Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4855/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2019 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập;
Theo kết luận của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm ngày 24 tháng 10 năm 2019;
Theo ý kiến thống nhất tại Công văn số 5835/BNV-ĐT ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nội vụ về việc góp ý Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP NHÂN VIÊN THIẾT BỊ, THÍ NGHIỆM TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC VÀ TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4855/QĐ-BGDĐT ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Nhân viên thiết bị, thí nghiệm làm việc trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập, bao gồm: Trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường trung học phổ thông; trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật chưa có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm.
1. Mục tiêu chung
Học viên có những kiến thức, kĩ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm đối với chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi bồi dưỡng, học viên có thể:
- Hiểu và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định và yêu cầu của ngành, liên ngành và địa phương về giáo dục nói chung và công tác thiết bị, thí nghiệm nói riêng;
- Nhận thức và tóm tắt được các kiến thức và nghiệp vụ cơ bản của công tác thiết bị, thí nghiệm; vận dụng linh hoạt và hiệu quả kiến thức, kỹ năng về công tác thiết bị, thí nghiệm trong thực thi nhiệm vụ;
- Chủ động vận dụng và tự hoàn thiện các kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ , có khả năng phối hợp tốt với đồng nghiệp, giáo viên để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thiết bị, thí nghiệm trong nhà trường.
III. THỜI LƯỢNG VÀ CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời lượng bồi dưỡng
Tổng thời lượng: 240 tiết. Trong đó:
Lý thuyết và thực hành: 212 tiết.
Ôn tập và kiểm tra: 12 tiết
Tìm hiểu thực tế (tham quan, khảo sát, nghe báo cáo ngoại khóa), viết thu hoạch: 16 tiết.
2. Cấu trúc chương trình
Chương trình gồm 7 chuyên đề, chia thành 3 phần:
- Phần 1: Kiến thức chung.
- Phần 2: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm.
- Phần 3: Tìm hiểu thực tế và viết bài thu hoạch.
TT | Nội dung | Số tiết | |||
Tổng | Lý thuyết | Thực hành | |||
I | Phần 1. Kiến thức chung | 56 | 28 | 28 | |
1 | Quản lý Nhà nước về giáo dục | 20 | 12 | 8 | |
2 | Tổng quan về công tác thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập | 16 | 8 | 8 | |
3 | Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm | 16 | 8 | 8 | |
4 | Ôn tập và kiểm tra phần 1 | 4 |
| 4 | |
II | Phần 2. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm | 164 | 72 | 92 | |
1 | Nội dung cơ bản về công tác thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt | 64 | 32 | 32 | |
2 | Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác thiết bị, thí nghiệm | 20 | 8 | 12 | |
3 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thiết bị, thí nghiệm | 36 | 16 | 20 | |
4 | Xử lý một số tình huống điển hình trong công tác thiết bị, thí nghiệm | 36 | 16 | 20 | |
5 | Ôn tập và kiểm tra phần 2 | 8 |
| 8 | |
III | Phần 3. Tìm hiểu thực tế và viết bài thu hoạch | 16 | 0 | 16 | |
1 | Tìm hiểu thực tế | 8 |
| 8 | |
2 | Viết bài thu hoạch | 8 |
| 8 | |
Khai giảng, bế giảng | 4 |
| 4 | ||
| Tổng | 240 | 100 | 140 | |
|
|
|
|
|
|
Mục đích: Học viên có được những kiến thức cốt lối về quản lý nhà nước và về công tác quản lý trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập.
Chuyên đề 1: Quản lý Nhà nước về giáo dục (20 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về giáo dục; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục.
- Mô tả được nguyên tắc của quản lý nhà nước về giáo dục; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục.
- Tóm tắt được nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về giáo dục.
- Phân tích được vai trò của công tác quản lý nhà nước; nguyên tắc quản lý nhà nước về giáo dục để vận dụng vào quá trình thực thi nhiệm vụ.
Nội dung:
1. Khái quát về Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
a) Vị trí, vai trò của quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo
b) Nguyên tắc của quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo
c) Nội dung của quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo
d) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo
đ) Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo
2. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước về giáo dục và đào tạo
a) Khái quát về cơ quan quản lý hành chính nhà nước
b) Phân loại cơ quan quản lý hành chính nhà nước
c) Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về giáo dục và đào tạo
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được vai trò và các nhiệm vụ của công tác thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập.
- Phân tích được các nhiệm vụ của công tác thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập để áp dụng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
- Mô tả được định hướng đổi mới công tác thiết bị, thí nghiệm phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án thực hiện nhiệm vụ quản lý thiết bị và phối hợp tổ chức thực hành, thí nghiệm theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Nội dung:
1. Tổng quan về công tác thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập.
a) Vai trò của công tác thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập.
b) Nhiệm vụ của công tác thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập.
2. Định hướng đổi mới công tác thiết bị, thí nghiệm phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
a) Công tác thiết bị, thí nghiệm trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018
b) Định hướng đổi mới công tác thiết bị, thí nghiệm theo xu hướng hiện đại trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Chuyên đề 3: Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm (16 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Mô tả được nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm; trách nhiệm của nhân viên thiết bị, thí nghiệm với nghề nghiệp; với học sinh; với các đồng nghiệp và các bên liên quan;
- Phân tích được những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm.
- Thảo luận đưa ra được các cách ứng xử với các tình huống trong công tác quản lý quản lý thiết bị và phối hợp tổ chức thực hành, thí nghiệm.
- Đề xuất được cách ứng xử của nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong một số tình huống có thể xảy ra trong quá trình quản lý thiết bị và phối hợp tổ chức thực hành, thí nghiệm.
Nội dung:
1. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm
a) Nhiệm vụ của nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập.
b) Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm
2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm
a) Trách nhiệm của nhân viên thiết bị, thí nghiệm với nghề nghiệp; với học sinh; với đồng nghiệp và các bên liên quan
b) Lối sống và hành vi ứng xử của nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong môi trường giáo dục
Ôn tập và kiểm tra phần 1 (4 tiết)
Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm
Mục đích: Góp phần hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho nhân viên thiết bị, thí nghiệm (gồm có các năng lực: Sử dụng thiết bị dùng chung và một số loại hình thiết bị trong nhà trường; quản lý thiết bị và phối hợp tổ chức thực hành, thí nghiệm; tự làm một số thiết bị dạy học; đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong quản lý thiết bị và phối hợp thực hành, thí nghiệm).
Chuyên đề 4: Nội dung cơ bản về công tác thiết bị, thí nghiệm (64 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được khái niệm, phân loại và hệ thống phương tiện, thiết bị dạy học, thí nghiệm trong trường trung học và trường chuyên biệt công lập; một số biện pháp an toàn trong bảo quản thiết bị; một số phương pháp phòng chống cháy nổ và xử lý khi có cháy nổ xảy ra trong quá trình tổ chức thực hành, thí nghiệm.
- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động chung, vận hành được một số thiết bị dùng chung trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập.
- Sử dụng được một số loại hình thiết bị dạy học thông dụng như tranh vẽ, mô hình, vật thật, thiết bị dùng để thí nghiệm, thực hành ở các trường trung học và trường chuyên biệt công lập; một số phương pháp bảo quản thông thường, sửa chữa được một số hỏng hóc đơn giản của thiết bị.
- Lưu trữ, sắp xếp và khai thác được thiết bị dạy học, phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống thiết bị, thí nghiệm trong trường phổ thông.
- Lập được báo cáo, thống kê theo đúng quy định của công tác thiết bị, thí nghiệm và theo yêu cầu của lãnh đạo nhà trường.
- Tóm tắt được quy trình tự làm thiết bị dạy học, một số công nghệ đơn giản sử dụng trong tự làm thiết bị, các tiêu chí đánh giá thiết bị dạy học tự làm.
- Thiết kế được một số thiết bị dạy học đơn giản.
Nội dung:
1. Khái quát về thiết bị, thí nghiệm ở trường trung học và trường chuyên biệt
a) Các thiết bị dùng chung và thiết bị dạy học thông dụng
b) Các thiết bị chuyên dụng để thực hành, thí nghiệm
2. Sử dụng thiết bị dùng chung và một số loại hình thiết bị, thí nghiệm
a) Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị dùng chung, thiết bị chuyên dụng để thực hành, thí nghiệm
b) Hướng dẫn sử dụng các thiết bị dùng chung, thiết bị dạy học thông dụng và thiết bị chuyên dụng để thực hành, thí nghiệm
3. Quản lý thiết bị, thí nghiệm trong trường
a) Lưu trữ, sắp xếp thiết bị
b) Khai thác hệ thống thiết bị, thí nghiệm trong trường trung học và trường chuyên biệt công lập
c) Sửa chữa một số hỏng hóc đơn giản của thiết bị
d) Lập báo cáo, thống kê
4. Tự làm một số thiết bị dạy học đơn giản
a) Quy trình tự làm thiết bị dạy học
b) Một số công nghệ đơn giản sử dụng trong tự làm thiết bị
c) Các tiêu chí đánh giá thiết bị dạy học tự làm
5. Một số kiến thức về an toàn, phòng chống cháy nổ
a) Một số biện pháp an toàn trong bảo quản thiết bị
b) Một số phương pháp phòng chống cháy nổ và xử lý khi có cháy nổ xảy ra trong quá trình tổ chức thực hành, thí nghiệm
Chuyên đề 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác thiết bị, thí nghiệm (20 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Mô tả được cấu trúc cơ bản của bản kế hoạch công tác thiết bị, thí nghiệm; quy trình xây dựng kế hoạch công tác thiết bị, thí nghiệm.
- Phân tích được các bước trong quy trình xây dựng kế hoạch công tác thiết bị, thí nghiệm; kế hoạch công tác thiết bị, thí nghiệm ở các loại hình trường khác nhau.
- Thảo luận để đưa ra các phương án xây dựng kế hoạch công tác thiết bị, thí nghiệm; lựa chọn phương án thực hiện kế hoạch công tác thiết bị, thí nghiệm.
- Lập được kế hoạch mua sắm thiết bị theo năm học, đảm bảo đủ theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu; kế hoạch thanh lí và tiêu hủy thiết bị, hóa chất hỏng trong quá trình sử dụng và khai thác thiết bị, thí nghiệm;
- Thực hiện kế hoạch, báo cáo định kì thực hiện kế hoạch, báo cáo đột xuất khi có tình huống bất thường xảy ra, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Nội dung:
1. Xây dựng kế hoạch công tác thiết bị, thí nghiệm
a) Xây dựng mục tiêu
b) Lựa chọn nội dung
c) Thiết kế hoạt động
2. Thực hiện kế hoạch công tác thiết bị, thí nghiệm
a) Thực hiện kế hoạch
b) Đánh giá và điều chỉnh
Chuyên đề 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thiết bị, thí nghiệm (36 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được vai trò của công nghệ thông tin trong các hoạt động ở nhà trường.
- Tóm tắt được vai trò của công nghệ thông tin trong công tác thiết bị, thí nghiệm; xu hướng hiện đại của thiết bị, thí nghiệm trường học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Mô tả được một số phần mềm đang được sử dụng trong công tác thiết bị, thí nghiệm.
- Sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ công tác quản lý thiết bị và tổ chức thực hành, thí nghiệm;
Nội dung:
1. Vai trò của công nghệ thông tin trong các hoạt động ở nhà trường và trong công tác thiết bị, thí nghiệm
a) Vai trò của công nghệ thông tin trong các hoạt động ở nhà trường
b) Vai trò của công nghệ thông tin trong công tác thiết bị, thí nghiệm
2. Hướng dẫn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ công tác thiết bị, thí nghiệm
a) Hướng dẫn sử dụng một số phần mềm trong công tác quản lý thiết bị
b) Hướng dẫn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ tổ chức thực hành, thí nghiệm
Chuyên đề 7: Xử lý một số tình huống điển hình trong công tác thiết bị, thí nghiệm (36 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Mô tả được một số tình huống trong công tác quản lý thiết bị; một số tình huống trong công tác tổ chức thực hành, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập.
- Phân tích được các tình huống, đưa ra các phương án xử lý.
- Thảo luận để lựa chọn phương án, thực hiện phương án xử lý các tình huống đã đưa ra.
Nội dung:
1. Xử lý một số tình huống trong công tác quản lý thiết bị.
a) Xử lý một số tình huống trong công tác bảo quản thiết bị
b) Xử lý một số tình huống trong công tác tiêu hủy hóa chất
2. Xử lý một số tình huống trong quá trình sử dụng thiết bị, thí nghiệm
a) Xử lý một số tình huống hỏng hóc đơn giản trong quá trình sử dụng thiết bị
b) Xử lý một số tình huống mất an toàn trong quá trình thực hành, thí nghiệm
Ôn tập và kiểm tra phần 2 (8 tiết)
Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch cuối khóa (16 tiết)
1. Nghiên cứu thực tế (8 tiết)
a) Mục đích:
Tìm hiểu, quan sát và trao đổi kinh nghiệm công tác qua thực tiễn tại một đơn vị cụ thể. Giúp gắn kết giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.
b) Yêu cầu:
- Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế. Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bố trí tổ chức và sắp xếp đi thực tế cho học viên. Cơ quan, đơn vị học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
2. Viết tiểu luận cuối khóa (8 tiết)
a) Mục đích
- Bài thu hoạch là một phần nội dung của Chương trình, thể hiện sự thu hoạch kiến thức và kĩ năng của đối tượng bồi dưỡng thu nhận được từ nội dung phần 1, nội dung phần 2 và trải nghiệm thực tế của Chương trình.
- Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng tiếp thu được từ Chương trình bồi dưỡng vào vị trí công tác thiết bị, thí nghiệm và định hướng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập.
b) Yêu cầu
- Cuối khóa học, mỗi học viên viết một bài thu hoạch gắn với công việc thiết bị, thí nghiệm, trong đó nêu được kiến thức và kĩ năng thu nhận được, phân tích công việc thiết bị, thí nghiệm và đề xuất vận dụng vào công việc;
- Các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể về bài thu hoạch sẽ được thông báo cho học viên khi bắt đầu khóa học;
- Đảm bảo đúng yêu cầu của một bài thu hoạch;
- Văn phong/cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Biên soạn tài liệu
Tài liệu được biên soạn phù hợp mục tiêu, yêu cầu cần đạt và đối tượng bồi dưỡng của chương trình; phù hợp với vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm và được thẩm định theo quy định.
Tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; không trùng lặp. Tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới trong công tác thiết bị, thí nghiệm; nội dung các chuyên đề của tài liệu bồi dưỡng phải phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm. Tài liệu được biên soạn theo các dạng thức khác nhau để giúp học viên thuận tiện, dễ dàng tiếp cận và sử dụng như: sách, giáo trình, video clips, trình chiếu,...
Người biên soạn tài liệu gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục và các ngành liên quan khác như giảng viên, nghiên cứu viên, nhà thực hành giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục các cấp am hiểu về công tác thiết bị, thí nghiệm.
2. Yêu cầu về tổ chức bồi dưỡng
a) Yêu cầu đối với báo cáo viên
- Báo cáo viên tham gia giảng dạy chương trình là giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên, các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thiết bị trường học; các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm và am hiểu công tác thiết bị, thí nghiệm.
- Báo cáo viên là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
- Báo cáo viên cần đầu tư nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật kiến thức, kĩ năng mới, chính sách hiện hành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục.
- Báo cáo viên giảng dạy chương trình phải gắn việc giảng dạy lý thuyết với các minh chứng điển hình trong thực tiễn.
b) Yêu cầu về nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng
- Về nội dung: Đảm bảo nội dung bồi dưỡng bám sát chương trình, có đủ tài liệu và điều kiện tổ chức hoạt động giảng dạy lý thuyết, hoạt động thảo luận, thực hành; hoạt động tự nghiên cứu, tự học là một yêu cầu bắt buộc đối với đối tượng bồi dưỡng của chương trình.
Đối với nội dung tìm hiểu thực tế và viết bài thu hoạch, các cơ sở bồi dưỡng cần tính đến việc phù hợp các điều kiện thực tế và sắp xếp thời gian, nhân lực, các điều kiện khác một cách hợp lý, khoa học.
- Về hình thức tổ chức bồi dưỡng: Tùy theo điều kiện thực tế, các cơ sở bồi dưỡng lựa chọn hình thức bồi dưỡng tập trung hoặc bán tập trung (kết hợp giữa bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng từ xa) một cách hợp lý, khoa học.
- Về phương pháp: Tăng cường áp dụng các phương pháp bồi dưỡng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của đối tượng bồi dưỡng như dạy học hợp tác nhóm, cùng tham gia dự án... để thảo luận và tìm kiếm giải pháp giải quyết các tình huống thực tiễn ở các loại hình trường khác nhau.
c) Yêu cầu đối với học viên
- Hiểu biết đầy đủ về Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm.
- Tham gia đầy đủ, hoàn thành và đạt kết quả về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về phẩm chất, thái độ của nhân viên thiết bị, thí nghiệm theo mục tiêu của Chương trình; đáp ứng hiệu quả yêu cầu thực tiễn và vị trí việc làm của chức danh nhân viên thiết bị, thí nghiệm.
3. Đánh giá kết quả bồi dưỡng
- Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Đánh giá thông qua kiểm tra viết, vấn đáp hoặc thực hành, đánh giá theo điểm số và theo thang điểm 10. Học viên phải làm bài kiểm tra theo quy định, học viên nào không đạt điểm 5 trở lên thì phải kiểm tra lại. Học viên không có đủ bài kiểm tra theo quy định thì không được tham gia viết thu hoạch cuối khóa.
- Đánh giá chung cho toàn chương trình thông qua bài thu hoạch cuối khóa, chấm theo thang điểm 10. Học viên nào không đạt được điểm 5 trở lên thì không được cấp chứng chỉ.
4. Cơ Sở đào tạo thực hiện bồi dưỡng
Các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm cần đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông hoặc đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thiết bị trường học từ trình độ cao đẳng trở lên.
b) Có giảng viên cơ hữu trình độ thạc sĩ trở lên chuyên ngành sư phạm, quản lý giáo dục, công nghệ thiết bị trường học.
c) Có đủ nguồn lực về cơ sở vật chất (thư viện, phòng học, trang thông tin điện tử,...) và cơ sở thực hành để thực hiện Chương trình bồi dưỡng này.
d) Có kinh nghiệm tổ chức và triển khai các hoạt động bồi dưỡng viên chức.
đ) Có tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm được biên soạn, thẩm định theo quy định.
5. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng (Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chủ trì tham mưu); tổ chức kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng; tổ chức kiểm tra, giám sát việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
c) Cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và báo cáo cơ quan quản lý trước khi tổ chức lớp học; cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho học viên đã hoàn thành khóa học. Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ -Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- 1Quyết định 4927/QĐ-BGDĐT năm 2019 về tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 1078/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 1079/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 2774/QĐ-BGDĐT năm 2023 về Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức thiết bị, thí nghiệm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 2Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 3Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 5Thông tư 01/2018/TT-BNV về hướng dẫn Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Thông tư 08/2019/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường học và trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 4927/QĐ-BGDĐT năm 2019 về tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Quyết định 1078/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Quyết định 1079/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 4855/QĐ-BGDĐT năm 2019 về Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 4855/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/12/2019
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Hữu Độ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra