Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4901/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33/2016/QH14 VỀ CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 2, QUỐC HỘI KHÓA XIV

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị quyết số 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Thứ trưởng;
- Đăng MOIT;
- Lưu: VT, KH (2b).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33/2016/QH14 VỀ CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 2, QUỐC HỘI KHÓA XIV
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4901/QĐ-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu:            

Triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

2. Yêu cầu:

Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong các lĩnh vực được Quốc hội, Đại biểu Quốc hội yêu cầu tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV; tạo sự chuyển biến cụ thể, rõ ràng trong từng lĩnh vực và có báo cáo kết quả thực hiện trong các Kỳ họp tiếp theo của Quốc hội khóa XIV. Tập trung vào các nội dung sau đây:

II. NỘI DUNG

1. Tổng cục Năng lượng, Cục Hóa chất, Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực được phân công, phối hợp

Rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại của các dự án thua lỗ, kém hiệu quả; khẩn trương xử lý dứt điểm, không để tiếp tục kéo dài gây thiệt hại cho Nhà nước; xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, từ đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt đến thực hiện các dự án; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra; đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực này.

Thành lập Ban Chỉ đạo của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng Ban Chỉ đạo để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai xử lý khẩn trương, dứt điểm các vấn đề tồn tại ở các dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương. Các đồng chí Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực liên quan tham gia Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm chỉ đạo, xử lý các vấn đề ở các dự án thuộc lĩnh vực được giao.

2. Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa trực tiếp chỉ đạo. Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Hoàn thành việc xây dựng và thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước.

3. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh trực tiếp chỉ đạo. Cục Quản lý cạnh tranh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động này.

4. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trực tiếp chỉ đạo. Cục Quản lý thị trường chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm để hạn chế tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác này thời gian tới.

5. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trực tiếp chỉ đạo. Cục Hóa chất chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:

Quản lý chặt chẽ việc sản xuất phân bón; xây dựng, ban hành bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về phân bón; đề xuất phương án thống nhất đầu mối quản lý nhà nước đối với mặt hàng này.

6. Thứ trưởng Cao Quốc Hưng và Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trực tiếp chỉ đạo. Vụ Khoa học và công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:

Quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực phân bón và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý được giao.

7. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trực tiếp chỉ đạo. Vụ Công nghiệp nặng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Xây dựng cơ chế khuyến khích sản xuất để bảo đảm tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ô tô, lộ trình thực hiện kể từ năm 2017; hoàn thành danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm.

8. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng trực tiếp chỉ đạo. Tổng cục Năng lượng chủ trì, phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Điều tiết điện lực, các Sở Công Thương, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

Tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý các công trình, dự án thủy điện vi phạm pháp luật về đầu tư, về bảo vệ môi trường, xả lũ gây thiệt hại cho đời sống, sản xuất của nhân dân vùng hạ lưu; tổng rà soát, đánh giá quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các công trình thủy điện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội, gắn phát triển thủy điện với thủy lợi.

Rà soát, đánh giá lại một cách toàn diện các quy trình xả lũ để xác định những hạn chế, bất cập trong nội dung các quy trình và khẩn trương hoàn thiện. Sớm tổ chức các hoạt động đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tham gia thực hiện quy trình xả lũ và bảo đảm an toàn, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn ở các địa phương.

Bên cạnh những nội dung nhiệm vụ lớn theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV nêu trên, các Đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động triển khai thực hiện những nội dung công việc trong lĩnh vực được giao nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong toàn ngành Công Thương.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đồng chí Thứ trưởng trực tiếp phụ trách các lĩnh vực, có trách nhiệm tập trung chỉ đạo quyết liệt, xử lý kịp thời các nội dung công việc được giao theo Kế hoạch hành động này; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị để bảo đảm thực hiện đúng tiến độ với chất lượng cao nhất.

2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch hành động này.

3. Tổ Công tác của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị (theo Quyết định số 4848/QĐ-BCT ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị triển khai bảo đảm chất lượng, tiến độ các nội dung nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch hành động này; thường xuyên báo cáo Bộ trưởng về tình hình, tiến độ triển khai thực hiện; đề xuất các biện pháp xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch hành động này.

4. Vụ Kế hoạch làm đầu mối tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này để báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 và các Kỳ họp tiếp theo của Quốc hội./.

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TẠI CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA KỲ HỌP THỨ 2, QUỐC HỘI KHÓA XIV
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4901/QĐ-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2016)

TT

Nội dung nhiệm vụ

Đơn vị thực hiện

Thời gian hoàn thành

Lãnh đạo Bộ phụ trách

I

Về lĩnh vực thủy điện

 

 

 

1.

Xây dựng Báo cáo chung về các vấn đề liên quan trong phát triển thủy điện.

Trong đó rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp lý quy định về chất lượng công trình thủy điện, quy trình vận hành hồ chứa, xả lũ... để xác định những quy định cần được bổ sung, hoàn thiện; đánh giá công tác thực thi các quy định có liên quan an toàn công trình thủy điện, quy trình vận hành hồ chứa, xả lũ... trên thực tế thời gian qua; xác định rõ các nguyên nhân gây sự cố hoặc thiệt hại từ hoạt động xả lũ (do thực hiện không đúng/không nghiêm, hay do thiếu các quy định pháp lý, hay do các quy định/quy trình hiện hành không hợp lý...?). Hướng xử lý, hoàn thiện trong thời gian tới (cả về hoàn thiện các quy định pháp lý, việc phân công phân cấp thực hiện, công tác thông tin tuyên truyền tới báo chí, người dân...).

TCNL đầu mối.

Cục KTAT, Cục ĐTĐL phối hợp.

Tháng 3/2017

Thứ trưởng
Hoàng Quốc Vượng

2.

Xây dựng chương trình công tác cụ thể để rà soát, kiểm tra, xử lý các công trình, dự án thủy điện vi phạm pháp luật về đầu tư, bảo vệ môi trường, xả lũ... Tiếp tục tổng rà soát, đánh giá quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các công trình thủy điện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội.

TCNL đầu mối.

Cục KTAT phối hợp.

Tháng 12/2016

Thứ trưởng
Hoàng Quốc Vượng

II

Về lĩnh vực nhiệt điện

 

 

 

1.

Xây dựng Báo cáo chung về các vấn đề liên quan trong phát triển nhiệt điện gắn với bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng quốc gia.

Trong đó, rà soát lại các vấn đề về quy hoạch phát triển các nhà máy nhiệt điện; các vấn đề cụ thể về công nghệ áp dụng trong các nhà máy nhiệt điện; các quy định pháp lý và công tác thực thi các quy định pháp lý để bảo đảm về môi trường trong các nhà máy nhiệt điện; những tồn tại hạn chế trong lĩnh vực này thời gian qua và các biện pháp cụ thể để xử lý trong thời gian tới.

TCNL đầu mối.

Các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 12/2017

Thứ trưởng
Hoàng Quốc Vượng

2.

Xây dựng chương trình công tác cụ thể để rà soát, kiểm tra, xử lý các vấn đề còn tồn tại ở các nhà máy nhiệt điện trong cả nước. Báo cáo Lãnh đạo Bộ và tổ chức triển khai thực hiện chương trình.

TCNL đầu mối.

Cục KTAT phối hợp.

Tháng 12/2016

Thứ trưởng
Hoàng Quốc Vượng

III

Về lĩnh vực năng lượng tái tạo

 

 

 

1.

Xây dựng Báo cáo chung về các vấn đề liên quan trong phát triển năng lượng tái tạo.

Trong đó, lưu ý đánh giá về thực trạng, mức độ phát triển thời gian qua; rà soát, đánh giá về hệ thống các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại năng lượng này ở Việt Nam thời gian qua; xác định những tồn tại hạn chế và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển các loại năng lượng này ở Việt Nam thời gian tới.

TCNL đầu mối.

Các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 2/2017

Thứ trưởng
Hoàng Quốc Vượng

2.

Xây dựng Báo cáo rà soát, đánh giá chung về tình hình thực hiện sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu sinh học ở Việt Nam thời gian qua (kết quả thực hiện; hệ thống các cơ chế chính sách hiện có; những tồn tại hạn chế...). Đề xuất giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu sinh học ở Việt Nam thời gian tới bảo đảm thực hiện mục tiêu, lộ trình của Chính phủ.

Vụ KHCN đầu mối.

TCNL, Vụ TTTN và các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 2/2017

Thứ trưởng
Hoàng Quốc Vượng

IV

Về phát triển công nghiệp

 

 

 

1.

Xây dựng báo cáo và lên kế hoạch để tổ chức Hội thảo về thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cục TMĐT&CNTT đầu mối.

Vụ KHCN, các đơn vị phụ trách sản xuất và các đơn vị có liên quan phối hợp.

Tháng 2/2017

Thứ trưởng
Đỗ Thắng Hải

Thứ trưởng
Cao Quốc Hưng

2.

Rà soát, xây dựng báo cáo để đánh giá rõ lại tình hình thực thi các cơ chế chính sách nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ thời gian qua; rút ra các bài học trong việc thực hiện không đạt mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ thời gian qua (cả về vấn đề quan điểm tiếp cận trong xây dựng các chính sách phát triển trong lĩnh vực này, cả về vấn đề trong công tác tổ chức thực thi, phân công phân cấp giữa các Bộ ngành, địa phương... thời gian qua). Hướng đổi mới xử lý vấn đề này trong thời gian tới (trong đó lưu ý vấn đề xem xét, có quy định ràng buộc đối với các dự án FDI để phát triển công nghiệp hỗ trợ; vấn đề hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước có nên tiếp tục theo cách như hiện nay hay không...).

Vụ CNNg đầu mối.

Các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 3/2017

Thứ trưởng
Đỗ Thắng Hải

3.

Điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn. Xây dựng chính sách hỗ trợ, phát triển dịch vụ tư vấn đầu tư công nghiệp; Xây dựng các Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống công nghiệp Việt Nam (bao gồm cả hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ). Tiến hành xây dựng Dự thảo Luật Công nghiệp hỗ trợ để báo cáo trong năm 2017.

Vụ CNNg đầu mối.

Các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 6/2017

Thứ trưởng
Đỗ Thắng Hải

4.

Rà soát, xây dựng báo cáo để đánh giá rõ lại tình hình thực thi các cơ chế chính sách nhằm phát triển công nghiệp ô tô thời gian qua; rút ra các bài học trong việc thực hiện không đạt mục tiêu phát triển công nghiệp ô tô thời gian qua. Hướng đổi mới xử lý vấn đề này trong thời gian tới, trong đó lưu ý mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ô tô, có lộ trình thực hiện cụ thể.

Vụ CNNg đầu mối.

Các đơn vị liên quan phối hợp

Tháng 3/2017

Thứ trưởng
Đỗ Thắng Hải

5.

Xây dựng báo cáo rà soát, đánh giá kỹ lại các vấn đề liên quan tới việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất thép; đánh giá các vấn đề liên quan tới các dự án thép lớn đã và sẽ triển khai trong thời gian tới, lưu ý tới các vấn đề về cung cầu sản phẩm, công nghệ sản xuất, bảo vệ môi trường … để báo cáo làm rõ với Đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước.

Vụ CNNg

Tháng 2/2017

Thứ trưởng
Đỗ Thắng Hải

6.

Hoàn thiện và triển khai đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu đổi mới, với trách nhiệm kiến tạo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân kinh doanh trong lĩnh vực quản lý của ngành.

Các đơn vị quản lý ngành

Tháng 6/2017

Các đồng chí Thứ trưởng

V

Về xuất nhập khẩu và phát triển thị trường ngoài nước

 

 

 

1.

Xây dựng báo cáo đánh giá tổng thể lại công tác quản lý, phát triển xuất khẩu thời gian qua, những tồn tại hạn chế chủ yếu, đặc biệt là về vấn đề làm rõ vai trò của các Đơn vị liên quan trong Bộ (như Cục XNK, Cục XTTM, các Vụ Thị trường ngoài nước...); qua đó đánh giá, làm rõ vai trò của Bộ Công Thương trong lĩnh vực này. Hướng đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác này thời gian tới như thế nào.

Cục XNK đầu mối.

Cục XTTM, các Vụ Thị trường ngoài nước, các Vụ quản lý sản xuất, Vụ TTTN phối hợp.

Tháng 2/2017

Thứ trưởng
Trần Quốc Khánh

2.

Xây dựng báo cáo đánh giá cụ thể trong công tác quản lý, điều hành xuất khẩu nông sản; quản lý, điều hành xuất khẩu mặt hàng gạo; quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất, thương mại biên giới (thời gian qua cơ chế như vậy có tồn tại hạn chế gì, vai trò của Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan đã rõ ràng chưa, phối hợp công tác theo cách như hiện nay có vấn đề gì bất cập không...). Hướng sắp tới sẽ thực hiện công tác này theo cách nào để có thể nâng cao được hiệu quả quản lý và rõ được vai trò của Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan.

Cục XNK đầu mối.

Các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 2/2017

Thứ trưởng
Trần Quốc Khánh

3.

Xây dựng báo cáo đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng suy giảm xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào thị trường ASEAN trong đó bao gồm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu vào thị trường ASEAN.

Vụ KV1 đầu mối.

Cục XNK và các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 2/2017

Thứ trưởng
Trần Quốc Khánh

4.

Rà soát, nghiên cứu, đề xuất các hàng rào kỹ thuật cụ thể để bảo vệ sản xuất trong nước để tổ chức xây dựng và ban hành trong thời gian tới.

Cục XNK, các Đơn vị phụ trách sản xuất, KHCN, ĐB

Tháng 1/2017

Các đồng chí Thứ trưởng

5.

Xây dựng báo cáo đánh giá tác động và các kịch bản của Việt Nam để ứng phó trước những khả năng thay đổi trong quan điểm của Hoa Kỳ đối với vấn đề TPP và FTAs khác, và trước những thay đổi từ các nền kinh tế khác trên thế giới trước những thay đổi chính sách của Hoa Kỳ trong thời gian tới đối với thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp của Việt Nam thời gian tới. Các phương án cần nêu rõ và gắn với từng mặt hàng, thị trường cụ thể.

Vụ ĐB đầu mối.

Các Vụ Thị trường ngoài nước, các Đơn vị phụ trách sản xuất, Cục XNK phối hợp.

Tháng 12/2017

Thứ trưởng
Trần Quốc Khánh

6.

Nghiên cứu xây dựng Báo cáo về việc triển khai xây dựng một số khu hợp tác kinh tế qua biên giới để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, báo cáo Chính phủ.

Vụ TMMN&BG đầu mối.

Cục XNK, Vụ KV1, Vụ KH và các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 3/2017

Thứ trưởng
Hồ Thị Kim Thoa

7.

Triển khai chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho các mặt hàng đang gặp khó khăn về giá, về thị trường; lựa chọn và tập trung xây dựng thương hiệu cho các ngành hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu và năng lực cạnh tranh (như gạo, hạt điều, cà phê, thủy sản...).

Cục XTTM, Cục XNK đầu mối.

Các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 12/2016

Thứ trưởng
Trần Quốc Khánh

8.

Xây dựng và ký quy chế phối hợp với một số đơn vị truyền thông (Đài tiếng nói Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân...) nhằm đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về các cam kết hội nhập kinh tế cho cộng đồng doanh nghiệp để tận dụng các tác động tích cực giảm thiểu tác động tiêu cực

Văn phòng BCĐLNKT đầu mối.

Các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 12/2016

Thứ trưởng
Hoàng Quốc Vượng

Thứ trưởng
Đỗ Thắng Hải

9.

Báo cáo kế hoạch hành động đưa hàng Việt Nam tiếp cận các chuỗi phân phối ở nước ngoài và doanh nhân người Việt ở nước ngoài.

Vụ KV2, Vụ TTTN đầu mối.

Vụ Thị trường nước ngoài, Cục XNK và các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 6/2017

Thứ trưởng
Hoàng Quốc Vượng

Thứ trưởng
Hồ Thị Kim Thoa

10.

Theo dõi, đánh giá các tác động đến Việt Nam nếu EC thông qua quy định mới về điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp và đề xuất biện pháp để chủ động ứng phó

Cục QLCT đầu mối.

Cục XNK, Vụ KV2 và các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 7/2017

Thứ trưởng
Trần Quốc Khánh

11.

Theo dõi và xây dựng báo cáo tác động của việc Anh rời EU theo Brexit và đề xuất các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam, EU và Anh.

Vụ KV2 đầu mối.

Cục XNK, Vụ ĐB và các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 3/2017

Thứ trưởng
Hoàng Quốc Vượng

VI

Về quản lý thị trường; quản lý phân bón, hóa chất; quản lý kinh doanh đa cấp

 

 

 

1.

Tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh Quản lý thị trường

Cục QLTT

 

Thứ trưởng
Đỗ Thắng Hải

 

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thị trường trong cả nước

 

 

 

 

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng được giao trực tiếp trong Pháp lệnh Quản lý thị trường

 

Tháng 11/2017

 

2.

Xây dựng Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020.

Cục QLTT

Tháng 12/2016

Thứ trưởng
Đỗ Thắng Hải

3.

Rà soát, báo cáo tổng thể về tình hình quản lý sản xuất và kinh doanh phân bón thời gian qua (các quy định pháp lý, công tác thực thi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, những tồn tại hạn chế...); đề xuất phương án để báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, báo cáo Chính phủ về việc thống nhất đầu mối và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thời gian tới.

Cuc HC đầu mối.

Cục QLTT, Vụ KHCN phối hợp.

Tháng 1/2017

Thứ trưởng
Đỗ Thắng Hải

4.

Xây dựng kế hoạch để phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của thương nhân, kể cả thương nhân nước ngoài trong kinh doanh, buôn bán hàng hóa tại Việt Nam... nhằm bảo vệ và hỗ trợ thị trường trong nước phát triển lành mạnh.

Cục QLTT

Tháng 12/2017

Thứ trưởng
Đỗ Thắng Hải

5.

Hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 42/2014/NĐ-CP để quản lý chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp.

Vụ PC, Cục QLCT

Tháng 1/2017

Thứ trưởng
Trần Quốc Khánh

6.

Xây dựng chương trình công tác cụ thể cho năm 2017 để kiểm tra, kiểm soát, làm việc với các đơn vị liên quan... nhằm theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng đa cấp.

Cục QLCT

Tháng 12/2016

Thứ trưởng
Trần Quốc Khánh

7.

Xây dựng Báo cáo chi tiết về công tác quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp thời gian qua; các kết quả đã đạt được và giải pháp thực hiện trong thời gian tới để báo cáo với Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.

Cục QLCT đầu mối.

Cục QLTT và các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 3/2017

Thứ trưởng
Trần Quốc Khánh

VII

Về phát triển thị trường trong nước

 

 

 

1.

Xây dựng Chiến lược phát triển thương mại trong nước, tập trung đánh giá kỹ tác động của việc tham gia thị trường bán buôn, bán lẻ của doanh nghiệp FDI và giải pháp củng cố lại thị trường này trong thời gian tới.

Vụ TTTN

Tháng 3/2017

Thứ trưởng
Hồ Thị Kim Thoa

2.

Chuẩn bị kỹ nội dung và tổ chức hội nghị để bàn sâu về vấn đề phát triển thị trường trong nước trong bối cảnh hội nhập với các doanh nghiệp phân phối lớn trong nước; các hiệp hội; các Bộ, ngành liên quan; và một số địa phương lớn.

Vụ TTTN

Tháng 2/2017

Thứ trưởng
Hồ Thị Kim Thoa

VIII

Về cải cách thể chế, tạo thuận lợi trong môi trường đầu tư - kinh doanh; cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử

 

 

 

1.

Rà soát, đánh giá kỹ để xây dựng chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2017 của Bộ Công Thương bảo đảm tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư - kinh doanh phát triển, đổi mới cách thức quản lý của Nhà nước.

Vụ PC

Tháng 12/2016

Các đồng chí Thứ trưởng

2.

Xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ xem xét, ban hành chương trình công tác cụ thể về cải cách hành chính năm 2017 để tổ chức triển khai thực hiện.

VP Bộ

Tháng 12/2016

Thứ trưởng
Hoàng Quốc Vượng

3.

Xây dựng Chương trình/Kế hoạch chung của Bộ Công Thương để thực hiện Chính phủ điện tử, trong đó xác định nội dung nhiệm vụ và các mốc thời gian để đạt được các tiêu chí của Chính phủ điện tử.

VP Bộ đầu mối.

Cục TMĐT&CNTT và các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 1/2017

Thứ trưởng
Hoàng Quốc Vượng

4.

Xây dựng báo cáo nghiên cứu, đánh giá về phương thức kinh doanh tiền ảo; làm rõ vai trò của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành trong công tác quản lý ở lĩnh vực này; đề xuất hướng hoàn thiện quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thời gian tới để báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, phân giao các Đơn vị thuộc Bộ triển khai hoặc để tham mưu với Chính phủ.

Cục TMĐT&CNTT đầu mối

Vụ PC, Cục QLCT và các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 3/2017

Thứ trưởng
Hồ Thị Kim Thoa

5.

Xây dựng báo cáo nghiên cứu, đánh giá về phương thức kinh doanh thẻ mua hàng trả trước; làm rõ vai trò của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành trong công tác quản lý ở lĩnh vực này; đề xuất hướng hoàn thiện quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thời gian tới để báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, phân giao các Đơn vị thuộc Bộ triển khai hoặc để tham mưu với Chính phủ.

Cục XTTM đầu mối

Vụ PC, Vụ TTTN, Cục QLCT và các đơn vị liên quan phối hợp.

 

Thứ trưởng
Trần Quốc Khánh

IX

Về đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

1.

Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác để bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ bảo đảm công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường, tập trung đẩy nhanh tiến độ thoái vốn tại Sabeco, Habeco và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Ban ĐMDN

Tháng 12/2016

Các đồng chí Thứ trưởng

2.

Rà soát, tập hợp đầy đủ danh mục các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ mà nhà nước không cần nắm giữ trên 50% sở hữu và kế hoạch thoái vốn hàng năm ở các doanh nghiệp này.

Ban ĐMDN

Tháng 3/2017

Các đồng chí Thứ trưởng

3.

Rà soát, đánh giá lại toàn diện các quy định về quản lý nhà nước của Bộ đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ; xác định những vấn đề tồn tại, hạn chế và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định pháp lý, biện pháp tăng cường quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ trong thời gian tới.

Ban ĐMDN đầu mối.

Vụ TCCB, Vụ KH và các đơn vị liên quan phối hợp.

Tháng 1/2017

Các đồng chí Thứ trưởng

4.

Hoàn thiện kỹ lại các báo cáo về tình hình triển khai thực hiện các Dự án đầu tư kém hiệu quả thời gian qua, đánh giá nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quá trình xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án; phương án giải quyết dứt điểm các Dự án... để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.

Vụ CNNg, CNN, TCNL thực hiện báo cáo đối với từng Dự án.

Vụ KH đầu mối tổng hợp chung.

Tháng 3/2017

Các đồng chí Thứ trưởng

5.

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế công trình dự án, nhà máy nhiệt điện, hóa chất, thủy điện, khai thác khoáng sản có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tổ chức rà soát, đánh giá tổng thể tác động môi trường trước khi cho phép dự án triển khai; kiên quyết từ chối đầu tư các dự án sử dụng công nghệ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường.

Các đơn vị quản lý ngành

Tháng 12/2017

Các đồng chí Thứ trưởng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4901/QĐ-BCT năm 2016 về Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: 4901/QĐ-BCT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/12/2016
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Trần Tuấn Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản