Hệ thống pháp luật

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỘ, NGÀNH

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng kiểm toán ngân sách nhà nước bộ, ngành.

Điều 2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ, Trưởng Ban Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiểm toán ngân sách nhà nước bộ, ngành, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo KTNN;
- KTNN chuyên ngành II;
- Ban Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiểm toán NSNN bộ, ngành;
- Trung tâm KH&BDCB (02);
- Lưu: VT, TCCB (03).

KT. TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Đoàn Xuân Tiên

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỘ, NGÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49 /QĐ-KTNN ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Học viên là công chức, kiểm toán viên nhà nước được phân công nhiệm vụ kiểm toán lĩnh vực ngân sách bộ, ngành tại Kiểm toán nhà nước và các công chức khác có nhu cầu.

II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

1. Mục tiêu chung

Trang bị cho học viên những quy định của pháp luật và kiến thức, kỹ năng kiểm toán về lĩnh vực ngân sách bộ, ngành.

2. Mục tiêu cụ thể

Giúp học viên sau khi học tập có kiến thức, kỹ năng thực hiện kiểm toán về lĩnh vực ngân sách bộ, ngành, cơ quan trung ương. Cụ thể:

- Những vấn đề chung về quản lý NSNN và quản lý NSNN bộ, ngành.

- Quy trình kiểm toán NSNN và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hiện.

- Áp dụng Hệ thống chuẩn mực KTNN trong thực hiện kiểm toán ngân sách bộ, ngành.

- Những kiến thức cụ thể về việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm toán lĩnh vực ngân sách bộ, ngành.

- Chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn qua hoạt động kiểm toán các bộ, ngành của KTNN thời gian qua, thông qua đó giúp kiểm toán viên có thể tiếp cận những công việc cụ thể khi thực hiện kiểm toán.

- Định hướng phương pháp tiếp cận các vấn đề trọng tâm, trọng yếu trong lĩnh vực ngân sách bộ, ngành.

III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH

1. Nội dung chương trình bám sát Luật Ngân sách nhà nước, Luật KTNN, Quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước, phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán lĩnh vực ngân sách bộ, ngành, cơ quan trung ương trong thời gian qua; thiết thực, cụ thể để sau khi học xong học viên có thể vận dụng hiệu quả vào thực tiễn.

2. Bố trí khoa học, cân đối, hợp lý giữa lý thuyết và thực hành.

3. Kết cấu chương trình theo hướng mở, dễ cập nhật, dễ bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn.

IV. PHƯƠNG PHÁP CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình được cấu trúc theo từng phần kiến thức, bao gồm kiến thức chung đến các kỹ năng chuyên sâu đối với từng lĩnh vực cụ thể; bao gồm phần lý thuyết và thảo luận, thực hành.

V. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

* Đề cương tập trung cung cấp kiến thức theo các nhóm nội dung kiểm toán phổ biến, chủ yếu hiện nay thuộc lĩnh vực ngân sách bộ, ngành do KTNN đã và đang triển khai thực hiện.

* Thời gian bồi dưỡng

- Tổng thời gian: 44 tiết

- Phân bổ thời gian

+ Thời gian lý thuyết: 30 tiết

+ Thảo luận, thực hành: 06 tiết

+ Ôn tập, kiểm tra: 04 tiết

2. Cấu trúc Chương trình bồi dưỡng kiểm toán ngân sách bộ, ngành

TT

Chuyên đề

Số tiết

Tổng số

Lý thuyết

Thảo luận, thực hành

1

Phần I: Những vấn đề chung về quản lý NSNN và quản lý NSNN bộ, ngành

08

06

02

1.1

Hệ thống hóa những văn bản về quản lý NSNN và quản lý NSNN bộ, ngành

 

 

 

1.2

Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý; chu trình quản lý NSNN; phân loại các đơn vị trong các bộ, ngành.

 

 

 

1.3

Tổ chức quản lý, sử dụng NSNN tại các bộ, ngành

 

 

 

1.4

Công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

 

 

 

2

Phần II: Quy trình, chuẩn mực kiểm toán NSNN

08

06

02

2.1

Quy trình kiểm toán NSNN và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hiện

 

 

 

2.2

Áp dụng Hệ thống chuẩn mực KTNN trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán ngân sách bộ, ngành

 

 

 

3

Phần III: Kiểm toán về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước tại các bộ, ngành

24

18

06

3.1

Kiểm toán tổng hợp về quản lý, sử dụng ngân sách tại các bộ, ngành

08

06

02

3.1.1

Tổng quan công tác tổng hợp về quản lý, sử dụng ngân sách tại các bộ, ngành

 

 

 

3.1.2

Kiểm toán tổng hợp về quản lý, sử dụng ngân sách tại các bộ, ngành

 

 

 

3.2

Kiểm toán chi tiết tại các đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng NSNN thuộc bộ, ngành (các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị dự toán cấp III, các ban quản lý chương trình mục tiêu)

16

12

04

3.2.1

Kiểm toán tại các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

 

 

 

3.2.2

Kỹ năng kiểm toán tại các đơn vị dự toán cấp III và tại các ban quản lý chương trình mục tiêu

 

 

 

 

Tổng cộng:

40

30

10

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 49/QĐ-KTNN năm 2015 về Chương trình bồi dưỡng kiểm toán ngân sách nhà nước bộ, ngành do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành

  • Số hiệu: 49/QĐ-KTNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/02/2015
  • Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước
  • Người ký: Đoàn Xuân Tiên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản