Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 486/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 04 tháng 02 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010 và các văn bản hướng dẫn Luật Viên chức;
Căn cứ Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 192/TTr-SNV ngày 06/11/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2015, có tính đến 2020 (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổ chức thực hiện Đề án có hiệu quả.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2013 - 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 486/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 của UBND tỉnh Nghệ An)
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nghệ An đã từng bước được xây dựng và trưởng thành, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tỉnh nhà. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, đội ngũ công chức, viên chức còn bộc lộ một số hạn chế bất cập. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI trình đại hội khóa XVII khẳng định: “Một bộ phận cán bộ công chức trình độ, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, một số có biểu hiện: cửa quyền, nhũng nhiễu, quan liêu, vi phạm các quy định của pháp luật”; “Công tác tổ chức, cán bộ một số nơi còn bất cập. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế; công tác quản lý, kiểm tra giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu”.
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020, Nghệ An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, có đủ trình độ, năng lực, có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Nghệ An khóa XVII khẳng định: nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước là nhiệm vụ then chốt; trong đó, xây dựng, phát triển đội ngũ công chức, viên chức là một nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa cấp bách.
Xuất phát từ những lý do trên, UBND tỉnh xây dựng và ban hành Đề án "Phát triển đội ngũ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013-2015, có tính đến 2020”.
2. Căn cứ pháp lý và cơ sở để xây dựng Đề án
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay;
- Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức;
- Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn Luật Viên chức;
- Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011;
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2011 - 2015;
- Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020;
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 13/3/2012 của Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ khóa XVII về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa 17, nhiệm kỳ 2010 - 2015;
- Quyết định số 5579/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020.
3. Đối tượng, phạm vi Đề án
1. Đối tượng: công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã.
2. Phạm vi: Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, tổ chức Đảng, Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội; các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Nghệ An quản lý.
4. Kết cấu, nội dung Đề án
Phần 1: Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức và cán bộ, công chức xã tỉnh Nghệ An.
Phần 2: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển đội ngũ công chức, viên chức và cán bộ, công chức xã tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2013 - 2015 tính đến 2020.
Phần 3: Tổ chức thực hiện.
Phần các phụ lục: Các bảng biểu số liệu.
Phần I
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH NGHỆ AN
A. THỰC TRẠNG đỘI NGŨ CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN đẢNG, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN
I. Về số lượng (Biểu 1a, 4a)
Tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Nghệ An là 4.808 người. Trong đó, công chức cấp tỉnh là 2.105 người, công chức cấp huyện là 2.703 người; Công chức hành chính là 3.235 người (cấp tỉnh 1.712, cấp huyện 1523), công chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là 1573 (cấp tỉnh 393, cấp huyện 1.180). So với thời điểm năm 2007, số lượng công chức tăng 51 người, trong đó công chức hành chính tăng 244 người, công chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội giảm 173 người (do thực hiện tinh giản biên chế và chưa tuyển dụng bổ sung).
II. Chất lượng (Biểu số 1a ,4a)
1. Về trình độ đào tạo
a) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Trong 4.808 công chức có: 8 tiến sỹ (chiếm tỷ lệ 0,16% - chủ yếu tập trung ở các cơ quan cấp tỉnh); 405 thạc sỹ (chiếm tỷ lệ 9,9%); 3.521 đại học (chiếm 73,2%), 80 cao đẳng (chiếm 2,2%); còn lại là trung cấp và sơ cấp.
So với thời điểm năm 2007, số lượng công chức có trình độ thạc sỹ tăng 208 người, bình quân 1 năm tăng từ 40 người; đại học tăng 165 người; Trung cấp giảm 196 người.
Qua số liệu trên cho thấy trình độ chuyên môn của công chức tỉnh Nghệ An khá cao và không ngừng tăng lên.
b) Trình độ lý luận chính trị
Số công chức có trình độ cao cấp và cử nhân là 877 người, chiếm tỷ lệ 18,24%; trung cấp 1.629 người, chiếm tỷ lệ 33,88%; sơ cấp 992 người chiếm tỷ lệ 20,6%; còn lại chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 1.340 người, chiếm tỷ lệ 27,88%.
So với thời điểm năm 2007, số lượng cán bộ, công chức có trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị tăng 139 người, trung cấp tăng 155 người.
Từ thực trạng trên cho thấy tỷ lệ công chức có trình độ lý luận chính trị sơ cấp và chưa qua bồi dưỡng còn khá cao.
c) Trình độ quản lý nhà nước
Đội ngũ công chức hành chính của tỉnh mới chỉ có 54 người được bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp, chiếm tỷ lệ 1,7%; 494 người được bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, chiếm tỷ lệ 15,2%; 1.437 người được bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chiếm tỷ lệ 44,4%; 287 người được bồi dưỡng ngạch cán sự, chiếm tỷ lệ 8,9%; 963 người chưa qua đào tạo, bồi dưỡng, chiếm tỷ lệ 29,8%.
Tỷ lệ công chức hành chính được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo yêu cầu tiêu chuẩn ngạch công chức còn thấp, số công chức giữ ngạch chuyên viên là 1.978 người (chiếm 61%), trong khi đó mới có 1.437 được bồi dưỡng (chiếm 44,4%).
d) Trình độ tin học
Đội ngũ công chức của tỉnh có 108 người có trình độ trung cấp tin học trở lên, chiếm tỷ lệ 2,25 %; 209 người có chứng chỉ C tin học, chiếm tỷ lệ 4,34%; 1.912 người có chứng chỉ B, chiếm tỷ lệ 39,8%; 1154 người có chứng chỉ A, chiếm tỷ lệ 20,5%. So với năm 2007, số cán bộ công chức có trình độ cử nhân tăng 31 người, trình độ tin học theo chứng chỉ tăng 452 người.
Theo thống kê nêu trên, đội ngũ công chức có trình độ tin học cơ bản là đáp ứng tiêu chuẩn ngạch. Tuy nhiên trong thực tế điều tra về khả năng sử dụng máy tính cho thấy kỹ năng xử lý công việc, khai thác và sử dụng thông tin thông qua máy tính chưa cao. Số công chức có trình độ chuyên sâu về tin học trong các lĩnh vực như: đất đai, xây dựng, tài chính, giáo dục, khoa học kỹ thuật… không nhiều.
đ) Trình độ ngoại ngữ
Số công chức có trình độ ngoại ngữ từ trung cấp trở lên là 69 người (cấp tỉnh là 54 người, cấp huyện là 15 người) chiếm tỷ lệ 1,44%; Số có chứng chỉ trình độ C là 408 người, chiếm 8,49% (cấp tỉnh có 218 người, cấp huyện có 159 người); chứng chỉ trình độ B là 1.523 người, chiếm 31,67%; 1.097 người có trình độ A ngoại ngữ, chiếm tỷ lệ 28,8%.
Trình độ ngoại ngữ của công chức thấp và không đồng đều, mặt khác công chức sử dụng ngoại ngữ để đọc được tài liệu tiếng nước ngoài và giao tiếp được với người nước ngoài trong quá trình công tác là rất ít.
2. Phẩm chất, đạo đức công vụ
Theo điều tra xã hội học, trong 214 phiếu điều tra kết quả cho thấy về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức như sau:
- Về thái độ phục vụ: Tốt: 16,36%; Khá: 40,19%; đáp ứng yêu cầu: 32,24%; yếu: 8,41%; không có ý kiến: 2,8%.
- Về giao tiếp công sở: Chuẩn mực: 75,23%; thiếu chuẩn mực: 19,63%; không có ý kiến: 5,14%.
- Về đạo đức công vụ: tốt: 31,31%; khá: 32,24%; đáp ứng yêu cầu: 28,04%; yếu: 6,54%; không có ý kiến: 2,87%.
- Thái độ khi giao tiếp với dân: Tác phong lịch sự, chuẩn mực vì dân: 84,58%; hách dịch, cửa quyền: 25,23%; không có ý kiến: 2,8%.
Qua số liệu trên cho thấy đa số đội ngũ công chức có đạo đức và phẩm chất tốt, có trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận công chức có phẩm chất, đạo đức công vụ chưa tốt, có lối sống thực dụng, còn gây phiền hà cho nhân dân.
3. Kỹ năng nghề nghiệp
Qua điều tra xã hội học về mức độ thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp, kết quả như sau:
a) Các kỹ năng chung
- Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính: Thành thạo: 75%; trung bình: 20%, chưa thành thạo 5%;
- Kỹ năng quan hệ giao tiếp: Tốt: 40%, Khá: 35%, Trung bình: 15%, Yếu 10%.
b) Kỹ năng thực hiện nghiệp vụ chuyên môn
Tốt: 50%, Khá 35%,Trung bình: 15%.
c) Kỹ năng quản lý: Tốt: 40%; Khá 30%; Trung bình: 30%.
Từ thực trạng nêu trên cho thấy còn có khoảng 15 - 30% số công chức được hỏi cho rằng kỹ năng này còn ở mức thấp.
4. Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Theo đánh giá hàng năm của cơ quan quản lý và sử dụng công chức thì đa số công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (chiếm tỷ lệ 83,2%), trong đó tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 15%.
Tuy vậy, theo kết quả điều tra xã hội học có 5,2% ý kiến cho rằng công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 59,3% hoàn thành tốt nhiệm vụ và 35,5% hoàn thành nhiệm vụ. Khi thực hiện phỏng vấn trực tiếp một số công chức, nhiều công chức chưa nắm chắc chức năng nhiệm vụ của cơ quan và nhiệm vụ của mình một cách đầy đủ.
Số liệu trên cho thấy nhìn chung mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức là khá tốt, tuy nhiên cũng có sự khác biệt tương đối về đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan sử dụng công chức và dư luận xã hội.
5. Cơ cấu đội ngũ công chức
a) Cơ cấu về độ tuổi
Công chức ở Nghệ An có cơ cấu tỷ lệ độ tuổi tương đối hợp lý, tỷ lệ độ tuổi từ 40 trở xuống là 46,9% tạo nên nguồn nhân lực ổn định về số lượng. Tuy nhiên tỷ lệ độ tuổi dưới 30 tuổi chỉ là 14,28% (687 người) trong khi tỷ lệ này ở nhóm trên 50 tuổi là khá cao 26,8% (1.290 người).
b) Cơ cấu về dân tộc, giới tính
Công chức nữ có 1.523 người chiếm tỷ lệ 31,67%, tăng so với năm 2007 là 303 người, tuy nhiên đây vẫn là tỷ lệ tương đối thấp.
Có 526 công chức là dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 10,9% tập trung chủ yếu ở cơ quan UBND các huyện vùng núi cao.
c) Cơ cấu ngạch công chức
Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương 110 người, chiếm 2,28%; ngạch chuyên viên chính và tương đương 1.020 người, chiếm 21,2%; ngạch chuyên viên và tương đương 2.956 người, chiếm 61,5%; ngạch cán sự và tương đương 365 người, chiếm 7,59%; ngạch Nhân viên 357 người, chiếm 7,43%.
Nhìn chung, công chức chủ yếu được xếp ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính và cao cấp chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay chưa có quy định cụ thể cơ cấu các ngạch công chức trong mỗi cơ quan đơn vị. Một số đơn vị có tỷ lệ chuyên viên chính cao như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính; các đơn vị tỷ lệ chuyên viên chính thấp như: Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện Nam Đàn,… Như vậy còn những bất cập về cơ cấu ngạch công chức ở các cơ quan đơn vị.
I. Số lượng (Biểu số 2a, 4b)
Tính đến 31/12/2011, số công chức, viên chức hiện có đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức trong các đơn vị trực thuộc các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là 56.239 người, trong đó thuộc đơn vị sự nghiệp công lập là 55.996 người, thuộc các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là 243 người. Trong tổng số viên chức thuộc tỉnh: viên chức ngành giáo dục và đào tạo chiếm 84,08%; ngành y tế chiếm 10,44%; ngành văn hoá thể thao và du lịch chiếm 1,66% và các ngành còn lại chiếm 3,80%.
So với định mức quy định hiện hành, số lượng biên chế được giao hiện nay thấp hơn số lượng tính theo định mức tối đa cho phép. Ngoài số viên chức được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế được giao, có gần 4.000 người được các đơn vị sự nghiệp hợp đồng làm việc ngoài chỉ tiêu biên chế tương đương 7,14% viên chức trong biên chế. Trong đó tập trung chủ yếu ở các trường dạy nghề, THCS, tiểu học và trong các bệnh viện, các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, văn hóa thể thao du lịch,…
So với năm 2007, biên chế viên chức tăng 6.611 người, bình quân tăng 2,6% mỗi năm. Tập trung chủ yếu ngành giáo dục và đào tạo với 5.543 người, chủ yếu do chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập; ngành Y tế tăng 751 người do thành lập một số bệnh viện và bổ sung theo kế hoạch giường bệnh.
Số lượng biên chế cơ bản đáp ứng yêu cầu, tuy nhiên tình trạng thừa thiếu cục bộ giữa các ngành và chuyên môn đào tạo vẫn còn phổ biến như: ngành giáo dục, ngành y tế và một số ngành sự nghiệp khác.
II. Chất lượng (Biểu số 2b, 4b)
1. Về trình độ đào tạo
a) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trong tổng số 56.239 viên chức có: 57 người có trình độ tiến sĩ, bác sỹ chuyên khoa II, dược sỹ chuyên khoa II (chiếm 0,1%); 2.923 thạc sĩ và bác sỹ chuyên khoa I, dược sỹ chuyên khoa I (chiếm 5,19%); 21.148 đại học (chiếm 37,60%); 6.298 cao đẳng (chiếm 28,97%); 14.461 trung cấp (chiếm 25,71%); còn lại 1.352 người sơ cấp và chưa qua đào tạo (chiếm 2,4%).
Trong tổng số người có trình độ sau đại học thì ngành Giáo dục đào tạo chiếm tỷ lệ lớn nhất (77,35%), ngành Y tế 20,27%, ngành văn hóa thể thao du lịch 0,37%, Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội 1%, ngành khác 1%.
Một điểm đáng lưu ý là có 6,74% trưởng, phó phòng trở lên ở các đơn vị sự nghiệp có trình độ chuyên môn là trung cấp.
So với năm 2007, nhìn chung trình độ chuyên môn đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ người có trình độ sau đại học được nâng lên một bước từ 1,69% lên 5,27%; tỷ lệ người có trình độ đại học tăng từ 15.854 lên 21.148 người (tăng 5,7%), tuy nhiên tỷ lệ trình độ cao đẳng trở xuống vẫn khá cao.
Qua số liệu trên cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ viên chức ở mức trung bình khá, chưa đồng đều, tỷ lệ sau đại học còn thấp, tỷ lệ trung cấp trở xuống vẫn còn cao.
b) Trình độ lý luận chính trị
Viên chức có trình độ lý luận chính trị cao cấp và tương đương là 543 người, chiếm tỷ lệ 0,96%; viên chức đa số có trình độ trung cấp là 17.684 người (chiểm tỷ lệ 31,44%), sơ cấp 20.931 người (chiếm tỷ lệ 37,21. đặc biệt một tỷ lệ lớn chưa qua đào tạo bồi dưỡng là 17.090 người chiếm 30,38%).
Trong tổng số 2.608 viên chức lãnh đạo, quản lý có 386 người có trình độ cao cấp và tương đương, chiếm 14,8%; 1.779 người có trình độ trung cấp, chiếm 68,21%; 443 người có trình độ sơ cấp, chiếm 16,99%. Ngành Y tế có tỷ lệ viên chức chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chính trị lớn nhất 65,5%.
Từ số liệu trên cho thấy tỷ lệ viên chức được đào tạo, bồi dưỡng chính trị là rất thấp. So với năm 2007 trình độ lý luận chính trị đã được nâng lên nhưng không đáng kể.
c) Trình độ quản lý nhà nước
Tỷ lệ viên chức được bồi dưỡng từ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên là 4.082 người chiếm 7,29% chủ yếu tập trung ở đội ngũ viên chức quản lý; 46.955 người có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 83,85%.
Việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước tập trung chủ yếu cho đội ngũ viên chức quản lý là phù hợp, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp.
d) Trình độ tin học
Về trình độ: Viên chức có trình độ cử nhân chiếm 1.96% và trung cấp chiếm 4,23%; có chứng chỉ trình độ C chiếm 21,95%, trình độ B chiếm 30,27% và trình độ A chiếm 20,99%. Viên chức chưa qua đào tạo tin học chiếm 20,58%.
Về kỹ năng sử dụng máy vi tính: Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy số người có khả năng lập trình chỉ có 0,09%. Số người sử dụng thành thạo máy vi tính chiếm 64,33%, số người biết soạn thảo văn bản là 27,16% và chưa biết sử dụng tin học chiếm tỷ lệ 8,41% (4.712 người).
Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ viên chức có trình độ tin học tương đối cao.
So với năm 2007 trình độ tin học đã có nhiều chuyển biến tích cực tỷ lệ viên chức chưa qua đào tạo giảm từ 54,21% xuống 20,52%.
đ) Trình độ ngoại ngữ
Về trình độ: Số người có trình độ cử nhân là 1.562 người, chiếm 2,77% (chủ yếu là giáo viên dạy ngoại ngữ), trung cấp 378 người chiếm 0,67%, có chứng chỉ trình độ C là 18.989 ngưới chiếm 33,76%, có chứng chỉ trình độ B là 21.233 người chiếm 37,75%, có chứng chỉ trình độ A là 6.587 người chiếm 11,71%, có 7.385 người chưa được qua đào tạo chiếm 13,32%.
Về khả năng sử dụng ngoại ngữ: Chỉ có 340 người có khả năng làm việc được với người nước ngoài chiếm tỷ lệ 0,61%, 2.134 người có khả năng đọc dịch tài liệu bằng tiếng nước ngoài chiếm 3,81%, 4.670 người giao dịch phổ thông chiếm 8,34%.
So với năm 2007 thì tỷ lệ người có chứng chỉ ngoại ngữ tăng từ 47,13% lên 84,03%.
Qua số liệu cho thấy, tỷ lệ viên chức có trình độ ngoại ngữ theo văn bằng, chứng chỉ tương đối cao, tuy nhiên khả năng sử dụng ngoại ngữ phục vụ cho công việc chuyên môn còn hạn chế, khả năng sử dụng ngoại ngữ tập trung ở một số ngành như giáo dục (giáo viên dạy ngoại ngữ), y tế, khoa học công nghệ, nông nghiệp, thông tin truyền thông, văn hóa du lịch; các ngành còn lại số lượng người biết sử dụng ngoại ngữ cho công việc là không đáng kể.
2. Phẩm chất, đạo đức công vụ
Qua kết quả báo cáo của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã có 78% viên chức có phẩm chất đạo đức công vụ tốt, 22% có đạo đức công vụ mức độ trung bình trở xuống, cá biệt có 279 người đạo đức công vụ kém.
Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy, khi hỏi về phẩm chất đạo đức, thái độ trong giao tiếp, ứng xử với người dân của đội ngũ viên chức, kết quả như sau:
- Có 35,36% là tốt, 36,07% ở mức khá, 21,79% mức trung bình, 6,07% cho rằng ở mức yếu, có 0,71% không có ý kiến.
- Có 23,93% cho rằng khi giao tiếp với người dân, thái độ viên chức thiếu chuẩn mực.
Theo đánh giá của các ngành nhìn chung viên chức có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, gương mẫu trách nhiệm, gần dân. Tuy nhiên trong thực tế, thực trạng yếu kém về phẩm chất đạo đức của viên chức trong một số ngành vẫn diễn ra.
3. Kỹ năng nghề nghiệp
Qua điều tra xã hội học về mức độ thành thạo của các kỹ năng như sau:
a) Kỹ năng chung
- Kỹ năng soạn thảo văn bản: Thành thạo: 60%; trung bình: 30%, chưa thành thạo 10%;
- Kỹ năng quan hệ giao tiếp: Tốt: 15%, Khá: 35%, Trung bình: 40%, Yếu 10%.
b) Kỹ năng về nghiệp vụ chuyên môn: Tốt 30%, Khá 35%, Trung bình 22%, yếu 13%
c) Kỹ năng quản lý: Tốt 43% Khá 28%,Trung bình 25%, yếu 4%.
Qua số liệu trên cho thấy vẫn còn tỷ lệ khá lớn ý kiến cho rằng kỹ năng chung còn ở mức trung bình.
4. Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Theo đánh giá của cơ quan quản lý và sử dụng viên chức, trong tổng số đội ngũ viên chức có 8.147 người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chiếm 14,48%; hoàn thành tốt nhiệm vụ là 40.139 người chiếm 71,37%, hoàn thành nhiệm vụ là 7.576 người chiếm 13,47% còn 378 người không hoàn thành nhiệm vụ, chiếm 0,67%.
Ngành Giáo dục có tỷ lệ mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên cao nhất (89%); ngành Y tế là 58%.
Theo kết quả điều tra xã hội học: Có 11% viên chức đáp ứng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 50,5% viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và 34% viên chức hoàn thành nhiệm vụ.
Qua số liệu này cho thấy, tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ tốt trở lên khá cao, tuy nhiên giữa cơ quan sử dụng viên chức và dư luận xã hội vẫn có kết quả khác nhau về mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
5. Cơ cấu đội ngũ viên chức
a) Cơ cấu về độ tuổi
Viên chức có độ tuổi dưới 30 chiếm 19,50%; từ 30 - 40 chiếm 26,34%, từ 41 - 50 chiếm 27,21% và trên 50 chiếm 26,94%. Viên chức có độ tuổi dưới 30 tuổi ở một số ngành khá thấp như: ngành Văn hóa thể thao và du lịch là 10%, trung bình các ngành còn lại 2%.
Qua số liệu trên cho thấy, đội ngũ viên chức có độ tuổi tương đối hợp lý, tỷ lệ giữa các độ tuổi khá đồng đều. Tuy nhiên tỷ lệ viên chức trẻ ở một số ngành khá thấp, cho thấy vấn đề tuyển dụng mới, thu hút trẻ hóa đội ngũ trong một số ngành còn hạn chế.
b) Cơ cấu về dân tộc, giới tính
- Về dân tộc: Trong tổng số viên chức có 4.807 người là dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 8,5%.
- Về giới tính: Viên chức nữ chiếm tỷ lệ 69% và nam là 31%. Tỷ lệ này cho thấy đặc thù một số ngành nghề phù hợp với nữ nhiều hơn, như ngành giáo dục đào tạo nữ chiếm 71%.
Tuy nhiên, số viên chức nữ chủ yếu là viên chức chuyên môn nghiệp vụ và nhân viên phục vụ. Tỷ lệ viên chức nữ là cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chỉ chiếm 15%, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới là 27%. Mặc dù số lượng viên chức nam chưa bằng 1/3 số lượng viên chức nữ tuy nhiên số viên chức nam giữ chức vụ lãnh đạo gần tương đương số viên chức nữ lãnh đạo (4.693 nam và 5.809 nữ).
Tỷ lệ viên chức là dân tộc thiểu số còn thấp; mặc dù tỷ lệ nữ viên chức chiếm đa số, nhưng số viên chức nữ là cán bộ lãnh đạo quản lý chưa tương xứng.
c) Cơ cấu ngạch
- Chuyên viên chính và tương đương 832 người, chiếm 1,48%; chuyên viên và tương đương 27.066 người, chiếm 48,123%; cán sự và tương đương 24.190 người, chiếm 43,00%; nhân viên và tương đương 4.151 người, chiếm 7,38%.
- Cơ cấu ngạch theo ngành:
Giáo dục đào tạo: Ngạch viên chức tương đương chuyên viên chính 0,85%; tương đương chuyên viên 46,30%; cán sự và tương đương 46,02%; nhân viên và tương đương 6,85%.
Y tế: Ngạch viên chức tương đương chuyên viên chính là 4,99%; tương đương chuyên viên 47,62%; tương đương cán sự 32,88%; nhân viên và tương đương 14,51%.
Văn hóa thể thao: ngạch viên chức tương đương chuyên viên chính là 3,73%; tương đương chuyên viên 68,37%; tương đương cán sự là 244 người, chiếm 25,99%; nhân viên và tương đương 18 người, chiếm 1,92%.
Các ngành còn lại: Ngạch viên chức tương đương chuyên viên chính là 3,79%; tương đương chuyên viên 82,46%; tương đương cán sự 12,01%; nhân viên và tương đương 1,74%.
Qua số liệu trên cho thấy: tỷ lệ cơ cấu ngạch viên chức của các ngành tương đối hợp lý. Tỷ lệ ngạch viên chức tương đương chuyên viên như kỹ sư, bác sỹ vẫn còn thấp ở một số huyện miền núi. Việc điều động, luân chuyển bác sĩ từ tuyến tỉnh về công tác tại các huyện miền núi gặp khó khăn.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mặc dù tỷ lệ viên chức có trình độ đại học là khá cao song còn bất cập cơ cấu ngành nghề chuyên môn của ngành, cử nhân kinh tế nhiều trong lúc đó kỹ sư trồng trọt, chăn nuôi thú y, bảo quản chế biến, kỹ sư thủy sản, lâm sinh,... vẫn còn thiếu.
Mặt khác thực trạng viên chức giữ ngạch cao nhưng thực tế chưa thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu của ngạch, tính chủ động tham mưu còn yếu, thiếu tâm huyết trong công việc.
C. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
I. Số lượng (Biểu số 3a)
Tổng số cán bộ, công chức cấp xã toàn tỉnh Nghệ An tính đến ngày 31/12/2011 là 10.181 người. Trong đó, cán bộ 5.012 người, chiếm 49,22%; công chức 5.169 người, chiếm 50,77%.
So với năm 2007, số lượng cán bộ, công chức cấp xã tăng 1.214 người, tăng chủ yếu do bổ sung số lượng các chức danh theo quy định và một phần do thành lập mới các đơn vị hành chính cấp xã (Biểu số 3b).
Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì tổng số cán bộ, công chức cấp xã toàn tỉnh được bố trí, tuyển dụng tối đa là: 10.952 người. Như vậy, số cán bộ, công chức chưa bố trí, tuyển dụng so với quy định là 771 người, chiếm 7,03%. Hiện nay các huyện, thành thị đang triển khai tuyển dụng số công chức còn thiếu.
Nhìn chung, số lượng cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo số lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và quy định của Chính phủ.
II. Chất lượng (Biểu số 3b)
1. Về trình độ đào tạo
a) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học, trên đại học là 2.906 người, chiếm 28,54%; trình độ trung cấp, cao đẳng là 5.854 người chiếm 57,41%; 231 người có trình độ sơ cấp chiếm 2,27%; chưa có bằng cấp chuyên môn là 1.199 người, chiếm 11,78%.
Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, số cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định còn nhiều (cán bộ: 1.324 người chiếm 26,42%; công chức: 106 người chiếm 2,05%). Việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ này là nhiệm vụ cần thiết nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
So với năm 2007, tỷ lệ cán bộ công chức xã có trình độ chuyên môn đạt chuẩn tăng nhanh, cán bộ chuyên trách tăng 29,41%, công chức xã tăng 27,83%. Tuy nhiên số cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định vẫn còn nhiều, đặc biệt ở vùng núi cao, vùng dân tộc thiểu số, và chủ yếu tập trung các chức danh trong các tổ chức Đảng, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã.
b) Trình độ lý luận chính trị
Trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: 97 người có trình độ cử nhân, cao cấp chiếm 0,95%; 4.881 người có trình độ trung cấp, chiếm 47,94%; 2.476 người có trình độ sơ cấp và bồi dưỡng, chiếm 24,32%; chưa qua đào tạo, bồi dưỡng có 2.727 người, chiếm 26,78%.
So với năm 2007, tỷ lệ cán bộ công chức cấp xã được đào tạo lý luận chính trị tăng không nhiều.
Tỷ lệ đào tạo, bồi dưỡng về chính trị các chức danh cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo ở cấp xã cao hơn các chức danh công chức; gần 50% công chức xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị .
c) Trình độ quản lý nhà nước
Tỷ lệ cán bộ công chức xã đã qua bồi dưỡng là 2.805 người, chiếm 27,55% (Sơ cấp 10,19%; Cử nhân 0,09%; Trung cấp 8,65%); Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 5.449 người chiếm 66,84% . Trong đó:
Cán bộ cấp xã: Đã qua bồi dưỡng 1.766 người chiếm 35,24%; Sơ cấp 483 người chiếm 9,64%; Trung cấp 545 người chiếm 10,87%; Cử nhân 2 người chiếm 0,04%.
Công chức cấp xã: Đã qua bồi dưỡng 1.039 người chiếm 20,1%; Sơ cấp 554 người chiếm 10,72%; Trung cấp 336 người chiếm 6,5%; Cử nhân 7 người chiếm 0,14%.
So với năm 2007, tỷ lệ này có tăng nhưng không đáng kể. Vẫn còn tỷ lệ lớn cán bộ, công chức xã chưa qua đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước.
d) Trình độ tin học
Theo số liệu điều tra cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có: chứng chỉ A trở lên 8396 người chiếm 82,47%; chưa qua đào tạo 1785 người, chiếm 17,53%. Trong đó:
Cán bộ cấp xã: Có chứng chỉ A trở lên: 3.549 người chiếm 70,81%; chưa qua đào tạo 1.463 người chiếm 29,19%.
Công chức cấp xã: Có chứng chỉ A trở lên: 4.847 người chiếm 93,77%; chưa qua đào tạo 323 người chiếm 6,25%.
Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ cán bộ công chức chưa qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học khá cao, ảnh hưởng đến chất lượng tham mưu và tiến độ thực hiện công việc.
đ) Trình độ ngoại ngữ
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có: chứng chỉ A trở lên: 3.168 người chiếm 31,12%; chưa qua đào tạo 7.013 người, chiếm 68,88%. Trong đó:
Cán bộ cấp xã: Có chứng chỉ A trở lên: 845 người chiếm 18,86%; chưa qua đào tạo 4.167 người chiếm 83,14%.
Công chức cấp xã: Có chứng chỉ A trở lên: 2.323 người chiếm 44,94%; chưa qua đào tạo 2.846 người chiếm 55,05%.
Nhìn chung trình độ ngoại ngữ của cán bộ công chức xã còn hạn chế, số cán bộ công chức sử dụng tiếng dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thấp.
2. Phẩm chất, đạo đức công vụ
Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy: khi hỏi về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức xã hiện nay như thế nào thì chỉ có 30% ý kiến được hỏi đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có phẩm chất đạo đức tốt; 35,7% có phẩm chất đạo đức khá. đáng chú ý là có khoảng 23% ý kiến cho rằng cán bộ, công chức xã có phẩm chất đạo đức yếu kém.
Qua đánh giá hàng năm của các xã, phường, thị trấn và qua lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với các chức danh cán bộ do HĐND bầu cử cho thấy thực trạng một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã có biểu hiện suy thoái về đạo đức, có lối sống thực dụng, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, hạch sách dân làm giảm uy tín và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và gây bất bình trong nhân dân.
3. Kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn
Các kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã bao gồm kỹ năng chung, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng quản lý còn yếu, việc bồi dưỡng các kỹ năng sau khi được bổ nhiệm, tuyển dụng chưa được các cấp, các ngành chú trọng.
Kết quả điều tra xã hội học cho thấy thực trạng về kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Nghệ An còn yếu, đặc biệt là các kỹ năng như soạn thảo văn bản, kỹ năng sử dụng máy tính, các kỹ năng thực hiện công việc chuyên môn (đối với công chức), kỹ năng quản lý, điều hành (đối với cán bộ).
4. Mức độ đáp ứng và hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: Có 10% ý kiến cho rằng cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có 35% ý kiến cho rằng cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ, 38% ý kiến cho rằng cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu công việc và hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ trung bình và 17% ý kiến cho rằng cán bộ, công chức cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu công việc.
Qua số liệu trên cho thấy thực tế vẫn còn một tỷ lệ khá lớn cán bộ, công chức cấp xã chưa thật sự đáp ứng yêu cầu công việc và nhiệm vụ được giao.
5. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
a) Cơ cấu độ tuổi
Các chức danh chuyên trách giữ các chức vụ chủ chốt, trưởng các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có độ tuổi: 46 - 55 tuổi là 2.228 người chiếm 44,6%; trên 55 tuổi 588 người chiếm 12%.
Công chức cấp xã: Tuổi đời dưới 35 tuổi là 3.486 người, chiếm 34,23%; 35 - 45 tuổi là 2.931 người, chiếm 28,79%; 46 - 55 tuổi 2.986 người, chiếm 29,33%; trên 55 tuổi 778 người, chiếm 7,64%.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức xã ngày càng được trẻ hóa và cơ cấu tỷ lệ giữa các độ tuổi tương đối hợp lý.
b) Cơ cấu về dân tộc, giới tính
Tỷ lệ cán bộ, công chức xã là người các dân tộc thiểu số có 1.982 người, chiếm 19,47%, tập trung ở 5 huyện vùng cao. Tỷ lệ cán bộ, công chức là nữ là 2.662 người chiếm 26,15%
Nhìn chung, cơ cấu cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tương đối phù hợp ở các vùng. Tỷ lệ cán bộ công chức cấp xã là nữ chiếm tỷ lệ còn thấp, đặc biệt cán bộ nữ đảm nhận các chức danh chủ chốt rất ít.
D. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
I. Một số ưu điểm
1. Ưu điểm
Thứ nhất, Trình độ đào tạo các mặt về chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng khác của đội ngũ công chức, viên chức ngày càng được nâng lên.
Thứ hai, Phần lớn cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ tốt, có tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, trung thành với Đảng, Nhà nước, tận tụy phục vụ nhân dân.
Thứ ba, Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ bản chức đáp ứng được yêu cầu công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thứ tư, Số lượng cán bộ, công chức, viên chức từng bước được bổ sung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức tương đối hợp lý, tỷ lệ những người trẻ tuổi từng bước được nâng lên.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh Nghệ An ngày càng được phát triển hợp lý về số lượng và chất lượng ngày càng nâng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong thời gian qua.
2. Nguyên nhân
Thứ nhất, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thuộc tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ, công chức, viên chức tỉnh nhà.
Thứ hai, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: từ khâu tuyển dụng, đến bố trí, giới thiệu đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng, thu hút và đãi ngộ đội ngũ cán bộ, công chức viên chức.
Thứ ba, Phần lớn cán bộ, công chức, viên chức đều cố gắng học tập nâng cao trình độ các mặt, rèn luyện, tu dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, không ngừng phần đấu vươn lên hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao.
II. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, đội ngũ công chức, viên chức còn có các tồn tại, hạn chế sau:
Một là, Mặt dù số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày một tăng lên, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành phát triển kinh tế xã hội, cung cấp dịch vụ công trên các lĩnh vực như: y tế, khoa học & công nghệ, nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa, thể thao và du lịch …
Hai là, Tuy trình độ đào tạo các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được nâng lên, song so với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới vẫn còn một số hạn chế bất cập. Cụ thể:
- Kiến thức, trình độ chuyên môn đào tạo của một bộ phận công chức, viên chức chưa thực sự phù hợp với yêu cầu công việc, ít được đào tạo lại, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới; chất lượng hiệu quả công tác chưa tương xứng với bằng cấp được đào tạo.
- Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ được đào tạo bồi dưỡng còn thấp.
- Trình độ lý luận chính trị nhìn chung còn thấp, chưa đồng đều, tỷ lệ chưa được đào tạo bồi dưỡng còn cao.
- Khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học phục vụ công việc chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức còn thấp.
Ba là, Kỹ năng thực hiện công việc, tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức, viên chức, cán bộ công chức cấp xã còn thấp, đặc biệt các kỹ năng mềm như: giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch, xây dựng các đề án, ra quyết định quản lý, khả năng tập hợp, vận động quần chúng còn hạn chế.
Bốn là, Vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp.
Năm là, Cơ cấu ngạch công chức viên chức, giới tính, dân tộc ở một số lĩnh vực và địa phương chưa đảm bảo.
2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, lãnh đạo các cấp, các cơ quan đơn vị chưa được thường xuyên. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức chưa được quan tâm kịp thời. Các ngành các cấp chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, đặc biệt kế hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức trong từng giai đoạn gắn với kế hoạch tổng thể cải cách hành chính nhà nước; chưa xác định được tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm trong từng cơ quan, đơn vị để làm cơ sở giao biên chế và tuyển dụng.
Thứ hai, Công tác đào tạo, bồi dưỡng có lúc, có nơi chưa gắn với công tác quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Nhiều cơ quan đơn vị chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực hiện một cách thụ động, cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Mặt khác bản thân công chức chưa thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Các cơ quan quản lý, sử dụng công chức cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và sau đào tạo bồi dưỡng. Vẫn còn tình trạng đào tạo chạy theo bằng cấp, chưa chú trọng đúng mức đến chất lượng đào tạo, bồi dường và chưa đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ chưa đạt yêu cầu. Chưa có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ ba, Chưa xây dựng được cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức trong từng cơ quan, đơn vị hợp lý; chưa xác định được tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm để làm cơ sở giao biên chế và tuyển dụng và bố trí sử dụng phù hợp. Cơ chế tuyển chọn (trong tuyển dụng) còn thiếu khoa học, chưa đảm bảo những người giỏi hơn được tuyển dụng vào làm việc. Việc bố trí sử dụng chưa phát huy được trình độ, chuyên môn đào tạo, dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác chưa cao. Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao chưa thực sự hấp dẫn, chưa thu hút được nhiều nhân lực có chất lượng cao về tỉnh công tác. Trong bố trí, sử dụng có biểu hiện cá nhân, cảm tính, chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực công chức, viên chức.
Thứ tư, Công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức còn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng được thực chất trình độ, năng lực và kết quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức. Phương pháp đánh giá còn thiếu khoa học, chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí, chuẩn mực cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho việc đánh giá một cách khách quan và chính xác; nội dung đánh giá còn thiên về mặt phẩm chất đạo đức, các mối quan hệ, trình độ học vấn, chứ chưa quan tâm, chú trọng đánh giá một cách khách quan, chính xác về kết quả thực hiện công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ, công chức; quy trình, chu kỳ, thời điểm đánh giá chưa được quy định thống nhất, hợp lý, việc đánh giá chưa thực hiện có nền nếp và thường xuyên; việc đánh giá có lúc chưa thực sự công khai, dân chủ và công bằng.
Thứ năm, Công tác thi đua khen thưởng còn nặng tính hình thức, chưa phát huy được vai trò và tác dụng trong thực tế. Mới tập trung vào công tác khen thưởng mà chưa chú ý đến việc xây dựng phong trào thi đua sát thực và hiệu quả trong đội ngũ công chức, viên chức. Công tác khen thưởng chưa đi vào thực chất, chưa động viên khuyến khích kịp thời những gương điển hình tốt, vẫn còn tư tưởng bình quân, cào bằng trong thi đua khen thưởng.
Thứ sáu, Tiền lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác còn thấp, có nơi chưa hợp lý, chưa tạo được tâm lý chưa an tâm công tác trong phần lớn cán bộ công chức, viên chức.
Thứ bảy, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các cấp, các ngành liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý và sử dụng công chức, viên chức chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, chưa sát đúng với thực tế điều kiện địa phương.
Thứ tám, Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động công vụ của đội ngũ công chức, viên chức chưa được quan tâm đúng mức, xử lý các sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức thiếu kịp thời, kỷ cương và kỷ luật hành chính chưa nghiêm.
Phần II
I. Quan điểm
1. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, trung thành, gương mẫu, chuyên nghiệp, tận tụy, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp trong sạch và hiện đại; đội ngũ công chức, viên chức thực sự là công bộc của nhân dân.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo về số lượng và
cơ cấu hợp lý trong từng cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công theo nhu cầu xã hội.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2015, đội ngũ công chức, viên chức của tỉnh Nghệ An có chuyển biến căn bản về tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đến năm 2020 hình thành đội ngũ công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, trình độ cao; có kỹ năng, phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đảm bảo số lượng công chức, viên chức, trong các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo vị trí việc làm và cơ cấu chức danh phù hợp.
a) Đối với công chức
- Đến năm 2015: tăng từ 4.808 lên 5.656 người; trong đó:
+ Công chức hành chính nhà nước: tăng từ 3.235 lên 3.700 người;
+ Công chức trong cơ quan đảng, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội: tăng từ 1.573 lên 1.956 người
- Giai đoạn 2015 - 2020: tăng từ 5.656 lên 6.020 người; trong đó:
+ Công chức hành chính nhà nước: tăng từ 3.700 lên 3.900 người;
+ Công chức cơ quan đảng, mặt trận và các đoàn thể tăng từ 1.956 lên 2.120 người.
b) Đối với viên chức
- Đến năm 2015: tăng từ 56.239 lên 59.320 người; trong đó:
+ Viên chức đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước tăng từ 55.996 lên 59.000 người;
+ Viên chức trong các cơ quan đảng, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội tăng từ 243 lên 320 người.
- Giai đoạn 2015 - 2020 tăng từ 59.320 lên 62.350 người; trong đó:
+ Viên chức đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước tăng từ 59.000 lên 62.000 người;
+ Viên chức trong các cơ quan đảng, mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội: tăng từ 320 lên 350 người.
c) Đối với cán bộ, công chức xã
- Đến năm 2015: tăng từ 10.181 lên 11.000 người;
- Giai đoạn 2015 - 2020 tăng từ 11.000 lên 11.500 người.
2.2. Nâng cao trình độ các mặt như: chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, cán bộ, công chức cấp xã, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn các mặt theo yêu cầu vị trí việc làm, chức danh, chức vụ theo quy định.
- Đến năm 2015, 100% công chức, viên chức và 80% cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn các mặt theo yêu cầu vị trí việc làm, chức danh, chức vụ theo quy định. Hàng năm, có 70 - 80% công chức, cán bộ công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc theo quy định.
- Đến năm 2020, 100% công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng tiêu chuẩn các mặt theo yêu cầu vị trí việc làm, chức danh, chức vụ theo quy định. Hàng năm Có 80 - 90% công chức, cán bộ công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc theo quy định.
2.3. Bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ chuyên môn.
- Đến năm 2015: 70 - 80% công chức, cán bộ công chức cấp xã được bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ chuyên môn.
- Giai đoạn 2015 - 2020: 100% công chức, cán bộ công chức cấp xã được bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ chuyên môn.
2.4. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Đến năm 2015, có 80% cán bộ, công chức, viên chức; công chức cấp xã được nhân dân đánh giá có bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức tốt;
- Đến năm 2020, có 95% cán bộ, công chức, viên chức; công chức cấp xã được nhân dân đánh giá có bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức tốt.
2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, cán bộ công chức cấp xã có cơ cấu hợp lý về độ tuổi, giới tính, cơ cấu dân tộc, cơ cấu ngạch...
- Tăng dần tỷ lệ công chức, viên chức nữ, trong các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, tạo điều kiện để cán bộ nữ tham gia vào một số chức danh lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị.
- Đảm bảo cơ cấu hợp lý cán bộ, công chức, viên chức trẻ, người dân tộc ở các cơ quan, đơn vị ở các cấp, các ngành.
2.6. Từng bước xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục, y tế, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, kinh tế ...
- Phấn đấu mỗi lĩnh vực ít nhất có 1 - 2 chuyên gia đầu ngành.
III. Những giải pháp chủ yếu
1. Nhóm giải pháp chung
1.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác phát triển đội ngũ công chức, viên chức. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân cho đội ngũ công chức, viên chức. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan đơn vị.
1.2. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp, các ngành. Căn cứ vào mục tiêu phát triển theo từng năm, từng giai đoạn, các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị quản lý, sử dụng công chức xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
1.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ công chức viên chức gắn với việc thực hiện Phong trào "Công chức, viên chức Nghệ An học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đổi mới và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng có chọn lọc, khen thưởng phải đúng thực chất. Chú trọng xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
1.4. Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật và phương tiện làm việc thực thi nhiệm vụ. Thực hiện các chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần của đội ngũ công chức viên chức. Xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở dữ liệu đội ngũ công chức hành chính, viên chức sự nghiệp và cán bộ công chức cấp xã phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng và bố trí sử dụng. Bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện đồng bộ các giải pháp và cơ chế chính sách để phát triển đội ngũ công chức, viên chức.
2. Nhóm giải pháp cụ thể
2.1. Đảm bảo số lượng công chức, viên chức theo vị trí việc làm và cơ cấu ngạch hợp lý
Căn cứ quy định của Đảng và Nhà nước về định mức biên chế, kết hợp xây dựng đề án xác định vị trí việc làm để phân bổ và giao chỉ tiêu biên chế một cách khoa học, hiệu quả, bảo đảm đủ số lượng biên chế và cơ cấu ngạch công chức, viên chức cho các cơ quan, đơn vị. Trước mắt:
- Xây dựng Đề án thí điểm xác định vị trí việc làm tại 04 đơn vị là: Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, UBND thành phố Vinh, UBND huyện Nghĩa Đàn.
- Bảo đảm số lượng cán bộ, công chức theo Quy định của Ban Bí thư Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; thực hiện có hiệu quả Đề án về sắp xếp tổ chức tổ chức cơ sở đảng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (ban hành kèm theo Quyết định số 2391- QĐ/TU ngày 30/5/2012).
2.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức, viên chức
- Đổi mới công tác lập kế hoạch tuyển dụng theo hướng kế hoạch được xây dựng trên cơ sở đề án vị trí việc làm và cơ cấu chức danh cụ thể của cơ quan, đơn vị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đổi mới quy trình lựa chọn, giới thiệu nhân sự đối với các chức danh theo hướng công khai hoá, dân chủ hoá, quy trình đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, khách quan, có cơ chế phối hợp, quản lý, giám sát chặt chẽ của các cấp, các ngành trong quá trình bầu cử, tuyển chọn cán bộ.
- Thực hiện nghiêm túc công tác luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành.
a) Đối với công chức hành chính
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng:
+ Kết hợp 2 hình thức xét tuyển và thi tuyển;
+ Đổi mới khâu ra đề thi để thực sự lựa chọn được đội ngũ công chức có chất lượng tốt nhất.
+ Nghiên cứu để ban hành chính sách ưu tiên xét tuyển không qua thi hoặc cộng điểm đối với thạc sỹ tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi có điểm thi đầu vào đại học đạt cao đối với ngành mà tỉnh có nhu cầu.
+ Tăng cường việc bổ sung đội ngũ công chức hành chính bằng hình thức xét tuyển không qua thi theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ từ nguồn cán bộ, công chức xã, viên chức có kinh nghiệm trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước và đội ngũ lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Đánh giá kết quả thực hiện, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách đối với nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, hành chính Nhà nước, sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội các cấp ở tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 65/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
- Rà soát, đánh giá việc bố trí, sử dụng đội ngũ công chức gắn công tác quy hoạch, đào tạo với bố trí sử dụng, phát huy tối đa trình độ, năng lực, sở trường của từng công chức. Quan tâm đến cán bộ trẻ, có năng lực, có phẩm chất đạo đức có tâm huyết để đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Đối với công chức quản lý, nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm giám sát chương trình hành động theo hướng trước lúc bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý phải xây dựng chương trình hành động và sau khi được bổ nhiệm, các cơ quan liên quan và công chức trong cơ quan giám sát việc thực hiện để làm cơ sở đánh giá để bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại hoặc bãi nhiệm.
b) Viên chức nhà nước
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức: Tuyển dụng viên chức phải bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật, bảo đảm tính cạnh tranh, tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
+ Xây dựng Quy chế tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tiếp tục thực hiện và điều chỉnh bổ sung chính sách thu hút lao động có chất lượng cao về các đơn vị sự nghiệp công lập. Nghiên cứu để ban hành chính sách ưu tiên trong tuyển dụng viên chức theo hướng:
+ Ưu tiên tuyển thẳng hoặc cộng điểm thêm cho những người tốt nghiệp các trường Đại học công lập tốt nghiệp loại giỏi và có điểm thi đầu vào đại học đạt cao.
+ Ngành Y tế tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút theo Quyết định số 17/2012/QĐ.UBND của UBND tỉnh Nghệ An về một số chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế công lập.
c) Cán bộ, công chức xã
- Tiến hành rà soát, đánh giá, quy hoạch cán bộ cấp xã. Các chức danh được quy hoạch đảm bảo 100% có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, đồng thời dự báo số cán bộ hết nhiệm kỳ Đại hội Đảng năm 2015, bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2016 sẽ không đủ tuổi hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn tái cử để có chính sách giải quyết theo hướng:
+ Đối với những người còn đủ 2 nhiệm kỳ công tác trở lên nếu có nguyện vọng thì tạo điều kiện cho đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo “Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bô, công chức xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2020” đã được phê duyệt.
+ Những người không đủ tiêu chuẩn hoặc không tiếp tục học tập nâng cao trình độ, thì giải quyết nghỉ hưởng chế độ thôi việc hoặc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, tỉnh nghiên cứu hỗ trợ một phần đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội.
- Đổi mới quy chế tuyển dụng đảm bảo tính dân chủ, công khai, cạnh tranh, chọn người đủ tiêu chuẩn, năng lực trình độ và phẩm chất vào đội ngũ công chức cơ sở. Trước mắt từ nay đến 2015 sẽ thực hiện việc tuyển dụng sinh viên vào công chức xã phải có trình độ từ đại học trở lên (trừ chức danh Trưởng công an, Chỉ huy trưởng quân sự xã và cán bộ không chuyên trách, cán bộ trong nguồn quy hoạch được cấp có thẩm quyền cử đi học).
- Tiếp tục xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút các đối tượng tuổi trẻ, được đào tạo cơ bản, đúng chuyên ngành, đặc biệt là sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiêp thạc sỹ ở các trường đại học về công tác ở các xã, phường, thị trấn. Khi có nhu cầu và đủ điều kiện sẽ được ưu tiên xét chuyển không qua thi vào công chức cấp huyện, tỉnh. Xét tuyển không qua thi đối với sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, thạc sỹ vào công chức xã, phường, thị trấn.
d) Đối với công chức, viên chức các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện:
Thực hiện công tác tuyển dụng cán bộ theo Quy định số 314-QĐ/TU ngày 26/5/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tuyển dụng, tiếp nhận và điều động cán bộ, công chức cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
2.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kết hợp chặt chẽ công tác đào tạo bồi dưỡng với quy hoạch và bố trí sử dụng, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý; thực hiện công tác đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ khách quan, dân chủ, ưu tiên cán bộ trẻ có triển vọng.
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức; chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo quản lý và đội ngũ công chức, viên chức. Thực hiện bồi dưỡng bắt buộc theo quy định đối với công chức và cán bộ công chức xã.
- Củng cố, nâng cao chất lượng của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Xây dựng cơ chế giám sát đánh giá chất lượng cơ sở đào tạo theo hướng không chỉ cơ quan quản lý mà cả đội ngũ cán bộ công chức tham gia đánh giá hiệu quả cơ sở đào tạo và đội ngũ giáo viên, từng bước có cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
- Đổi mới cách thức xác định nhu cầu đào tạo: Để việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả, cơ quan quản lý, sử dụng công chức, viên chức cần sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích thực trạng số lượng, chất lượng công chức, viên chức theo cơ cấu lứa tuổi, trình độ chuyên môn, đồng thời căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành. Cần tiến hành điều tra toàn diện những kiến thức, kỹ năng còn thiếu để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sát thực tế, có hiệu quả.
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy: Xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng và xác định hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm đội ngũ công chức, viên chức trong thời kỳ mới. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải căn cứ vào vị trí công tác, yêu cầu nghiệp vụ cụ thể của từng đối tượng, tránh việc đào tạo, bồi dưỡng theo nội dung mà cơ sở đào tạo đã có sẵn, cùng một nội dung giáo trình nhưng đào tạo, bồi dưỡng cho những công chức, viên chức có trình độ chuyên môn khác nhau, công tác ở những vị trí khác nhau.
a) Đối với công chức hành chính
Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo mục tiêu, nội dung, chương trình quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm của tỉnh.
Xây dựng đề án: Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020.
Ngoài nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho công chức hành chính, nghiên cứu xây dựng chương trình bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ công chức (giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, lập kế hoạch, xây dựng đề án, ra quyết định quản lý,..).
b) Viên chức nhà nước
- Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý hoặc thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cập nhật kiến thức chuyên môn đặc biệt là ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo, lĩnh vực khoa học công nghệ..., để tiếp cận và ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tập trung đào tạo nâng cao tỷ lệ viên chức có trình độ sau đại học đúng chuyên ngành, giảm tỷ lệ viên chức có trình độ trung cấp. Nghiên cứu để có chính sách khuyến khích cho việc đào tạo bồi dưỡng chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực.
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao về kiến thức các mặt: lý luận chính trị, ngoại ngữ, các kỹ năng nghề nghiệp.
c) Cán bộ, công chức xã
- Tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã: Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của từng địa phương, lựa chọn, giới thiệu người kế cận cho từng chức danh cán bộ, công chức, đặc biệt các chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở. Trên cơ sở đó, dự kiến các phương án quy hoạch cho từng chức danh. Cần quan tâm bồi dưỡng những công chức chuyên môn còn trẻ, có trình độ đại học, đặc biệt những sinh viên khá giỏi tình nguyện về công tác lâu dài ở cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ...
- Tổ chức thực hiện tốt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ”, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau:
+ Tổ chức đào tạo chuyên môn từ trung cấp trở lên cho những cán bộ chưa có trình độ chuyên môn, có tuổi đời còn đủ tham gia công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ công tác trở lên trong nguồn quy hoạch; cán bộ trẻ hoạt động bán chuyên trách trong nguồn quy hoạch đã được phê duyệt.
+ Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn từ trung cấp, cao đẳng lên đại học cho số cán bộ, công chức trẻ, có triển vọng trong nguồn quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tập trung công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng các mặt cho cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ ở các địa phương. Mỗi năm, một cán bộ, công chức tham gia ít nhất 1 khóa bồi dưỡng, bao gồm bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo quản lý, kỹ năng hành chính, kỹ năng giao tiếp, kiến thức tin học,...
d) Công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện
Thực hiện nghiêm túc chế độ bồi dưỡng bắt buộc theo quy định của Đảng đối với cán bộ công chức, viên chức, như: Bồi dưỡng theo chức danh, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ; nhất là triển khai có hiệu quả Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 30/5/2012 về "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2012 - 2020".
2.4. Đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá công chức, viên chức
- Đánh giá cán bộ, công chức phải lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu. Đánh giá phải dựa vào những quy định cụ thể về tiêu chuẩn của từng chức danh và tiêu chí đánh giá đối với từng đối tượng cán bộ, công chức. Thực hiện cơ chế buộc thôi việc, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ, mất uy tín với nhân dân.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về đánh giá công chức, viên chức theo hướng: đánh giá cần được bổ sung những yếu tố định lượng (về số lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành công việc, khả năng xử lý tình huống và tính sáng tạo trong công việc…) bằng cách xây dựng một hệ thống các tiêu chí cho mỗi vị trí công chức về tiêu chuẩn trình độ, năng lực; khối lượng công việc, quy trình xử lý; tổng hợp, báo cáo kết quả công tác...
- Thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện hành.
a) Đối với công chức hành chính
- Nâng cao chất lượng công tác đánh giá công chức, phát huy trách nhiệm người đứng đầu trong viêc tổ chức đánh giá, xếp loại cán bộ công chức để khắc phục thực trạng hàng năm số công chức hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiều nhưng hiệu quả công tác chuyển biến không rõ.
Trong thời gian tới, yêu cầu mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải ghi sổ nhật ký công tác hàng ngày, căn cứ nhật ký công tác và vào kết quả thực hiện nhiệm vụ để đánh giá số lượng công việc thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
- Định kỳ 5 năm 1 lần, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tuyên dương công chức tiêu biểu trong thực thi công vụ và trong các phong trào thi đua yêu nước nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ công chức.
- Thực hiện cơ chế thanh lọc, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, đạo đức công vụ yếu, mất uy tín với nhân dân.
b) Đối với viên chức nhà nước
Hàng năm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Việc đánh giá gồm các nội dung như kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức và thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Ngành Giáo dục và đào tạo tiếp tục tăng cường thực hiện việc xếp loại giáo viên và chính sách cho giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo Quyết định số 86/2007/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích đãi ngộ đối với viên chức ngành giáo dục có thành tích cao trong công tác.
Ngành Y tế tiếp tục tăng cường thực hiện việc đánh giá, xếp loại cán bộ ngành y tế và chính sách cho cán bộ ngành y tế không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo Quyết định số 107/2004/QĐ-UBND ngày 21/10/2004 của UBND tỉnh.
Nghiên cứu ban hành chính sách đặc thù cho viên chức ngành Văn hóa, thể thao và du lịch, ngành khoa học - công nghệ.
c) Cán bộ, công chức xã
- Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã phải được tiến hành thực sự dân chủ gắn chặt với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và phải cụ thể hóa, thành quy chế, quy định cho các vị trí, chức danh.
- Cấp trên quản lý cán bộ ở cơ sở phải dựa vào mức độ tín nhiệm của cán bộ trong tập thể cơ quan nơi công tác, quần chúng nhân dân nơi sinh sống, coi đó là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá cán bộ, công chức cấp xã vì họ là những người trực tiếp với dân, gần dân nhất.
- Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, của cộng đồng nhân dân... nơi cán bộ công tác và cư trú nhằm phát hiện kịp thời những cán bộ, công chức non yếu về trình độ năng lực, sa sút về đạo đức lối sống để tuyển chọn thay thế những người có phẩm chất, đạo đức, năng lực.
- Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa UBND cấp xã và phòng chuyên môn quản lý công chức trong lĩnh vực phụ trách ở UBND cấp huyện.
d) Công chức trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện
Thực hiện công tác nhận xét, đánh giá cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý theo Quy chế của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đối với các cơ quan, đơn vị cần cụ thể hóa các quy định của cấp trên gắn với chức trách nhiệm vụ được giao của mỗi cán bộ, công chức, viên chức để đánh giá đúng thực chất hiệu quả công tác, từ đó thực hiện công tác thi đua khen thưởng kịp thời và có tác dụng động viên phong trào thi đua.
IV. Nguồn lực thực hiện đề án
Tổng kinh phí thực hiện Đề án tạm tính là: 330.594.000.000 đ (Ba trăm ba mươi tỷ, năm trăm chín tư triệu đồng), trong đó:
1. Nguồn ngân sách Trung ương: 202.804.000.000 đ (Hai trăm linh hai tỷ, tám trăm linh tư triệu đồng) chiếm 61,35% bao gồm:
- Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế: Trung bình 1 năm 300 người x 42.000.000 đ/người x 9 năm = 113.400.000.000 đ.
- Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Chính phủ đã phê duyệt: 89.440.000.000đ.
2. Nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác:
127.790.000.000đ (Một trăm hai mươi bảy tỷ bảy trăm chín mươi triệu đồng) chiếm 38,65%, bao gồm:
- Kinh phí thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và tương đương: Trung bình 1 năm 40 người x 30.000.000/người x 9 năm = 10.800.000.000 đ.
- Kinh phí hỗ trợ tự đào tạo nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ: Trung bình 1 năm 300 người x 5.000.000 đ/người x 9 năm = 13.500.000.000đ.
- Kinh phí đạo tào chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực: Trung bình 1 năm 10 người x 100.000.000/người x 9 năm = 9.000.000.000 đ.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng định kỳ hàng năm cấp tỉnh: Trung bình 1 năm là 10.000.000.000 đ x 9 năm = 90.000.000.000đ.
- Kinh phí chi tiền thưởng cho công chức, viên chức tiêu biểu toàn tỉnh: 2 hội nghị x 500.000.000 đ = 1.000.000.000 đ.
- Kinh phí hỗ trợ đóng bảo hiểm tự nguyện cho cán bộ công, chức xã chưa đủ tuổi nghỉ hưu: 600 người x 5.000.000= 3.000.000.000đ.
- Kinh phí đề án thí điểm xác định vị trí việc làm 04 cơ quan hành chính: 50.000.000 x 04 đề án = 200.000.0000 đ
- Kinh phí Đề án thí điểm xác định vị trí việc làm cho 04 đơn vị sự nghiệp 50.000.000 x 04 đề án = 200.000.0000 đ.
- Kinh phí xây dựng Đề án: 90.000.000đ.
Phần III
Để phát triển đội ngũ công chức, viên chức góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2015 có tính đến 2020, ngoài các nhiệm vụ và giải pháp nêu trong đề án, UBND các cấp, các Sở, ban, ngành thực hiện tốt những việc sau đây:
1. Ban Tổ chức Tỉnh ủy
1.1. Chủ trì tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức triển khai thực hiện Đề án trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.
1.2. Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, ban, ngành, huyện, thành, thị triển khai thực hiện Đề án; hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định.
2. Sở Nội vụ
2.1. Chủ trì tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Đề án trong các cơ quan trong khu vực nhà nước
- Tham mưu sửa đổi, bổ sung chính sách đối với nhân lực chất lượng cao ban hành kèm theo Quyết định số 65/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đồng thời:
+ Tham mưu ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tuyển công chức vào các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Nghệ An theo hướng xem xét tuyển thẳng hoặc cộng điểm với những người tốt nghiệp thạc sỹ có bằng đại học chính quy loại khá trở lên; sinh viên tốt nghiệp chính quy loại giỏi các trường đại học và có điểm thi đầu vào các trường đại học đạt cao đối với những ngành tỉnh có nhu cầu;
+ Tham mưu ban hành quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Nghệ An, trong đó xem xét việc tuyển thẳng hoặc cộng điểm đối với những người tốt nghiệp thạc sỹ có bằng đại học chính quy loại khá trở lên; sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và có điểm thi đầu vào đại học đạt cao đối với những ngành tỉnh có nhu cầu.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước giai đoạn 2013 - 2020;
- Tham mưu ban hành quy định đối tượng tuyển dụng mới vào công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo hướng tuyển thẳng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, thạc sỹ; việc tuyển dụng vào công chức xã yêu cầu trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trừ chức danh trưởng công an, quân sự, cán bộ bán chuyên trách;
- Tham mưu thực hiện tinh giản biên chế công chức hành chính và viên chức đơn vị sự nghiệp và chính sách cho cán bộ, công chức xã nghỉ do không đủ điều kiện tiếp tục công tác khi hết nhiệm kỳ Đại hội Đảng vào năm 2015 và bầu cử HĐND vào năm 2016;
- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị tôn vinh công chức tiêu biểu trong thực thi công vụ và công chức tiêu biểu trong các phong trào thi đua.
2.2. Phối hợp với các ngành, các cấp tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các quy định
- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy xây dựng Đề án thí điểm giám sát chương trình hành động của cán bộ quản lý được bổ nhiệm;
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp tỉnh và cấp huyện, cán bộ công chức cấp xã hàng năm, giai đoạn 2013 - 2015 và có tính đến 2020;
- Phối hợp với UBND huyện Nghĩa Đàn, UBND thành phố Vinh, Sở Xây dựng xây dựng Đề án thí điểm xác định vị trí việc làm tại cơ quan UBND huyện Nghĩa Đàn, thành phố Vinh; Sở Xây dựng, Sở Nội vụ;
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, ban, ngành, tham mưu chính sách đào tạo chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực.
c) Giúp UBND tỉnh trong theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án sau từng giai đoạn.
3. Sở Tài chính
- Tham mưu bố trí ngân sách thực hiện Đề án;
- Phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ công chức cấp xã cho UBND các huyện, thành phố thị xã, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh theo kế hoạch hàng năm;
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách như: tinh giản biên chế, thu hút nhân lực chất lượng cao, các chính sách hỗ trợ khác.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2013 - 2020;
- Tiếp tục tăng cường thực hiện việc xếp loại giáo viên và chính sách cho giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo Quyết định số 86/2007/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND tỉnh;
- Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nội vụ tham mưu chính sách đào tạo chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực ngành giáo dục và đào tạo.
- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng chính sách khuyến khích đãi ngộ đối với viên chức ngành giáo dục có thành tích cao.
5. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức ngành y tế giai đoạn 2013 - 2020;
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế công lập theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện đánh giá, xếp loại cán bộ ngành y tế và chính sách cho cán bộ ngành y tế không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo Quyết định số 107/2004/QĐ-UBND ngày 21/10/2004 của UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ và Sở Nội vụ tham mưu chính sách đào tạo chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực ngành y tế.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức ngành Văn hoá - thể thao- Du lịch giai đoạn 2013 - 2020;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và Sở Tài chính nghiên cứu một số chính sách đặc thù cho viên chức ngành văn hóa, thể thao, du lịch tham mưu trình UBND tỉnh quyết định.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức trong lĩnh vực khoa học - Công nghệ giai đoạn 2013 - 2020;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các Sở chuyên ngành liên quan tham mưu chính sách đào tạo chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực.
8. Sở Xây dựng, UBND thành phố Vinh và UBND huyện Nghĩa đàn
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng Đề án thí điểm xác định vị trí việc làm tại cơ quan mình.
9. Các trường Đại học, Cao đằng, Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề thuộc tỉnh; Trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, huyện
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, hàng năm phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thị xã tổ chức triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ công chức xã.
10. UBND các huyện, thành phố, thị xã; Các Sở, ban, ngành
Ngoài các nhiệm vụ nên trên, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã đánh giá thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ công chức, viên chức từ đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ công, chức viên của ngành mình, cấp mình theo mục tiêu và giải pháp của Đề án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện./.
- 1Quyết định 03/2009/QĐ-UBND sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định số 57/2008/QĐ-UB về thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc ban hành
- 2Nghị quyết 33/2008/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND về chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV, kỳ họp thứ 14 ban hành
- 3Quyết định 57/2008/QĐ-UB ban hành Quy định thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND về chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 86/2007/QĐ-UBND Quy định đánh giá xếp loại giáo viên và chính sách cho giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Luật cán bộ, công chức 2008
- 6Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 7Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 9Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 10Quyết định 03/2009/QĐ-UBND sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định số 57/2008/QĐ-UB về thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc ban hành
- 11Nghị quyết 33/2008/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND về chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV, kỳ họp thứ 14 ban hành
- 12Quyết định 57/2008/QĐ-UB ban hành Quy định thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND về chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 13Quyết định 65/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách đối với nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, hành chính Nhà nước, sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội các cấp ở tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 14Luật viên chức 2010
- 15Quyết định 1374/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 18Quyết định 5579/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2020
Quyết định 486/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ công, viên chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2015, có tính đến 2020
- Số hiệu: 486/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/02/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Hồ Đức Phớc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra