Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4902/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BỘ CHỈ SỐ VÀ MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ, BAN NGÀNH VÀ QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ (DDCI) THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh quốc gia;

Căn cứ Chương trình số 02-CTr/TU ngày 13/3/2021 của Thành ủy về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 07/6/2023 về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023;

Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tại Tờ trình số 465/TTr-VNC ngày 30 tháng 8 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Bộ chỉ số và Mẫu phiếu đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và quận, huyện, thị xã (DDCI) thành phố Hà Nội, bao gồm:

1. Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và quận, huyện, thị xã (Phụ lục I đính kèm).

2. Mẫu phiếu khảo sát DDCI khối sở, ban ngành (Phụ lục II đính kèm).

3. Mẫu phiếu khảo sát DDCI khối quận, huyện, thị xã (Phụ lục III đính kèm).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội và các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố triển khai điều tra, đánh giá và công bố xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và quận, huyện, thị xã thành phố Hà Nội hàng năm (thực hiện từ năm 2025).

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch điều tra, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và quận, huyện, thị xã thành phố Hà Nội hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá DDCI hàng năm của thành phố Hà Nội.

- Chủ trì nghiên cứu, tham mưu điều chỉnh, bổ sung Bộ chỉ số, đối tượng đánh giá, mẫu phiếu khảo sát đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn và tình hình thực tế hàng năm của Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND Thành phố tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá và công bố kết quả DDCI hàng năm.

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Thông tin Điện tử Thành phố trong công tác truyền thông về triển khai đánh giá DDCI hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan theo dõi, giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch triển khai đánh giá DDCI hàng năm đảm bảo tính độc lập, khách quan, phản ánh trung thực việc đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp đối với nội dung khảo sát.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế Thành phố, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội và các cơ quan liên quan rà soát, cập nhật và tổng hợp thông tin cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Thành phố phục vụ khảo sát.

- Chủ trì, phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội và các đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố về các giải pháp cải thiện chỉ số DDCI trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá, xếp hạng chỉ số DDCI được công bố hàng năm.

3. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và các cơ quan liên quan tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá DDCI hàng năm của Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tham mưu, đề xuất UBND Thành phố xem xét kết quả DDCI trong công tác thi đua, khen thưởng.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội trong công tác truyền thông. Chỉ đạo các cơ quan báo, đài Thành phố thực hiện các phóng sự, bài viết, đưa tin tuyên truyền quảng bá về đánh giá DDCI hàng năm trên các kênh truyền hình, báo, đài trước, trong và sau chương trình sự kiện công bố kết quả đánh giá DDCI.

5. Các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã:

Tổ chức quán triệt, phổ biến Bộ chỉ số DDCI thành phố Hà Nội đến các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn nhằm tạo sự đồng thuận, hợp tác; tích cực phối hợp, hỗ trợ đơn vị khảo sát trong quá trình triển khai đánh giá.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT UBND TP Hà Minh Hải;
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT&TH HN; Trung tâm TTĐT TP; Báo Hà Nội mới; Báo KT&ĐT;
- Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP;
- VPUB: CVP, PCVP Cù Ngọc Trang;
Các phòng: KSTTHC, KTTH, TH;
- Lưu: VT, KSTTHC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Hà Minh Hải

 

PHỤ LỤC I

BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ, BAN NGÀNH VÀ QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4902/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

BỘ CHỈ SỐ DDCI KHỐI SỞ, BAN, NGÀNH

Mã chỉ tiêu

Tên chỉ tiêu

Câu hỏi tương ứng

Số lượng câu hỏi

1

Gia nhập Thị trường[1]

B1-B5

5

1.1

Quy trình giải quyết TTHC gia nhập thị trường đúng quy định, đơn giản, dễ thực hiện.

B1

1

1.2

TTHC gia nhập thị trường công khai, dễ tiếp cận và có hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ.

1.3

Chất lượng giải quyết công việc, thái độ và sự nhiệt tình của công chức khi tiếp xúc với DN/HTX (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD)).

B2

1

1.4

Mức độ thuận lợi, khó khăn khi cơ sở SXKD làm việc với cơ quan nhà nước thực hiện TTHC.

B3

1

1.5

Mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện TTHC gia nhập thị trường đến kế hoạch kinh doanh của cơ sở SXKD.

B4

1

1.6

Thời gian cơ sở SXKD hoàn thành tất cả các TTHC gia nhập thị trường để chính thức hoạt động hoặc chương trình, dự án, kế hoạch kinh doanh đủ điều kiện triển khai.

B5

1

2

Minh bạch, ứng dụng CNTT và chuyển đổi số[2]

B6-B10

5

2.1

Mức độ đầy đủ, kịp thời công khai thông tin, văn bản quy phạm pháp luật, TTHC, cơ chế chính sách mới.

B6

1

2.2

Vai trò của các “mối quan hệ với cán bộ Nhà nước khi tiếp cận thông tin, giải quyết công việc".

B7

1

2.3

Tần suất cơ sở SXKD tiếp cận, khai thác thông tin trên cổng thông tin điện tử.

B8

1

2.4

Mức độ hữu ích của thông tin trên cổng thông tin điện tử đối với cơ sở SXKD trong việc tìm kiếm thông tin (tìm hiểu thông tin, tra cứu tình trạng và tiến độ xử lý hồ sơ).

B9

1

2.5

Kết quả ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong phục vụ cơ sở SXKD.

B10

1

3

Chi phí thời gian[3]

B11-B14

4

3.1

Số lần cơ sở SXKD được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ sau khi đã được tiếp nhận.

B11

1

3.2

Thời gian thực tế thực hiện TTHC so với thời gian quy định trong văn bản pháp luật.

B12

1

3.3

Mức độ hữu ích của phương thức thực hiện TTHC trực tuyến.

B13

1

3.4

Ảnh hưởng của các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động SXKD của cơ sở SXKD.

B14

1

4

Chi phí không chính thức[4]

B15-B18

4

4.1

Mức độ phổ biến của chi phí không chính thức khi cơ sở SXKD thực hiện TTHC và giải quyết công việc.

B15

1

4.2

Mức độ phổ biến của chi phí không chính thức khi DN/HTX bị thanh tra, kiểm tra.

B16

1

4.3

Mức độ chi trả các chi phí không chính thức so với doanh thu của cơ sở SXKD.

B17

1

4.4

Mức độ ảnh hưởng của tình trạng chi phí không chính thức đến quyết định kinh doanh và đầu tư của cơ sở SXKD.

B18

1

5

Cạnh tranh bình đẳng[5]

B19

1

5.1

Mức độ bình đẳng giữa các cơ sở SXKD trong thực hiện TTHC.

B19

1

5.2

Mức độ cạnh tranh bình đẳng giữa các cơ sở SXKD trong tiếp cận thông tin, chính sách ưu đãi, hỗ trợ.

5.3

Mức độ cạnh tranh bình đẳng giữa các cơ sở SXKD trong đấu thầu, mua sắm công.

5.4

Mức độ bình đẳng giữa các cơ sở SXKD trong quá trình giải quyết kiến nghị, khó khăn.

6

Tính năng động và tiên phong của sở, ban, ngành[6]

B20

1

6.1

Thái độ tích cực đối với cơ sở SXKD.

B20

1

6.2

Phản ứng của sở, ban, ngành đối với các vấn đề phát sinh trong thực tế nhưng chưa có quy định pháp luật hoặc chưa được cấp trên hướng dẫn rõ ràng.

6.3

Thực hiện đúng chủ trương, chính sách, quan điểm, chỉ đạo của cấp trên.

6.4

Năng động, sáng tạo trong triển khai, giải quyết các vấn đề phát sinh mới.

6.5

Kết quả giải quyết các vướng mắc, khó khăn thông qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc cơ sở SXKD.

6.6

Hành động thực hiện các cam kết cải thiện môi trường kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý.

7

Hỗ trợ sản xuất kinh doanh[7]

B21-B24

4

7.1

Cơ sở SXKD biết đến các chương trình hỗ trợ do sở/ban/ngành triển khai.

B21

1

7.2

Tiếp cận thông tin về các chương trình hỗ trợ dễ dàng.

B22

1

7.3

Cơ sở SXKD được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ.

B23

1

7.4

Mức độ đáp ứng của các chương trình hỗ trợ do sở/ban/ngành thực hiện.

B24

1

8

Hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật [8]

B25-B26

2

8.1

Kết quả tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật.

B25

1

8.2

Kết quả thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật.

8.3

Kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của cơ sở SXKD.

8.4

Kết quả thực hiện các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ cho các cơ sở SXKD khi họ có phản ánh, kiến nghị, và khiếu nại.

8.5

Tỷ lệ cơ sở SXKD tin rằng cấp trên không bao che và nghiêm túc xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm.

B26

1

9

Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh[9]

B27-B30

4

9.1

Mức độ quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

B27

1

9.2

Hướng dẫn, khuyến khích cơ sở SXKD có các hoạt động góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

B28

1

9.3

Cơ sở SXKD biết đến các chương trình, hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

B29

1

9.4

Kết quả của việc thực thi chính sách, hành động góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

B30

1

BỘ CHỈ SỐ DDCI KHỐI QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ

chỉ tiêu

Tên chỉ tiêu

Câu hỏi tương ứng

Số lượng câu hỏi

1

Gia nhập thị trường[10]

B1-B5

5

1.1

Quy trình giải quyết TTHC gia nhập thị trường đúng quy định, đơn giản, dễ thực hiện.

B1

1

1.2

TTHC gia nhập thị trường công khai, dễ tiếp cận và có hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ.

1.3

Chất lượng giải quyết công việc, thái độ và sự nhiệt tình của công chức khi tiếp xúc với DN/HTX/HKD (Sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD)).

B2

1

1.4

Mức độ thuận lợi, khó khăn khi cơ sở SXKD khi thực hiện TTHC gia nhập thị trường:

- Trong lĩnh vực Đăng kí kinh doanh.

- Trong lĩnh vực Thuế.

- Trong lĩnh vực Bảo hiểm Xã hội.

- Trong lĩnh vực Đất đai.

- Trong linh vực Tài nguyên môi trường.

- Trong lĩnh vực Xây dựng.

- Trong lĩnh vực Quy hoạch.

- Trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy.

- Trong lĩnh vực Thương mại.

- Trong lĩnh vực Lao động, tiền lương.

- Trong lĩnh vực Y tế.

- Trong lĩnh vực Giáo dục.

- Trong lĩnh vực Du lịch.

B3

1

1.5

Mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện TTHC gia nhập thị trường đến kế hoạch kinh doanh của cơ sở SXKD.

B4

1

1.6

Thời gian cơ sở SXKD hoàn thành tất cả các TTHC gia nhập thị trường để chính thức hoạt động hoặc để chương trình, dự án, kế hoạch kinh doanh đủ điều kiện triển khai.

B5

1

2

Tiếp cận đất đai[11]

B6-B9

4

2.1

Thuận lợi, khó khăn khi tiếp cận, tìm hiểu thông tin, dữ liệu đất đai.

B6

1

2.2

Thuận lợi, khó khăn của cơ sở SXKD trong tiếp cận quỹ đất sạch và giải phóng mặt bằng.

2.3

Thuận lợi, khó khăn của cơ sở SXKD trong tiếp cận các thủ tục hỗ trợ liên quan tiếp cận đất đai.

2.4

Tính minh bạch trong quy hoạch đất đai.

B7

1

2.5

Mức độ rủi ro bị thu hồi đất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh.

B8

1

2.6

Ảnh hưởng của công tác quản lý, xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai của chính quyền địa phương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

B9

1

3

Minh bạch, ứng dụng CNTT và chuyển đổi số[12]

B10-B14

5

3.1

Mức độ chủ động, kịp thời công khai thông tin, văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện TTHC, cơ chế chính sách mới.

B10

1

3.2

Vai trò của các “mối quan hệ với cán bộ Nhà nước” khi tiếp cận thông tin, thực hiện TTHC, giải quyết công việc.

B11

1

3.3

Tần suất cơ sở SXKD tiếp cận, khai thác thông tin trên cổng thông tin điện tử.

B12

1

3.4

Mức độ hữu ích của thông tin trên cổng thông tin điện tử đối với cơ sở SXKD trong việc tìm kiếm thông tin (tìm hiểu thông tin, tra cứu tình trạng và tiến độ xử lý hồ sơ).

B13

1

3.5

Kết quả ứng dụng CNTT, chuyển đổi số để công khai thông tin.

B14

1

4

Chi phí thời gian[13]

B15-B18

4

4.1

Số lần cơ sở SXKD được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ sau khi đã được tiếp nhận.

B15

1

4.2

Thời gian thực tế thực hiện TTHC so với thời gian quy định trong văn bản pháp luật.

B16

1

4.3

Mức độ hữu ích của phương thức thực hiện TTHC trực tuyến.

B17

1

4.4

Ảnh hưởng của các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở SXKD.

B18

1

5

Chi phí không chính thức[14]

B19-B22

4

5.1

Mức độ phổ biến của chi phí không chính thức khi cơ sở SXKD thực hiện TTHC và giải quyết công việc trong các lĩnh vực:

- Đăng ký kinh doanh

- Thuế

- Bảo hiểm xã hội

- Đất đai - Tài nguyên môi trường

- Xây dựng

- Phòng cháy chữa cháy

- Quản lý thị trường

- Lao động, tiền lương

- Y tế.

- Giáo dục

- Du lịch

B19

1

5.2

Mức độ phổ biến của chi phí không chính thức khi cơ sở SXKD bị thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực:

- Đăng ký kinh doanh

- Thuế

- Bảo hiểm xã hội

- Đất đai

- Tài nguyên môi trường

- Xây dựng

- Phòng cháy chữa cháy

- Quản lý thị trường

- Lao động, tiền lương

- Y tế

- Giáo dục

- Du lịch

B20

1

5.3

Mức độ chi trả các chi phí không chính thức so với doanh thu của cơ sở SXKD.

B21

1

5.4

Mức độ ảnh hưởng của tình trạng chi phí không chính thức đến quyết định kinh doanh và đầu tư của cơ sở SXKD.

B22

1

6

Cạnh tranh bình đẳng[15]

B23

1

6.1

Mức độ bình đẳng giữa các cơ sở SXKD trong thực hiện TTHC.

B23

1

6.2

Mức độ cạnh tranh bình đẳng giữa các cơ sở SXKD trong tiếp cận thông tin, chính sách ưu đãi, hỗ trợ.

6.3

Mức độ cạnh tranh bình đẳng giữa các cơ sở SXKD trong đấu thầu, mua sắm công.

6.4

Mức độ cạnh tranh bình đẳng giữa các cơ sở SXKD trong giải quyết các kiến nghị, khó khăn.

7

Tính năng động và tiên phong của chính quyền địa phương[16]

B24

1

7.1

Thái độ tích cực đối với cơ sở SXKD.

B24

1

7.2

Phản ứng của quận, huyện, thị xã đối với các vấn đề phát sinh trong thực tế nhưng chưa có quy định pháp luật hoặc chưa được cấp trên hướng dẫn rõ ràng.

7.3

Thực hiện đúng chủ trương, chính sách, quan điểm, chỉ đạo của cấp trên.

7.4

Năng động, sáng tạo trong triển khai, giải quyết các vấn đề phát sinh mới.

7.5

Kết quả giải quyết các vướng mắc, khó khăn thông qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc cơ sở SXKD.

7.6

Hành động thực hiện các cam kết cải thiện môi trường kinh doanh trên địa bàn.

8

Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh[17]

B25-B28

4

8.1

Cơ sở SXKD biết đến các chương trình hỗ trợ do quận/huyện/thị xã triển khai.

B25

1

8.2

Tiếp cận thông tin về các chương trình hỗ trợ là dễ dàng.

B26

1

8.3

Cơ sở SXKD được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ cơ sở SXKD.

B27

1

8.4

Mức độ đáp ứng của các chương trình hỗ trợ do quận/huyện/thị xã thực hiện.

B28

1

9

Hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật và An ninh trật tự[18]

B29-B31

3

9.1

Kết quả tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật.

B29

1

9.2

Kết quả thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật.

9.3

Kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của cơ sở SXKD.

9.4

Kết quả thực hiện các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ cho các cơ sở SXKD khi họ có phản ánh, kiến nghị và khiếu nại.

9.5

Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

9.6

Kết quả xử lý các vụ việc liên quan tới an ninh, trật tự khi cơ sở SXKD phản ánh, kiến nghị.

9.7

Tỷ lệ cơ sở SXKD tin rằng cấp trên không bao che và nghiêm túc xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm.

B30

1

9.8

Tỷ lệ cơ sở SXKD phải trả tiền bảo kê cho các băng nhóm côn đồ, tổ chức xã hội đen để yên ổn làm ăn.

B31

1

10

Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh[19]

B32-B35

4

10.1

Mức độ quan tâm đối với vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

B32

1

10.2

Hướng dẫn, khuyến khích cơ sở SXKD có các hoạt động góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

B33

1

10.3

Cơ sở SXKD biết đến các chương trình, hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

B35

1

10.4

Kết quả của việc thực thi chính sách, hành động góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

B34

1

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 



[1] Gia nhập thị trường không chỉ bao gồm thủ tục đăng ký kinh doanh mà là toàn bộ các hoạt động cơ sở SXKD phải thực hiện để đủ điều kiện chính thức đi vào hoạt động, hoặc các chương trình, dự án, kế hoạch kinh doanh của cơ sở SXKD chính thức được triển khai như: đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, đấu thầu, đăng ký lao động, thuế, bảo hiểm, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường …).

[2] Minh bạch, ứng dụng CNTT và chuyển đổi số là đánh giá mức độ chủ động, kịp thời công khai thông tin, văn bản quy phạm pháp luật, TTHC, cơ chế chính sách cần thiết cho hoạt động kinh doanh và mức độ hữu dụng của ứng dụng CNTT trong cung cấp thông tin, thực hiện TTHC đối với cơ sở SXKD, nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả công tác chuyển đổi số để phục vụ cơ sở SXKD.

[3] Chi phí thời gian là thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.

[4] Chi phí không chính thức là các chi phí khác ngoài quy định của Nhà nước được chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện TTHC, giải quyết công việc.

[5] Cạnh tranh bình đẳng là mức độ đối xử công bằng, khách quan giữa các sơ sở SXKD trong: thực hiện TTHC; tiếp cận thông tin, cơ hội kinh doanh, chính sách ưu đãi, hỗ trợ; đấu thầu, mua sắm công; giải quyết các kiến nghị, khó khăn.

[6] Tính năng động và tiên phong của Sở, ban, ngành là tính năng động, sáng tạo, tiên phong, chủ động, tích cực của các sở, ban, ngành trong thực hiện các quy định, chính sách pháp luật do Trung ương và Thành phố ban hành; tổ chức đối thoại giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong thực tiễn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sơ sở SXKD hoạt động

[7] Hỗ trợ SXKD là việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng của các sở, ban, ngành và địa phương khi triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ cho cơ sở SXKD khi gia nhập thị trường, trong quá trình hoạt động, kết nối thị trường, xúc tiến thương mại, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, hiệu quả của các hoạt động tiếp xúc, giao lưu, đối thoại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của cơ sở SXKD.

[8] Hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật là giá trị pháp lý của các quy định do Nhà nước ban hành, xác định khả năng được thi hành hoặc áp dụng trong thực tế.

[9] Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng là các nỗ lực, đóng góp của sở, ban, ngành trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh của Thành phố thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước, quản trị công của mình

[10] Gia nhập thị trường không chỉ bao gồm thủ tục đăng ký kinh doanh mà là toàn bộ các hoạt động cơ sở SXKD phải thực hiện để đủ điều kiện chính thức đi vào hoạt động, hoặc các chương trình, dự án, kế hoạch kinh doanh của cơ sở SXKD chính thức được triển khai như: đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, đấu thầu, đăng ký lao động, thuế, bảo hiểm, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường …

[11] Tiếp cận đất đai là đánh giá hiệu quả của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi, thẩm quyền của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở SXKD tiếp cận tới mặt bằng SXKD, đất đai và đảm bảo tính ổn định, yên tâm SXKD của cơ sở SXKD.

[12] Minh bạch, ứng dụng CNTT và chuyển đổi số là đánh giá mức độ chủ động, kịp thời công khai thông tin, văn bản quy phạm pháp luật, TTHC, cơ chế chính sách cần thiết cho hoạt động kinh doanh và mức độ hữu dụng của ứng dụng CNTT trong cung cấp thông tin, thực hiện TTHC đối với cơ sở SXKD, nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả công tác chuyển đổi số để phục vụ cơ sở SXKD.

[13] Chi phí thời gian là thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.

[14] Chi phí không chính thức là các chi phí khác ngoài quy định của Nhà nước được chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện TTHC, giải quyết công việc.

[15] Cạnh tranh bình đẳng là mức độ đối xử công bằng, khách quan giữa các cơ sở SXKD trong: thực hiện TTHC; tiếp cận thông tin, cơ hội kinh doanh, chính sách ưu đãi, hỗ trợ; đấu thầu, mua sắm công; giải quyết các kiến nghị, khó khăn.

[16] Tính năng động và tiên phong của chính quyền địa phương thể hiện tính năng động, sáng tạo, tiên phong, chủ động, tích cực của chính quyền địa phương trong thực hiện các quy định, chính sách pháp luật do Trung ương và Thành phố ban hành; tổ chức đối thoại giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong thực tiễn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở SXKD hoạt động.

[17] Hỗ trợ sản xuất kinh doanh là việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng của các quận, huyện, thị xã khi triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ cho cơ sở SXKD khi gia nhập thị trường, trong quá trình hoạt động, kết nối thị trường, xúc tiến thương mại, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, hiệu quả của các hoạt động tiếp xúc, giao lưu, đối thoại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của cơ sở SXKD.

[18] Hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật là giá trị pháp lý của các quy định do Nhà nước ban hành, xác định khả năng được thi hành hoặc áp dụng trong thực tế.

[19] Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng là các nỗ lực, đóng góp của quận, huyện, thị xã trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh của Thành phố thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước, quản trị công của mình.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4902/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Bộ chỉ số và Mẫu phiếu đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và quận, huyện, thị xã (DDCI) thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 4902/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/09/2024
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Hà Minh Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản