- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 3Quyết định 25/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 30/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- 6Nghị định 94/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 493/QĐ-TCDL | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỔNG CỤC DU LỊCH THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 94/2003/NĐ-CP , ngày 19 tháng 8 năm 2003, của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 107/2006/NĐ-CP , ngày 22 tháng 9 năm 2006, của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
Căn cứ Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg , ngày 06 tháng 2 năm 2006, của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg , ngày 26 tháng 01 năm 2006, của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Tổng cục Du lịch thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Xúc tiến Du lịch, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA TỔNG CỤC DU LỊCH VỀ THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 493/QĐ-TCDL ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch)
A. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu
- Quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Tổng cục Du lịch và các đơn vị trực thuộc.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Ngăn chặn, phát hiện, xử lý những hành vi tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của cơ quan Tổng cục Du lịch và các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch.
- Làm căn cứ cho Tổng cục Du lịch xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý.
II. Yêu cầu
- Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những quy định về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của ngành không còn phù hợp với Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Thực hiện ngay và có hiệu quả một số giải pháp, nhiệm vụ, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động trong cơ quan Tổng cục và các đơn vị trực thuộc về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay trong năm 2006.
B. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
I. Tổ chức học tập, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản liên quan.
1. Vụ Pháp chế chủ trì tổ chức phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thi hành tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Tổng cục và các đơn vị trực thuộc nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật, nâng cao nhận thức, có những hành động, việc làm cụ thể tạo chuyển biến thực sự trong lề lối làm việc, cải cách hành chính và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng. Đồng thời qua việc tổ chức học tập, nghiên cứu cần phát động phong trào thi đua để cán bộ, công chức, người lao động đóng góp ý kiến, xây dựng các biện pháp phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm trong cơ quan, đơn vị.
2. Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng (sau đây gọi tắt là các Vụ) và các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch có trách nhiệm đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong phạm vi quản lý của đơn vị thực hiện tốt các quy định của nhà nước về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Báo Du lịch, Tạp chí Du lịch, Trung tâm Tin học đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên báo, mạng internet…; nêu gương người tốt, việc tốt trong việc thực hiện phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kịp thời phê phán, lên án các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, nhũng nhiễu, gây lãng phí; cung cấp thông tin về kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
II. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy định chi tiết để hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Các Vụ khẩn trương rà soát các văn bản về lĩnh vực do đơn vị mình tham mưu soạn thảo, có liên quan đến các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để đề xuất Lãnh đạo Tổng cục Du lịch bãi bỏ, sửa đổi những nội dung, quy định không chặt chẽ, gây phiền hà, nhũng nhiễu, lãng phí tiền của, thời gian của nhân dân, doanh nghiệp.
2. Các Vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ quy định cụ thể việc công khai minh bạch trong các lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị mình.
3. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, xây dựng, hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Tổng cục Du lịch; thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế dân chủ trong đơn vị mình.
4. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch căn cứ vào Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định của Nhà nước để chỉ đạo các bộ phận chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Phòng, chống tham nhũng trong phạm vi thẩm quyền của mình.
III. Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ tổ chức thực hiện việc phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Vụ Kế hoạch và Tài chính và Văn phòng Tổng cục, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan trong cơ quan Tổng cục Du lịch rà soát các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đối với các lĩnh vực quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt tập trung và các lĩnh vực sau: quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ; quản lý sử dụng lao động và thời gian lao động. Trên cơ sở rà soát, các đơn vị chủ trì có trách nhiệm lập danh mục các định mức, tiêu chuẩn chế độ không còn phù hợp cần loại bỏ, sửa đổi bổ sung, đề xuất danh mục các định mức, tiêu chuẩn, chế độ còn thiếu cần xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành. Trong quý I năm 2007, hoàn thành về cơ bản việc sửa đổi, bổ sung, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ, định mức; hướng dẫn các đơn vị thực hiện; làm cơ sở để thực hiện và xử lý các vi phạm; quản lý nghiêm ngặt việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã ban hành; công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ để tạo điều kiện cho việc giám sát việc thực hiện phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung các định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong các lĩnh vực quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc thẩm quyền của đơn vị; xây dựng, hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ; thực hiện công khai các định mức tiêu chuẩn, chế độ theo quy định.
3. Việc sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ, định mức trong các lĩnh vực phải bảo đảm phù hợp với định mức tiêu chuẩn, chế độ quy định áp dụng trong cả nước, phù hợp với yêu cầu thực tế, tiến bộ khoa học, công nghệ và khả năng của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.
IV. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý khi phát hiện các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí còn tồn đọng và vụ việc mới phát sinh. Kịp thời xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm gây lãng phí ngân sách, tài sản nhà nước, lao động và thời hạn lao động và xử lý các hành vi đó.
2. Thanh tra Tổng cục trong phạm vi quyền hạn của mình tiến hành rà soát, kiến nghị Lãnh đạo Tổng cục xử lý dứt điểm các đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, gây lãng phí ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước đã được phát hiện qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán những năm qua; đồng thời kiến nghị xử lý nhanh chóng những vụ việc mới phát sinh.
3. Công tác kiểm tra, thanh tra phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tập trung và các lĩnh vực sau:
- Việc quản lý các Dự án đầu tư, Chương trình quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ của nước ngoài; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc, điện nước, điện thoại; quản lý, sử dụng lao động; mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng tài sản công.
- Việc thực hiện các quy định thực hiện của Luật Ngân sách Nhà nước; các định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước đã ban hành.
- Việc thực thi chức trách công vụ đối với các công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của Tổng cục, tập trung vào các lĩnh vực có đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Việc thực hiện kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch.
4. Tăng cường công tác giám sát của Ban Thanh tra nhân dân; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh tra nhân dân, khắc phục bệnh hình thức.
V. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả trong một số lĩnh vực.
1. Quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước:
- Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm giải trình việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được giao theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Quản lý nghiêm ngặt việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước đã ban hành, triệt để thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.
- Văn phòng Tổng cục rà soát lại việc thực hiện của cơ quan Tổng cục Du lịch các định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong chi quản lý hành chính Nhà nước đã ban hành, có biện pháp để sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách nhà nước giao. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức hội nghị, tổng kết, lễ kỷ niệm. Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp để chi tiếp khách, quà biếu, quà tặng theo đúng chế độ quy định. Thực hiện công khai việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện đi lại và các tài sản khác; các khoản hoa hồng có được từ việc mua sắm tài sản này và việc sử dụng các khoản hoa hồng này; việc quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của công chức, viên chức và người lao động khác trong các Dự án của Tổng cục Du lịch; quản lý, sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác.
- Vụ Kế hoạch và Tài chính chủ trì phối hợp với các Vụ chức năng rà soát các nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ, tập trung bố trí ngân sách nhà nước cho những nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm cần ưu tiên đã được cấp có thẩm quyền tuyển chọn và phê duyệt; thu hồi nộp ngân sách nhà nước kinh phí sử dụng không đúng mục đích, sai chế độ quy định.
2. Quản lý đầu tư xây dựng:
Các Vụ và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch được giao làm Chủ đầu tư dự án, Ban Quản lý dự án phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21/2005/CT-TTg , ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước và chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng.
3. Quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ:
Văn phòng Tổng cục thực hiện việc kiểm tra, rà soát diện tích đất đai, trụ sở làm việc, sử dụng xe công, điện nước, điện thoại, nhà công vụ do Tổng cục Du lịch đang quản lý để bố trí sử dụng hợp lý, đúng chế độ, tiêu chuẩn quy định, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm bảo toàn quỹ đất, trụ sở làm việc được giao, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm.
4. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động:
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải tăng cường chỉ đạo việc giám sát, thực hiện các quy chế, nội quy làm việc của cơ quan, đơn vị về kỷ luật lao động; đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện nội quy, kỷ luật lao động của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật giờ giấc làm việc. Đưa công tác thực hiện nội quy, kỷ luật lao động vào bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của đơn vị. Thực hiện việc bố trí, sắp xếp cán bộ làm việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
5. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản:
Vụ Kế hoạch và Tài chính phối hợp với các Vụ chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại các Dự án, đơn vị sự nghiệp, Công ty trực thuộc Tổng cục Du lịch và giám sát, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của đại diện Chủ sở hữu do Tổng cục trưởng cử tại các Công ty cổ phần trực thuộc Tổng cục Du lịch.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Đối với cơ quan Tổng cục Du lịch
Giao Thanh tra Tổng cục chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch và Tài chính giúp Tổng cục trưởng:
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chương trình hành động này của Tổng cục Du lịch.
- Chuẩn bị báo cáo trình Tổng cục trưởng ký ban hành, gửi các cấp có thẩm quyền theo quy định tại Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg , ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và tại Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg , ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
II. Đối với các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch
Căn cứ chương trình hành động này, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm xây dựng chương trình hành động về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình; tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ hàng quý, hàng năm gửi báo cáo về Tổng cục Du lịch để tổng hợp, báo cáo các cơ quan chức năng theo quy định./.
TỔNG CỤC DU LỊCH
- 1Công văn 4297/VPCP-KNTN tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và sơ kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 566/QĐ-TCT năm 2006 về Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 1Chỉ thị 21/2005/CT-TTg thực hiện Nghị quyết về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước và chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 3Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 4Quyết định 25/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 30/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- 7Nghị định 94/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch
- 8Công văn 4297/VPCP-KNTN tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và sơ kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 566/QĐ-TCT năm 2006 về Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng trong nội bộ ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
Quyết định 493/QĐ-TCDL năm 2006 về Chương trình hành động của Tổng cục Du lịch thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ban hành
- Số hiệu: 493/QĐ-TCDL
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/10/2006
- Nơi ban hành: Tổng cục Du lịch
- Người ký: Võ Thị Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/10/2006
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết