Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 509/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 12 tháng 8 năm 2024 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 05 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 05 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, đầu tư phát triển đô thị; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Tây nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 06/2023/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về ch ương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23 tháng 8 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận số 1884-KL/TU ngày 02 tháng 7 năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về điều chỉnh một số mục tiêu tại Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23 tháng 8 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 25/TTr-SXD ngày 19 tháng 7 năm 2024 về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Chương trình) với nội dung chính tại Phụ lục kèm theo Quyết định này[1] (có Đề án gửi kèm theo).
1. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng lồng ghép nội dung Chương trình vào Chiến lược phát triển đô thị quốc gia và các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược cấp quốc gia, cấp vùng có liên quan.
- Hướng dẫn các địa phương lập, tổ chức thẩm định và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chương trình phát triển đô thị từng đô thị, đề án phân loại các đô thị.
2. Sở Nội vụ chủ trì, hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh địa giới hành chính (nếu có) và thành lập đơn vị hành chính đô thị theo lộ trình phát triển đô thị từng giai đoạn đã phê duyệt.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư phát triển theo quy định của Luật Đầu tư công để thực hiện Chương trình phát triển đô thị theo quy định; chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan hướng dẫn, có cơ chế ưu đãi, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
4. Sở Tài Chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí (đối với nguồn vốn sự nghiệp) triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các quy định có liên quan và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
5. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các địa phương liên quan tham mưu triển khai quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống giao thông toàn tỉnh gắn kết với hệ thống đô thị theo Quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung đô thị và Chương trình phát triển đô thị được phê duyệt.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan rà soát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực dự kiến phát triển đô thị; triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo quỹ đất phát triển đô thị, trình cấp thẩm quyền quyết định.
7. Sở Thông tin Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư phát triển mở rộng mạng lưới bưu chính, viễn thông phù hợp với lộ trình phát triển đô thị và đảm bảo xây dựng đô thị thông minh.
- Tham mưu biện pháp, giải pháp phát triển về hạ tầng kỹ thuật ngành thông tin và truyền thông phục vụ lộ trình phát triển đô thị của tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Triển khai lập chương trình phát triển từng đô thị, đề án công nhận loại đô thị giai đoạn đến năm 2025 và giai đến năm 2030 phù hợp mục tiêu phát triển đô thị theo Chương trình đã phê duyệt.
- Tổ chức lập mới, rà soát, điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng các đô thị trên địa bàn quản lý trong giai đoạn đến năm 2025 và giai đoạn đến năm 2030 phù hợp với Quy hoạch tỉnh và Chương trình này.
- Lập đề án thành lập đơn vị hành chính đô thị; đề án điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng đô thị hiện hữu và thành lập các đô thị mới trong phạm vi quản lý hành chính theo mục tiêu phát triển đô thị theo Chương trình được phê duyệt.
- Thực hiện quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được phê duyệt, đồng thời tập trung đầu tư đầu tư khắc phục các tiêu chí, tiêu chuẩn còn yếu trên cơ sở rà soát, đánh giá, hiện trạng các đô thị theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15, Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15.
9. Các sở, ban ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, xây dựng các biện pháp, giải pháp thực hiện đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
Điều 3. Giám đốc các Sở: Xây dựng, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 509/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị
a) Quan điểm
- Cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23 tháng 8 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 1884-KL/TU ngày 02 tháng 7 năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về điều chỉnh một số mục tiêu tại Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23 tháng 8 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030.
- Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia; Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị cấp cao hơn được duyệt; các đồ án quy hoạch chung đô thị; các chương trình, kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương.
- Phát triển hệ thống đô thị tỉnh Kon Tum bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc, phát triển bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực phát triển; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị. Hệ thống đô thị tỉnh Kon Tum kết hợp đồng bộ và hài bảo đảm hòa giữa cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển các đô thị mới, kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; bảo đảm chất lượng sống tại các đô thị ở mức cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho dân cư đô thị.
- Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị toàn tỉnh Kon Tum phát triển theo mô hình chuỗi đô thị, là động lực phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên và cả nước với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại.
- Phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế phát triển từ các dự án kết cấu hạ tầng động lực về giao thông, du lịch, dịch vụ đã có và đang nghiên cứu đầu tư. Từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp hài hòa giữa quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện tốt việc quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu công cộng, không gian nổi, không gian ngầm và hệ thống công trình ngầm đô thị phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ giữa công tác lập quy hoạch, phát triển đô thị với nhiệm vụ lập quy hoạch và quản lý, bảo vệ các khu quân sự và địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
- Thúc đẩy sản xuất và xây dựng đô thị thông minh, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và kinh tế đô thị. Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hạ tầng về khoa học và công nghệ, tích hợp kết nối liên thông, trọng tâm là hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số nhằm chuyển đổi số toàn diện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
b) Mục tiêu phát triển
- Triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị quốc gia, Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chung đô thị, định hướng có liên quan.
- Triển khai thực hiện phát triển hệ thống đô thị tỉnh Kon Tum có chương trình, kế hoạch cụ thể; đảm bảo đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tiết kiệm tài nguyên, sử dụng hiệu quả nguồn lực.
- Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh được phê duyệt là cơ sở để lập đề án và đánh giá phân loại đô thị. Là cơ sở để xây dựng các dự án đầu tư các công trình đầu mối, hệ thống hạ tầng khung của các đô thị trên toàn tỉnh.
- Rà soát tổng thể các tiêu chí về kinh tế - xã hội và hạ tầng đô thị, từ đó xây dựng kế hoạch, lộ trình khắc phục những tiêu chí còn thiếu, còn yếu, đề xuất giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng khung và hệ thống đô thị trên toàn tỉnh.
- Đảm bảo sự phát triển của đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo an sinh xã hội gắn với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
- Nâng cao chất lượng sống người dân đô thị, thông qua việc tập trung nguồn lực hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội đô thị, kiến trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ, từng bước hiện đại và bền vững. Đảm bảo tính kết nối theo quy hoạch được duyệt.
2. Các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị theo từng giai đoạn
2.1. Tỷ lệ đô thị hóa
- Đến 2025 tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%.
- Đến 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 50 - 52%.
2.2. Số lượng đô thị, lộ trình nâng loại đô thị, đô thị dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính và đô thị dự kiến thành lập mới theo phân loại đô thị.
a) Giai đoạn đến năm 2025: Toàn tỉnh có 08 đô thị, trong đó:
- 01 đô thị loại II: Thành phố Kon Tum.
- 03 đô thị loại IV: Thị trấn Plei Kần mở rộng (huyện Ngọc Hồi), thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô), thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà).
- 04 đô thị loại V: Thị trấn Đăk Rve (huyện Kon Rẫy); thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông); thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy); thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei).
* Khu vực trung tâm các huyện: Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Ia H’Drai đạt tiêu chí về trình độ phát triển tương ứng đô thị loại V.
b) Giai đoạn đến 2030: Toàn tỉnh có 12 đô thị, trong đó:
- 01 đô thị loại II: Thành phố Kon Tum.
- 05 đô thị loại IV: Thị xã Ngọc Hồi, thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô), thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà), thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy), thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông).
- 06 đô thị loại V: Thị trấn Đăk Rve (huyện Kon Rẫy), thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei); Trung tâm huyện lỵ Kon Rẫy (huyện Kon Rẫy); Trung tâm huyện lỵ Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông); Trung tâm huyện lỵ Ia H’Drai (huyện Ia H’Drai). Dự kiến thành lập mới 01 đô thị loại V tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.
2.3. Tỷ lệ đất xây dựng trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh
- Giai đoạn đến 2025: Tỷ lệ đất xây dựng đô thị toàn tỉnh trên diện tích tự nhiên đạt khoảng 1,043%.
- Giai đoạn đến 2030: Tỷ lệ đất xây dựng đô thị toàn tỉnh trên diện tích tự nhiên đạt khoảng 1,443%.
3. Các chỉ tiêu thống kê phát triển đô thị phấn đấu đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển đô thị
a) Giai đoạn đến 2025
- Tỷ lệ người dân đô thị sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 95%.
- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom đạt trên 90%.
- Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị: 11 ÷ 16%.
- Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị: Khoảng 6 ÷ 8 m2.
- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện: 100%.
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình tại đô thị, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh; tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
b) Giai đoạn đến 2030
- Tỷ lệ người dân đô thị sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 100%.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn khoảng 95%. Trong đó tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom.
- Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt trên 16%.
- Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị: Khoảng 8 ÷ 10 m2.
- Tỷ lệ xử lý nước thải ra môi trường lưu vực các sông tại các đô thị loại II đạt trên 50%.
- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện: 100%.
- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động tiên tiến nhất; tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.
4. Định hướng phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2050
Tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình của cả nước. Hệ thống đô thị có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn.
5. Danh mục các dự án ưu tiên và sơ bộ nhu cầu kinh phí.
- Danh mục các dự án ưu tiên gồm dự án hạ tầng xã hội, dự án hạ tầng kỹ thuật khung (được xác định theo Quy hoạch tỉnh Kon Tum đến năm 2030); dự án lập các đồ án quy hoạch chung đô thị, lập chương trình phát triển từng đô thị, lập đề án phân loại đô thị.
- Dự kiến sơ bộ nhu cầu kinh phí khoảng 67.911,54 tỷ đồng./.
- 1Quyết định 1258/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đến năm 2030
- 2Quyết định 1119/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030
- 3Quyết định 1237/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- 4Quyết định 571/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đến năm 2040
- 5Quyết định 3829/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 6Quyết định 1708/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2030
Quyết định 509/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 509/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/08/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Ngọc Sâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra