UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 509/QĐ-UB | Đồng Hới, ngày 28 tháng 5 năm 1996 |
V/V BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ QUY HOẠCH THỊ TRẤN BA ĐỒN VÀ CÁC VÙNG PHỤ CẬN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21/6/1994;
Căn cứ Thông tư hướng dẫn xét duyệt đồ án quy hoạch xây dựng đô thị số 25/BXD-KTQH ngày 22/8/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này là Điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng thị trấn Ba Đồn và các vùng phụ cận.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Trạch và ngành có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện đúng các điều khoản của bản Điều lệ quản lý quy hoạch này.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG THỊ TRẤN BA ĐỒN VÀ VÙNG PHỤ CẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 509/QĐ-UB ngày 28 tháng 5 năm 1996 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Điều 1: Thị trấn Ba Đồn được mở rộng theo bản quy hoạch được duyệt là bao gồm cả phần đất của thị trấn cũ và vùng phụ cận là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Quảng Trạch.
Quy hoạch phải được công khai ra các phường xã để vận động nhân dân tham gia quản lý xây dựng theo quy hoạch, nhằm hiện đại hoá đô thị trên địa bàn thị trấn đã được mở rộng.
Điều 2: Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo mở rộng của các tổ chức và của nhân dân ở thị trấn phải tuân theo đúng quy hoạch được duyệt, phải tuân thủ các quy định về quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng đất đô thị của Nhà nước, của UBND tỉnh và phải tuân theo các quy định của bản điều lệ này.
Điều 3: Khi công trình đi vào chuẩn bị xây dựng phải có quyết định giao quyền sử dụng đất của Chủ tịch UBND tỉnh, phải có giấy phép xây dựng mới hay cải tạo của Sở Xây dựng.
Điều 4: Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và các ngành cấp tỉnh về việc chỉ đạo các phòng ban, Chủ tịch UBND thị trấn, Chủ tịch UBND các xã vùng phụ cận thực hiện đúng quy hoạch đô thị đã được duyệt, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, Chủ tịch UBND thị trấn, Chủ tịch UBND các xã vùng phụ cận thực hiện theo quy định của Luật đất đai và các văn bản của Chính phủ về việc phân cấp quản lý quy hoạch và quản lý sử dụng đất đô thị. Nghiêm cấm việc giao quyền sử dụng đất trái thẩm quyền theo quy định tại Điều 23, 24 và 25 của Luật đất đai.
Điều 5: Chủ tịch UBND huyện ghi ý kiến thoả thuận của địa phương trước khi các ngành các cấp của huyện xin giao đất, trình UBND tỉnh quyết định. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc giao đất và thu hồi đất đối với tất cả các công trình thuộc các tổ chức và nhà ở của dân. Đất được quy hoạch theo loại công trình nào thì được giao cho xây dựng theo loại công trình đó.
Điều 6: Trình tự các bước để được giao quyền sử dụng đất hay thuê đất đối với các tổ chức như sau:
1. Căn cứ quy hoạch được duyệt, Sở Xây dựng giới thiệu địa điểm xây dựng theo tờ trình của các chủ đầu tư và theo sự thoả thuận của UBND huyện Quảng Trạch.
2. Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định về địa điểm xây dựng công trình theo tờ trình về giới thiệu địa điểm của Sở Xây dựng như ở mục 1 của điều này.
3. Khi dự án công trình được phê duyệt, chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp chứng chỉ quy hoạch. Sở Xây dựng căn cứ dự án được duyệt để thẩm định và cấp chứng chỉ quy hoạch theo quy định ở điều 14, 15 của Nghị định 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ.
4. Căn cứ chứng chỉ quy hoạch và dự án công trình, Sở Địa chính thẩm định và làm thủ tục trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giao quyền sử dụng đất hay cho thuê đất ở thị trấn Ba Đồn.
5. Giao đất thực địa UBND huyện chủ trì và thành lập tổ giao đất bao gồm phòng Địa chính, phòng Công nghiệp Xây dựng, Chủ tịch UBND thị trấn hay Chủ tịch UBND các xã (nơi có đất) chủ đầu tư công trình. Cơ quan thường trực là phòng Địa chính của huyện.
6. Trường hợp địa điểm một số công trình có liên quan đến khu vực quân sự, khu di tích văn hoá và các ranh giới bảo vệ các công trình đô thị, thuỷ lợi, giao thông, quá trình làm thủ tục xin quyền sử dụng đất cũng như giao đất phải có sự thoả thuận của các cơ quan chuyên ngành đó.
Điều 7: Trình tự thủ tục giao đất xây dựng nhà ở của dân:
1. Hàng năm, căn cứ quy hoạch chung UBND huyện Quảng Trạch hợp đồng với các công ty tư vấn thiết kế quy hoạch làm quy hoạch chi tiết khu nhà ở và đầu tư cơ sở hạ tầng các khu nhà ở đã được quy hoạch theo đúng điều 56 của Luật đất đai, nhằm nâng cao giá trị quỹ đất và thuận tiện cho sinh hoạt của nhân dân.
2. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết UBND huyện giao cho Phòng công nghiệp xây dựng và Phòng Địa chính làm thủ tục xin Sở Xây dựng cấp chứng chỉ quy hoạch khu nhà ở. Trên cơ sở chứng chỉ quy hoạch, Sở Địa chính làm thủ tục để trình UBND tỉnh quyết định giao khu đất ở cho UBND huyện triển khai việc sắp xếp bố trí các lô ở cho từng hộ gia đình.
3. Chủ tịch UBND huyện ký duyệt việc bố trí từng hộ gia đình xin giao đất trên các lô đất của khu nhà ở đã được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định giao quyền sử dụng đất cho từng hộ. Việc triển khai thủ tục do Phòng Địa chính thường trực và thông qua tư vấn của Hội đồng xét duyệt giao đất của huyện.
4. Hộ gia đình và cá nhân được quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở, khi xây dựng phải có giấy phép của Chủ tịch UBND huyện cấp, được Phòng Địa chính của huyện chủ trì việc giao đất có sự tham gia của Phòng Xây dựng công nghiệp và Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch của thị trấn hoặc các xã sở tại mới được thi công để đảm bảo đúng đồ án quy hoạch được duyệt.
Đất của nhà khu tập thể do UBND huyện quản lý và đưa vào kế hoạch xây dựng khu nhà ở theo quy hoạch, trình tự thủ tục giao đất như quy định ở điều 7. Những hộ đang ở trong các nhà tập thể được ưu tiên mua nhà và giao giá đất ở ổn định.
Nghiêm cấm các cơ quan và các doanh nghiệp tự cắt đất kèm theo nhà ở để bán cho người đang ở trong các nhà tập thể.
Điều 9: Diện tích sử dụng đất xây dựng được quy định như sau:
1. Các công trình của các tổ chức Nhà nước và xã hội, các doanh nghiệp gồm các thành phần kinh tế và các công trình phúc lợi công cộng căn cứ vào diện tích và chỉ giới đã quy định trong dự án được duyệt.
2. Diện tích đất ở của từng hộ gia đình tại thị trấn Ba Đồn quy định tối đa 150 m2. Phần đất thừa trong khuôn viên nhà ở của từng hộ được sử dụng để sản xuất nông nghiệp. Khi cần thiết chuyển qua xây dựng nhà ở phải làm đầy đủ thủ tục như đã quy định ở điều 7.
Điều 10: Mọi tổ chức và cá nhân khi giao đất phải thực hiện đúng mục đích sử dụng như quy định trong quyết định giao đất của UBND. Trường hợp có yêu cầu thay đổi mục đích sử dụng phải trình cấp quyết định giao đất để điều chỉnh mới được thay đổi. Trong phạm vi 12 tháng mà đất không sử dụng thì UBND huyện báo cáo với UBND tỉnh để quyết định thu hồi.
Điều 11: Mọi tổ chức và cá nhân khi được giao đất hay cho thuê đất không phải vì mục đích nông nghiệp đều phải trả tiền sử dụng đất hay tiền thuê đất và lệ phí địa chính. Việc giao đất trên thực địa chỉ thực hiện khi người được giao đất trả hết tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính.
Điều 12: UBND huyện, UBND thị trấn và các xã phải soát xét lại việc sử dụng đất của các cơ quan, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp về tính hợp pháp, về mục đích sử dụng để có điều chỉnh, thu hồi hay lập thủ tục cấp đất mới theo đúng quy hoạch và các quy định của bản điều lệ này, đồng thời quản lý chặt chẽ các hành vi xâm lấn chỉ giới, tranh chấp và chiếm dụng đất bất hợp pháp trong mọi trường hợp.
QUẢN LÝ XÂY DỰNG SỬA CHỮA, CẢI TẠO CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
Điều 13: Các công trình xây dựng mới, mở rộng, cải tạo (cả nổi và ngầm) của Nhà nước hay mọi tổ chức kinh tế xã hội thuộc các nguồn vốn phải tuôn thủ đầy đủ trình tự xây dựng cơ bản theo Nghị định 177/CP của Chính phủ và 1056/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh, phải có đầy đủ thiết kế dự toán được duyệt và được Sở Xây dựng cấp giấy phép mới được khởi công xây dựng.
Điều 14: Trường hợp công trình có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc không gian ở các điểm nhấn mạnh quy hoạch, các công trình văn hoá, các công trình đòi hỏi về an ninh quốc phòng, về môi trường phải thành lập Hội đồng bao gồm các kiến trúc sư, kỹ sư chuyên ngành và đại diện các cơ quan chức năng của tỉnh để tư vấn cho UBND huyện xem xét trước khi đưa trình UBND tỉnh quyết định xét duyệt dự án công trình.
Điều 15: Công trình xây dựng cơ bản trước khi khởi công chủ đầu tư phải xuất trình đầy đủ giấy tờ với UBND huyện, UBND thị trấn hay UBND các xã về tính hợp pháp mới khởi công. Nếu có liên quan đến đền bù giải toả nhà cửa của nhân dân phải báo với UBND huyện để giải quyết. Khi thực hiện đề bù giải toả phải thành lập hội đồng định giá và có sự tham gia của UBND thị trấn, UBND các xã và hộ gia đình bị đền bù giải toả.
1. Nhà ở 3 tầng lầu trở lên và tất cả các loại nhà xây dựng trên đường 32m và các điểm nhấn quy hoạch đã được quy định do Sở Xây dựng cấp giấy phép.
2. Các loại nhà dưới 3 tầng lầu và nhà ở trên các trục đường dưới 32m do Uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy phép, cơ quan thẩm định thiết kế làm thủ tục cho Uỷ ban nhân dân huyện là Phòng Xây dựng công nghiệp huyện.
Điều 17: Công trình trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, có biển báo cố định tại địa điểm thi công. Không được gây ảnh hưởng đến các công trình nổi cũng như ngầm ở lân cận. Thời hạn thi công đúng giấy phép quy định, nếu quá hạn phải xin gia hạn, thi công xong phải dọn vệ sinh toàn bộ khu vực đảm bảo cảnh quan đô thị trong thị trấn.
Điều 18: Chủ tịch UBND thị trấn và các xã phải kiểm tra, giám sát các công trình đang xây dựng. Nơi nào vi phạm các quy định theo bản điều lệ này kịp thời báo cáo lên UBND huyện để xử lý, trường hợp nào cấp bách được quyền tạm đình chỉ để chờ cơ quan có chức năng giải quyết tiếp mới cho thi công tiếp.
QUẢN LÝ XÂY DỰNG SỬA CHỮA, CẢI TẠO CÁC CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
Điều 19: Tất cả các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác khi thiết kế và xây dựng phải tuân theo quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết được duyệt của thị trấn Ba Đồn.
Điều 20: Không được lấn chiếm đất công cộng dành để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, kể cả vùng bảo vệ và lưu không được khoanh định theo chỉ giới quy hoạch và phạm vi kỹ thuật của Nhà nước ban hành.
Cấm chỉ các hành vi đào bới, xây chen hay cố tình vi phạm gây sự cố đối với các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tại thị trấn do tập thể và cá nhân gây ra phải bị xử lý và bồi thường về thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 21: Phạm vi bảo vệ đối với các công trình giao thông:
1. Đường đô thị, kể cả quốc lộ 29 qua thị trấn được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ bao gồm: lòng đường, lề đường và vỉa hè.
2. Đường nội bộ trong các ô phố, ngõ xóm và đất lưu ven sông hồ được giới hạn từ chân hàng rào hoặc chân tường nhà hợp pháp của công trình trở ra.
3. Các công trình kỹ thuật đầu mối giao thông gồm: quảng trường, bến bãi, bến xe, bến thuyền… giới hạn trong ranh giới khu đất được quy hoạch và được quản lý theo hồ sơ đăng ký ở Phòng Địa chính và vùng bảo vệ xác định theo tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật của Nhà nước.
Điều 22: Các công trình cấp nước của thị trấn bao gồm: nguồn cung cấp nước ngầm, công trình đầu mối, khu xử lý và hệ thống đường ống phân phối nước phải được bảo vệ cả công trình và khu vực vành đai theo tiêu chuẩn quy phạm của Nhà nước.
Riêng hệ thống ống dẫn phạm vi bảo vệ tối thiểu cách thành đường ống mỗi bên 0,5m.
Điều 23: Các công trình thoát nước và bảo vệ lũ ở thị trấn Ba Đồn bao gồm: sông, ao hồ điều hoà, đê, đập, các ống rãnh kênh mương thoát và trạm cố định hoặc lưu động, các trạm xử lý nước thải của thị trấn cũng như của các doanh nghiệp phải được bảo vệ tôn tạo để đảm bảo thoát nước trong mùa mưa lũ.
Điều 24: Các công trình cấp điện thông tin và chiếu sáng đô thị bao gồm: máy phát, các trạm biến áp, tủ phân phối điện, hệ thống đường dây dẫn và hệ thống cột đèn chiếu sáng ở quảng trường cũng như trên tuyến giao thông phải xây dựng theo tuyến và vị trí giao đất đúng quy hoạch, đúng chỉ giới, đảm bảo không gây anh hưởng đến công trình kiến trúc phần nổi. Trường hợp các tuyến cáp thông tin và điện ngầm phải đảm bảo đúng cự ly theo quy phạm của Nhà nước và của Bộ Công nghiệp đến các công trình ngầm khác và móng công trình kiến trúc.
Điều 25: Các công trình văn hoá, tượng đài và kể cả các công trình tạm thời như áp phích, quảng cáo, các quầy kiốt bố trí trên vỉa hè… đều phải thiết kế và bố trí đúng quy định theo quy hoạch hay theo giấy phép của cơ quan quản lý xây dựng để đảm bảo cảnh quan đô thị ở thị trấn.
PHÂN CÔNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
Điều 26: UBND huyện Quảng Trạch là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp quy hoạch và quá trình xây dựng theo quy hoạch. Có trách nhiệm hợp đồng với các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân lập các đồ án quy hoạch chi tiết bổ sung và thông qua Sở Xây dựng là cơ quan thẩm định các đồ án quy hoạch chi tiết đó để trình UBND tỉnh duyệt. Cứ 5 năm một lần, thị trấn Ba Đồn được xem xét điều chỉnh quy hoạch chung. Nếu cần thiết bổ sung điều chỉnh quy hoạch trước thời hạn, UBND huyện phải lập tờ trình xin UBND tỉnh; sau khi có quyết định cho phép mới được thực hiện.
Điều 27: UBND thị trấn và vùng phụ cận thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn về việc thực hiện các quy định quản lý quy hoạch đô thị, phát hiện mọi trường hợp xây dựng bất hợp pháp, phối hợp với các ngành chức năng của huyện và tỉnh trong việc đền bù giải tỏa để giao đất cho mọi tổ chức và cá nhân khi có quyết định giao quyền sử dụng đất. Thực hiện việc cưỡng chế thi hành các quyết định xử lý của UBND huyện giao; đồng thời tổ chức tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện và tham gia quản lý tốt quy hoạch thị trấn.
Điều 28: UBND huyện thông qua các tổ chức tham mưu mà tổ chức công khai hoá quy hoạch ra cho dân biết; có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch chặt chẽ; thường xuyên kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo UBND thị trấn và các xã xử lý các vi phạm về quy hoạch, xây dựng sai quy hoạch hoặc khai thác sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng không đúng thiết kế, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hay chất lượng phục vụ, tác hại đến cảnh quan đô thị và môi trường; thành lập đội quy tắc đô thị để giúp UBND huyện chỉ đạo thực hiện quy hoạch.
Điều 29: Các Sở chuyên ngành chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh hướng dẫn giúp đỡ UBND huyện Quảng Trạch trong quá trình quản lý. Các công trình chuyên ngành thuộc ngành nào quản lý phải trực tiếp chỉ đạo để đảm bảo xây dựng đúng quy hoạch ở thị trấn. Nếu có sự thay đổi phải báo cáo với UBND huyện Quảng Trạch để thoả thuận mới trình UBND tỉnh xem xét chỉnh lý.
Điều 30: Tổ chức và cá nhân trong quá trình thực hiện quy hoạch vi phạm những quy định trong bản điều lệ này thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, kinh tế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các văn bản xử phạt hiện hành của Nhà nước.
Điều 31: Những cơ quan và cán bộ trực tiếp quản lý và chỉ đạo thực hiện quy hoạch mà vi phạm dẫn đến thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước hay của nhân dân đều phải chịu xử lý kỹ luật, mức cao phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 32: Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân sống và làm việc trên địa bàn thị trấn Ba Đồn đều có trách nhiệm học tập và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của bản điều lệ này. Ai có công phát hiện việc làm sai của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện quy hoạch hoặc có công đóng góp vào việc động viên nhân dân tham gia xây dựng và quản lý quy hoạch sẽ được UBND huyện khen thưởng.
Điều 33 UBND huyện dựa vào sự giúp đỡ của cơ quan chức năng và các Sở chuyên ngành mà tổ chức hướng dẫn cụ thể theo các điều của bản điều lệ này, tiếp nhận ý kiến đóng góp của các tổ chức và mọi công dân để kịp trình UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu quản lý quy hoạch ở thị trấn.
- 1Quyết định 31/2002/QĐ-UBND về Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết khu đô thị "Thành phố giao lưu" tỉ lệ 1/2000 Địa điểm : Xã Cổ Nhuế, thị trấn Câu Diễn, huyện Từ Liêm, phường Mai Dịch - Quận Cầu Giấy, Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 155/2006/QĐ-UBND về điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị - thành phố Giao Lưu - tỷ lệ 1/500; Địa điểm: xã Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm; phường Mai Dịch - quận Cầu Giấy do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 1342/QĐ-UBND năm 2007 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01/7/1989 đến ngày 30/6/2006 đã hết hiệu lực
- 1Quyết định 31/2002/QĐ-UBND về Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết khu đô thị "Thành phố giao lưu" tỉ lệ 1/2000 Địa điểm : Xã Cổ Nhuế, thị trấn Câu Diễn, huyện Từ Liêm, phường Mai Dịch - Quận Cầu Giấy, Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Luật Đất đai 1993
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 4Nghị định 91-CP năm 1994 ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị
- 5Nghị định 177-CP năm 1994 ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 6Quyết định 155/2006/QĐ-UBND về điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị - thành phố Giao Lưu - tỷ lệ 1/500; Địa điểm: xã Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm; phường Mai Dịch - quận Cầu Giấy do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 7Thông tư 25/BXD/QTKH năm 1995 về hướng dẫn xét duyệt đồ án quy hoạch xây dựng đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
Quyết định 509/QĐ-UB năm 1996 ban hành bản điều lệ quản lý quy hoạch thị trấn Ba Đồn và các vùng phụ cận do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 509/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/05/1996
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Phạm Phước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/05/1996
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực