Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 50/2011/QĐ-UBND

An Giang, ngày 28 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về giá bồi thường cây trồng và vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Các dự án, hạng mục đã và đang thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo chính sách, phương án đã được phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo Quy định kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1491/2005/QĐ-UB ngày 23 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành bảng giá bồi thường cây trồng vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Website Chính phủ, Cục Kiểm tra VB (Bộ Tư pháp);
- TT. TU, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã và thành phố;
- Lãnh đạo VP. UBND tỉnh;
- Lưu: HCTC, P. TH, NC, TT. Công báo - Tin học.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thế Năng

 

QUY ĐỊNH

VỀ GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(ban hành kèm theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này áp dụng cho việc bồi thường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế theo quy định tại:

1. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

2. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

3. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

4. Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị nhà nước thu hồi đất có tài sản trên đất là cây trồng, vật nuôi phải di dời và có đủ điều kiện để được bồi thường thì được bồi thường theo Quy định này.

Chương II

BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG

Điều 3. Mức bồi thường đối với cây trồng hàng năm

1. Được tính bằng giá trị sản lượng của một vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của một vụ cao nhất trong ba năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.

2. Căn cứ tình hình thực tế của khu vực dự án, Hội đồng bồi thường cấp huyện xác định loại cây trồng chính, năng suất, giá bán trung bình tại thời điểm thu hồi đất để đề nghị mức bồi thường chung cho toàn khu vực dự án theo công thức sau:

Mức bồi thường

(đồng/m2)

=

Năng suất cao nhất 1 vụ

(kg/m2)

x

giá bán trung bình

(đồng/kg)

3. Năng suất cây trồng phải do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận. Trường hợp đã thu hoạch xong thì không tính bồi thường.

Điều 4. Mức bồi thường đối với cây trồng lâu năm

1. Cây ăn trái:

a) Đang ở trong thời kỳ thu hoạch được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây với giá trung bình trên thị trường tại thời điểm bồi thường.

b) Mức bồi thường nêu tại Phụ lục 1, chỉ tính cho các hộ không phải là trồng chuyên canh; đồng thời tính chung cho cả cây trồng hạt và cây ghép.

c) Đối với cây ăn trái thuộc vườn cây chuyên canh thì được tính tăng thêm 01 (một) lần so với mức bồi thường tại Phụ lục 1. Trường hợp giá cây ăn trái biến động tăng hoặc có phát sinh các loại cây trồng khác không có trong bảng giá tại Quy định này thì Hội đồng bồi thường cấp huyện tổ chức, khảo sát thực tế để đề xuất Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng phương án bồi thường.

2. Cây lấy gỗ:

a) Tính bồi thường bằng số lượng từng loại cây trồng nhân với giá bán một cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm thu hồi theo Phụ lục 2.

b) Cơ sở để tính bồi thường đối với cây lấy gỗ:

- Giá bồi thường không bao gồm xác cây.

- Các loại cây quy định tại Phụ lục 2 được tính bằng đường kính gốc, riêng đối với cừ tràm thì tính bằng đường kính ngọn.

- Xác định nhóm gỗ căn cứ theo Quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1977 của Bộ Lâm nghiệp về việc phân loại các loại gỗ sử dụng.

3. Đối với loại cây trồng làm hàng rào như: me nước, gòn, dâm bụt… trồng từ 01 (một) năm trở lên mức bồi thường là 40.000 đồng/md (bốn mươi ngàn đồng), dư­ới 01 (một) năm mức bồi thường là 20.000 đồng/md (hai mươi ngàn đồng). Riêng đối với cây trứng cá trồng để lấy bóng mát có đường kính gốc từ 10 cm trở lên mức bồi thường là 20.000 đồng/cây.

4. Cây kiểng:

a) Đối với các loại cây kiểng trồng dưới đất, tùy theo giá trị của cây mà Hội đồng bồi thường cấp huyện xác định mức hỗ trợ để đào gốc di dời.

b) Đối với các loại cây kiểng trồng trong chậu, tùy theo tình hình thực tế Hội đồng bồi thường cấp huyện xác định mức hỗ trợ di dời.

5. Cây leo giàn: Hội đồng bồi thường cấp huyện tổ chức, khảo sát thực tế đề xuất Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng phương án bồi thường.

6. Chi phí chặt hạ đối với các loại cây ăn trái đã lão hóa không còn thu hoạch, căn cứ theo quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành bộ đơn giá xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh An Giang để thực hiện.

7. Sau khi nhận được tiền đền bù, chủ sở hữu được quyền sử dụng tất cả các loại cây trồng và phải tự tổ chức giải phóng mặt bằng.

Điều 5. Quy định bổ sung một số trường hợp cá biệt có thể xảy ra trong công tác bồi thường đối với cây trồng

1. Đối với cây hoang dại, cây mọc tự nhiên không phải do con người gieo trồng thì không thuộc đối tượng tính bồi thường.

2. Đối với các loại cây cảnh theo nguyên tắc chung là không bồi thường, chỉ hỗ trợ di dời. Trường hợp không thể di dời (bị giải tỏa trắng, không còn đất để di dời hoặc do điều kiện khách quan mà chủ hộ không thể thu hồi được giá trị cây cảnh khi nhà nước thu hồi đất) thì xem xét bồi thường. Mức bồi thường, hỗ trợ cây cảnh do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát đề xuất từng trường hợp cụ thể, trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền xem xét quyết định.

3. Đối với những cây trồng đặc thù của địa phương, cây trồng chưa có trong Quy định này hoặc theo thời giá tại địa phương chưa hợp lý, Hội đồng bồi thường cấp huyện có công văn đề xuất mức giá và gửi về Sở Tài chính để được xem xét, giải quyết kịp thời cho từng dự án.

Chương III

BỒI THƯỜNG VẬT NUÔI

Điều 6. Bồi thường đối với nuôi trồng thủy sản

1. Thủy sản nuôi lấy thịt:

a) Thủy sản nuôi chuyên canh:

- Đối với các loại thủy sản nuôi chuyên canh được áp dụng theo bảng giá bồi thường các loại thủy sản chuyên canh được quy định tại Phụ lục 3.

- Đối với các loại thủy sản nuôi chuyên canh mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không bồi thường.

- Đối với các loại thủy sản nuôi chuyên canh mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm. Cụ thể như sau:

+ Thủy sản nuôi từ 03 (ba) tháng tuổi trở lên mức bồi thường bằng 50% giá trị sản lượng thu hoạch quy định tại Phụ lục 3.

+ Thủy sản nuôi nhỏ hơn 03 (ba) tháng tuổi mức bồi thường bằng 40% giá trị sản lượng thu hoạch quy định tại Phụ lục 3.

+ Trường hợp có thể di dời được thì chỉ hỗ trợ chi phí di dời và thiệt hại do di dời gây ra bằng 30% giá trị sản lượng thu hoạch quy định tại Phụ lục 3.

b) Thủy sản nuôi không chuyên canh: mức bồi thường tối đa bằng 50% mức bồi thường thủy sản nuôi chuyên canh quy định tại điểm a khoản này.

2. Thủy sản nuôi lấy giống: chỉ hỗ trợ di chuyển, mức hỗ trợ bằng 20% giá cá giống thực tế. Giá cá cụ thể như sau:

a) Cá tra : 79.000 đồng/kg x 20% = 15.800 đồng/kg.

b) Cá lóc lai : 97.000 đồng/kg x 20% = 19.400 đồng/kg.

c) Cá rô phi : 80.000 đồng/kg x 20% = 16.000 đồng/kg.

d) Cá điêu hồng : 80.000 đồng/kg x 20% = 16.000 đồng/kg.

đ) Cá trê : 53.000 đồng/kg x 20% = 10.600 đồng/kg.

e) Cá rô đồng : 100.000 đồng/kg x 20% = 20.000 đồng/kg.

3. Hội đồng bồi thường cấp huyện căn cứ vào bảng giá bồi thường, hỗ trợ thủy sản được quy định tại Phụ lục 3 và khoản 2 Điều này để thực hiện bồi thường. Trường hợp tại thời điểm lập phương án bồi thường mà giá thủy sản trung bình trên thị trường biến động có tăng so với bảng giá thì Hội đồng bồi thường cấp huyện khảo sát và đề xuất Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt mức bồi thường cho từng phương án.

Điều 7. Bồi thường đối với vật nuôi khác

Đối với vật nuôi khác, Hội đồng bồi thường cấp huyện căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, khảo sát giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất để xác định, xây dựng mức giá và báo cáo Sở Tài chính để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định. Việc xây dựng mức giá vật nuôi phải tuân theo nguyên tắc sau đây:

1. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường.

2. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm. Trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra. Mức bồi thường cụ thể do Hội đồng bồi thường cấp huyện đề xuất Sở Tài chính tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định đối với từng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng bồi thường phối hợp với tổ chức phát triển quỹ đất xác định giá bồi thường cây trồng, vật nuôi đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân bị thu hồi đất trên địa bàn theo đúng Quy định này.

2. Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này; đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi giá cây trồng, vật nuôi. Khi có những vấn đề mới phát sinh thì Sở Tài chính có trách nhiệm báo cáo, đề xuất để Ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ đạo xử lý kịp thời.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các chủ đầu tư phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY ĂN TRÁI
(ban hành kèm theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Đơn vị tính: đồng/cây.

Số TT

Loại cây

Loại

Giá bồi thường

I

LOẠI THÂN CÂY LẤY GỖ

 

 

1

Thốt lốt

 

 

 

- Cây có trái từ 20 năm trở lên

A

1.200.000

 

- Cây từ 15 năm đến dưới 20 năm

B

900.000

 

- Cây từ 10 năm đến dưới 15 năm

C

650.000

 

- Cây từ 5 năm đến dưới 10 năm

D

400.000

 

- Cây dưới 5 năm

E

150.000

2

Dừa

 

 

 

- Từ 6 năm trở lên có trái ổn định

A

650.000

 

- Từ 3 năm đến dưới 6 năm

B

350.000

 

- Từ 1 năm đến dưới 3 năm

C

175.000

 

- Mới trồng (dưới 1 năm)

D

60.000

3

Sầu riêng, măng cụt, xoài

 

 

 

- Từ 8 năm trở lên có trái ổn định

A

1.600.000

 

- Từ 4 năm đến dưới 8 năm

B

970.000

 

- Từ 1 năm đến dưới 4 năm

C

400.000

 

- Mới trồng (dưới 1 năm và chiều cao tối thiểu 0,5 m)

D

80.000

4

Vú sữa, mít

 

 

 

- Từ 10 năm trở lên có trái ổn định

A

960.000

 

- Từ 4 năm đến dưới 10 năm

B

610.000

 

- Từ 1 năm đến dưới 4 năm

C

280.000

 

- Mới trồng (dưới 1 năm và chiều cao tối thiểu 0,5 m)

D

45.000

5

Cam, quít, bưởi, sabô, nhãn, chôm chôm, mận, dâu

 

 

 

- Từ 10 năm trở lên có trái ổn định

A

725.000

 

- Từ 4 năm đến dưới 10 năm

B

370.000

 

- Từ 1 năm đến dưới 4 năm

C

150.000

 

- Mới trồng (dưới 1 năm và chiều cao tối thiểu 0,5 m)

D

30.000

6

Mãng cầu xiêm, mãng cầu ta, sơ ri, táo, chanh

 

 

 

- Từ 6 năm trở lên có trái ổn định

A

365.000

 

- Từ 3 năm đến dưới 6 năm

B

220.000

 

- Từ 1 năm đến dưới 3 năm

C

110.000

 

- Mới trồng (dưới 1 năm và chiều cao tối thiểu 0,5 m )

D

30.000

7

Ổi

 

 

 

- Từ 6 năm trở lên có trái ổn định

A

180.000

 

- Từ 3 năm đến dưới 6 năm

B

105.000

 

- Từ 1 năm đến dưới 3 năm

C

55.000

 

- Mới trồng (dưới 1 năm và chiều cao tối thiểu 0,5 m)

D

25.000

8

Cóc, chùm ruột, lêkima, lựu, khế, thị

 

 

 

- Từ 6 năm trở lên có trái ổn định

A

320.000

 

- Từ 3 năm đến dưới 6 năm

B

140.000

 

- Từ 1 năm đến dưới 3 năm

C

80.000

 

- Mới trồng (dưới 1 năm và chiều cao tối thiểu 0,5 m)

D

30.000

9

Cau

 

 

 

- Từ 6 năm trở lên có trái ổn định

A

230.000

 

- Từ 3 năm đến dưới 6 năm

B

90.000

 

- Mới trồng (dưới 3 năm và chiều cao tối thiểu 0,5 m)

C

20.000

10

Sầu đâu

 

 

 

- Từ 6 năm trở lên cho bông, lá ổn định

A

440.000

 

- Từ 3 năm đến dưới 6 năm

B

265.000

 

- Từ 1 năm đến dưới 3 năm

C

90.000

 

- Mới trồng (dưới 1 năm và chiều cao tối thiểu 0,5 m)

D

20.000

11

Cà phê, điều, ca cao, ô môi

 

 

 

- Từ 8 năm trở lên có trái ổn định

A

250.000

 

- Từ 3 năm đến dưới 8 năm

B

110.000

 

- Từ 1 năm đến dưới 3 năm

C

55.000

 

- Mới trồng (dưới 1 năm và chiều cao tối thiểu 0,5 m)

D

20.000

12

Cây cám, me chua

 

 

 

- Từ 8 năm trở lên có trái ổn định

A

2.000.000

 

- Từ 5 năm đến dưới 8 năm

B

1.500.000

 

- Từ 3 năm đến dưới 5 năm

C

1.000.000

 

- Từ 2 năm đến dưới 3 năm

D

500.000

 

- Từ 1 năm đến dưới 2 năm

E

200.000

 

- Mới trồng (dưới 1 năm và chiều cao tối thiếu 0,5 m)

F

100.000

II

LOẠI THÂN CÂY KHÔNG LẤY GỖ

 

 

1

Thơm, khóm

 

 

 

- Bụi có trái

A

10.000

 

- Bụi chưa trái

B

6.000

2

Chuối

 

 

 

- Chuối có buồng

A

53.000

 

- Chuối sắp trổ buồng

B

25.000

 

- Mới trồng

C

8.000

3

Đu đủ

 

 

 

- Cây trên 1 năm

A

130.000

 

- Cây trồng từ 6 tháng đến 1 năm

B

75.000

 

- Mới trồng (dưới 6 tháng và chiều cao tối thiểu 0,5 m)

C

20.000

4

Tiêu

 

 

 

- Nộc đang thu hoạch (trên 6 năm)

A

200.000

 

- Nộc chưa thu hoạch (từ 3 năm đến 6 năm)

B

80.000

 

- Nộc mới trồng (dưới 3 năm)

C

20.000

5

Thanh long

 

 

 

- Nộc đang cho trái

A

200.000

 

- Nộc chưa có trái

B

65.000

 

- Nộc mới trồng

C

20.000

6

Trầu

 

 

 

- Nộc đang thu hoạch

A

125.000

 

- Nộc chưa thu hoạch

B

60.000

 

- Nộc mới trồng

C

15.000

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY LẤY GỖ
(ban hành kèm theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Đơn vị tính: đồng/cây.

Số TT

Loại cây

Loại

Giá bồi thường

1

Thuộc gỗ từ nhóm I đến nhóm III

 

 

 

- Đường kính gốc từ 70 cm trở lên

A

900.000

 

- Đường kính gốc từ 60 cm đến dưới 70 cm

B

500.000

 

- Đường kính gốc từ 40 cm đến dưới 60 cm

C

350.000

 

- Đường kính gốc từ 20 cm đến dưới 40 cm

D

250.000

 

- Đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 20 cm

E

200.000

 

- Đường kính gốc dưới 10 cm

F

105.000

2

Thuộc gỗ từ nhóm IV đến nhóm V

 

 

 

- Đường kính gốc từ 70 cm trở lên

A

750.000

 

- Đường kính gốc từ 60 cm đến dưới 70 cm

B

425.000

 

- Đường kính gốc từ 40 cm đến dưới 60 cm

C

250.000

 

- Đường kính gốc từ 20 cm đến dưới 40 cm

D

175.000

 

- Đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 20 cm

E

85.000

 

- Đường kính gốc dưới 10 cm

F

35.000

3

Thuộc gỗ từ nhóm VI đến nhóm VIII (trừ các loại cây lấy gỗ khác có trong bảng giá này)

 

 

 

- Đường kính gốc từ 70 cm trở lên

A

675.000

 

- Đường kính gốc từ 60 cm đến dưới 70 cm

B

325.000

 

- Đường kính gốc từ 40 cm đến dưới 60 cm

C

175.000

 

- Đường kính gốc từ 20 cm đến dưới 40 cm

D

100.000

 

- Đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 20 cm

E

55.000

 

- Đường kính gốc dưới 10 cm

F

20.000

 

CÁC LOẠI CÂY LẤY GỖ KHÁC

 

 

4

Cây tràm

 

 

 

- Đường kính từ 8 cm trở lên (cừ 8 fi ngọn 8 cm)

A

60.000

 

- Đường kính từ 7 cm trở lên (cừ 7 fi ngọn 7 cm)

B

50.000

 

- Đường kính từ 6 cm trở lên (cừ 6 fi ngọn 6 cm)

C

40.000

 

- Đường kính từ 5 cm trở lên (cừ 5 fi ngọn 5 cm)

E

30.000

 

- Đường kính từ 4 cm đến dưới 5 cm (cừ 4 fi ngọn 4 cm)

F

20.000

 

- Đường kính từ 3 cm đến dưới 4 cm (cừ 3 fi ngọn 3 cm)

G

15.000

 

- Đường kính từ 2 cm đến dưới 3 cm

H

7.000

 

- Mới trồng (dưới 6 tháng và chiều cao tối thiểu 1 m)

I

5.000

5

Bạch đàn

 

 

 

- Đường kính gốc từ 70 cm trở lên

A

250.000

 

- Đường kính gốc từ 60 cm đến dưới 70 cm

B

175.000

 

- Đường kính gốc từ 40 cm đến dưới 60 cm

C

150.000

 

- Đường kính gốc từ 20 cm đến dưới 40 cm

D

90.000

 

- Đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 20 cm

E

50.000

 

- Đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm

F

25.000

 

- Đường kính gốc từ 1 cm đến dưới 5 cm

G

10.000

 

- Mới trồng (dưới 6 tháng và chiều cao tối thiểu 1 m)

H

3.000

6

Cây keo lá tràm

 

 

 

- Đường kính gốc từ 70 cm trở lên

A

250.000

 

- Đường kính gốc từ 60 cm đến dưới 70 cm

B

175.000

 

- Đường kính gốc từ 40 cm đến dưới 60 cm

C

150.000

 

- Đường kính gốc từ 20 cm đến dưới 40 cm

D

90.000

 

- Đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 20 cm

E

50.000

 

- Đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm

F

25.000

 

- Đường kính gốc từ 1 cm đến dưới 5 cm

G

10.000

 

- Mới trồng (dưới 6 tháng và chiều cao tối thiểu 1 m)

H

3.000

7

Còng, gáo, bún, sung, mù u, gừa, trâm bầu, me nước, trâm, liễu, phượng, dương, điệp, thông, tùng…

 

 

 

- Đường kính gốc từ 70 cm trở lên

A

250.000

 

- Đường kính gốc từ 60 cm đến dưới 70 cm

B

175.000

 

- Đường kính gốc từ 40 cm đến dưới 60 cm

C

150.000

 

- Đường kính gốc từ 20 cm đến dưới 40 cm

D

90.000

 

- Đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 20 cm

E

50.000

 

- Đường kính gốc từ 5 cm đến dưới 10 cm

F

25.000

 

- Đường kính gốc từ 1 cm đến dưới 5 cm

G

10.000

8

Tre gai, tre mỡ

 

 

 

- Cao từ 7 m trở lên

A

25.000

 

- Cao từ 5 m đến dưới 7 m

B

15.000

 

- Cao từ 2 m đến dưới 5 m

C

10.000

 

- Dưới 2 m

D

5.000

9

Tre mạnh tông, tre tàu

 

 

 

- Cao từ 7 m trở lên

A

30.000

 

- Cao từ 5 m đến dưới 7 m

B

20.000

 

- Cao từ 2 m đến dưới 5 m

C

10.000

 

- Dưới 2 m

D

8.000

10

Trúc

 

 

 

- Từ 100 cây/bụi trở lên

A

130.000

 

- Từ 50 đến dưới 100 cây/bụi

B

70.000

 

- Từ 20 đến dưới 50 cây/bụi

C

40.000

 

- Từ dưới 20 cây/bụi

D

20.000

11

Tầm vong

 

 

 

- Cao từ 7 m trở lên

A

20.000

 

- Cao từ 5 m đến dưới 7 m

B

15.000

 

- Cao từ 2 m đến dưới 5 m

C

10.000

 

- Dưới 2 m

D

3.000

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI THỦY SẢN NUÔI CHUYÊN CANH
(ban hành kèm theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Số TT

Loại cá

Sản lượng thu hoạch kg/m2 mặt nước

Giá trung bình (đồng/kg)

Giá trị sản lượng thu hoạch (đồng/m2)

1

Cá tra

4,65

16.250

75.500

2

Cá lóc lai

3,43

41.000

140.500

3

Cá rô đồng

3,44

41.000

141.000

4

Cá rô phi

3,49

19.500

68.000

5

Cá điêu hồng

3,47

25.000

86.750

6

Cá he, cá mè vinh

1,05

26.000

27.300

7

Các loại cá khác

2,62

26.000

68.000

8

Tôm

0,43

98.000

42.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 50/2011/QĐ-UBND về Quy định giá bồi thường cây trồng và vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành

  • Số hiệu: 50/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/10/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Huỳnh Thế Năng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/11/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 16/04/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản