Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 506/QĐ-UBND

Long An, ngày 16 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4483/TTr-SNN ngày 30/12/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn năm 2017 trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh sx;
- Các t/v BCĐ XDCĐL;
- Chi cục PTNT;
- Phòng: KT1, TH;
- Lưu: VT, SNN, An.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Cảnh

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Kèm theo Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 16/02/2017 của UBND tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 08/7/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn năm 2017 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

Phần I

KẾT QUẢ XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN NĂM 2016

I. Công tác triển khai thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg

Để triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg), trong năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành:

- Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 07/7/2016 của UBND tỉnh về việc quy định chính sách ưu đãi, mức hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Long An (giai đoạn 2016 - 2020);

- Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 8/7/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định phê duyệt các Dự án, Phương án xây dựng Cánh đồng lớn của Công ty Cổ phần Tân Đồng Tiến, Công ty Lương thực Long An, Công ty Cổ phần Xây lắp-Cơ khí và Lương thực thực phẩm (Mecofood), Doanh nghiệp tư nhân Công Bình.

- Tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn năm 2016-2030 và lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng phương án, dự án Cánh đồng lớn cho các đối tượng là doanh nghiệp, HTX, cán bộ quản lý phòng Nông nghiệp và PTNT tham gia.

- Chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn cho 03 Doanh nghiệp và 02 HTX1. Tổ chức họp thẩm định Phương án xây dựng cánh đồng lớn của Công ty TNHH Thành Phát, Công ty TNHH TM DV VTNN Ngọc Lợi, Công ty TNHH TM SX Phát triển Thiên Bình.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các Hợp tác xã nông nghiệp xây dựng Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

II. Kết quả thực hiện cánh đồng lớn năm 2016

1. Kết quả xây dựng, phát triển cánh đồng lớn đối với cây lúa

Năm 2016, thực hiện được 115 cánh đồng (tăng 52 cánh đồng so với năm 2015) với diện tích là 29.245 ha/KH 26.200 ha, đạt 111%, (tăng 1.760 ha so với năm 2015), với 10.616 hộ tham gia. Số doanh nghiệp tham gia 19 doanh nghiệp (tăng 01 doanh nghiệp so với năm 2015) (phụ lục 1, 2 đính kèm). Trong đó, kết quả của các Vụ như sau:

a) Vụ Đông Xuân 2015 - 2016:

Vụ Đông Xuân 2015-2016 thực hiện được 43 cánh đồng (tăng 16 cánh đồng so với Vụ Đông Xuân 2014-2015), diện tích là 15.446 ha/KH 12.000 ha, đạt 128,7% so với kế hoạch (tăng 4.017 ha so với vụ Đông xuân 2014-2015), với 4.644 hộ tham gia. Số doanh nghiệp tham gia 14 doanh nghiệp. Năng suất lúa ước đạt 7 tấn/ha, sản lượng ước đạt 108.122 tấn (phụ lục 3 đính kèm). Kết quả thu mua lúa vụ là 10.972 ha/15.446 ha, đạt 71,03%.

b) Vụ Hè thu 2016:

Vụ Hè Thu 2016 đã thực hiện được 72 lượt cánh đồng (tăng 31 cánh đồng so với Vụ Hè Thu 2015) diện tích 13.767 ha/KH 12.000 ha gồm 18 doanh nghiệp (tăng 01 doanh nghiệp) và 5.972 hộ tham gia. Năng suất tươi 60 tạ/ha, sản lượng 82.794 tấn (phụ lục 4 đính kèm). Kết quả thu mua lúa là 11.405 ha/KH 12.000 ha, đạt 83%.

* Riêng đối với 04 Doanh nghiệp có Dự án, phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong năm 2016, 04 Doanh nghiệp đã thực hiện được 37 cánh đồng với diện tích 9.030 ha/KH 11.680 ha (đạt 77% so với kế hoạch của DA/PA) với 4.891 hộ nông dân tham gia2, kết quả thu mua đạt 75%.

c) Các phương thức thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn trên cây lúa

Hiện tại các doanh nghiệp đang thực hiện liên kết xây dựng cánh đồng lớn với các phương thức đầu tư như sau:

- Phương thức 1: Đầu tư đồng bộ đầu vào (giống lúa xác nhận, phân bón, thuốc BVTV và kỹ thuật chăm sóc) và thu mua sản phẩm.

+ Liên kết cung ứng đầu vào: Doanh nghiệp thu mua lúa liên kết với đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp (Công ty phân bón, Đại lý,...) và liên kết với đơn vị cung cấp giống (Trung tâm Khuyến nông, Công ty giống,...)

+ Hình thức thanh toán: Doanh nghiệp thu mua lúa thu hồi chi phí vật tư nông nghiệp trả lại đơn vị cung cấp vật tư đầu vào; hoặc doanh nghiệp thu mua lúa ứng tiền trước cho đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp, cuối vụ thu mua lúa trừ lại chi phí ứng trước.

+ Hình thức thu mua: Các doanh nghiệp thu mua lúa tươi tại ruộng cao hơn giá thị trường 100-200 đ/kg. Hoặc doanh nghiệp thu mua lúa tại kho (liên kết hợp tác xã, tổ hợp tác vận chuyển lúa về kho và có hỗ trợ chi phí vận chuyển hoặc người dân vận chuyển đến kho).

- Phương thức 2: Đầu tư một phần (giống lúa xác nhận hoặc phân bón, thuốc BVTV) và thu mua sản phẩm. Phương thức này hình thức thanh toán và hình thức thu mua cũng giống như phương thức 1.

- Phương thức 3: Chỉ thu mua sản phẩm. Doanh nghiệp trực tiếp hợp đồng với hộ nông dân, hoặc doanh nghiệp thực hiện liên kết với Hợp tác xã, tổ hợp tác (tổ chức đại diện nông dân). Hoặc doanh nghiệp liên kết với thương lái thu gom.

d) Tình hình tham gia xây dựng phương án cánh đồng lớn của doanh nghiệp và tổ chức đại diện nông dân (Hợp tác xã):

- Về doanh nghiệp: Hiện có 04 doanh nghiệp xây dựng dự án, phương án cánh đồng lớn đã được UBND tỉnh phê duyệt (Công ty Cổ Phần Tân Đồng Tiến, Công ty Lương thực Long An, Công ty Cổ phần Xây lắp - Cơ khí và Lương thực thực phẩm (Mecofood), Doanh nghiệp tư nhân Công Bình). 05 doanh nghiệp đang nộp hồ sơ tham gia xây dựng dự án, phương án cánh đồng lớn.

- Về HTX: Có 09 Hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với các doanh nghiệp xây dựng cánh đồng lớn. Trong đó có 02 HTX (HTXNN Gò Gòn, HTX Tân Đồng Tiến) đang nộp hồ sơ tham gia xây dựng dự án, phương án. Hiện nay, Chi cục PTNT đang tiếp tục hỗ trợ cho các HTX viết phương án/dự án cánh đồng lớn.

đ) Về hiệu quả:

- Khi tham gia cánh đồng lớn giúp nông dân giảm chi phí giống (số lượng giống gieo sạ trong cánh đồng lớn thấp hơn bên ngoài khoảng 10-20 kg/ha), giảm lượng phân bón (trong cánh đồng lớn sản xuất theo quy trình khuyến cáo nên số lượng phân đạm thấp hơn bên ngoài khoảng 22 kg/ha), giảm số lần phun và liều lượng phun thuốc bảo vệ thực vật. Từ các yếu tố trên làm cho lợi nhuận của người dân trong cánh đồng lớn cao hơn so ngoài cánh đồng lớn từ 2-3 triệu đồng /ha.

- Vật tư đầu vào được cung ứng kịp thời, chủ động, giá cả hợp lý, bảo đảm chất lượng và được tư vấn hướng dẫn sử dụng nên hiệu quả cao hơn, góp phần khắc phục tình trạng mua bán vật tư kém chất lượng không rõ nguồn gốc.

- Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trên quy mô lớn:

+ Về giống lúa: Nông dân sử dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đặt hàng của các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ, mỗi cánh đồng chỉ sử dụng từ 2-3 giống lúa, từng bước hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa đồng nhất, cùng chủng loại giống để xuất khẩu.

+ Về cấp giống sử dụng: 100% sử dụng giống xác nhận, riêng một số cánh đồng mới triển khai hoặc sử dụng giống nếp (không có giống xác nhận) thì tỷ lệ đạt từ 80-85% giống xác nhận.

+ Mật độ gieo sạ: Trung bình từ 120-130 kg/ha.

+ Thời vụ: Phần lớn diện tích đều xuống giống tập trung, đồng loạt và né rầy theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp ở địa phương.

2. Đối với các cây trồng khác

Đối với các cây trồng khác vẫn chưa thực hiện được mô hình cánh đồng lớn, bước đầu ở hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ, cụ thể:

* Cây rau: Hiện nay có 16 HTX và 41 THT tham gia liên kết sản xuất, liên kết với 05 Doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất (Công ty TNHH Phước Sơn, Công ty TNHH Việt Thanh, Siêu thị CoopMart, Công ty Tâm Tuấn Phát, Công ty TNHH Aeon Việt Nam). Hình thức liên kết: Hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm cho người dân,v.v...Đã hỗ trợ HTX RAT Phước Hòa tham gia điểm bán rau an toàn tại chợ phường 2, tỉnh Long An và 03 HTX (RAT Tân Hiệp, Tân Vạn Hưng, RAT Phước Hiệp) tham gia Chợ phiên nông sản an toàn do Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố HCM tổ chức. Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP: 08 HTX (Rau củ quả an toàn Tân Hiệp; RAT Phước Hiệp; RAT Phước Hòa; Tân Vạn Hưng; SX-TM-DV Phước Thịnh; Long Khê; Đồng Thuận; Tân Tiến).

* Cây thanh long: Có 13 THT và 05 HTX, diện tích liên kết khoảng 209 ha, tham gia sản xuất và tiêu thụ thanh long và 65 cơ sở kinh doanh thu mua, sơ chế thanh long vùng Long An và Tiền Giang. Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa: 03 HTX (thanh Long Tầm Vu, Vạn Thành, Long Hội). Sản xuất theo tiêu chuẩn globalGAP: 02 HTX (Long Hội, DVNN Dương Xuân).

* Cây chanh: Hiện có 04 HTX liên kết sản xuất với Công ty TNHH MTV Fruit Republic Cần Thơ. Diện tích liên kết ước khoảng 500 ha với 250 hộ tham gia. Trong đó, Công ty đã hỗ trợ kinh phí cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP diện tích 40 ha (11 hộ), sản lượng khoảng 810 tấn/năm tại xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức chủ yếu xuất sang thị trường Châu Âu.

* Cây Bắp: Trong vụ Đông Xuân năm 2016, có 50 ha bắp giống do Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam hợp đồng bao tiêu với giá 8.300 đồng/kg, Công ty hỗ trợ bắp giống, hướng dẫn quy trình kỹ thuật (quy trình gieo hạt, chế độ phân bón, rút cờ bắp mẹ,..) và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Chi phí sản xuất bắp giống 30-33 triệu đồng/ha, lợi nhuận 18-20 triệu đồng/ha.

III. Nhận xét, đánh giá

1. Kết quả đạt được

- Mô hình cánh đồng lớn được triển khai thực hiện trên cơ sở các mô hình của chương trình “Cùng nông dân ra đồng”, về sau là mô hình “cánh đồng mẫu lớn” và đã được triển khai hơn 4 năm nên việc xây dựng “cánh đồng lớn” rất thuận lợi, số lượng cánh đồng, diện tích, số doanh nghiệp có xu hướng tăng.

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong triển khai thực hiện cánh đồng lớn trong năm 2016, cụ thể đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển cánh đồng lớn; Phương án/Dự án cánh đồng lớn của các doanh nghiệp được xem xét phê duyệt, làm động lực để thúc đẩy mối liên kết và là cơ sở để doanh nghiệp, chính quyền địa phương và nông dân chủ động tổ chức thực hiện.

- Về phía doanh nghiệp: Thông qua việc xây dựng cánh đồng lớn, doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định, gắn sản xuất với thị trường, tăng khả năng cạnh tranh do kiểm soát được chất lượng sản phẩm.

- Về phía nông dân: Ở khâu đầu vào sản xuất, người nông dân sẽ kết nối trực tiếp được với nhà cung ứng không thông qua đại lý, đảm bảo nguồn cung đầu vào ổn định, giá cả hợp lý. Ở khâu đầu ra, được kết nối bằng hợp đồng ổn định lâu dài, sản xuất theo định hướng thị trường của doanh nghiệp.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh kết quả đạt được thì quá trình xây dựng cánh đồng lớn vẫn còn tồn tại như sau:

- Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập, chưa có nhiều mô hình liên kết đầu tư đồng bộ theo phương án I, liên kết ngang giữa nông dân và nông dân vẫn còn hạn chế; hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện nông dân (HTX, THT) chưa cao ảnh hưởng đến việc nhân rộng các cánh đồng lớn. Số lượng HTX tham gia cánh đồng lớn còn ít.

- Chính quyền địa phương một số nơi còn lúng túng trong triển khai. Một bộ phận nông dân còn canh tác theo tập quán cũ, không tuân thủ theo quy trình sản xuất do cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, chưa tham gia sinh hoạt, hội họp đầy đủ, chưa ghi chép đạt theo yêu cầu sổ tay tình hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP.

- Các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ có tăng lên so với những năm đầu triển khai nhưng diện tích thực hiện vẫn còn thấp. Khó khăn của doanh nghiệp khi tham gia cánh đồng lớn là nguồn vốn, hệ thống kho chứa bảo quản lúa và nhà máy chế biến để thu mua lúa cho nông dân khi đến vụ thu hoạch rộ, thị trường tiêu thụ không thuận lợi.

- Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn một số cánh đồng chưa hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến công tác triển khai, vận chuyển vật tư, nông sản; hạn chế việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ.

- Người dân tham gia xây dựng cánh đồng lớn vẫn chưa tuân thủ hợp đồng bán ra ngoài gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện bao tiêu và xây dựng vùng nguyên liệu.

- Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa Doanh nghiệp và địa phương trong việc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa tại địa phương.

- Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài gây khô hạn, xâm nhập mặn sâu vào trong nội đồng gây thiệt hại đến sản xuất.

- Việc sản xuất manh mún, tự phát, không tuân thủ quy hoạch; tính liên kết, hợp tác trong sản xuất còn thiết chặt chẽ, dẫn đến tình trạng được mùa mất giá thường xuyên lặp lại.

Phần II

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN NĂM 2017

I. Chỉ tiêu

1. Đối với cây lúa

STT

Tên huyện

Năm 2017
(ha)

Vụ Đông Xuân
2016-2017 (ha)

Vụ Hè Thu
2017 (ha)

1

Tân Hưng

7.600

4.050

3.550

2

Vĩnh Hưng

6.800

2.000

4.800

3

Kiến Tường

5.500

3.000

2.500

4

Mộc Hóa

3.800

2.300

1.500

5

Tân Thạnh

2.550

1.550

1.000

6

Thạnh Hóa

4.000

3.000

1.000

7

Đức Hòa

50

50

0

8

Đức Huệ

500

100

400

9

Thủ Thừa

2.500

1.250

1.250

10

Tân Trụ

3.000

1.000

2.000

11

Cần Giuộc

200

 

200

12

Cần Đước

200

 

200

 

Tổng cộng

36.700

18.300

18.400

Kế hoạch xây dựng Cánh đồng lớn đối với cây lúa năm 2017 là: 36.700 ha. Trong đó: Vụ Đông Xuân 2016-2017 là 18.300 ha và vụ Hè Thu 18.400 ha.

2. Đối với cây trồng khác

STT

Tên huyện

Loại cây

Rau
(ha)

Cây thanh
long (ha)

Cây Chanh
(ha)

Cây mè
(ha)

Cây bắp
(ha)

Đậu phộng
(ha)

1

Tân Hưng

 

 

 

50

 

 

2

Vĩnh Hưng

 

 

 

50

 

 

3

Kiến Tường

 

 

 

50

 

 

4

Mộc Hóa

 

 

 

50

 

 

6

Thạnh Hóa

 

 

100

 

 

 

7

Đức Hòa

30

 

 

 

80

20

8

Đức Huệ

 

 

650

50

450

 

9

Cần Giuộc

100

 

 

 

 

 

10

Cần Đước

30

 

 

 

 

 

11

Bến Lức

 

 

100

 

 

 

12

Tân An

 

50

 

 

 

 

13

Châu Thành

 

200

 

 

 

 

 

Tổng cộng

160

250

850

300

530

 

Kế hoạch xây dựng Cánh đồng lớn đối với các loại cây trồng khác năm 2017 cụ thể như sau:

- Cây Rau: 160 ha ở các huyện: Cần Giuộc, Cần Đước và Đức Hòa.

- Cây Bắp: 530 ha ở các huyện: Đức Hòa, Đức Huệ.

- Cây mè: 300 ha ở các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Đức Huệ và thị xã Kiến Tường.

- Cây Thanh Long: 250 ha ở thành phố Tân An và huyện Châu Thành.

- Cây Chanh: 850 ha ở các huyện: Bến Lức, Thạnh Hóa và Đức Huệ.

II. Một số giải pháp

Để thực hiện kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn năm 2017, tập trung thực hiện các giải pháp sau:

1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền:

- Tuyên truyền, phổ biến cho nông dân nắm được chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng cánh đồng lớn, lợi ích của việc tham gia vào cánh đồng lớn.

- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp chung sức xây dựng Nông thôn mới bằng hình thức liên kết xây dựng cánh đồng lớn, hỗ trợ cho nông dân và đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia.

- Tuyên truyền để nông dân hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi đã đồng thuận tham gia cánh đồng lớn, tạo được mối liên kết chặt chẽ và bền vững, hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải liên kết; Quyền và trách nhiệm nghĩa vụ thực hiện theo cam kết (hợp đồng) của các đối tác tham gia liên kết.

2. Xây dựng, phát triển các hình thức liên kết, hợp tác phù hợp

- Xây dựng và kiện toàn các tổ chức đại diện của nông dân (HTX, THT) tại từng cánh đồng để liên kết hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả và bền vững.

- Thúc đẩy việc hình thành và nâng cao năng lực của các tổ chức đại diện nông dân: THT, HTX,...

- Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản với nông dân, thiết lập và duy trì được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân trong chia sẻ thông tin thị trường, kỹ thuật, kiến thức, chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức giao dịch thanh toán, cung cấp các dịch vụ giống, phân bón và các dịch vụ khác, v.v...

3. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới, với các nguồn vốn để đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất tại các cánh đồng lớn, bao gồm hệ thống kênh, đê bao lửng, trạm bơm điện, cống điều tiết; giao thông, điện, v.v... Ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại các cánh đồng lớn.

4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch: Tăng cường công tác chuyển giao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, các qui trình sản xuất tiên tiến theo hướng thực hành nông nghiệp tốt nhằm tạo ra vùng nguyên liệu đồng nhất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường: Hỗ trợ tìm kiếm các đối tác, mời gọi, thu hút doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu gắn với liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn. Đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến thương mại thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm. Xây dựng thương hiệu cho các nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh.

6. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức đại diện hộ nông dân xây dựng, thực hiện các dự án, phương án cánh đồng lớn: Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án hoặc phương án cánh đồng lớn của các doanh nghiệp tham gia xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh.

7. Về cơ chế chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn: Rà soát chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg và Quyết định 34/2016/QĐ-UBND. Tổng hợp các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, có kiến nghị điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp.

8. Mời gọi các doanh nghiệp tham gia xây dựng cánh đồng lớn:

- Tăng cường mời gọi các doanh nghiệp tham gia thực hiện cánh đồng lớn

- Tổ chức ký kết ghi nhớ giữa UBND huyện (thị xã) với các doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn. Sau ký kết, UBND huyện (thị xã) tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp để xác định cụ thể diện tích, địa điểm và sự phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, thị xã.

III. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn lĩnh vực trồng trọt tỉnh Long An năm 2017 của UBND tỉnh Long An.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận hồ sơ, góp ý, tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt các Dự án hoặc phương án cánh đồng lớn của các doanh nghiệp tham gia xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng, thực hiện các dự án, phương án cánh đồng lớn của các doanh nghiệp.

- Phối hợp với các Sở ngành, UBND các địa phương kêu gọi các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu tại các huyện, thị xã trong tỉnh;

- Rà soát chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg và Quyết định 34/2016/QĐ-UBND. Tổng hợp các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, có kiến nghị điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp.

2. Sở Công Thương

- Chủ trì thực hiện thủ tục xác nhận hoặc phê duyệt vùng nguyên liệu và kết quả xây dựng vùng nguyên liệu của thương nhân.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương thực hiện kêu gọi, thu hút, đôn đốc doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo quy định góp phần tiêu thụ lúa gạo tại các huyện, thị xã trong tỉnh;

- Phối hợp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại quảng bá nông sản trong và ngoài tỉnh để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại các cánh đồng lớn.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì bố trí nguồn vốn hàng năm hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn theo các chính sách nêu trong Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ và chính sách hiện hành khác của Trung ương, của tỉnh để trình cấp thẩm quyền phê duyệt, quyết định thực hiện.

- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí và thanh quyết toán nguồn vốn đầu tư hàng năm liên quan về xây dựng cánh đồng lớn.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hàng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt, quyết định để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vùng dự án cánh đồng lớn.

- Hướng dẫn việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển do các ngành, địa phương quản lý để thực hiện xây dựng cánh đồng lớn.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nông sản,v.v... vào các dự án, phương án xây dựng cánh đồng lớn.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành, triển khai, hướng dẫn thực hiện các chính sách về đất đai liên quan xây dựng cánh đồng lớn.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An

- Chủ trì, phối hợp với các ngân hàng thương mại, các sở ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách tín dụng của Nhà nước về xây dựng cánh đồng lớn.

- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ xây dựng, phát triển cánh đồng lớn của các ngân hàng thương mại.

8. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Khuyến khích, tư vấn, hỗ trợ tổ chức đại diện nông dân (THT, HTX) hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp xây dựng cánh đồng lớn. Bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của tổ chức đại diện nông dân trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết.

- Tham gia tuyên truyền, vận động thành lập các THT, HTX tại từng cánh đồng lớn để hỗ trợ, đại diện hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hiệu quả, bền vững.

9. Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Long An

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể và các địa phương tuyên truyền, phổ biến cho nông dân nắm được chủ trương của Đảng, chính sách, của Nhà nước về xây dựng cánh đồng lớn, lợi ích của việc tham gia vào cánh đồng lớn và vận động nông dân tham gia thực hiện.

- Vận động, tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ nông dân, hội viên, các tổ chức đại diện nông dân hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác tham gia đóng góp xây dựng cánh đồng lớn.

- Tổ chức vận động, hỗ trợ nông dân thành lập, tham gia các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác (THT, HTX) tại từng cánh đồng lớn.

10. UBND cấp huyện

- Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tại địa phương quan tâm công tác tuyên truyền chính sách cánh đồng lớn đến người dân.

- Tăng cường hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cho cán bộ Ban quản lý HTX.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các Doanh nghiệp hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân áp dụng trực tiếp vào cánh đồng lớn.

- Tăng cường mời gọi các doanh nghiệp tham gia thực hiện cánh đồng lớn. Hỗ trợ Doanh nghiệp, Hợp tác xã triển khai và ký hợp đồng thực hiện cánh đồng lớn; chủ trì theo dõi, xử lý những khó khăn, vướng mắc, tạo sự đồng thuận giữa các bên để kiên kết sản xuất cùng có lợi.

- Thực hiện ký kết ghi nhớ và triển khai thực hiện ký kết với các doanh nghiệp, đơn vị tham gia xây dựng Cánh đồng lớn nhằm cam kết thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện.

- Tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt và tuân thủ các quy định của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu mua sản phẩm.

- Tăng cường thông tin, kết nối doanh nghiệp thu mua với các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện.

- Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận, đăng ký thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp tham gia xây dựng và triển khai thực hiện Dự án/Phương án cánh đồng lớn trên địa bàn huyện.

11. Đối với các Doanh nghiệp và các HTX

- Thực hiện ký kết ghi nhớ và triển khai thực hiện ký kết với UBND các huyện, thị xã nhằm cam kết thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trên địa bàn hình thành vùng nguyên liệu.

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các dự án hoặc phương án cánh đồng lớn đã được UBND tỉnh phê duyệt và đảm bảo thực hiện theo đúng hợp đồng đã được ký kết, tạo tính ổn định và lâu dài cho nông dân an tâm tham gia sản xuất theo định hướng xây dựng vùng nguyên liệu của doanh nghiệp.

- Báo cáo kết quả thực hiện và xây dựng kế hoạch cánh đồng lớn từng vụ cho địa phương và các đơn vị liên quan (các doanh nghiệp có dự án/phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương và địa phương mà doanh nghiệp thực hiện vùng nguyên liệu).

Trên đây là Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn năm 2017 trên địa bàn tỉnh Long An, UBND tỉnh đề nghị các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 16/02/2017 của UBND tỉnh)

STT

Huyện

Số lượt cánh đồng (CĐ)

Diện tích thực hiện (ha)

Số hộ tham gia (hộ)

Kết quả thu mua (ha)

1

Tân Hưng

20

5.782*

1.447

3.784

2

Vĩnh Hưng

21

3.931

1.095

2.491

3

Thị xã Kiến Tường

14

4.750

1.453

3.962

4

Mộc Hóa

18

4.271

1.304

3.259

5

Tân Thạnh

11

2.357

864

1.735

6

Thạnh Hóa

14

4.838

1.408

4.355

7

Đức Huệ

2

182

114

195

8

Đức Hòa

2

50

32

36

9

Thủ Thừa

7

1.632

793

982

10

Tân Trụ

6

1.452

2.106

1.578

 

 

115

29.245

10.616

22.377

Ghi chú: (*) đối với số liệu diện tích CĐL của huyện Tân hưng có sự chênh lệch lớn so với báo cáo của huyện do báo cáo không tính diện tích CĐL của Công ty CP giống cây trồng TW, Doanh nghiệp Phi Long 2, HTX Tân Phú Cường.

 

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ BAO TIÊU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 16/02/2017 của UBND tỉnh)

STT

Doanh nghiệp

Số lượt cánh đồng (CĐ)

Diện
tích
(ha)

Số hộ (hộ)

Kết quả thu mua (ha)

1

Cty Lương thực Long An

19

2.665

1.199

892,2

2

Công ty Cổ phần Xây lắp Cơ Khí và Lương thực Thực phẩm (Mecofood)

4

912

310

840

3

Cty CP Tân Đồng Tiến

8

3.401

1.186

3.168

4

DNTN Công Bình

6

2.052

2.196

1.847

5

Công ty Cổ Phần tập đoàn Lộc Trời

32

9.567

2.857

6.237

6

Công ty TNHH Việt Thanh

5

1.569

501

1.463

7

Công ty CP Đầu tư Nghiên cứu và Xuất khẩu gạo thơm ITARICE

6

262

64

258

8

Công ty Lương thực thực phẩm Long An

7

2.399

525

2.263

9

DNTN Phước Thành II

2

609

37

531

10

Công ty TNHH Thành Phát

2

1.961

110

1.960

11

Công ty CP Ngọc Mê Kong

2

470

138

470

12

Công ty TNHH Thịnh Phát

8

1.022

572

725

13

Công ty TNHH Highland Dragon Enterprise (HDE)

2

226

72

190

14

Công ty TNHH AGROPHARM Việt

3

560

101

560

15

Công ty TNHH ADC (theo dõi)

5

500

250

150

16

Doanh nghiệp tư nhân Khánh Tâm

1

246

123

-

17

Công ty SX-XNK MTV Núi Xanh Long An

1

270

155

270

18

DNTN Công Thành Út Hạnh

1

274

80

274

19

Doanh nghiệp Vĩnh Thịnh Phát

1

280

40

280

 

Tổng

115

29.245

10.616

22.377

 

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ BAO TIÊU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2015-2016
(Kèm theo Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 16/02/2017 của UBND tỉnh)

STT

Doanh nghiệp

Số lượt cánh đồng (CĐ)

Diện tích (ha)

Số hộ
(hộ)

Kết quả thu mua
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Địa điểm

1

Công ty Lương thực Long An

2

1,215

215

703

57.83

Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng

2

Cty CP Tân Đồng Tiến

1

1,342

291

1,315

98

Huyện Thạnh Hóa

3

DNTN Công Bình

1

1,000

1,098

900

90

Huyện Tân Trụ, Huyện Tân Hưng, Huyện Vĩnh Hưng

4

Công ty CP xây lắp cơ khí và Lương thực thực phẩm (Mecofood)

4

880

310

840

95.45

TX. Kiến Tường, huyện Tân Thạnh

5

Công ty TNHH AGROPHARM Việt

1

160

21

160

100

Huyện Tân Hưng

6

Công ty Cổ phần tập đoàn Lộc Trời

17

5,753

1,900

2,500

43.46

Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa

7

Công ty TNHH Highland Dragon Enterprise (HDE)

1

76

36

76

100

Huyện Vĩnh Hưng

8

Công ty TNHH Việt Thanh

2

774

211

747

96.51

Huyện Mộc Hóa

9

Công ty CP Đầu tư Nghiên cứu và Xuất khẩu gạo thơm ITARICE

3

144

84

142

98.61

Huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Tân Thạnh

10

Công ty Lương thực thực phẩm Long An

3

1,080

-

944

87.41

Huyện Thạnh Hóa

11

DNTN Phước Thành II

1

350

11

272

77.71

TX. Kiến Tường

12

Công ty TNHH Thành Phát

2

1,961

110

1,960

99.97

Kiến Tường, Tân Hưng

13

Công ty CP Ngọc Mê Kong

1

200

18

200

99.95

Huyện Thạnh Hóa

14

Công ty TNHH Thịnh Phát

4

511

339

214

41.81

Huyện Thủ Thừa

Tổng cộng

43

15,446

4,644

10,972

 

 

 

PHỤ LỤC 4

KẾT QUẢ BAO TIÊU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỤ HÈ THU NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 506/QĐ-UBND ngày 16/02/2017 của UBND tỉnh)

STT

Doanh nghiệp

Số cánh đồng
(CĐ)

Diện tích
(ha)

Số hộ (hộ)

Kết quả thu mua (ha)

Đạt tỷ lệ
(%)

Địa điểm

1

Cty Lương thực Long An

17

1.450

984

189

13

- Tân Hưng
- Mộc Hóa
- Tân Thạnh
- Thạnh Hóa
- TX.Kiến Tường

2

Cty CP Tân Đồng Tiến

7

2.059

895

1.853

90

- Thạnh Hóa
- TX.Kiến Tường
- Vĩnh Hưng

3

DNTN Công Bình

5

1.052

1.098

947

90

- Huyện Tân Trụ, Huyện Tân Hưng, Huyện Vĩnh Hưng

4

Công ty Cổ phần Xây lắp Cơ Khí và Lương thực Thực phẩm (Mecofood)

-

-

-

-

 

 

5

Công ty Cổ phần tập đoàn Lộc Trời

15

3,814

957

3,737

98

- Tân Hưng
- Vĩnh Hưng
- Mộc Hóa
- Tân Thạnh
- TX. Kiến Tường

6

Công ty TNHH Highland Dragon Enterprise (HDE)

1

150

36

114

76

Vĩnh Hưng

7

Công ty TNHH AGROPHARM Việt

2

400

80

400

100

Tân Hưng

8

Công ty TNHH Việt Thanh

3

795

290

716

90

Mộc Hóa

9

Công ty CP Đầu tư Nghiên cứu và Xuất khẩu gạo thơm ITARICE

3

118

80

116

98

- Đức Hòa
- Đức Huệ
- Tân Thạnh

10

Công ty Lương thực thực phẩm Long An

4

1,319

525

1,319

100

- Thạnh Hóa
- Thủ Thừa

11

DNTN Phước Thành II

1

259

26

259

100

TX Kiến Tường
(số hộ tham gia 26)

12

Công ty TNHH Thịnh Phát

4

511

233

511

100

Thủ Thừa

13

Công ty TNHH ADC

5

500

250

150

30

Vĩnh Hưng (bán VTNN)

14

Công ty CP Ngọc Mê Kong

1

270

120

270

100

Mộc Hóa

15

Doanh nghiệp tư nhân Khánh Tâm

1

246

123

-

-

Thạnh Hóa

16

Công ty SX-XNK MTV Núi Xanh Long An

1

270

155

270

100

Tân Thạnh

17

DNTN Công Thành Út Hạnh

1

274

80

274

100

Thủ Thừa

18

DN Vĩnh Thịnh Phát

1

280

40

280

100

Mộc Hóa

 

Tổng

 

72

13.767

5.972

11.405

 

 



1 Công ty Nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm Ita - Rice, Cty TNHH Hoàng Gia - Nhựt Quang, công ty TNHH Lương thực - Thực phẩm Long An; HTX Nông Nghiệp Gò Gòn, HTX SX TM DV Nông nghiệp Tân Đồng Tiến.

2 (Công ty CP Tân Đồng Tiến diện tích thực hiện 3.401 ha/1.300 ha, thu mua 3.168 đạt 93% một số lúa không đạt chất lượng không mua và một số hộ dân tự bán ra ngoài; Doanh nghiệp tư nhân Công Bình 2.052 ha/4.000 ha, thu mua 1.847 ha, đạt 90%); Công ty Lương thực Long An diện tích thực hiện 2.665 ha/5.500 ha, thu mua 892.2 ha đạt 33,4% (do diện tích liên kết với Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời khoảng 1.063 ha không thu mua được và lúa không đạt chất lượng; không thỏa thuận được giá với người dân); Công ty cổ phần Xây lắp-Cơ khí và LTTP (Mecofood) tích thực hiện 912 ha/880ha, thu mua 840 ha đạt 92%).