Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 504/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 3732/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 4718/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại Tờ trình số 757/TTr-SCT ngày 26 tháng 01 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025 với các nội dung như sau:

1. Tên đề án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025.

2. Mục tiêu đề án:

- Phân tích thực trạng công nghiệp hỗ trợ 4 ngành công nghiệp trọng yếu và ngành công nghiệp truyền thống là Dệt - May và Da - Giày để tìm ra các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

- Phân tích các điều kiện và rào cản phát triển của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã được xác định.

- Định hướng phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

- Đề xuất các chương trình - dự án cụ thể để triển khai thực hiện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: công nghiệp hỗ trợ phục vụ 4 ngành công nghiệp trọng yếu theo định hướng ưu tiên của thành phố: cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực - thực phẩm và 2 ngành công nghiệp truyền thống là Dệt - May và Da - Giày.

- Phạm vi điều tra khảo sát nghiên cứu: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đầu vào được tập trung phân tích nhằm xác định khả năng cung ứng các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm (phía đầu vào) và doanh nghiệp sản xuất thành phẩm được phân tích các điều kiện về nhu cầu các linh kiện, phụ tùng và bán thành phẩm (phía thị trường). Doanh nghiệp sản xuất thành phẩm và sản xuất các sản phẩm hỗ trợ nằm ở Khu công nghệ cao và 15 khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp khác. Ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước đã thực hiện kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các triển lãm quốc tế gần đây (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, và các quốc gia khác như Hoa Kỳ, các nước Châu Âu).

4. Sản phẩm của đề án:

- Báo cáo giai đoạn 1.

- Báo cáo tổng hợp đề án.

- Báo cáo tóm tắt đề án.

- Phụ lục biểu số liệu.

- Danh mục chương trình - dự án công nghiệp hỗ trợ 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thông là Dệt - May và Da - Giày, gồm: (I) tên chương trình, (II) mục tiêu, (III) đơn vị thực hiện, (IV) thời gian thực hiện, (V) tổng vốn đầu tư.

5. Tổ chức thực hiện:

- Cơ quan chỉ đạo thực hiện là Ủy ban nhân dân Thành phố;

- Đơn vị tổ chức thực hiện là Ban chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ; Thường trực là Sở Công Thương;

- Cơ quan tư vấn: Trường Đại học Kinh tế Thành phố; Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển - Đại học Kinh tế Thành phố; Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố.

- Cơ quan điều tra khảo sát: Cục Thống kê Thành phố.

- Thời gian thực hiện đề án là 13 tháng (từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2015), cụ thể:

Giai đoạn 1: Báo cáo hoàn chỉnh giai đoạn 1 - bước đầu nhận diện thị trường và sản phẩm cần phát triển

Tháng 3/2015: Báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố.

Tháng 4/2015: Báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.

Giai đoạn 2: tiếp tục hoàn thiện báo cáo hoàn chỉnh để đề án hoàn thành đúng tiến độ, đề ra cụ thể chương trình phát triển sản phẩm, các giải pháp cụ thể phù hợp điều kiện thành phố để phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Điều 2. Giao Ban quản lý Khu công nghệ cao chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và nhóm tư vấn Trường Đại học Kinh tế Thành phố nghiên cứu thực trạng và khả năng tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp công nghiệp hỗ trợ cho các công ty lớn nước ngoài như Intel, Nidec, Samsung,... để cập nhật vào đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố, Thủ trưởng các Sở - Ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Nhóm Nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: CPVP;
- Các phòng Chuyên viên
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tất Thành Cang

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

 

Chỉ đạo thực hiện

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổ chức thực hiện

Ban chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh.

Đơn vị tư vấn

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Đơn vị điều tra khảo sát

Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.

 

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

- Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố công nghiệp với tỷ trọng đóng góp của sản xuất công nghiệp khoảng 40% GDP Thành phố năm 2014. Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp chưa đi vào chiều sâu, giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp còn hạn chế. Bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia các hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương và đa phương, triển vọng gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), thành lập cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 mở ra cho nền công nghiệp Thành phố nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, để đón đầu cơ hội và đương đầu thách thức, sản xuất công nghiệp cần có bước tiến về chiều sâu với hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

- Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015) xác định tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao: cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm; ngoài ra 2 ngành công nghiệp truyền thống có đóng góp lớn vào GDP và kim ngạch xuất khẩu là Dệt - May và Da - Giày. Để các ngành này phát triển, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đóng một vai trò quan trọng và cần được phát triển một cách có hệ thống, hoàn chỉnh.

- Hiện nay, sự phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp trọng yếu này còn nhỏ lẻ và chưa có tổng kết thực tiễn bằng một đề án tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu từ Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, CNHT ngành Cơ khí chủ yếu là phục vụ sản xuất sản phẩm liên quan đến cơ khí gia dụng, sửa chữa thay thế các thiết bị trong dây chuyền nhập khẩu. Các khâu xử lý bề mặt tạo phôi, chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị tự động hóa còn yếu, cụ thể tỷ lệ nội địa hóa Động cơ, tuabin, bơm, máy nén là 32%, Thiết bị công nghiệp đa dụng và chuyên dụng là 13,5%. CNHT sản xuất ngành ô tô và các lĩnh vực có liên quan chỉ ở mức trung bình khá nên chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị của ngành công nghiệp ôtô, tỷ lệ nội địa hóa Xe cá nhân (đến 9 chỗ) chỉ là 8,5%, Xe chở khách là 20%, Xe tải và xe chuyên dụng khác là 15,5%. CNHT ngành điện tử còn ở mức độ thấp, tỷ lệ nội địa hóa Thiết bị điện tử nghe nhìn chỉ 6%. Theo số liệu từ Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), tỷ lệ cung ứng từ doanh nghiệp bản địa (doanh nghiệp Việt Nam) ở miền Nam Việt Nam cho các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ là 14,8%. Đối với Dệt - May và Da - Giày vẫn duy trì phương thức sản xuất gia công, phần lớn các sản phẩm hỗ trợ cho ngành phụ thuộc vào nhập khẩu.

- Hiện quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang gặp phải nhiều rào cản về (i) công nghệ và chi phí, (ii) thị trường kết nối giữa bên cung cấp và bên có nhu cầu, (iii) chính sách hỗ trợ, (iv) chất lượng nguồn nhân lực, và (v) quy hoạch cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

- Do vậy cần thiết phải phân tích, tổng kết thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng, từ đó nhận định các điều kiện thuận lợi và rào cản cho sự phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời góp phần giảm lệ thuộc nhập khẩu, nâng cao giá trị đóng góp GDP của Thành phố.

B. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Văn bản Trung ương

- Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

- Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

- Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ;

- Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ;

- Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;

- Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

- Quyết định 9028/QĐ-BCT ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công thương về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Quy hoạch xây dựng Vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; tầm nhìn đến năm 2050;

- Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

Văn bản của TP. Hồ Chí Minh

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015) và các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ Thành phố;

- Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28/5/2011, và Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của Thành phố Hồ Chí Minh.

C. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Phân tích thực trạng công nghiệp hỗ trợ 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống để tìm ra các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

- Phân tích các điều kiện và rào cản phát triển của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã được xác định.

- Định hướng phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

- Đề xuất các chương trình-dự án cụ thể để triển khai thực hiện.

D. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng: công nghiệp hỗ trợ phục vụ 4 ngành công nghiệp trọng yếu theo định hướng ưu tiên của Thành phố: cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm; và 2 ngành công nghiệp truyền thống là Dệt - May và Da - Giày.

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

o Ngành cơ khí: đề tài nghiên cứu công nghiệp hỗ trợ của 1 ngành cấp 3 và 4 ngành kinh tế cấp 2: Đúc kim loại (mã 243), sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) (mã 25); sản xuất thiết bị điện (mã 27); sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (mã 28); sản xuất xe có động cơ (mã 29).

o Ngành điện tử - công nghệ thông tin: đề tài nghiên cứu công nghiệp hỗ trợ của ngành kinh tế cấp 2: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (mã 26). Ngành sản xuất phần mềm không nghiên cứu. Nguyên nhân chính là công nghiệp hỗ trợ cho ngành này không được xác định rõ do đặc điểm của ngành là quy trình sản xuất phần mềm được khép kín từ công đoạn thiết kế chương trình đến viết chương trình và xuất khẩu cho công ty mẹ ở nước ngoài.

o Ngành hóa dược - cao su: đề tài nghiên cứu công nghiệp hỗ trợ của ngành kinh tế cấp 2: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (mã 22). Không nghiên cứu nhóm ngành hóa chất (do ô nhiễm) và nhóm ngành dược phẩm (do không thuộc Sở Công thương quản lý),

o Ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm: đề tài nghiên cứu công nghiệp hỗ trợ của ngành kinh tế cấp 2: sản xuất chế biến thực phẩm (mã 10); sản xuất đồ uống (mã 11).

o Ngành Dệt - May: sản phẩm dệt (mã 13), sản phẩm phục trang (mã 14)

o Ngành Da - Giày: da và sản phẩm có liên quan (mã 15).

- Phạm vi điều tra khảo sát: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đầu vào được tập trung phân tích nhằm xác định khả năng cung ứng các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm (phía đầu vào) và doanh nghiệp sản xuất thành phẩm được phân tích các điều kiện về nhu cầu các linh kiện, phụ tùng và bán thành phẩm (phía thị trường). Doanh nghiệp sản xuất thành phẩm và sản xuất các sản phẩm hỗ trợ nằm ở Khu công nghệ cao và 15 khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp khác. Ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước đã thực hiện kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các triển lãm quốc tế gần đây (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, và các quốc gia khác như Hoa Kỳ, các nước Châu Âu)

- Phạm vi thời gian: tiến hành phân tích thực trạng trong năm 2010-2014 và dự kiến các định hướng/giải pháp/chương trình/dự án cho giai đoạn 2015-2025.

E. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Sử dụng dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh và bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh phân tích vai trò của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống của Thành phố, cũng như chỉ ra sự cần thiết phải có chính sách đặc biệt phát triển CNHT cho 4 ngành này ở quy mô Thành phố.

- Nghiên cứu định tính qua phỏng vấn sâu: căn cứ vào lý thuyết chuỗi giá trị và quy trình sản xuất của một ngành (đầu vào-sản xuất-đầu ra), căn cứ vào hiện trạng thực tiễn các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố về bốn ngành công nghiệp trọng yếu tiến hành soạn thảo dàn bài thảo luận chuyên gia, phỏng vấn sâu. Sử dụng dàn bài để thảo luận với đại diện các doanh nghiệp và các hiệp hội thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống.

- Thiết kế bảng phỏng vấn: trên cơ sở nghiên cứu định tính nhóm tư vấn phát triển thành các bảng phỏng vấn (bao gồm các câu hỏi định tính và câu hỏi định lượng) khảo sát nhằm mô tả cấu trúc hoạt động của từng ngành CNHT và nhận diện các sản phẩm, linh kiện, phụ tùng có thể phục vụ cho các sản phẩm hoàn chỉnh, nhận dạng các rào cản về công nghệ, chi phí sản xuất, kết nối thông tin, chính sách hỗ trợ, quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực. Đối tượng nghiên cứu định lượng này bao gồm các doanh nghiệp có khả năng cung cấp các sản phẩm hỗ trợ và tiếp cận thị trường các doanh nghiệp có nhu cầu về các sản phẩm hỗ trợ.

- Nghiên cứu định lượng: bảng câu hỏi điều tra doanh nghiệp được thiết kế để khảo sát các doanh nghiệp hoạt động trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống. Sử dụng công cụ thống kê mô tả, so sánh để phân tích chuỗi giá trị hoạt động cho từng ngành nhằm chỉ ra nhóm điểm mạnh, các rào cản của nhóm doanh nghiệp hoạt động hỗ trợ và các rào cản từ các nhóm doanh nghiệp có nhu cầu về sản phẩm hỗ trợ, là cơ sở để đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển CNHT cho Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và các nhà làm chính sách: Trên cơ sở kết quả phân tích và các định hướng giải pháp được đề xuất từ đó, Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia nhằm kiểm chứng lại sự phù hợp của kết quả và khám phá thêm các định hướng giải pháp mới. Các chuyên gia đến từ Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, các cơ quan hợp tác quốc tế (Jetro, Kotra), các hiệp hội ngành nghề liên quan đến 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống, các chuyên gia hoạch định chính sách phát triển công nghiệp.

F. KẾT CẤU CHI TIẾT CỦA ĐỀ ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích yêu cầu của đề án

2. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án

3. Mục tiêu của đề án

Chương 1:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2010-2013

1.1. Vị trí, vai trò của CNHT TP. Hồ Chí Minh

1.1.1. Cấu trúc các ngành công nghiệp trong nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh: (i) sản xuất nguyên liệu đầu vào, (ii) sản phẩm sơ chế, (iii) sản phẩm hỗ trợ, (iv) sản phẩm hoàn chỉnh.

1.1.2. Phân tích vị trí, vai trò của ngành CNHT trong nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh: đầu vào cho CNHT, thực trạng của ngành CNHT, đóng góp của CNHT cho sản phẩm hoàn chỉnh.

1.2. Phân tích thực trạng phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống

1.2.1. Vai trò của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa của TP. Hồ Chí Minh

- Đóng góp của ngành kinh tế chủ yếu qua các chỉ tiêu:

Giá trị gia tăng

Giá trị sản xuất

Năng suất lao động

Cơ sở sản xuất

- Vai trò của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống trong việc thúc đẩy phát triển của các ngành kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

1.2.2. Phân tích lợi thế so sánh của TP. Hồ Chí Minh trong việc phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống

- Vị trí vùng kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Điều kiện về thị trường

- Nguồn nhân lực

- Lợi thế cạnh tranh

- Chính sách hỗ trợ

1.2.3. Nhận diện CNHT trong cấu trúc hoạt động của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống

Trên cơ sở nghiên cứu định tính (qua khảo sát sơ bộ doanh nghiệp), cấu trúc hoạt động của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống được mô tả riêng cho từng ngành và chung cho 6 ngành:

1.2.3.1. Cấu trúc hoạt động và CNHT của ngành cơ khí

- Cấu trúc ngành

- Công nghiệp hỗ trợ cho ngành

- Các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu và các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu của các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu

1.2.3.2. Cấu trúc hoạt động và CNHT của ngành điện tử - công nghệ thông tin

- Cấu trúc ngành

- Công nghiệp hỗ trợ cho ngành

- Các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu và các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu của các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu

1.2.3.3. Cấu trúc hoạt động và CNHT của ngành hóa dược - cao su

- Cấu trúc ngành

- Công nghiệp hỗ trợ cho ngành

- Các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu và các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu của các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu

1.2.3.4. Cấu trúc hoạt động và CNHT của ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm

- Cấu trúc ngành

- Công nghiệp hỗ trợ cho ngành

- Các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu và các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu của các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu

1.2.3.5. Cấu trúc hoạt động và CNHT của ngành Dệt - May

- Cấu trúc ngành

- Công nghiệp hỗ trợ cho ngành

- Các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu và các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu của các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu

1.2.3.6. Cấu trúc hoạt động và CNHT của ngành Da - Giày

- Cấu trúc ngành

- Công nghiệp hỗ trợ cho ngành

- Các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu và các sản phẩm hỗ trợ chủ yếu của các sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu

1.3. Phân tích hiện trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

1.3.1. Công nghiệp hỗ trợ cơ khí

1.3.2. Công nghiệp hỗ trợ điện tử - công nghệ thông tin

1.3.3. Công nghiệp hỗ trợ hóa dược - cao su

1.3.4. Công nghiệp hỗ trợ chế biến tinh lương thực thực phẩm

1.3.5. Công nghiệp hỗ trợ Dệt - May

1.3.6. Công nghiệp hỗ trợ Da - Giày

Phân tích hiện trạng công nghiệp hỗ trợ của thành phố Hồ Chí Minh được tiếp cận trên 6 ngành (như các tiểu mục trên), mỗi ngành được phân tích theo quy trình sau:

- Mô tả sản phẩm cuối cùng có sử dụng sản phẩm CNHT.

- Nhận diện sản phẩm CNHT cho sản phẩm cuối cùng.

- Phân tích lợi thế của Thành phố đối với các sản phẩm CNHT trên các khía cạnh: thị trường kết nối giữa doanh nghiệp cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp sản phẩm cuối cùng; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng; vai trò của TP trong các vùng/cụm liên kết kinh tế.

- Nhận diện yêu cầu của nhà sản xuất hoàn chỉnh đối với các nhà cung cấp hỗ trợ về: kỹ thuật, chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng, chi phí sản xuất.

- Phân tích khả năng đáp ứng của các nhà sản xuất CNHT TP Hồ Chí Minh qua các dữ liệu: thị trường tiêu thụ, khả năng tiếp thị, loại hình sản xuất (ODM, OEM, OBM), công nghệ, quản trị sản xuất, nhân lực, khả năng thực hiện các cam kết (chất lượng, thời gian giao hàng, đổi mới, chi phí sản xuất...)

- Phân tích các rào cản phát triển CNHT Thành phố:

Nhóm rào cản về cơ chế chính sách (quy hoạch, đất đai, thuế, vốn, tín dụng, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển, điều phối chuỗi cung ứng (có đề cập đến tổ chức quản lý nhà nước và vai trò của hiệp hội))

Nhóm rào cản về chất lượng, công nghệ và giá thành

Nhóm rào cản về thị trường (thị trường trong nước cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, thị trường nước ngoài, tiếp cận chuỗi cung ứng)

Nhóm rào cản về nguồn nhân lực (trình độ, tay nghề, kỹ năng, năng suất lao động theo 2 tiếp cận: từ phía doanh nghiệp và từ phía đào tạo)

- Phân tích kỳ vọng của các nhà sản xuất CNHT đối với chính sách của chính phủ, chính quyền Thành phố:

Phân tích thứ tự ưu tiên của các chính sách theo kỳ vọng của doanh nghiệp CNHT.

Kỳ vọng và khả năng triển khai ban hành, thực thi chính sách của chính phủ Việt Nam và chính quyền thành phố.

1.4. Đánh giá chung về CNHT của TP. Hồ Chí Minh

- Sản phẩm cuối cùng sử dụng sản phẩm của CNHT

- Sản phẩm CNHT cung cấp cho sản xuất sản phẩm cuối cùng.

- Phân tích lợi thế của Thành phố đối với các sản phẩm CNHT

- Yêu cầu của nhà sản xuất hoàn chỉnh đối với các nhà cung cấp hỗ trợ

- Khả năng đáp ứng của các nhà sản xuất CNHT TP. Hồ Chí Minh

- Các rào cản phát triển CNHT Thành phố

- Kỳ vọng của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng của chính phủ/chính quyền về chính sách vĩ mô phát triển CNHT.

Bảng tổng kết đánh giá về CNHT của 4 ngành trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống của TP. Hồ Chí Minh

Khía cạnh đánh giá

Cơ khí

Điện tử - Công nghệ thông tin

Hóa dược - cao su

Chế biến tinh lương thực thực phẩm

Dệt - May

Da - Giày

Sản phẩm cuối cùng

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

Lợi thế so sánh của Thành phố

 

 

 

 

 

 

Yêu cầu của nhà sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm cuối cùng

 

 

 

 

 

 

Khả năng đáp ứng của nhà sản xuất CNHT Thành phố

 

 

 

 

 

 

Các rào cản phát triển

 

 

 

 

 

 

Kỳ vọng của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng của Chính phủ/Chính quyền về chính sách phát triển CNHT

 

 

 

 

 

 

- Nhận diện điểm mạnh (S), điểm yếu (W) của các ngành CNHT trọng yếu:

Ngành CNHT

Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

Cơ khí

 

 

Điện tử - Công nghệ thông tin

 

 

Hóa dược - cao su

 

 

Chế biến tinh lương thực thực phẩm

 

 

Dệt - May

 

 

Da - Giày

 

 

1.5. Nghiên cứu tình huống đánh giá hiện trạng CNHT (tỷ lệ nội địa hóa, những sản phẩm hỗ trợ trong nước sản xuất được, những sản phẩm hỗ trợ nhập khẩu, khả năng cung cấp của doanh nghiệp nội địa, ...) của ba doanh nghiệp FDI lớn mà thành phố ưu tiên phát triển CNHT (Intel, Samsung, Nidec).

Chương 2:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

2.1. Dự báo các yếu tố tạo ra cơ hội (O) và thách thức (T) đối với phát triển CNHT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Dự báo các yếu tố bên ngoài:

Hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành cộng đồng AEC.

Xu hướng phân chia chuỗi giá trị toàn cầu cho các ngành CNHT gắn với 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống.

Xu hướng dịch chuyển sản xuất cho các ngành CNHT gắn với 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống.

Xu hướng công nghệ cho các ngành CNHT gắn với 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống.

- Dự báo các yếu tố trong nước:

Các chính sách liên quan đến CNHT của Việt Nam.

Các chính sách hợp tác phân công vùng về CNHT ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ CNHT.

Xu hướng ưu tiên phát triển CNHT.

- Nhận diện cơ hội (O) và thách thức (T):

 

Cơ hội (O)

Thách thức (T)

Yếu tố bên ngoài

 

 

Hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành cộng đồng AEC

 

 

Xu hướng phân chia chuỗi giá trị toàn cầu cho các ngành CNHT gắn với 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống

 

 

Xu hướng dịch chuyển sản xuất cho các ngành CNHT gắn với 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống

 

 

Xu hướng công nghệ cho các ngành CNHT gắn với 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống

 

 

Yếu tố trong nước

 

 

Các chính sách liên quan đến CNHT của Việt Nam

 

 

Các chính sách hợp tác phân công vùng về CNHT ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

 

 

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ CNHT

 

 

Xu hướng ưu tiên phát triển CNHT

 

 

2.2. Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020 và 2021-2025

- Phát triển CNHT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, cả nước và xu hướng của thế giới; nhằm thúc đẩy phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống của Thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Phát triển CNHT dựa trên lợi thế so sánh của Thành phố, theo hướng thay thế nhập khẩu và tham gia và chuỗi giá trị toàn cầu; sản phẩm CNHT phải từng bước tiến tới đáp ứng tốt các yêu cầu của nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trong và ngoài nước ở một số công đoạn, phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm cụ thể.

- Trong từng lĩnh vực phát triển CNHT phải huy động nguồn từ các thành phần kinh tế phù hợp, và cơ chế kết hợp giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp sản xuất hoàn chỉnh (phân rõ lĩnh vực thu hút doanh nghiệp nước ngoài, lĩnh vực thu hút doanh nghiệp nội địa).

- Từng bước tháo gỡ các rào cản trong quá trình phát triển CNHT phù hợp với kỳ vọng của doanh nghiệp và nguồn lực của Thành phố.

2.3. Định hướng phát triển

2.3.1. Định hướng chung giai đoạn 2015-2020 và 2021-2025

- Hình thành được mạng lưới sản xuất nội địa đáp ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh nội địa và tham gia hỗ trợ trong chuỗi giá trị toàn cầu.

- Thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào CNHT đòi hỏi công nghệ cao tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sản xuất cung cấp các sản phẩm CNHT theo hướng thay thế nhập khẩu và nâng cao giá trị gia tăng.

2.3.2. Định hướng cụ thể cho từng ngành giai đoạn 2015-2020 và 2021-2025

- Cơ khí

- Điện tử - công nghệ thông tin

- Hóa dược - cao su

- Chế biến tinh lương thực thực phẩm

- Dệt - May

- Da - Giày

Định hướng được xác định trên cơ sở phân tích SWOT: phát huy điểm mạnh tận dụng cơ hội; hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội; phát huy điểm mạnh để hạn chế thách thức; hạn chế điểm yếu để tránh thách thức. Các định hướng đề cập đến thị trường mục tiêu, sản phẩm ưu tiên, mạng lưới cung ứng, mạng lưới sản xuất, tiếp cận công nghệ, hệ thống quản lý, phát triển nguồn nhân lực, huy động vốn, mạng lưới phân phối, tiếp thị,... phù hợp với từng ngành.

2.4. Mục tiêu phát triển

2.4.1. Mục tiêu chung giai đoạn 2015-2020 và 2021-2025

Xác định các chỉ tiêu cụ thể:

- Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước

- Tỷ lệ giá trị xuất khẩu

- Tỷ trọng giá trị sản xuất CNHT trong giá trị sản xuất công nghiệp

- Cụm/khu công nghiệp CNHT, số lượng doanh nghiệp, quy mô vốn, công nghệ, nhân lực...

- Khác...

2.4.2. Mục tiêu cụ thể cho từng ngành giai đoạn 2015-2020 và 2021-2025

- Cơ khí

- Điện tử - công nghệ thông tin

- Hóa dược - cao su

- Chế biến tinh lương thực thực phẩm

- Dệt - May

- Da - Giày

Mục tiêu cụ thể cho từng ngành được xác định trên các tiêu chí: chủng loại sản phẩm CNHT; Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước; Tỷ lệ giá trị xuất khẩu; Tỷ trọng giá trị sản xuất CNHT trong giá trị sản xuất công nghiệp; Cụm/khu công nghiệp CNHT, số lượng doanh nghiệp, quy mô vốn, công nghệ, nhân lực...; bảo vệ môi trường; khác...

Chương 3:

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Những giải pháp chủ yếu để đảm bảo mục tiêu

3.1.1. Giải pháp về quy hoạch, phân bố các ngành công nghiệp hỗ trợ.

3.1.2. Giải pháp về đất đai và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển công nghiệp hỗ trợ.

3.1.3. Giải pháp thu hút vốn đầu tư và công nghệ cho phát triển công nghiệp hỗ trợ.

3.1.4. Giải pháp thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ.

3.1.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ.

3.1.6. Giải pháp liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ.

3.1.7. Xác định các cơ chế, chính sách hỗ trợ và đề xuất các phương án thực hiện.

3.2. Những kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

Chương 4:

PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Nhiệm vụ triển khai thực hiện

4.1.1. Phê duyệt danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống mà Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung phát triển theo thứ tự ưu tiên đến năm 2025.

4.1.2. Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

4.1.3. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

4.2. Tổ chức thực hiện

- Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh

- Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

- UBND Thành phố Hồ Chí Minh

- Cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh:

Sở Công Thương

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Quản lý Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM

Ban quản lý khu Công nghệ cao thành phố,...

- Đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp

Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố

Các hiệp hội ngành nghề thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống.

Các doanh nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống.

PHỤ LỤC:

NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH-DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐỀ XUẤT TỪ ĐỀ ÁN

Phụ lục trình bày danh mục chương trình-dự án hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành truyền thống, gồm: (i) tên chương trình, (ii) mục tiêu, (iii) đơn vị thực hiện, (iv) thời gian thực hiện, (v) tổng vốn đầu tư.

G. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Thời gian thực hiện đề án là 13 tháng (từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2015), cụ thể:

- Giai đoạn 1: Báo cáo giai đoạn 1 - bước đầu nhận diện thị trường và sản phẩm cần phát triển

Tháng 3/2015: Báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.

Tháng 4/2015: Báo cáo Thường vụ Thành ủy.

- Giai đoạn 2: tháng 9/2015, báo cáo hoàn chỉnh đề án - xây dựng chương trình hành động phát triển sản phẩm, các giải pháp cụ thể phù hợp để phát triển công nghiệp hỗ trợ.

H. SẢN PHẨM GIAO NỘP

- Báo cáo giai đoạn 1.

- Báo cáo tổng hợp đề án.

- Báo cáo tóm tắt đề án.

- Phụ lục biểu số liệu.

- Danh mục chương trình-dự án công nghiệp hỗ trợ 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống, gồm: (i) tên chương trình, (ii) mục tiêu, (iii) đơn vị thực hiện, (iv) thời gian thực hiện, (v) tổng vốn đầu tư.

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Chỉ đạo thực hiện: UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ chức thực hiện: Ban chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cơ quan chủ trì: Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cơ quan tư vấn: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cơ quan điều tra dữ liệu: Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cơ quan tham gia: các Sở, ngành có liên quan, hiệp hội 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống, Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM (HEPZA), Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), Ban quản lý Khu công nghệ cao, …

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 504/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Đề cương Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 504/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/02/2015
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Tất Thành Cang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/02/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản