Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2016/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 9 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02/5/2008 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế;
Căn cứ Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh và Thông tư số 44/2013/TT-BNNPTNT ngày 23/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ Điều 6 và sửa đổi Điều 15 Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1979/TTr-SNNPTNT ngày 17/8/2016 về việc đề nghị ban hành Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn và ý kiến của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 83/BC-STP ngày 31/5/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển và Lý Sơn; Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND Ngày 16/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Quy chế này quy định về phân vùng quản lý, các hoạt động trong Khu bảo tồn biển Lý Sơn (sau đây gọi tắt là Khu bảo tồn); về quản lý nhà nước và nguồn tài chính đối với Khu bảo tồn nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử, phục vụ phát triển bền vững tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài có các hoạt động liên quan đến Khu bảo tồn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Đối với trường hợp đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia, các tổ chức, cá nhân sau khi được phép của cấp có thẩm quyền thì được tiến hành các hoạt động có liên quan trong Khu bảo tồn.
- Khu bảo tồn biển: Là vùng biển được thiết lập nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử liên quan và được quản lý bằng luật pháp hoặc bằng các phương thức hữu hiệu khác;
- Phát triển bền vững: Là các hoạt động sử dụng, khai thác hợp lý tiềm năng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong giới hạn cho phép nhằm duy trì chức năng sinh thái và bảo vệ môi trường vùng biển đó;
- Đa dạng sinh học: Là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên;
- Hệ sinh thái: Là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.
- Đi qua vô hại: Là khi đi qua nhưng không làm phương hại đến sự đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lợi thủy sản, môi trường và các giá trị văn hóa, lịch sử của Khu bảo tồn.
- Trường hợp bất khả kháng: Những trường hợp sau đây được xem là trường hợp bất khả kháng: Chiến tranh, địch họa, thiên tai (bão, lốc xoáy, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, động đất, núi lửa, hỏa hoạn và các thảm họa tự nhiên khác); tàu hỏng máy, mất lái.
Điều 4. Phân vùng quản lý Khu bảo tồn
Khu bảo tồn được phân thành các vùng sau đây:
1. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt.
Diện tích là 620 ha, giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý như sau:
TT | Ký hiệu | Tọa độ địa lý | TT | Ký hiệu | Tọa độ địa lý | ||
Vĩ độ N | Kinh độ E | Vĩ độ N | Kinh độ E | ||||
1 | L1 | 15o22’25” | 109o05’54” | 9 | L9 | 15o22’02” | 109o07’28” |
2 | L2 | 15o22’08” | 109o05’43” | 10 | L10 | 15o23’08” | 109o05’24” |
3 | L3 | 15o21’40” | 109o06’28” | 11 | L11 | 15o23’31” | 109o05’26” |
4 | L4 | 15o22’14” | 109o06’38” | 12 | L12 | 15o23’49” | 109o07’13” |
5 | L5 | 15o22’12” | 109o06’48” | 13 | L13 | 15o23’34” | 109o08’52” |
6 | L6 | 15o21’42” | 109o06’47” | 14 | L14 | 15o23’04” | 109o09’01” |
7 | L7 | 15o21’49” | 109o08’01” | 15 | L15 | 15o23’07” | 109o08’29” |
8 | L8 | 15o22’32” | 109o08’00” |
|
|
|
|
Ranh giới của Vùng bảo vệ nghiêm ngặt phải được xác định bằng hệ thống phao tiêu.
2. Vùng phục hồi sinh thái.
Tổng diện tích là 2.024 ha, giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý như sau:
TT | Ký hiệu | Tọa độ địa lý | TT | Ký hiệu | Tọa độ địa lý | ||
Vĩ độ N | Kinh độ E | Vĩ độ N | Kinh độ E | ||||
1 | Đ1 | 15o22’19” | 109o05’24” | 11 | Đ11 | 15o23’53” | 109o09’12” |
2 | Đ2 | 15o21’55” | 109o05’08” | 12 | Đ12 | 15o22’47” | 109o09’19” |
3 | Đ3 | 15o21’20” | 109o06’21” | 13 | Đ13 | 15o22’48” | 109o08’40” |
4 | Đ4 | 15o21’23” | 109o09’04” | 14 | Đ14 | 15o25’21” | 109o04’51” |
5 | Đ5 | 15o22’06” | 109o09’23” | 15 | Đ15 | 15o25’31” | 109o05’30” |
6 | Đ6 | 15o22’11” | 109o08’01” | 16 | Đ16 | 15o26’11” | 109o05’18” |
7 | Đ7 | 15o22’53” | 109o05’24” | 17 | Đ17 | 15o26’20” | 109o04’33” |
8 | Đ8 | 15o22’49” | 109o04’31” | 18 | Đ18 | 15o25’46” | 109o04’06” |
9 | Đ9 | 15o23’46” | 109o04’28” | 19 | Đ19 | 15o25’29” | 109o04’26” |
10 | Đ10 | 15o24’16” | 109o07’09” |
|
|
|
|
Ranh giới của Vùng phục hồi sinh thái phải được xác định bằng hệ thống phao tiêu.
3. Vùng phát triển.
Diện tích là 4.469 ha. giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý như sau:
TT | Ký hiệu | Tọa độ địa lý | TT | Ký hiệu | Tọa độ địa lý | ||
Vĩ độ N | Kinh độ E | Vĩ độ N | Kinh độ E | ||||
1 | P1 | 15o22’54” | 109o03’49” | 8 | P8 | 15o24’34” | 109o08’05” |
2 | P2 | 15o21’53” | 109o04’35” | 9 | P9 | 15o24’56” | 109o06’14” |
3 | P3 | 15o20’50” | 109o05’49” | 10 | P10 | 15o26’28” | 109o05’47” |
4 | P4 | 15o20’56” | 109o09’12” | 11 | P11 | 15o26’51” | 109o04’37” |
5 | P5 | 15o22’03” | 109o09’54” | 12 | P12 | 15o26’02” | 109o03’37” |
6 | P6 | 15o22’54” | 109o09’56” | 13 | P13 | 15o24’32” | 109o03’59” |
7 | P7 | 15o24’03” | 109o09’35” |
|
|
|
|
4. Vành đai bảo vệ.
Vành đai bảo vệ có độ rộng tối thiểu 500m, tối đa 1.000m tính từ ranh giới ngoài của Khu bảo tồn. Tổng diện tích khoảng 2.500 ha.
Quy mô các vùng của Khu bảo tồn được thể hiện tại bản đồ tỷ lệ 1/60.000 kèm theo Quy chế này.
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU BẢO TỒN
Điều 5. Quản lý các hoạt động trong Khu bảo tồn
1. Đối với Vùng bảo vệ nghiêm ngặt
a) Hoạt động bị nghiêm cấm
- Khai thác nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật.
- Nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch, nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển và các hoạt động khác gây xáo trộn các lớp trầm tích, làm đục nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh trong vùng.
- Xả thải các loại chất thải, nước thải và các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển.
- Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác không được phép qua lại, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Dẫm đạp hoặc thả neo tàu lên các rạn san hô, thảm cỏ biển.
b) Hoạt động có điều kiện
- Hoạt động du lịch, bao gồm sử dụng tàu đáy kính quan sát đáy biển; bơi có ống thở không có bình khí hoặc lặn có bình khí theo hướng dẫn của Ban Quản lý Khu bảo tồn (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý).
- Nghiên cứu khoa học theo những dự án, đề tài khoa học được UBND tỉnh phê duyệt và với sự giám sát của Ban Quản lý.
- Tàu du lịch hoạt động trong Khu bảo tồn biển phải tuân thủ các quy định về bảo vệ các loài thủy sinh, bảo vệ môi trường; sử dụng các loại phao neo đậu và neo đậu theo hướng dẫn của Ban Quản lý.
2. Đối với Vùng phục hồi sinh thái
a) Hoạt động bị nghiêm cấm
- Khai thác nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật.
- Nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển và các hoạt động khác gây xáo trộn các lớp trầm tích, làm đục nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh trong vùng.
- Xả thải các loại chất thải, nước thải và các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển.
- Dẫm đạp hoặc thả neo trên các rạn san hô, thảm cỏ biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
b) Hoạt động có điều kiện
- Hoạt động du lịch, bao gồm sử dụng tàu đáy kính quan sát đáy biển; bơi, lặn có bình khí hoặc không có bình khí theo hướng dẫn của Ban Quản lý.
- Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác được đi qua vô hại, nhưng không được dừng lại và thả neo, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Tàu du lịch hoạt động trong Khu bảo tồn phải tuân thủ các quy định về bảo vệ các loài thủy sinh, bảo vệ môi trường; phải sử dụng các loại phao neo đậu và neo đậu theo hướng dẫn của Ban Quản lý.
- Hoạt động phục hồi hệ sinh thái trong Khu bảo tồn phải đảm bảo tính tự nhiên.
3. Đối với Vùng phát triển
a) Hoạt động bị nghiêm cấm
- Khai thác nguồn lợi thủy sản bằng lưới kéo (giã cào) hoặc các nghề, công cụ khác có tính hủy diệt nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật.
- Dẫm đạp hoặc thả neo trên các rạn san hô, thảm cỏ biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Xả thải các chất thải, nước thải và các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển.
b) Hoạt động có điều kiện
- Khai thác nguồn lợi thủy sản bằng các nghề theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không gây hại đến các loài thủy sinh vật và môi trường sống của chúng, theo quy định của Ban Quản lý.
- Nuôi trồng thủy sản khi được cấp có thẩm quyền cho phép và theo quy định của Ban Quản lý.
- Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác được đi qua vô hại, nhưng không được dừng và thả neo, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Tàu du lịch hoạt động trong Khu bảo tồn phải tuân thủ các quy định về bảo vệ các loài thủy sinh, bảo vệ môi trường; phải sử dụng các loại phao neo đậu và neo đậu theo hướng dẫn của Ban Quản lý.
- Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch, dân sinh hoặc các công trình phục vụ lợi ích quốc gia phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khai thác cát để trồng hành, tỏi.
4. Đối với Vành đai bảo vệ
Các hoạt động bị nghiêm cấm:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản bằng các nghề, công cụ có tính hủy diệt nguồn lợi và ảnh hưởng môi trường sống của các loài thủy sinh vật.
- Xâm hại, phá hủy các hệ sinh thái; làm ô nhiễm môi trường biển.
- Thả neo trên các rạn san hô, cỏ biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 6. Phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi
Khuyến khích các hoạt động nhằm phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và tăng cường tính đa dạng sinh học của Khu bảo tồn và phải được sự cho phép của Ban Quản lý.
Điều 7. Hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản
1. Hằng năm, căn cứ kết quả đánh giá diễn biến tài nguyên môi trường, Ban Quản lý có trách nhiệm đề xuất xây dựng kế hoạch nuôi trồng, tái tạo và khai thác nguồn lợi thủy sản trong Khu bảo tồn một cách hợp lý; xác định các khu vực ưu tiên dành riêng cho cộng đồng ngư dân trong khu vực bảo tồn để nuôi trồng, khai thác thủy sản.
2. Các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản tiến hành trong Khu Bảo tồn phải tuân thủ đầy đủ những quy định về bảo vệ môi trường, sinh cảnh, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích áp dụng các hình thức nuôi trồng thủy sản sinh thái không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài thủy sinh vật theo kế hoạch, quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 8. Hoạt động nghiên cứu khoa học, thăm dò, khảo sát, khảo cổ
1. Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm mục đích bảo vệ và phát triển Khu bảo tồn; tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ để nâng cao năng suất sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, cải thiện đời sống cho cư dân trong Khu bảo tồn.
2. Hoạt động thăm dò tài nguyên, khoáng sản; khảo sát, khảo cổ dưới nước trong Khu bảo tồn phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
1. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp; chăn nuôi gia súc phải nhốt chuồng và xử lý chất thải để không ảnh hưởng đến môi trường Khu bảo tồn.
2. Khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, canh tác theo Chương trình quản lý tổng hợp cây trồng, không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học Khu bảo tồn.
Điều 10. Hoạt động du lịch, văn hóa, thương mại
1. Việc tổ chức các hoạt động du lịch văn hóa, thương mại không được làm ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi, sinh cảnh của Khu bảo tồn. Các dự án phát triển du lịch trong Khu bảo tồn phải được Ban Quản lý thống nhất trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khuyến khích cộng đồng cư dân tham gia các hoạt động du lịch, thương mại, văn hóa và các hoạt động khác không bị cấm trong Khu bảo tồn.
3. Tất cả các hoạt động du lịch, văn hóa, thương mại trong Khu bảo tồn đều phải tuân thủ sự kiểm soát của Ban Quản lý và các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Hoạt động giao thông đường thủy
1. Các phương tiện giao thông đường thủy phải tuân thủ quy định về phương tiện thủy nội địa được quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa.
2. Các dự án nạo vét luồng lạch trong Khu bảo tồn khi thực hiện phải được sự thống nhất của Ban Quản lý và phải được thẩm định, đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU BẢO TỒN
Điều 12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại khu bảo tồn theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; phối hợp triển khai các dự án phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Khu bảo tồn.
3. Tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, triển khai các đề tài, mô hình khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản có hiệu quả tại các khu vực đã quy định để góp phần nâng cao đời sống người dân trong Khu bảo tồn.
4. Chủ trì tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách nhằm cải thiện sinh kế của cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Khu bảo tồn.
5. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng phương án thu, quản lý, sử dụng phí tham quan Khu bảo tồn, báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh quyết định.
6. Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Ban Quản lý Khu bảo tồn; căn cứ Quy chế này và các văn bản quy định của Nhà nước có liên quan, quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu bảo tồn theo thẩm quyền để làm cơ sở cho đơn vị hoạt động.
7. Vào thời điểm xây dựng dự toán hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn Ban Quản lý Khu bảo tồn xây dựng dự toán kinh phí hoạt động của đơn vị, trên cơ sở đó tổng hợp chung trong dự toán của ngành gửi Sở Tài chính.
Điều 13. Sở Khoa học và Công nghệ
Trên cơ sở đề xuất của các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan, tổng hợp trình Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh xem xét tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến Khu bảo tồn, góp phần bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn.
Điều 14. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Triển khai các quy định và biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường tại Khu bảo tồn. Phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo tồn và các cơ quan liên quan định kỳ quan trắc, đánh giá diễn biến môi trường trong Khu bảo tồn.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp đới bờ tại các vùng ven biển và vùng lân cận của Khu bảo tồn nhằm tạo sự hỗ trợ từ bên ngoài cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu bảo tồn.
Điều 15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, đề án, chương trình phát triển du lịch liên quan đến Khu bảo tồn trình UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn các biện pháp để bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững Khu bảo tồn; phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ kinh phí sự nghiệp để phục vụ cho công tác quản lý, phát triển Khu bảo tồn; phối hợp với Ban Quản lý tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn biển cho các đơn vị kinh doanh, dịch vụ du lịch và khách du lịch.
1. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định phương án thu, quản lý, sử dụng phí tham quan Khu bảo tồn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trên cơ sở dự toán về kinh phí hoạt động hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trong đó có Khu bảo tồn), thẩm tra và tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 17. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cân đối nguồn vốn để Ban Quản lý thực hiện các dự án đầu tư phát triển liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Khu bảo tồn theo quy định pháp luật về đầu tư.
Điều 18. Công an, Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo và phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên biển, đảo và các vùng nước trong Khu bảo tồn. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan duy trì thực hiện các quy định của pháp luật về biên giới, hải đảo và các quy định khác có liên quan; hỗ trợ Ban Quản lý trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Điều 19. UBND các huyện, thành phố ven biển và Lý Sơn
1. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, hỗ trợ, phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả Khu bảo tồn.
2. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nội dung của Quy chế này để ngư dân địa phương mình biết và không vi phạm.
Điều 20. Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương
1. Khuyến khích, tạo điều kiện để cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào quá trình lập, thực hiện kế hoạch quản lý Khu bảo tồn, trong đó có hoạt động tuần tra, giám sát, bảo vệ.
2. Ban Quản lý Khu bảo tồn thống nhất với UBND các xã trong Khu Bảo tồn quyết định hình thức, nội dung và thành phần cộng đồng dân cư tham gia trong các hoạt động bảo tồn biển.
Điều 21. Ban Quản lý Khu bảo tồn
1. Chịu trách nhiệm về quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển Khu bảo tồn theo Quy chế này và các quy định khác của pháp luật;
2. Lập kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn và hàng năm cho Khu bảo tồn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
3. Lập các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án nghiên cứu khoa học và các dự án phát triển Khu bảo tồn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Tham gia thẩm định các dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến Khu bảo tồn.
5. Nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh diện tích, vị trí các phân khu chức năng của Khu bảo tồn; lập bản đồ và tổ chức đánh dấu các phân khu chức năng trên thực địa.
6. Tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát triển các loài động thực vật thủy sinh, duy trì diễn thế tự nhiên các hệ sinh thái trong Khu bảo tồn.
7. Tổ chức quan trắc định kỳ; điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái..., báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình trạng đa dạng sinh học và chất lượng môi trường trong phạm vi Khu bảo tồn; thực hiện các biện pháp phòng, ngừa ô nhiễm, dịch bệnh; ngăn chặn các hành vi xâm hại đến Khu bảo tồn.
8. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng cư dân sống trong, xung quanh Khu bảo tồn và khách du lịch.
9. Đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách nhằm cải thiện sinh kế của cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Khu bảo tồn.
10. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, văn hóa xã hội, hợp tác quốc tế và các loại hình dịch vụ liên quan đến Khu bảo tồn theo quy định của pháp luật; tổ chức triển khai các dự án phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
11. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm soát, nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Khu bảo tồn.
12. Tổ chức các hoạt động tham quan, dịch vụ du lịch sinh thái trong Khu bảo tồn; thu phí tham quan, dịch vụ du lịch theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học để bảo vệ và phát triển các giá trị bảo tồn theo quy định của pháp luật.
TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG CỦA KHU BẢO TỒN
Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý được hình thành từ các nguồn sau:
1. Ngân sách nhà nước.
2. Các khoản thu từ phí tham quan, dịch vụ du lịch và các khoản trích từ hoạt động kinh doanh du lịch trong Khu bảo tồn.
3. Hoạt động liên doanh, liên kết.
4. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các hoạt động quản lý, phát triển Khu bảo tồn theo quy định của pháp luật.
5. Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí
Việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động của Ban Quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 24. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giữ gìn, bảo vệ Khu bảo tồn hoặc phát hiện, khắc phục sự cố môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và tái tạo nguồn lợi sinh vật biển trong Khu bảo tồn thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức triển khai, tham mưu thực hiện Quy chế này và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện.
Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố ven biển có liên quan, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao chấp hành tốt các quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan; hỗ trợ, phối hợp với Ban Quản lý tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả Khu bảo tồn.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 42/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động trong Khu bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 20/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển tại thôn Bãi Hương tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 07/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 2269/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên khu Tây huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 2494/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế quản lý và tổ chức hoạt động du lịch, thể thao giải trí trên biển trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 22/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 155/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2020 và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021
- 8Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 22/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 155/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2020 và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021
- 3Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật Thủy sản 2003
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Nghị định 57/2008/NĐ-CP về quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế
- 4Luật đa dạng sinh học 2008
- 5Quyết định 42/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động trong Khu bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận
- 6Thông tư 29/2013/TT-BNNPTNT quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 20/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển tại thôn Bãi Hương tỉnh Quảng Nam
- 8Thông tư 44/2013/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 29/2013/TT-BNNPTNT về thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 07/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Quyết định 2269/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn dự trữ thiên nhiên khu Tây huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 2494/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế quản lý và tổ chức hoạt động du lịch, thể thao giải trí trên biển trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Quyết định 51/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 51/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra