắn và quy luật phát sinh, phát triển, mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng được mô hình ứng dụng các biện pháp quản lý tổng hợp đã đề xuất, đạt hiệu quả phòng trừ từ 80% trở lên so với đối chứng (theo các biện pháp hiện nay) tăng hiệu quả kinh tế >15% so với sản xuất đại trà.

- Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất sắn và quy luật phát sinh, phát triển, mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (Báo cáo phản ánh đúng thực trạng sản xuất sắn tại 14 huyện trồng sắn nguyên liệu và đánh giá được quy luật phát sinh, phát triển của bệnh khảm lá sắn, mức độ gây hại của bệnh tại 6 huyện bệnh khảm lá sắn đã phát sinh gây hại trong thời gian vừa qua).

- Quy trình quản lý tổng hợp bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Quy trình trình bày khoa học, cụ thể, rõ ràng, áp dụng đầy đủ các biện pháp chính được khuyến cáo).

- Báo cáo kết quả xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng các biện pháp quản lý tổng hợp, trong đó:

+ Mô hình sản xuất giống sắn bằng 2 phương pháp (Mô hình nhân giống sạch bệnh bằng invitro và Mô hình nhân giống mới kháng bệnh) quy mô 5,0 ha/mô hình (10 ha/2 mô hình)

+ Mô hình sản xuất sắn thương phẩm từ nguồn nhân giống sắn tạo ra (Mô hình sử dụng giống sắn địa phương, sạch bệnh và mô hình sử dụng giống sắn mới, kháng bệnh), quy mô: 40 ha/mô hình (80 ha/2 mô hình) đạt hiệu quả phòng trừ ≥80% so với đối chứng và tăng hiệu quả kinh tế >15% so với sản xuất đại trà.

- 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả đề tài (Được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp nhận kết quả và triển khai ứng dụng; trong đó có đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh)

Giao trực tiếp Trạm Kiểm dịch Thực vật Nội địa, Chi cục Trồng trọt và BVTV Thanh Hóa

14.

Đề tài NCKH&PTCN:

Tuyển chọn giống cà chua đen năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ phát triển vùng sản xuất rau an toàn tại Thanh Hóa

- Đánh giá được năng suất, chất lượng của 5 - 8 giống cà chua đen có khả năng tiêu thụ tốt trên thị trường (HT225, HT234, Cà chua đen IndigoF1, cà chua đen Nga, cà chua đen socola ...) được trồng tại các vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh Thanh Hóa;

- Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cà chua đen theo tiêu chuẩn VietGAP cho 2 giống có năng suất cao, chất lượng tốt;

- Đánh giá được hiệu quả thực tế của mô hình trồng cà chua đen (sử dụng giống được tuyển chọn; áp dụng hướng dẫn kỹ thuật thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP đã xây dựng) để làm cơ sở khoa học cho việc nhân rộng mô hình sản xuất.

- Báo cáo kết quả tuyển chọn 02 giống cà chua đen phục vụ phát triển vùng sản xuất rau an toàn tại Thanh Hóa;

- 02 bản hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cà chua đen theo tiêu chuẩn VietGAP cho 02 giống được tuyển chọn (được cấp có thẩm quyền xác nhận);

- Mô hình trồng cà chua đen (quy mô 2 - 5 ha; sử dụng giống được tuyển chọn; áp dụng hướng dẫn kỹ thuật thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP đã xây dựng);

- Báo cáo đánh giá hiệu quả thực tế của các mô hình trồng cà chua đen tại Thanh Hóa.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được sở Nông nghiệp & PTNT tiếp nhận; có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN).

Giao trực tiếp Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

15.

Dự án SXTN:

Ứng dụng công nghệ sản xuất sinh khối Lan Gấm (Anoectochilus formosanus HAYATA) bằng kỹ thuật Bioreator và sản xuất thử sản phẩm phục vụ tiêu dùng từ sinh khối Lan Gấm tại Thanh Hóa

- Tiếp nhận và làm chủ được công nghệ sản xuất sinh khối Lan Gấm bằng kỹ thuật bioreator;

- Đánh giá được một số hoạt chất dược liệu chủ yếu của sinh khối Lan Gấm được sản xuất bằng kỹ thuật Bioreator tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa;

- Tiếp nhận và làm chủ được công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ Lan Gấm: trà Lan Gấm, rượu Lan Gấm, cao Lan Gấm…

- Ứng dụng các công nghệ đã tiếp nhận để sản xuất thử: 500 - 700kg sinh khối Lan Gấm tươi làm nguyên liệu sản xuất thử 100kg trà Lan Gấm; 1.000 lít rượu Lan Gấm; 5kg cao Lan Gấm.

- Báo cáo kết quả tiếp nhận, làm chủ công nghệ sản xuất sinh khối Lan Gấm bằng kỹ thuật bioreator (có quy trình công nghệ kèm theo);

- Báo cáo đánh giá chất lượng sinh khối Lan Gấm được sản xuất bằng kỹ thuật Bioreator tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa (các chỉ tiêu đánh giá: dư lượng khoáng chất (NO3-, Cu2+, Zn2+), định tính các nhóm hợp chất thứ cấp (alkaloid, glucoside, flavonoid, steroid, terpenoid), hoạt tính sinh học (kháng khuẩn, kháng oxy hóa));

- Báo cáo kết quả tiếp nhận, làm chủ công nghệ sản xuất trà Lan Gấm, rượu Lan Gấm, cao Lan Gấm… (có các quy trình công nghệ đã tiếp nhận kèm theo);

- 500 -700kg sinh khối Lan Gấm tươi; 100kg trà Lan Gấm; 1.000 lít rượu Lan Gấm; 5kg cao Lan Gấm; các sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy trình sản xuất của đơn vị chuyển giao công nghệ.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (được Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đồng ý tiếp nhận; có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN)

Giao trực tiếp Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

16.

Dự án SXTN:

Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi một số loài Cua lột trong hệ thống tuần hoàn nước tại các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa

- Tiếp nhận và làm chủ được các quy trình kỹ thuật nuôi Cua lột trong hệ thống bể tuần hoàn nước;

- Ứng dụng công nghệ đã tiếp nhận xây dựng thành công mô hình nuôi Cua lột trong hệ thống bể tuần hoàn nước;

- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên và tập huấn kỹ thuật nuôi cho 200 lượt nông dân ven biển.

- Báo cáo kết quả tiếp nhận và làm chủ công nghệ nuôi cua nguyên liệu và nuôi Cua lột trong hệ thống bể tuần hoàn nước (có bản quy trình công nghệ kèm theo);

- Báo cáo kết quả xây dựng mô hình nuôi Cua lột trong hệ thống bể tuần hoàn nước tại Thanh Hóa (quy mô 1000 - 2000 m2 bể, sản lượng 20-30 tấn/2 năm);

- Bản hướng dẫn nuôi của lột trong hệ thống bể tuần hoàn nước phù hợp với điều kiện Thanh Hóa;

- Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ cua lột (Xây dựng được các văn bản làm cơ sở để thực hiện mô hình liên kết và tiêu thụ: bản mô tả và hướng dẫn xây dựng mô hình liên kết, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...);

- 10 kỹ thuật viên được đào tạo và 200 lượt nông dân được tập huấn nắm vững các quy trình kỹ thuật.

- Báo cáo phương án sử dụng kế quả nghiên cứu (được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý tiếp nhận; có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN)

Giao trực tiếp Công ty TNHH SH 79

17.

Đề tài NCKH&PTCN:

Du nhập, phát triển giống cây Khoai môn chỉ tím (Colocasia esculenta (L.) Schott.) trên vùng đất trồng lúa kém hiệu quả tại Thanh Hóa

- Chọn lọc, nhân giống và duy trì nhân giống Khoai môn chỉ tím (Colocasia esculenta (L.) Schott.) để phục vụ phát triển giống cây trồng mới có khả năng cho hiệu quả sản xuất cao trên vùng đất trồng lúa kém hiệu quả của tỉnh Thanh Hóa;

- Xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật canh tác Khoai môn chỉ tím (Colocasia esculenta (L.) Schott.) phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa để phục vụ mở rộng sản xuất giống cây trồng này tại địa phương;

- Đánh giá được hiệu quả thực tế của mô hình sản xuất Khoai môn chỉ tím trên vùng đất trồng lúa kém hiệu quả tại Thanh Hóa (quy mô 10 ha; sử dụng giống đã được chọn lọc, nhân giống tại Thanh Hóa; áp dụng hướng dẫn kỹ thuật đã được xây dựng) để làm cơ sở khoa học cho việc phát triển sản xuất giống cây trồng này ở địa phương.

- 5.000kg củ giống Khoai môn chỉ tím (Colocasia esculenta (L.) Schott.) đạt tiêu chuẩn giống;

- Bản hướng dẫn kỹ thuật canh tác Khoai môn chỉ tím (Colocasia esculenta (L.) Schott.) áp dụng trên địa bàn Thanh Hóa (được cấp có thẩm quyền xác nhận);

- Mô hình 10 ha sản xuất Khoai môn chỉ tím sử dụng giống và kỹ thuật canh tác đã được xây dựng phù hợp với Thanh Hóa;

- Báo cáo đánh giá hiệu quả thực tế của mô hình sản xuất Khoai môn chỉ tím trên vùng đất trồng lúa kém hiệu quả tại Thanh Hóa;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN).

Giao trực tiếp Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

18.

Đề tài NCKH&PTCN:

Nghiên cứu sản xuất phân bón NPK hữu cơ vi sinh dạng hạt bằng công nghệ hơi nước tại Thanh Hóa

- Xây dựng quy trình sản xuất và hướng dẫn sử dụng phân bón NPK hữu cơ vi sinh dạng hạt.

- Nghiên cứu sản xuất thành công 05 loại sản phẩm phân bón NPK hữu cơ vi sinh dạng hạt cho 05 loại cây trồng (Lúa, Ngô, Mía, Dứa và cây có múi (cam, bưởi), gồm:

+ Phân bón NPK hữu cơ vi sinh: 13% N; 3% P2O5; 9% K2O; VSV hữu ích ≥ 106 CFU/g (hoặc nấm rễ cộng sinh ≥ 102 IP/g); Hữu cơ 5%.

+ Phân bón NPK hữu cơ vi sinh: 7% N; 8% P2O5; 4% K2O; VSV hữu ích ≥ 106 CFU/g (hoặc nấm rễ cộng sinh ≥ 102 IP/g); Hữu cơ 5%.

+ Phân bón NPK hữu cơ vi sinh: 18% N; 5% P2O5; 6% K2O; VSV hữu ích ≥ 106 CFU/g (hoặc nấm rễ cộng sinh ≥ 102 IP/g); Hữu cơ 5%.

+ Phân bón NPK hữu cơ vi sinh: 13% N; 13% P2O5; 7% K2O; VSV hữu ích ≥ 106 CFU/g (hoặc nấm rễ cộng sinh ≥ 102 IP/g); Hữu cơ 5%.

+ Phân bón NPK hữu cơ vi sinh: 15% N; 3% P2O5; 15% K2O; VSV hữu ích ≥ 106 CFU/g (hoặc nấm rễ cộng sinh ≥ 102 IP/g); Hữu cơ 5%.

- Sản xuất 40 tấn phân bón Hữu cơ vi sinh dạng hạt/1 loại sản phẩm phân bón

- Báo cáo luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất quy trình công nghệ và công thức cho 5 loại sản phẩm phân bón NPK hữu cơ vi sinh dạng hạt (báo cáo trình bày rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất quy trình công nghệ và công thức cho 5 loại sản phẩm phân bón NPK hữu cơ vi sinh dạng hạt).

- Quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm phân bón NPK hữu cơ vi sinh dạng hạt bằng công nghệ hơi nước. (Quy trình được trình bày khoa học, lôgic, dạng sơ đồ kèm theo mô tả chi tiết quy trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra là phân bón NPK hữu cơ vi sinh dạng hạt).

- Báo cáo kết quả nghiên cứu, sản xuất các loại sản phẩm phân bón NPK hữu cơ vi sinh dạng hạt sản xuất bằng công nghệ hơi nước (số lượng 40 tấn/1 loại sản phẩm phân bón).

- Báo cáo đánh giá kết quả sử dụng và hiệu quả kinh tế của các sản phẩm phân bón NPK hữu cơ vi sinh dạng hạt (trên cơ sở kết quả khảo nghiệm; tăng hiệu quả kinh tế ≥10% so với đối chứng).

- Quyết định công nhận lưu hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho 05 loại sản phẩm phân bón.

- 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả (được Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông tiếp nhận kết quả và triển khai ứng dụng; trong đó có đề xuất kiến nghị UBND tỉnh).

Giao trực tiếp Trung tâm Nghiên cứu Phát triển KH&CN Tiến Nông, Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông

19.

Đề tài NCKH&PTCN:

Nghiên cứu ứng dụng hệ thống tời thu lưới thủy lực trên tàu lưới vây nhằm tăng hiệu quả khai thác và giảm mức độ mất an toàn lao động cho đội tàu khai thác thủy sản vùng khơi của tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá được hiện trạng hệ thống tời thu lưới trên đội tàu lưới vây khai thác thủy sản vùng khơi của tỉnh Thanh Hóa;

- Nghiên cứu được biện pháp chuyển đổi từ hệ thống tời thu lưới thủ công sang hệ thống tời thu lưới thủy lực nhằm tăng hiệu quả khai thác > 20%, giảm được mức độ mất an toàn lao động trên tàu lưới vây khai thác ở vùng khơi (xa bờ);

- Xây dựng được mô hình chuyển đổi từ hệ thống tời thu lưới thủ công sang hệ thống tời thu lưới thủy lực trên tàu lưới vây khai thác vùng khơi; đánh giá được hiệu quả thực tế của mô hình;

- Xây dựng được dự thảo chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc chuyển đổi từ hệ thống tời thu lưới thủ công sang hệ thống tời thu lưới thủy lực cho đội tàu lưới vây khai thác thủy sản vùng khơi của tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng hệ thống tời thu lưới đang sử dụng trên đội tàu lưới vây khai thác thủy sản vùng khơi tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo biện pháp chuyển đổi từ hệ thống tời thu lưới thủ công sang hệ thống tời thu lưới thủy lực nhằm tăng hiệu quả khai thác > 20%, giảm được mức độ mất an toàn lao động trên tàu lưới vây khai thác ở vùng khơi;

- Xây dựng mô hình thực tế chuyển đổi từ hệ thống tời thu lưới thủ công sang hệ thống tời thu lưới thủy lực cho 1 - 3 tàu.

- Báo cáo đánh giá hiệu quả chuyển đổi từ hệ thống tời thu lưới thủ công sang hệ thống tời thu lưới thủy lực trên tàu lưới vây khai thác vùng khơi (thông qua triển khai mô hình thực tế);

- Dự thảo chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc chuyển đổi từ hệ thống tời thu lưới thủ công sang hệ thống tời thu lưới thủy lực cho đội tàu lưới vây khai thác thủy sản vùng khơi của tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (được Sở Nông nghiệp và PTNT đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN).

Giao trực tiếp Trung tâm Đăng kiểm tàu cá

20.

Đề tài NCKH&PTCN: Ứng dụng Công nghệ 4.0 xây dựng “Vườn rau sạch thông minh” quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng, nhu cầu xây dựng “vườn rau sạch” tại các khu vực đô thị tỉnh Thanh Hóa.

- Thiết kế thành công các mô hình “Vườn rau sạch thông minh” phù hợp với nhu cầu thực tế;

- Xây dựng thành công hệ thống công cụ phần mềm điều khiển quản lý giám sát tưới tiêu tự động cho “Vườn rau sạch thông minh”;

- Xây dựng được 05“Vườn rau sạch thông minh” có áp dụng hệ thống phần mềm điều khiển quản lý giám sát, tưới tiêu tự động;

- Báo cáo đánh giá nhu cầu xây dựng “Vườn rau sạch thông minh” tại khu vực đô thị tỉnh Thanh Hóa (Báo cáo phản ánh đúng thực trạng các mô hình trồng rau tại các hộ gia đình, nhu cầu sử dụng vườn rau sạch thông minh tại 04 đô thị (Tp Thanh Hóa, Sầm Sơn, Nghi Sơn, Bỉm Sơn) dựa trên kết quả khảo sát của khoảng 400 hộ dân).

- Thiết kế 02 mô hình “Vườn rau sạch thông minh” với quy mô diện tích khoảng 20m2.

- 01 phần mềm giám sát, điều khiển các thiết bị trong vườn rau sạch thông minh hoạt động qua app điện thoại hoặc trên web.

- Báo cáo triển khai thực tế 05 “Vườn rau sạch thông minh” ứng dụng hệ thống phần mềm điều khiển tự động cho 05 hộ gia đình khác nhau trên địa bàn thành phố Thanh hóa và phương án chuyển giao cho 02 đơn vị trong tỉnh gồm: Sở NN&PTNT, trường ĐHHĐ.

- 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả đề tài (Được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp nhận kết quả và triển khai ứng dụng; trong đó có đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh).

Giao trực tiếp Trường Đại Học Hồng Đức

21.

Đề tài NCKH&PTCN:

Nghiên cứu chuyển đổi số trong sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Xác định được những khó khăn, thách thức, tiềm năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất được hệ thống giải pháp chuyển đổi số của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng thành công mô hình thí điểm ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị cho 2 doanh nghiệp (01 doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực trồng trọt; 01 doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực chăn nuôi).

- Báo cáo đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (phản ánh đúng thực trạng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khảo sát 50 doanh nghiệp, trong đó 25 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trồng trọt, 25 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi).

- Báo cáo xác định được những khó khăn, thách thức, tiềm năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất được hệ thống giải pháp chuyển đổi số của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (đề xuất được các giải pháp phù hợp với thực tiễn và áp dụng có hiệu quả trong ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa).

- Báo cáo kết quả mô hình thí điểm ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị cho 2 doanh nghiệp (01 doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực trồng trọt; 01 doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực chăn nuôi).

- Báo cáo phương án sử dụng và nhân rộng kết quả đề tài (được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận kết quả và triển khai ứng dụng; trong đó có ý kiến đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh).

- 01 bài báo khoa học công bố kết quả nghiên cứu.

Giao trực tiếp Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

22.

Đề tài NCKH&PTCN: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi buồng tử cung để điều trị một số bệnh lý ở buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2022 - 2023

- Ứng dụng thành công kỹ thuật phẫu thuật nội soi buồng tử cung để điều trị một số bệnh lý ở buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa;

- Xây dựng được quy trình kỹ thuật phẫu thuật nội soi buồng tử cung để điều trị một số bệnh lý ở buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.

- 02 kíp bác sỹ, kỹ thuật viên được đơn vị chuyển giao công nghệ xác nhận thành thạo quy trình kỹ thuật phẫu thuật nội soi buồng tử cung để điều trị một số bệnh lý ở buồng tử cung;

- Báo cáo kết quả điều trị cho ít nhất 90 bệnh nhân (có bệnh án nghiên cứu đầy đủ thông tin kèm theo);

- Quy trình kỹ thuật phẫu thuật nội soi buồng tử cung để điều trị một số bệnh lý ở buồng tử cung được Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa phê duyệt, ban hành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN);

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa

23.

Đề tài NCKH&PTCN:

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đặt bóng sonde foley phối hợp siêu âm để hút thai dưới 8 tuần bám sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2022-2023

- Ứng dụng thành công kỹ thuật đặt bóng sonde foley phối hợp siêu âm để hút thai dưới 8 tuần bám sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa;

- Xây dựng được Quy trình kỹ thuật đặt bóng sonde foley phối hợp siêu âm để hút thai dưới 8 tuần bám sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.

- 02 kíp bác sỹ, kỹ thuật viên được đơn vị chuyển giao công nghệ xác nhận thành thạo quy trình kỹ thuật đặt bóng sonde foley phối hợp siêu âm để hút thai dưới 8 tuần bám sẹo mổ lấy thai;

- Báo cáo kết quả điều trị cho ít nhất 100 bệnh nhân (có bệnh án nghiên cứu đầy đủ thông tin kèm theo);

- Quy trình kỹ thuật đặt bóng sonde foley phối hợp siêu âm để hút thai dưới 8 tuần bám sẹo mổ lấy thai được Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa phê duyệt, ban hành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN);

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa

24.

Đề tài NCKH&PTCN: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi sử dụng cánh tay robotdex cắt u tuyến thượng thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2022-2023

- Ứng dụng thành công kỹ thuật phẫu thuật nội soi sử dụng cánh tay robotdex cắt u tuyến thượng thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa;

- Xây dựng được Quy trình kỹ thuật phẫu thuật nội soi sử dụng cánh tay robotdex cắt u tuyến thượng thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

- 02 kíp bác sỹ, kỹ thuật viên được đơn vị chuyển giao công nghệ xác nhận thành thạo kỹ thuật phẫu thuật nội soi sử dụng cánh tay robotdex cắt u tuyến thượng thận;

- Báo cáo kết quả điều trị cho ít nhất 30 bệnh nhân (có bệnh án nghiên cứu đầy đủ thông tin kèm theo);

- Quy trình kỹ thuật phẫu thuật nội soi sử dụng cánh tay robotdex cắt u tuyến thượng thận được Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, ban hành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN);

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Bệnh viện Đa khoa tỉnh

25.

Đề tài NCKH&PTCN: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật u não bán cầu trên lều tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, hai năm 2022-2023

- Ứng dụng thành công kỹ thuật phẫu thuật u não bán cầu trên lều tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực;

- Xây dựng được Quy trình kỹ thuật phẫu thuật u não bán cầu trên lều tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực.

- Kíp phẫu thuật gồm: 02 bác sỹ và 03 kỹ thuật viên được đơn vị chuyển giao công nghệ xác nhận thành thạo quy trình phẫu thuật u não bán cầu trên lều;

- Báo cáo kết quả điều trị cho ít nhất 30 bệnh nhân (có bệnh án nghiên cứu đầy đủ thông tin kèm theo);

- Quy trình kỹ thuật phẫu thuật u não bán cầu trên lều được Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hợp Lực phê duyệt, ban hành;

- Kỷ yếu hội thảo khoa học;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Bệnh viện đa khoa Hợp Lực đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN);

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Bệnh viện đa khoa Hợp Lực

26.

Đề tài NCKH&PTCN: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xạ hình xương toàn thân sử dụng hệ thống máy SPECT/CT để chẩn đoán sớm di căn cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

- Nghiên cứu thành công quy trình ứng dụng kỹ thuật xạ hình xương toàn thân sử dụng hệ thống máy SPECT/CT để chẩn đoán sớm di căn cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa;

- Đánh giá được mối liên quan giữa kết quả xạ hình xương toàn thân trên máy SPECT/CT với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ít nhất 200 bệnh nhân ung thư.

- 05 bác sỹ, 05 kỹ thuật viên được đơn vị chuyển giao công nghệ xác nhận thành thạo kỹ thuật xạ hình xương toàn thân sử dụng hệ thống máy SPECT/CT để chẩn đoán sớm di căn cho bệnh nhân ung thư;

- Quy trình kỹ thuật xạ hình xương toàn thân sử dụng hệ thống máy SPECT/CT để chẩn đoán sớm di căn cho bệnh nhân ung thư được Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa phê duyệt, ban hành;

- Báo cáo kết quả xạ hình xương toàn thân trên máy SPECT/CT của ít nhất 200 bệnh nhân ung thư.

- Báo cáo mối liên quan giữa kết quả xạ hình xương toàn thân trên máy SPECT/CT với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư (có bệnh án nghiên cứu đầy đủ thông tin kèm theo);

- Kỷ yếu hội thảo khoa học;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN);

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu.

Giao trực tiếp Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

27.

Đề tài NCKHXH&NV: Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy kinh tế ban đêm góp phần phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Tổng quan được bài học kinh nghiệm, đánh giá được thực trạng, dự báo được tiềm năng, đề xuất được giải pháp thúc đẩy hoạt động KTBĐ trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa làm luận cứ xây dựng Đề án phát triển Kinh tế ban đêm tỉnh Thanh Hóa;

- Xây dựng được 02 mô hình lý thuyết về thúc đẩy kinh tế ban đêm cho thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn;

- Xây dựng được website “dulichdemthanhhoa” giới thiệu các điểm Du lịch ban đêm hấp dẫn tại Thanh Hóa để người dân và du khách thuận tiện lựa chọn trải nghiệm.

- Báo cáo tổng quan kinh nghiệm phát triển kinh tế ban đêm tại các địa phương trong nước, ngoài nước và bài học cho Thanh Hóa;

- Báo cáo thực trạng phát triển KTBĐ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo dự báo tiềm năng, sự tác động của hoạt động KTBĐ trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo hệ thống giải pháp phát triển kinh tế ban đêm góp phần phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo xây dựng 02 mô hình lý thuyết về thúc đẩy kinh tế ban đêm cho Thành phố Thanh Hóa và Thành phố Sầm Sơn;

- Sách chuyên khảo về thúc đẩy kinh tế ban đêm góp phần phát triển du lịch;

- Website “dulichdemthanhhoa” giới thiệu các điểm Du lịch ban đêm hấp dẫn tại Thanh Hóa để người dân và du khách thuận tiện lựa chọn trải nghiệm;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND Thành phố Thanh Hóa, Thành phố Sầm Sơn và Trường Đại học Hồng Đức đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN );

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức

28.

Đề tài NCKHXH&NV: Nghiên cứu giải pháp bố trí nghệ thuật hội họa, điêu khắc trong không gian công cộng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

- Khảo sát, đánh giá được thực trạng bố trí nghệ thuật hội họa, điêu khắc trong không gian công cộng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay;

- Xây dựng được các giải pháp bố trí nghệ thuật hội họa, điêu khắc trong không gian công cộng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa;

- Thiết kế thành công 6 mô hình 3D về bố trí nghệ thuật hội họa, điêu khắc trong 6 không gian công cộng: công viên, quảng trường và khu du lịch văn hóa tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

- Báo cáo thực trạng bố trí nghệ thuật hội họa, điêu khắc trong không gian công cộng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hiện nay;

- Báo cáo kinh nghiệm bố trí nghệ thuật hội họa, điêu khắc trong không gian công cộng trong và ngoài nước;

- Báo cáo giải pháp bố trí nghệ thuật hội họa, điêu khắc trong không gian công cộng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa;

- Bản thiết kế 6 mô hình 3D về bố trí nghệ thuật hội họa, điêu khắc trong 6 không gian công cộng: công viên, quảng trường và khu du lịch văn hóa tiêu biểu trên địa bàn thành phố Thanh Hóa;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa và Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN );

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

29.

Đề tài NCKHXH&NV: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch Mice gắn với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 định hướng đến năm 2035

- Đánh giá được thực trạng và tiềm năng trong phát triển loại hình du lịch MICE ở Thanh Hóa;

- Xây dựng được một số mô hình phát triển du lịch MICE trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Đề xuất được các giải pháp khả thi để phát triển loại hình du lịch MICE ở Thanh Hóa đến năm 2030 và định hướng đến năm 2035.

- Báo cáo đánh giá thực trạng tổ chức loại hình du lịch MICE trên địa bàn Thanh Hóa;

- Báo cáo đánh giá tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE trên địa bàn Thanh Hóa;

- Báo cáo triển khai thực hiện các mô hình du lịch MICE trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo giải pháp phát triển loại hình du lịch MICE trên địa bàn Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035;

- Sổ tay về Du lịch Mice tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN);

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

30.

Đề tài NCKHXH&NV: Xây dựng mô hình tư vấn tâm lý học đường cho các trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Xây dựng thành công mô hình tư vấn tâm lý học đường phù hợp với các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo kinh nghiệm triển khai hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THCS một số tỉnh, thành trong cả nước;

- Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý học đường phù hợp với các trường trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Cẩm nang dành cho cán bộ tư vấn tâm lý học đường tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN);

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

31.

Đề tài NCKHXH&NV: Nghiên cứu bảo tồn và phát huy diễn xướng dân gian tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi Thanh Hóa góp phần phục vụ phát triển du lịch

- Đánh giá được thực trạng và đề xuất được giải pháp bảo tồn và phát huy các loại hình diễn xướng dân gian tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi Thanh Hóa;

- Xây dựng thành công 01 mô hình bảo tồn và phát huy diễn xướng dân gian tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch.

- Báo cáo thực trạng bảo tồn và phát huy diễn xướng dân gian tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi Thanh Hóa hiện nay;

- Báo cáo giá trị các loại hình diễn xướng dân gian tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi Thanh Hóa trong phục vụ phát triển du lịch;

- Báo cáo giải pháp bảo tồn và phát huy diễn xướng dân gian tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch;

- Báo cáo triển khai mô hình mô hình bảo tồn và phát huy diễn xướng dân gian tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN);

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Trung tâm Văn Hóa tỉnh -Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

32.

Đề tài NCKHXH&NV: Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch.

- Đánh giá được thực trạng và đề xuất được giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch;

- Xây dựng thành công 01 mô hình chuẩn trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong các đền, phủ trên địa bàn Thanh Hóa.

- Báo cáo thực trạng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo xác định giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trong cuộc sống đương đại, chỉ ra được những yếu tố và các biểu hiện tiêu cực trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu;

- Báo cáo giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch;

- Báo cáo triển khai mô hình chuẩn trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong các đền, phủ trên địa bàn Thanh Hóa nhằm bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống; ngăn chặn sự biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, làm sai lệch các giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu (Có kèm theo Video nghi lễ Hầu đồng);

- Sách chuyên khảo về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong các đền, phủ trên địa bàn Thanh Hóa.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN);

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn hóa truyền thống và kiến trúc xây dựng Việt Nam (thuộc Hội NCKH về Đông Nam Á Việt Nam)

33.

Đề tài NCKHXH&NV: Nghiên cứu giải pháp phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, quản lý chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030

- Đánh giá được thực trạng vai trò lãnh đạo của cấp ủy, quản lý chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2021;

- Đề xuất được các giải pháp nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, quản lý chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.

- Báo cáo đánh giá thực trạng vai trò lãnh đạo của cấp ủy, quản lý chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2021;

- Báo cáo tổng quan kinh nghiệm phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền cấp cơ sở và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại các địa phương trong nước và bài học cho Thanh Hóa;

- Báo cáo đề xuất các giải pháp đồng bộ, đột phá, khả thi nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, quản lý chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030;

- Báo cáo xây dựng khung chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền cấp cơ sở và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Sách chuyên khảo về phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, quản lý chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn Thanh Hóa;

- Báo cáo xây dựng và triển khai 3 mô hình đại diện 3 vùng miền nhằm đánh giá việc phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền cấp cơ sở và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Trường Chính trị tỉnh và Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN );

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Trường Chính trị tỉnh

34.

Đề tài NCKHXH&NV: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của cấp ủy cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của cấp ủy cấp huyện tỉnh Thanh Hóa;

- Đánh giá được thực trạng năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của cấp ủy cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2025;

- Đề xuất được hệ thống giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của cấp ủy cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2025 - 2030.

- Báo cáo cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của cấp ủy cấp huyện;

- Báo cáo đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của cấp ủy cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2021;

- Báo cáo đề xuất các giải pháp đồng bộ, đột phá, khả thi để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của cấp ủy cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025; định hướng đến năm 2030;

- Sách chuyên khảo về nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của cấp ủy cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Trường Chính trị tỉnh và Huyện ủy Triệu Sơn đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN );

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Trường Chính trị tỉnh

35.

Đề tài NCKHXH&NV: Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các biện pháp phi thuế quan trong điều kiện thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa.

- Đánh giá được thực trạng, tiềm năng và giải pháp đáp ứng các biện pháp phi thuế quan trong điều kiện thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa;

- Đề xuất được một số mô hình đáp ứng các biện pháp phi thuế quan của doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo về thực trạng và tiềm năng đáp ứng các biện pháp phi thuế quan trong điều kiện thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa;

- Hệ thống giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các biện pháp phi thuế quan trong điều kiện thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa.

- Bộ tài liệu hướng dẫn thực thi các biện pháp phi thuế quan trong khuôn khổ thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đối với một của doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa (sử dụng tập huấn cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý của các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương);

- Báo cáo xây dựng một số mô hình đáp ứng các biện pháp phi thuế quan của doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Sở Công thương và Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp an toàn và hữu cơ tỉnh Thanh Hóa đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN).

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Trường Đại học Kinh tế quốc dân

36.

Đề tài NCKH&PTCN:

Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn, lưu giữ nguồn gen 02 loài thực vật bản địa có giá trị khoa học và kinh tế: Chò chỉ (Parashorea chinensis) và Re gừng (Cinnamomum bejolghota) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng phân bố đối với 02 loài: Chò chỉ và Re gừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa;

- Xây dựng được các biện pháp kỹ thuật nhân giống đối với 02 loài Chò chỉ, Re gừng. Nhân giống thành công 1.700 cây Chò chỉ và Re gừng (mỗi loài 850 cây);

- Xây dựng được 02 mô hình trồng Chò chỉ và Re gừng (mỗi loài 1,0 ha);

- Xây dựng được kế hoạch bảo tồn, lưu giữ nguồn gen của 02 loài.

- Báo cáo điều tra, đánh giá thực trạng phân bố đối với 02 loài: Chò chỉ và Re gừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa;

- Bản đồ phân bố của 02 loài: Chò chỉ, Re gừng tại Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa: bản đồ màu, tỷ lệ 1/25.000;

- Báo cáo bổ sung đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của 02 loài Chò chỉ, Re gừng;

- Báo cáo lựa chọn cây trội (cây mẹ) của 02 loài Chò chỉ, Re gừng (30 cây mỗi loài) để lấy vật liệu nhân giống;

- Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc đối với loài 02 loài Chò chỉ, Re gừng;

- Báo cáo nhân giống 850 cây Chò chỉ và 850 cây Re gừng (có kèm theo nhật ký thực hiện);

- Báo cáo trồng 2,0ha rừng tại Khu BTTN Pù Luông (mỗi loài 1,0 ha); thời gian theo dõi sinh trưởng và phát triển ít nhất 1,5 năm (có kèm theo nhật ký thực hiện);

- Báo cáo xây dựng kế hoạch bảo tồn, lưu giữ nguồn gen của 02 loài Chò chỉ, Re gừng tại Khu BTTN Pù Luông;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (Được Sở Nông nghiệp và PTNT đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN );

- 01 bài báo công bố kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Giao trực tiếp Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

37.

Đề tài NCKH&PTCN:

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, xây dựng mô hình nuôi sinh sản và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài Cheo cheo (Tragulus kanchil) tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa

- Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản (phân bố, hiện trạng, sinh cảnh, tập tính, thức ăn …) của loài Cheo cheo;

- Xây dựng được mô hình nuôi sinh sản (nuôi bán hoang dã) loài Cheo cheo tại Vườn Quốc gia Bến En (cứu hộ, chăm sóc để tái thả về tự nhiên và phục vụ cung cấp giống, thương phẩm);

- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi sinh sản Cheo cheo;

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và các tác động tiêu cực (xã hội, môi trường) trong nuôi Cheo cheo;

- Giải pháp bảo tồn và phát triển loài Cheo cheo ở Vườn Quốc gia Bến En (khu vực, sinh cảnh, khả năng và xác định tỷ lệ tái thả về tự nhiên.

- Báo cáo chuyên đề một số đặc điểm sinh học cơ bản trong điều kiện nuôi bán hoang dã loài Cheo cheo tại Vườn Quốc gia Bến En;

- 01 mô hình nuôi sinh sản loài Cheo cheo tại Vườn Quốc gia Bến En, quy mô 20 con giống (15 con cái, 5 con đực);

- Bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi sinh sản Cheo cheo;

- Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế và dự báo nhu cầu sản phẩm của thị trường. Phân tích, đánh giá, đảm bảo tính chính xác;

- Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu (được Vườn quốc gia Bến En đồng ý tiếp nhận; Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN);

- Kế hoạch bảo tồn và phát triển loài Cheo cheo ở Vườn Quốc gia Bến En.

Giao trực tiếp Ban quản lý Vườn quốc gia Bến En

38.

Nhiệm vụ SHTT: Xây dựng, Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Dưa Lê Hồng Nhuệ”, cho sản phẩm Dưa Lê của huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

- Xác lập được quyền SHTT đối với nhãn hiệu tập thể “Dưa lê Hồng Nhuệ” cho sản phẩm Dưa lê của huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng, hoàn thiện và đưa vào khai thác có hiệu quả hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể “Dưa lê Hồng Nhuệ”: Mô hình quản lý; Điều kiện, phương tiện quản lý; Phương án sản xuất và kinh doanh; quy trình truy xuất nguồn gốc, xuất xứ; tem nhãn, bao bì đóng gói.

- Báo cáo thực trạng sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thị trường sản phẩm" Dưa lê Hồng Nhuệ" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (được Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá, nghiệm thu).

- Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Dưa lê Hồng Nhuệ” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.

- Quy chế quản lý và sử dụng Nhãn hiệu tập thể "Dưa lê Hồng Nhuệ".

- Quy trình kỹ thuật sản xuất "Dưa lê Hồng Nhuệ" đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Quy trình về kiểm soát chất lượng "Dưa Lê Hồng Nhuệ".

- 01 mô hình sản xuất dưa lê của huyện Hoằng Hóa mang nhãn hiệu tập thể Dưa lê Hồng Nhuệ, quy mô 3 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Hệ thống bao bì, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm "Dưa lê Hồng Nhuệ" và hệ thống các phương tiện quảng bá, giới thiệu hình ảnh sản phẩm "Dưa lê Hồng Nhuệ".

- Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng NHTT "Dưa lê Hồng Nhuệ".

- Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện mô hình quản lý sản phẩm Dưa lê mang nhãn hiệu tập thể "Dưa lê Hồng Nhuệ".

- Phương án phát triển nhãn hiệu tập thể “Dưa lê Hồng Nhuệ” sau khi được bảo hộ (được UBND huyện Hoằng Hóa tiếp nhận. Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ SHTT)

Giao trực tiếp HTX Nông nghiệp xanh CNC Hồng Nhuệ

39.

Nhiệm vụ SHTT: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mắm chua Hậu Lộc” cho sản phẩm mắm chua của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

- Xác lập được quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Mắm chua Hậu Lộc” cho sản phẩm mắm chua của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa;

- Xây dựng, hoàn thiện và đưa vào khai thác có hiệu quả hệ thống quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mắm chua Hậu Lộc”: Mô hình quản lý, trình diễn; Điều kiện, phương tiện quản lý; Phương án bảo tồn phát triển, nâng cao giá trị; Quy trình truy xuất nguồn gốc xuất xứ; Tem nhãn, bao bì đóng gói.

- Báo cáo thực trạng sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm mắm chua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (được Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá, nghiệm thu).

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Mắm chua Hậu Lộc” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp;

- Hệ thống các điều kiện, phương tiện, công cụ để quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mắm chua Hậu Lộc”;

- Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát việc cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mắm chua Hậu Lộc”;

- Báo cáo đánh giá kết quả, hiệu quả mô hình quản lý sản phẩm mắm chua mang nhãn hiệu chứng nhận “Mắm chua Hậu Lộc”;

- Phương án phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mắm chua Hậu Lộc” sau khi được bảo hộ (được UBND huyện Hậu Lộc tiếp nhận. Có đề xuất, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh sau khi kết thúc nhiệm vụ SHTT);

- Báo cáo kết quả thực hiện dự án.

Giao trực tiếp UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa