Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4989/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016- 2020;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu “Cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020” (gọi tắt là Chương trình cấp điện nông thôn) theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Viện trưởng Viện Năng lượng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Chủ tịch HĐTV và Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Chủ đầu tư các dự án thành phần trong Chương trình cấp điện nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTg, các PTTg Chính phủ (báo cáo);
- VPCP, các Bộ: KH&ĐT, TC;
- UBND Tỉnh trong Chương trình;
- TT Hoàng Quốc Vượng;
- Lưu: VT, TCNL (3 bản).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 4989/QĐ-BCT, ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

1. Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn).

2. Cấu trúc Chương trình, các dự án, các dự án thành phần của Chương trình

Trên cơ sở Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 tại Nghị quyết 73/NQ-CP, cấu trúc Chương trình bao gồm:

a) Các dự án tổng thể:

- Chương trình Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020 (dự án tổng thể);

- Các Dự án “Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi ADB” giai đoạn 1 (2017-2018); giai đoạn 2 (2019-2020); giai đoạn 3 (nếu có);

- Các Dự án “Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA, do EU tài trợ” giai đoạn 1” (2017-2018); giai đoạn 2 (nếu có);

b) Các dự án thành phần cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia (theo từng tỉnh), bao gồm:

- Các dự án thành phần Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương;

- Các dự án thành phần Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (ADB; EU).

c) Các dự án thành phần Cấp điện nông thôn từ nguồn điện độc lập (theo từng tỉnh), bao gồm:

- Các dự án thành phần Cấp điện nông thôn từ nguồn điện độc lập sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương;

- Các dự án thành phần Cấp điện nông thôn từ nguồn điện độc lập sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (ADB; EU).

d) Các dự án cấp điện nông thôn triển khai theo Quyết định 2081/QĐ-TTg không thuộc Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, sử dụng vốn hỗ trợ ngành công nghiệp, bao gồm:

- Các dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia cho các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Bắc Cạn (giai đoạn 1), Kiên Giang (sử dụng vốn dư);

- Các dự án cấp điện bằng cáp ngầm cho các đảo Lý Sơn (đã đóng điện, đưa vào kế hoạch hoàn trả vốn EVN ứng trước), Cù Lao Chàm, các xã đảo tỉnh Kiên Giang.

3. Mục tiêu, tiêu chí ưu tiên

3.1. Mục tiêu Chương trình

Mục tiêu cụ thể của Chương trình, bao gồm:

- Số xã chưa có điện được cấp điện đến trung tâm: 17 xã (đạt 100% số xã có điện);

- Số huyện đảo được cấp điện ổn định bằng nguồn điện năng lượng tái tạo: (01) huyện đảo Bạch Long Vỹ, và cấp điện lưới quốc gia cho (02) huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn (trong đó Lý Sơn đã đóng điện, ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 cân đối hoàn trả ứng trước của EVN);

- Số đảo, xã đảo được cấp điện lưới quốc gia: 8 đảo, bao gồm đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà và đảo Trần, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh; đảo Cù lao Chàm, tỉnh Quảng Nam; đảo Nhơn Châu, tỉnh Bình Định; các xã đảo: Hòn Nghệ, Tiên Hải, Nam Du, An Sơn của tỉnh Kiên Giang (các đảo Sơn Hải, Hòn Thơm do EVN đầu tư);

- Số thôn, bản được cấp điện: 9.753 thôn, bản (đạt 100% số thôn, bản có điện), với khoảng 29.300 cụm dân cư;

- Số hộ dân nông thôn được cấp điện từ lưới điện quốc gia khoảng 1.090.900 hộ dân (đạt 99,9% số hộ dân nông thôn có điện);

- Số hộ dân được cấp điện từ nguồn điện năng lượng tái tạo ngoài lưới điện quốc gia khoảng 21.300 hộ;

- Phát triển lưới điện để cấp điện cho khoảng 2.581 trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã được quy hoạch đầu tư đến năm 2020 nhằm chủ động công việc tưới tiêu, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

3.2. Nguyên tắc ưu tiên trong đầu tư

Phạm vi Chương trình là xem xét cấp điện cho khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Các khu vực dự án đều là những khu vực khó khăn, nhiều địa phương là xã nghèo, tỷ lệ các hộ nghèo còn cao. Trên cơ sở các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của Nhà nước, các nguyên tắc ưu tiên trong đầu tư cần được thực hiện như sau:

(1) Ưu tiên cấp điện cho các xã chưa có điện để đạt được mục tiêu 100% số xã có điện vào năm 2017;

(2) Ưu tiên bố trí các nguồn lực để kết thúc các dự án phải hoàn thành trong kế hoạch 2013-2015;

(3) Ưu tiên đầu tư dứt điểm cấp điện cho các đảo, đặc biệt đối với các đảo tiền tiêu của Tổ quốc để tăng cường an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển đảo;

(4) Ưu tiên cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện thuộc các xã biên giới và các địa phương có nhu cầu tăng cường về an ninh, chính trị, trật tự xã hội;

(5) Ưu tiên các địa phương có tỷ lệ số hộ có điện thấp, các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, khó khăn, các xã thuộc diện xã nghèo;

(6) Ưu tiên cấp điện cho các xã xây dựng nông thôn mới, các khu vực tái định cư chưa giải quyết được dứt điểm việc cấp điện;

(7) Ưu tiên cấp điện cho các khu vực tập trung dân cư đông, có suất đầu tư thấp để tăng cường hiệu quả đầu tư;

(8) Tập trung nguồn lực đầu tư cấp điện cho các khu vực dân cư sống tập trung, có khả năng cấp bằng lưới điện để tăng tỷ lệ số hộ có điện vào năm 2020 khi điều kiện về vốn có hạn.

4. Phạm vi của Chương trình

Phạm vi đầu tư Chương trình, bao gồm:

- Thực hiện trên địa bàn nông thôn của toàn quốc, trọng tâm là địa bàn khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Thực hiện việc cấp điện cho các trạm bơm tưới quy mô vừa và nhỏ, kết hợp với việc cấp điện cho các hộ dân nông thôn và các vùng nuôi trồng thủy sản tại 13 tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long;

- Cấp điện lưới quốc gia cho các đảo tiền tiêu, trọng yếu về an ninh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, đồng thời tạo động lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội trên các đảo.

5. Tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư

3.1 Tổng mức đầu tư Chương trình

Tổng mức đầu tư Chương trình cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020: khoảng 32.930 tỷ đồng, trong đó:

a) Vốn đầu tư Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn: khoảng 30.186 tỷ đồng.

* Phân theo nguồn vốn đầu tư:

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương: 4.150 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 2.870 tỷ đồng;

- Vốn ODA bổ sung ngân sách Trung ương cấp phát: 21.508 tỷ đồng;

- Vốn huy động hợp pháp khác (đối ứng của EVN): 1.658 tỷ đồng.

* Phân theo hình thức cấp điện:

- Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia: 28.876 tỷ đồng, trong đó:

+ Cấp điện cho các hộ dân nông thôn, miền núi: 24.773 tỷ đồng;

+ Cấp điện cho các trạm bơm: 2.438 tỷ đồng;

+ Cấp điện cho các hộ dân trên đảo: 1.665 tỷ đồng.

- Cấp điện nông thôn từ các nguồn điện độc lập (năng lượng tái tạo): 1.310 tỷ đồng.

* Phân theo Chủ đầu tư:

- Phần UBND các tỉnh đầu tư (27 tỉnh): 19.167 tỷ đồng (gồm (7) tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình; (5) tỉnh miền núi phí Bắc và Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh; (2) tỉnh Bắc Trung bộ: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, (7) tỉnh miền Trung và Tây Nguyên: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đak Lak, Đak Nông, Bình Định (cấp điện đảo Nhơn Châu); (5) tỉnh miền Nam: Bình Phước, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu.

- Phần EVN đầu tư (22 tỉnh): 11.019 tỷ đồng, gồm: Lai Châu, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hải Phòng (cấp NLTT), Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang);

b) Vốn đầu tư các dự án từ nguồn Hỗ trợ ngành công nghiệp: khoảng 2.744 tỷ đồng (do EVN triển khai), bao gồm:

- Cấp điện cho các hộ dân nông thôn, miền núi: 675 tỷ đồng (cho các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Bắc Cạn (giai đoạn 1), Kiên Giang (sử dụng vốn dư));

- Cấp điện cho các hộ dân trên đảo: 2.069 tỷ đồng (đảo Lý Sơn (hoàn trả vốn EVN ứng trước), Cù Lao Chàm, các xã đảo tỉnh Kiên Giang).

c) Chi tiết danh mục đầu tư, giới hạn vốn đầu tư của từng dự án thành phần trong Chương trình thể hiện trong Phụ lục 2

6. Thời gian thực hiện Chương trình: 2016-2020.

II. TỔ CHỨC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Xây dựng các chương trình, dự án và ban hành các quy định, hướng dẫn

a) Xây dựng các Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và Hiệp định vay vốn để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho:

- Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Hiệp định Tài trợ của ADB giai đoạn 1 cho Chương trình Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020;

- Dự án “Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi ADB” giai đoạn 1 (2017-2018);

- Dự án “Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi ADB” giai đoạn 2 (2019-2020);

- Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Hiệp định Tài trợ của EU giai đoạn 1 cho Chương trình Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020;

- Dự án “Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA, do EU tài trợ” giai đoạn 1 (2017-2018).

- Dự án “Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA, do EU tài trợ” giai đoạn 2 (2019-2020).

b) Xây dựng các Báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT), trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

Theo quy định Luật đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Chủ Chương trình cần xây dựng các Báo cáo NCKT cho Chương trình và các dự án sử dụng vốn ODA như sau:

- Chương trình Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020;

- Dự án “Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi ADB” giai đoạn 1 (2017-2018);

- Dự án “Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi ADB” giai đoạn 2 (2019-2020);

- Dự án “Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA, do EU tài trợ” giai đoạn 1 (2017-2018);

- Dự án “Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA, do EU tài trợ” giai đoạn 2 (2019-2020).

c) Xây dựng và ban hành các Quy định, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) (gọi tắt là Chủ đầu tư) tổ chức triển khai thực hiện Chương trình bao gồm:

- Hướng dẫn tổ chức Chương trình, dự án, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu và thực hiện đầu tư dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia;

- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bàn giao, tiếp nhận quản lý vận hành các công trình sau khi hoàn thành (đối với các dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia do UBND các tỉnh tổ chức thực hiện);

- Hướng dẫn về xây dựng phương án, tổ chức quản lý vận hành, kinh doanh các dự án cấp điện nông thôn từ nguồn điện độc lập.

d) Kế hoạch xây dựng các chương trình, dự án và ban hành các quy định, hướng dẫn được cụ thể trong Phụ lục 1.

2. Cơ cấu điều hành, quản lý Chương trình, dự án

a) Cơ quan điều phối, Chủ Chương trình: Bộ Công Thương;

b) Cơ quan Chủ quản các dự án thành phần:

- Đối với các dự án thành phần do EVN đầu tư: Bộ Công Thương;

- Đối với các dự án thành phần do địa phương đầu tư: UBND Tỉnh có dự án.

c) Chủ đầu tư:

- Đối với các dự án thành phần do EVN đầu tư: EVN thực hiện chức năng điều phối chung, EVN có thể giao các Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Trung, Nam thực hiện chức năng chủ đầu tư các dự án thành phần;

- Đối với các dự án thành phần do địa phương đầu tư: UBND Tỉnh có thể giao các Cơ quan cấp dưới trực tiếp thực hiện.

d) Quản lý dự án:

- Đối với các dự án thành phần do EVN đầu tư: thực hiện theo phân cấp trong nội bộ EVN trong công tác quản lý đầu tư;

- Đối với các dự án thành phần do địa phương đầu tư: do UBND Tỉnh quyết định. Đối với các dự án sử dụng tài trợ ODA: thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có);

- Đối với công tác điều phối các dự án sử dụng tài trợ ODA: Ban Quản lý dự án điện nông thôn - Tổng cục Năng lượng.

e) Quản lý vận hành:

- Đối với các dự án cấp điện nông thôn, cấp điện cho các đảo từ lưới điện quốc gia, Cấp điện cho đảo Bạch Long Vỹ: giao các Tổng Công ty điện lực miền, Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận sau đầu tư, tổ chức quản lý, khai thác, bán điện đến hộ dân theo quy định;

- Đối với các dự án cấp điện nông thôn từ nguồn điện độc lập: UBND Tỉnh quyết định hình thức, cơ chế, tổ chức đơn vị quản lý vận hành tiếp nhận sau đầu tư, quản lý, khai thác, tổ chức duy tu bảo dưỡng để duy trì công trình hoạt động, cấp điện lâu dài cho nhân dân;

- Công tác bàn giao vốn và tài sản cho đơn vị quản lý vận hành được thực hiện ngay sau khi đưa các hạng mục công trình vào sử dụng.

3. Phân công nhiệm vụ

3.1. Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương

a) Tổng cục Năng lượng:

- Chủ trì thực hiện công tác quản lý, điều phối thực hiện và giám sát Chương trình cấp điện nông thôn;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lập các Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo, các dự án cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA do ADB và EU tài trợ trong các giai đoạn, các dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Hiệp định Tài trợ của các Tổ chức Tín dụng cho Chương trình;

- Soạn thảo, lấy ý kiến các cơ quan liên quan (nếu cần) trình Bộ ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trong Quyết định này để các Chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện;

- Tổ chức thẩm tra hồ sơ các Dự án đầu tư Cấp điện nông thôn, trình Bộ thỏa thuận danh mục đầu tư, nội dung Báo cáo NCKT các dự án Cấp điện nông thôn do UBND tỉnh thực hiện;

- Tổ chức thẩm định hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT), Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT), thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (TKBVTC-DT) các dự án đầu tư Cấp điện nông thôn do EVN thực hiện và trình Bộ phê duyệt;

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các công việc khác theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án đầu tư Cấp điện nông thôn do EVN thực hiện. Thực hiện chức năng quản lý dự án đối với công tác điều phối các dự án sử dụng tài trợ ODA;

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương làm việc với các đơn vị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vận động các Tổ chức Tín dụng Quốc tế tài trợ vốn để thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, bao gồm các công việc chính sau:

+ Tiếp tục làm việc với các Tổ chức Tín dụng quốc tế tài trợ vốn cho Chương trình: ADB, EU, WB, Jaica, Kfw, AFD và các Tổ chức Tín dụng khác để vận động tài trợ vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho Chương trình cấp điện nông thôn;

+ Phối hợp các nhà tài trợ triển khai xây dựng các tiêu chí, xây dựng Hiệp định tài trợ vốn của ADB và EU; hoàn tất các bước theo quy định để ký kết Hiệp định với các nhà tài trợ;

+ Chuẩn bị các văn kiện dự án, sắp xếp bố trí danh mục dự án thành phần thực hiện theo từng Hiệp định vay vốn và thống nhất với các nhà tài trợ phê duyệt danh mục dự án thành phần theo các Hiệp định vay vốn;

+ Phối hợp các nhà tài trợ và các cơ quan liên quan triển khai tổ chức thực hiện, giám sát, xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo định kỳ, đột xuất, tổng kết hàng năm và tổng kết Chương trình, dự án.

- Tổng hợp nhu cầu đầu tư cấp điện nông thôn và đề xuất kế hoạch cân đối nguồn vốn và cấp vốn cho các dự án thành phần thực hiện đầu tư trong từng giai đoạn, từng năm cho từng Dự án Cấp điện nông thôn của các tỉnh để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cấp vốn thực hiện Chương trình;

- Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và từng giai đoạn cho hoạt động quản lý, điều phối, giám sát thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn từ khi bắt đầu triển khai thực hiện đến khi kết thúc Chương trình, trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt;

- Tổng hợp xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm đối với các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình trình Bộ Công Thương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan;

- Chủ trì giám sát thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình;

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới chính sách, đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chương trình trình Bộ Công Thương phê duyệt hoặc trình Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc Chương trình.

b) Vụ Kế hoạch:

Phối hợp với Tổng cục Năng lượng, Vụ Tài chính cập nhật kế hoạch tài chính hàng năm và từng giai đoạn cho hoạt động quản lý, điều phối, giám sát thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn; tổng hợp kế hoạch vốn hàng năm và từng giai đoạn theo quy định hiện hành.

c) Vụ Tài chính:

- Phối hợp với Tổng cục Năng lượng, Vụ Kế hoạch thẩm định kế hoạch tài chính hàng năm và từng giai đoạn cho hoạt động quản lý, điều phối, giám sát thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn để báo cáo Bộ phê duyệt;

- Phối hợp với Tổng cục Năng lượng trong quá trình soạn thảo, ban hành các văn bản hướng dẫn các Tỉnh và EVN thực hiện Chương trình các nội dung liên quan đến công tác tài chính.

d) Viện Năng lượng:

- Phối hợp với Tổng cục Năng lượng tập hợp các hồ sơ tài liệu các dự án thành phần và các văn bản pháp lý liên quan đến Chương trình Cấp điện nông thôn lập và hoàn thiện Báo cáo NCKT Chương trình Cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020, trình Tổng cục Năng lượng thẩm định, báo cáo Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Xây dựng đề cương, dự toán lập BCNCKT Chương trình trình Tổng cục Năng lượng thẩm định; Trình Bộ Công Thương phê duyệt;

- Phối hợp Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương xây dựng Kế hoạch vốn thực hiện nhiệm vụ được giao.

3.2 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong Chương trình)

- UBND các tỉnh dự án trong Chương trình thành lập Ban Chỉ đạo dự án thành phần để chỉ đạo thực hiện và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án tại địa phương;

- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương thông báo chủ trương và vận động nhân dân tham gia đóng góp và thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để dự án hoàn thành đúng tiến độ;

- Chỉ đạo bố trí, sắp xếp lại dân cư khu vực vùng sâu, vùng xa để giảm thiểu chi phí đầu tư, thuận tiện cho việc thực hiện dự án; chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả với các Chương trình, dự án khác trên địa bàn;

- Đối với các tỉnh, thành phố được giao làm chủ đầu tư dự án thành phần:

+ Tổ chức triển khai việc lập, thẩm định, thỏa thuận nội dung Báo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo NCKT, phê duyệt đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo NCKT và thực hiện đầu tư dự án thành phần theo các quy định hiện hành và hướng dẫn của Bộ Công Thương;

+ Bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án, phù hợp với tiến độ thực hiện của dự án;

+ Đăng ký vốn dự án, kế hoạch sử dụng vốn Ngân sách Trung ương hàng năm, vốn ODA với Bộ Công Thương để Bộ Công Thương tổng hợp, cân đối, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; hàng quý, hàng năm báo cáo công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương.

- Đối với các dự án cấp điện từ nguồn điện không nối lưới điện quốc gia: ngoài chức năng của Chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức quản lý vận hành và khai thác hiệu quả dự án sau đầu tư.

3.3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực bố trí đủ nguồn lực để cải tạo, nâng cấp lưới điện trung áp đảm bảo đủ công suất truyền tải cung cấp điện cho các vùng dự án; thực hiện chức năng Chủ đầu tư các dự án thành phần, đảm bảo chất lượng, tiến độ;

- Tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, BCNCKT, Kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án thành phần;

- Thu xếp đủ vốn đối ứng và triển khai thực hiện đầu tư các dự án theo các quy định hiện hành và đảm bảo đúng tiến độ;

- Định kỳ hàng quý, hàng năm: báo cáo công tác triển khai thực hiện đầu tư các dự án thành phần; báo cáo công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương và đăng ký nhu cầu vốn từ Ngân sách Trung ương hàng năm theo quy định và gửi về Bộ Công Thương để theo dõi, tổng hợp;

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và các Sở, ban, ngành của các địa phương, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án;

- Tổ chức tiếp nhận vốn, tài sản và tổ chức quản lý vận hành, bán điện đến hộ dân sau khi dự án hoàn thành đối với các dự án thành phần cấp điện từ lưới điện quốc gia do UBND các tỉnh, thành phố làm Chủ đầu tư.

3.4. Các Chủ đầu tư dự án thành phần

- Lập danh mục đầu tư phù hợp với hạn mức cấp vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 khi có thông báo vốn của Bộ Kế hoạch và đầu tư, thống nhất với UBND Tỉnh, gửi về Bộ Công Thương xem xét để thỏa thuận hoặc phê duyệt danh mục đầu tư trong các dự án thành phần sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020;

- Rà soát, sắp xếp, thống nhất với UBND Tỉnh thứ tự ưu tiên đầu tư các danh mục dự án còn lại phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh, gửi về Bộ Công Thương để cân đối đưa vào các dự án ODA cho phù hợp;

- Cung cấp các tài liệu, số liệu theo yêu cầu của Tổng cục Năng lượng; Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Năng lượng và các cơ quan liên quan để triển khai việc chuẩn bị dự án tài trợ vốn của các tổ chức tín dụng quốc tế;

- Lập danh mục, vốn đầu tư hàng năm, trình UBND Tỉnh (đối với dự án địa phương đầu tư) hoặc trình EVN (đối với dự án do EVN đầu tư) xem xét, đăng ký với Bộ Công Thương để cân đối gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn hỗ trợ đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương cho dự án thành phần;

- Xây dựng các dự án đầu tư cấp điện nông thôn (từ lưới điện quốc gia/từ nguồn điện độc lập) sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương, hoặc vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Thực hiện đầu tư dự án đúng trình tự, thủ tục theo các quy định hiện hành;

- Báo cáo định kỳ hàng quý (trước 15 ngày đầu quý sau), hàng năm (trong tháng đầu năm sau) về tiến độ thực hiện đầu tư, giải ngân dự án và các vấn đề liên quan khác;

- Tổ chức bàn giao các hạng mục công trình hoàn thành cho đơn vị quản lý kinh doanh điện Tỉnh tiếp nhận, quản lý, vận hành ngay khi đưa hạng mục công trình vào vận hành. Tổ chức quyết toán, bàn giao vốn và tài sản dứt điểm cho đơn vị quản lý vận hành theo hạng mục/công trình hoàn thành./.

 

PHỤ LỤC 1

NHỮNG NHIỆM VỤ, CÔNG VIỆC CỤ THỂ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 4989/QĐ-BCT ngày 22
tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

STT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Thời hạn hoàn thành

I

Xây dựng các chương trình, dự án và ban hành các quy định, hướng dẫn

 

 

1

Xây dựng các Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

 

 

(i)

Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Hiệp định Tài trợ của ADB giai đoạn 1 cho Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020

TCNL

Đã trình Thủ tướng Chính phủ

(ii)

Dự án Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA do ADB tài trợ giai đoạn 1

TCNL

Thg 01-2017

(iii)

Dự án Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA do ADB tài trợ giai đoạn 2

TCNL

Theo Yêu cầu

(iv)

Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Hiệp định Tài trợ của EU giai đoạn 1 cho Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020

TCNL

Thg 03-2017

(v)

Dự án Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA do EU tài trợ giai đoạn 1

TCNL

Thg 03-2017

(vi)

Dự án Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA do EU tài trợ giai đoạn 2

 

Theo yêu cầu

2

Xây dựng các Báo cáo nghiên cứu khả thi

 

 

(i)

Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020 (giao Viện Năng lượng thực hiện; Tổng cục Năng lượng thẩm định đề cương, dự án)

TCNL

Thg 02-2017

(ii)

Dự án Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA do ADB tài trợ giai đoạn 1

TCNL

Thg 6-2017

(iii)

Dự án Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA do ADB tài trợ giai đoạn 2

TCNL

Theo yêu cầu

(iv)

Dự án Cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA do EU tài trợ giai đoạn 1

TCNL

Thg 6-2017

(vi)

Dự án cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA do EU tài trợ giai đoạn 2

TCNL

Theo yêu cầu

3

Ban hành các quy định, hướng dẫn

 

 

(i)

- Hướng dẫn tổ chức chương trình, dự án, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu và thực hiện đầu tư dự án cấp điện nông thôn Tỉnh từ lưới diện quốc gia;

TCNL

Thg 02-2017

(ii)

- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bàn giao, tiếp nhận quản lý vận hành các công trình sau khi hoàn thành (đối với các dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia do UBND các tỉnh tổ chức thực hiện);

TCNL

Thg 6-2017

(iii)

- Hướng dẫn về xây dựng phương án, tổ chức quản lý vận hành, kinh doanh các dự án Cấp điện nông thôn từ nguồn điện độc lập.

TCNL

Theo yêu cầu triển khai các dự án

II

Kế hoạch vận động ODA từ các Tổ chức Tín dụng quốc tế và theo dõi triển khai thực hiện các dự án ODA

 

 

1

Làm việc với các Tổ chức Tín dụng quốc tế tài trợ vốn cho Chương trình: ADB, EU, Jaica, Kfw, AFD... để vận động tài trợ cho Chương trình Cấp điện nông thôn.

TCNL

Đến khi đủ vốn thực hiện Chương trình

2

- Phối hợp triển khai xây dựng các tiêu chí, xây dựng Hiệp định tài trợ vốn của ADB giai đoạn 1 và EU giai đoạn 1; hoàn tất các bước theo quy định để ký kết Hiệp định với các nhà tài trợ;

TCNL

Theo từng Hiệp định cụ thể

3

Chuẩn bị các văn kiện dự án, sắp xếp bố trí danh mục dự án thành phần thực hiện theo từng Hiệp định vay vốn và thống nhất với các nhà tài trợ phê duyệt danh mục dự án thành phần theo các Hiệp định vay vốn;

TCNL

Theo kế hoạch của từng Hiệp định

4

Phối hợp các nhà tài trợ và các cơ quan liên quan triển khai tổ chức thực hiện, giám sát, xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo định kỳ, đột xuất, tổng kết hàng năm và tổng kết Chương trình, dự án

TCNL

Theo kế hoạch của từng Hiệp định đến kết thúc Chương trình

III

Thực hiện chức năng Cơ quan Chủ quản và Cơ quan điều phối Chương trình

 

 

1

Thỏa thuận danh mục đầu tư, nội dung dự án đầu tư các dự án Cấp điện nông thôn do UBND tỉnh thực hiện

TCNL

Theo tiến độ chuẩn bị dự án của các địa phương

2

Thực hiện chức năng Cơ quan chủ quản đối với các dự án do EVN thực hiện

TCNL

Theo tiến độ thu xếp vốn của Chương trình

3

Hướng dẫn, điều phối, giám sát thực hiện Chương trình

TCNL

Theo kế hoạch Chương trình

3

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn hàng năm

TCNL

- Tháng 10 hàng năm cho các năm sau

4

Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình

TCNL

Quý I hàng năm

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC, GIỚI HẠN VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN MIỀN NÚI VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 4989/QĐ-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Danh mục các tỉnh trong Chương trình

Giai đoạn 2016-2020

Nhu cầu vốn đầu tư

Nguồn vốn

Tổng vốn gđ 2016-2020

Phân theo hình thức cấp điện

Phân theo chủ đầu tư

Vốn NSTW, ODA và ưu đãi khác

Vốn ngân sách ĐP

Vốn EVN đối ứng

Cấp điện từ lưới điện

Cấp điện bằng NLTT

Phần ĐP triển khai

Phần EVN triển khai

Tổng số

NSTW dự kiến bố trí

Nhu cầu vốn ODA, ưu đãi

A

TỔNG CỘNG

32.930

31.620

1.310

19.167

13.763

28.039

6.070

22.278

2.870

2.021

B

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

30.186

28.876

1.310

19.167

11.019

25.658

4.150

21.508

2.870

1.658

I

Cấp điện nông thôn trên đất liền

28.521

27.211

1.310

17.502

11.019

24.243

3.652

20.591

2.625

1.653

 

Địa phương

17.099

16.338

761

17.099

0

14.534

2.680

11.854

2.565

0

 

EVN

11.422

10.873

549

403

11.019

9.709

972

8.737

60

1.653

1

Dự án chuyển tiếp

10.124

9.602

522

9.406

718

8.605

1.860

6.745

1.411

108

1

Điện Biên

1.199

1.137

62

1.199

 

1.019

160

859

180

0

2

Lào Cai

1.016

979

37

1.016

 

864

150

714

152

0

3

Yên Bái

647

588

59

647

 

550

130

420

97

0

4

Hà Giang

1.402

1.309

93

1.402

 

1.192

250

942

210

0

5

Cao Bằng

819

754

65

819

 

696

90

606

123

0

6

Bắc Giang

240

240

 

240

 

204

100

104

36

0

7

Thanh Hóa

722

688

34

722

 

614

130

484

108

0

8

Nghệ An

801

718

83

83

718

681

100

581

12

108

9

Hà Tĩnh

544

544

 

544

 

462

110

352

82

0

10

Quảng Bình

353

344

9

353

 

300

100

200

53

0

11

Quảng Trị

142

136

6

142

 

121

70

51

21

0

12

Quảng Nam

368

327

41

368

 

313

150

163

55

0

13

Kon Tum

484

480

4

484

 

411

120

291

73

0

14

Đăk Nông

728

699

29

728

 

619

90

529

109

0

15

Bình Phước

659

659

 

659

 

560

110

450

99

0

1

Dự án khởi công mới

18.397

17.609

788

8.096

10.301

15.637

1.792

13.845

1.214

1.545

1

Sơn La

1.262

1.143

119

1.262

 

1.073

130

943

189

0

2

Lai Châu

494

450

44

44

450

420

30

390

7

68

3

Bắc Cạn

412

380

32

32

380

350

30

320

5

57

4

Quảng Ngãi

818

807

11

818

0

695

130

565

123

0

5

Hòa Bình

238

238

 

238

 

202

60

142

36

0

6

Lạng Sơn

727

641

86

86

641

618

60

558

13

96

7

Tuyên Quang

950

950

 

950

 

808

90

718

143

0

8

Quảng Ninh

277

220

57

277

 

235

 

235

42

0

9

Phú Thọ

277

258

19

277

 

235

60

175

42

0

10

Thái Nguyên

485

476

9

485

 

412

50

362

73

0

11

Hải Phòng

146

0

146

 

146

124

25

99

0

22

12

Thừa Thiên Huế

450

450

 

 

450

383

30

353

0

68

13

Bình Định

320

305

15

15

305

272

30

242

2

46

14

Phú Yên

290

290

 

 

290

247

30

217

0

44

15

Khánh Hòa

154

146

8

8

146

131

60

71

1

22

16

Gia Lai

1.042

971

71

71

971

886

60

826

11

146

17

Đăk Lăk

968

887

81

968

 

823

140

683

145

0

18

Lâm Đồng

560

560

 

 

560

476

40

436

0

84

19

Bình Thuận

734

734

 

 

734

624

50

574

0

110

20

Tây Ninh

130

130

 

 

130

111

25

86

0

20

21

Trà Vinh

322

308

14

14

308

274

30

244

2

46

22

Sóc Trăng

426

426

 

 

426

362

30

332

0

64

23

Bạc Liêu

1.163

1.137

26

1.163

 

989

120

869

174

0

24

Kiên Giang

1.246

1.196

50

50

1.196

1.059

70

989

8

179

25

Hậu Giang

482

482

 

 

482

410

60

350

0

72

26

TP. Cần Thơ

557

557

 

557

 

473

50

423

84

0

27

Cà Mau

892

892

 

 

892

758

62

696

0

134

28

An Giang

588

588

 

588

 

500

90

410

88

0

29

Long An

484

484

 

 

484

411

40

371

0

73

30

Bến Tre

341

341

 

 

341

290

30

260

0

51

31

Vĩnh Long

193

193

 

193

 

164

 

164

29

0

32

Đồng Tháp

741

741

 

 

741

630

50

580

0

111

33

Tiền Giang

228

228

 

 

228

194

30

164

0

34

II

Cấp điện cho các đảo

1.665

1.665

0

1.665

0

1.415

240

1.175

250

0

1

Đảo Trần, Cái Chiên- Quảng Ninh

595

595

 

595

 

506

90

416

89

 

2

Cồn Cỏ- Quảng Trị

720

720

 

720

 

612

 

612

108

 

3

Nhơn Châu- Bình Định

350

350

 

350

 

298

150

148

53

 

III

Dự phòng chưa phân bổ

 

 

 

 

 

 

258

 

 

 

C

HỖ TRỢ CN/ EVN

2.744

2.744

0

0

2.744

2.381

1.920

770

0

363

I

Cấp phát từ nguồn ADB

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

Điện Biên

0

0

 

 

0

 

 

0

 

 

2

Lai Châu

0

0

 

 

0

 

 

0

 

 

3

Trà Vinh

0

0

 

 

0

 

 

0

 

 

4

Sóc Trăng

0

0

 

 

0

 

 

0

 

 

II

Cấp phát từ NSTW

675

675

0

0

675

574

573

1

0

102

1

Sơn La

104

104

 

 

104

88

88

0

 

16

2

Lai Châu

292

292

 

 

292

248

248

0

 

44

3

Bắc Cạn

194

194

 

 

194

165

165

0

 

29

4

Kiên Giang vốn dư

85

85

 

 

85

72

72

0

 

13

III

Cấp điện cho các đảo

2.069

2.069

0

0

2.069

1.808

1.038

111

0

261

1

Đảo Lý Sơn

333

333

 

 

333

333

333

0

 

0

2

Đảo Bé Lý Sơn

0

0

 

 

0

0

 

0

 

0

3

Đảo Cù Lao Chàm

485

485

 

 

485

412

412

0

 

73

4

Các đảo Kiên Giang

1.251

1.251

 

 

1.251

1.063

293

770

 

188

IV

Dự phòng chưa phân bổ

 

 

 

 

 

 

309

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương đối với mỗi dự án thành phần được dự kiến theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Chương trình, được thực hiện theo khả năng cân đối ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ.

- Nhu cầu vốn ODA, vốn ưu đãi đối với mỗi dự án thành phần trong Biểu là nhu cầu của dự án và được cân đối tùy theo khả năng vận động ODA của Bộ Công Thương./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4989/QĐ-BCT Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: 4989/QĐ-BCT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/12/2016
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Trần Tuấn Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản