Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2019/QĐ-TANDTC | Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TÒA ÁN NHÂN DÂN
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân (gọi tắt là Hội đồng) gồm các ông, bà có tên sau đây:
1. Chủ tịch Hội đồng: Bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng: Ông Chu Thành Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;
- Ông Tống Anh Hào - Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao - Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Ông Chu Xuân Minh - Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao - Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Ông Nguyễn Văn Điệp-Phó Giám đốc Học viện Tòa án - Phó Chủ tịch Hội đồng.
3. Ủy viên Hội đồng:
- Ông Ngô Tiến Hùng - Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao;
- Ông Phạm Công Tuyến - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao;
- Ông Lương Văn Việt - Cục trưởng Cục Kế hoạch và Tài chính Tòa án nhân dân tối cao;
- Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Tổng Biên tập Báo Công lý Tòa án nhân dân tối cao;
- Ông Trần Quốc Việt - Tổng Biên tập Tạp chí Tòa án;
- Ông Ngô Văn Nhạc - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;
- Ông Nguyễn Quốc Thành - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giám đốc kiểm tra I Tòa án nhân dân tối cao;
- Bà Đỗ Thị Hải Yến - Vụ trưởng Vụ Giám đốc kiểm tra II Tòa án nhân dân tối cao;
- Ông Phạm Công Bảy - Vụ trưởng Vụ Giám đốc kiểm tra III Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 2. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng, chế độ làm việc, kinh phí và con dấu của Hội đồng
1. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên.
b) Cơ quan thường trực của Hội đồng: Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao.
c) Ban Thư ký của Hội đồng
Ban Thư ký của Hội đồng gồm lãnh đạo cấp phòng của một số đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao là thành viên của Hội đồng do Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học làm Trưởng ban. Ban Thư ký của Hội đồng đặt tại Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao.
Việc thành lập, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
2. Chế độ làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, phát huy vai trò của từng thành viên Hội đồng.
b) Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tuân theo Quy chế hoạt động của Hội đồng.
c) Hội đồng họp định kỳ 2 lần/năm, họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng hoặc theo ý kiến của tối thiểu 1/2 thành viên Hội đồng.
3. Con dấu của Hội đồng
Hội đồng sử dụng con dấu của Tòa án nhân dân tối cao để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Kinh phí hoạt động
Kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và kinh phí hoạt động của Hội đồng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và theo Quy chế hoạt động của Hội đồng.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên Hội đồng
Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo Quy chế hoạt động của Hội đồng.
Điều 4. Trách nhiệm của Cơ quan thường trực của Hội đồng
1. Làm đầu mối cho Hội đồng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
2. Chủ trì xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng ban hành các chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Hội đồng, kết luận và các văn bản khác của Hội đồng; theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các văn bản này.
3. Chuẩn bị nội dung và điều kiện cần thiết phục vụ các phiên họp của Hội đồng.
4. Tổng hợp, báo cáo, thống kê về công tác phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Hội đồng.
5. Giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện việc quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng giao.
Điều 5. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHÁNH ÁN |
- 1Quyết định 1226/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Hội đồng Quy hoạch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 39/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3Quyết định 1814/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 50/QĐ-TANDTC về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Công văn 1201/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 do Bộ Tư pháp ban hành
- 6Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 2231/BTP-PBGDPL năm 2021 thực hiện Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Công văn 2232/BTP-PBGDPL năm 2021 thực hiện Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Quyết định 1795/QĐ-BCT năm 2023 về thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công thương
- 1Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 2Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 3Quyết định 1226/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Hội đồng Quy hoạch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 39/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 5Quyết định 1814/QĐ-TTg năm 2018 về thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 50/QĐ-TANDTC về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 7Công văn 1201/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 2231/BTP-PBGDPL năm 2021 thực hiện Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 10Công văn 2232/BTP-PBGDPL năm 2021 thực hiện Quyết định 21/2021/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 11Quyết định 1795/QĐ-BCT năm 2023 về thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công thương
Quyết định 49/2019/QĐ-TANDTC về thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 49/2019/QĐ-TANDTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/03/2019
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Thúy Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra