Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4852/QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN VỀ THỰC THI LUẬT LÂM NGHIỆP, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

n cứ Quyết định số 28/2017/QĐ-TTg ngày 3/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp tại Tờ trình số 2185/TTr-TCLN-KH&HTQT ngày 06 tháng 12 năm 2018 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Tài chính, Pháp chế, Hợp tác quốc tế, Tổ chức cán bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Hà Công Tuấn

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN VỀ THỰC THI LUẬT LÂM NGHIỆP, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4852/QĐ-BNN-TCLN, ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đến đầu năm 2021 Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU được thực hiện đầy đủ thông qua việc vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) và bắt đầu cấp phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU.

2. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan, kịp thời báo cáo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Phê duyệt Hiệp định

- Hoàn thiện hồ sơ và trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định.

- Tổ chức đón và làm việc với đoàn của Phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu sang tìm hiểu về tình hình thực tế trước khi phê chuẩn hiệp định VPA/FLEGT với Việt Nam từ ngày 7-9/1/2019.

- Theo dõi quá trình Nghị viện EU phê chuẩn Hiệp định.

2. Xây dựng văn bản pháp luật và tài liệu hướng dẫn

- Xây dựng văn bản pháp luật: Xây dựng Nghị định về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn gồm: (i) sổ tay hướng dẫn phân loại doanh nghiệp; quản lý chuỗi cung ứng; quản lý gỗ nhập khẩu; xác minh xuất khẩu; và (ii) hướng dẫn quốc gia về gỗ hợp pháp với Hàn Quốc và Úc.

3. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (phần mềm kỹ thuật) vận hành Hệ thống Đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

- Xây dựng cơ sở dữ liệu phân loại doanh nghiệp và vi phạm Luật Lâm nghiệp.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cấp phép FLEGT và tiến hành thử nghiệm.

4. Nâng cao năng lực cho các bên liên quan thực hiện Hiệp định

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng năng lực cho các bên liên quan, gồm: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình trồng rừng, chế biến.

- Tổ chức các khóa đào tạo và tập huấn cho các bên liên quan.

5. Truyền thông

- Xây dựng Kế hoạch truyền thông về Hiệp định VPA cho các nhóm đối tượng mục tiêu, gồm: cơ quan quản lý nhà nước (Kiểm lâm/cơ quan xác minh; Cơ quan quản lý CITES Việt Nam/cơ quan cấp phép FLEGT; Hải quan); Hiệp hội, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào chuỗi cung ứng gỗ và các bên liên quan khác.

- Soạn thảo và in ấn các sản phẩm truyền thông.

- Tổ chức các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Cập nhập thông tin về thực hiện Hiệp định VPA trên websie của Tổng cục Lâm nghiệp.

- Tổ chức các Diễn đàn/hội thảo chuyên đề về VPA-FLEGT.

- Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Phụ lục VIII của Hiệp định.

6. Tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá Hiệp định

Cơ chế tổ chức điều hành và nội dung thực hiện, giám sát và đánh giá Hiệp định, gồm:

- Thành lập Ủy ban Thực hiện chung (JIC) hiệp định theo Điều 18 và phụ lục IX của Hiệp định. Tổ chức các cuộc họp định kỳ của JIC.

- Xây dựng Khung Giám sát và Đánh giá tổng thể thực hiện Hiệp định bao gồm giám sát độc lập và đánh giá tác động Hiệp định về kinh tế, xã hội, môi trường.

- Tổ chức đánh giá định kỳ Hệ thống VNTLAS theo cam kết phụ lục VI của Hiệp định.

- Tổ chức đánh giá tính sẵn sàng của Hệ thống, VNTLAS để cấp phép FLEGT theo cam kết phụ lục VII của Hiệp định.

- Thực hiện các biện pháp để khắc phục những lỗi chưa sẵn sàng của hệ thống VNTLAS theo khuyến nghị của JIC.

- Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung phụ lục II và phụ lục V theo cam kết của Hiệp định.

7. Thực hiện các hoạt động kết nối và thúc đẩy thực hiện VPA- FLEGT trong khu vực và quốc tế

- Hỗ trợ xây dựng và thực hiện MOU hợp tác lâm nghiệp với Lào, Cămpuchia, Myanmar, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nga theo tinh thần của Hệ thống VNTLAS.

- Xây dựng và thực hiện các dự án khu vực và xuyên biên giới liên quan tới VPA-FLEGT.

III. THỜI GIAN

Kế hoạch thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT được xây dựng cho khung thời gian từ ngày 19/10/2018 đến 31/12/2020 nhằm đáp ứng mục tiêu cấp phép FLEGT đầu tiên cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU vào năm 2021. Khung thời gian thực hiện các nội dung chính như sau:

- Phê duyệt Hiệp định: tiến hành từ tháng 11/2018 đến tháng 3/2019.

- Xây dựng văn bản pháp luật và sổ tay hướng dẫn kỹ thuật: tiến hành từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (phần mềm kỹ thuật) vận hành Hệ thống Đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam: tiến hành từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020.

- Nâng cao năng lực cho các bên liên quan thực hiện Hiệp định: tiến hành từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020.

- Truyền thông: tiến hành từ tháng 11/2018 đến tháng 12/2020.

- Tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá Hiệp định: tiến hành từ tháng 11/2018 đến tháng 12/2020.

- Thực hiện các hoạt động kết nối và thúc đẩy thực hiện VPA-FLEGT trong khu vực và quốc tế: tiến hành từ tháng 11/2018 đến tháng 12/2020.

(Chi tiết khung thời gian kế hoạch thực hiện các hoạt động tại Phụ lục đính kèm).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức điều hành và thực hiện Hiệp định

Tổ chức điều hành và thực hiện Hiệp định đã được nêu cụ thể trong Hiệp định như sau:

- Thành lập Ủy ban thực thi chung (viết tắt là JIC) với chức năng và nhiệm vụ được nêu trong Phụ lục IX của Hiệp định.

Hai bên đã nhất trí là trong thời gian Hiệp định chưa có hiệu lực và JIC chưa được thành lập thì hai bên sẽ thành lập Ủy ban chuẩn bị chung để hướng dẫn các bước triển khai ban đầu. JPC hoạt động theo cơ chế đồng chủ tịch, phía Việt Nam là ông Hà Công Tuấn Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và PTNT (theo quyết định số 4264/QĐ-BNN-TCCB, ngày 24/10/2017) và phía EU là ông Bruno Angelet - Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam.

- Tổ công tác kỹ thuật liên ngành (JEM) có nhiệm vụ xem xét tất cả các vấn đề kỹ thuật liên quan đến thiết kế, vận hành, đánh giá hoạt động của Hệ thống VNTLAS của Việt Nam trước khi cấp phép FLEGT. Tổ công tác JEM này sẽ do lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp làm Tổ trưởng, thành viên gồm có đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về FLEGT và Lacey đã được thành lập và hoạt động trong 6 năm qua để giúp việc cho đoàn đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT và Ban chỉ đạo đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT. Văn phòng thường trực đặt tại Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế của Tổng cục Lâm nghiệp và do một lãnh đạo Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế làm Chánh văn phòng với các cán bộ kiêm nhiệm từ các đơn vị liên quan của Tổng cục Lâm nghiệp và một số cán bộ hợp đồng. Văn phòng thường trực không phát sinh tăng biên chế của Tổng cục Lâm nghiệp. Trong thời gian thực hiện Hiệp định, Văn phòng này sẽ được củng cố và đổi tên thành Văn phòng thường trực Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp để điều phối chung.

- Tạo điều kiện cho Nhóm Nòng cốt đa bên về thực thi Hiệp định VPA/FLEGT (CG-FLEGT) gồm đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, hộ gia đình trồng rừng, các tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên cứu hoạt động hiệu quả theo cam kết tại Điều 15 của Hiệp định để đảm bảo Hiệp định được thực hiện một cách minh bạch và hiệu quả.

2. Phân công trách nhiệm

a) Tổng cục Lâm nghiệp

- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định.

- Chủ trì và phối hợp với Vụ Pháp chế và Vụ Hợp tác quốc tế chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định theo quy định.

- Chủ trì và phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn kỹ thuật thực thi Hiệp định.

- Tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ về thành phần tham gia Ủy ban chuẩn bị chung, Ủy ban thực thi chung, Ban chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành với thành phần từ các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài Chính, Ngoại giao, Tư pháp và đại diện của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

- Chỉ đạo hoạt động của Nhóm Nòng cốt đa bên về FLEGT.

- Báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến độ triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định, tham mưu, đề xuất các giải pháp triển khai Kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

- Kết nối, huy động nguồn vốn ODA hỗ trợ việc thực hiện VPA/FLEGT trong khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định.

b) Vụ Pháp chế

- Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định theo quy định của Luật Điều ước quốc tế 2016.

- Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu kỹ thuật thực thi Hiệp định.

c) Vụ Hợp tác quốc tế

- Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định theo quy định của Luật Điều ước quốc tế 2016.

- Cử đại diện tham gia Ủy ban chuẩn bị chung, Ủy ban thực thi chung và Tổ công tác liên ngành.

- Chủ trì việc kêu gọi, huy động, thẩm định và phê duyệt các dự án ODA liên quan đến thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT.

d) Vụ Tài chính

- Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp lập dự toán kinh phí để thực hiện Kế hoạch từ nguồn từ ngân sách, trình Bộ phê duyệt.

đ) Vụ Tổ chức cán bộ

- Tham mưu, trình Bộ thành lập Ủy ban chuẩn bị chung, Ủy ban thực thi chung, Ban chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành và Văn phòng về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp.

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC  HIỆN HIỆP ĐỊNH VPA/FLEGT GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
(Ban hành kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 4852/QĐ-BNN-TCLN, ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

Ghi chú

2018

2019

2020

TH-12

Q1

Q2

Q3

Q4

Q1

Q2

Q3

Q4

1

Phê duyệt và phê chuẩn Hiệp định

-

Hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ phê duyệt hiệp định

TCLN

Vụ PC, Vụ HTQT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trình phê duyệt Hiệp định

TCLN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghị quyết CP

 

Đón và làm việc với đoàn Phó chủ tịch Nghị viện EU tìm hiểu tình hình thực hiện VPA/FLEGT của Việt Nam từ 7-9/1/2019

Vụ HTQT

TCLN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Theo dõi quá trình Nghị viện EU phê chuẩn hiệp định

TCLN

HTQT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xây dựng văn bản pháp luật và tài liệu hướng dẫn

-

Xây dựng Nghị định về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

TCLN

Vụ PC, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cần tham vấn với phía EU về nội dung NĐ

-

Xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật về: phân loại doanh nghiệp; quản lý chuỗi cung ứng; quản lý gỗ nhập khẩu; xác minh xuất khẩu.

TCLN

Các hiệp hội gỗ, Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng tài liệu hướng dẫn quốc gia về gỗ hợp pháp với Hàn Quốc và Úc

TCLN

Đại sứ quán Úc và TCLN Hàn Quốc, TCHQ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu phân loại doanh nghiệp TCLN và vi phạm Luật Lâm nghiệp

Các hiệp hội gỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu cấp phép FLEGT và tiến hành thử nghiệm

TCLN

TCHQ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Nâng cao năng lực cho các bên liên quan thực hiện Hiệp định

-

Đánh giá nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo nâng năng lực cho: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình trồng rừng, chế biến

TCLN

Hiệp hội gỗ, Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổ chức các khóa đào tạo và tập huấn cho cơ quan kiểm lâm các cấp

TCLN

Trường QL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổ chức khóa đào tạo cho cơ quan cấp phép FLEGT và cán bộ Hải quan

TCLN

TCHQ, các Hiệp hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổ chức đào tạo cho các hiệp hội và doanh nghiệp trồng rừng, chế biến gỗ, xuất khẩu

TCLN

Hiệp hội, Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổ chức tập huấn cho các hộ gia đình trồng rừng và làng nghề

TCLN

Hiệp hội, Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Truyền thông

-

Xây dựng Kế hoạch truyền thông về Hiệp định VPA cho các nhóm đối tượng mục tiêu

TCLN

Hiệp hội, Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Soạn thảo và in ấn các sản phẩm truyền thông

TCLN

Hiệp hội. Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổ chức các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng

TCLN

Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Cập nhập thông tin về thực hiện VPA trên websie của Tổng cục Lâm nghiệp

TCLN

Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổ chức các Diễn đàn/hội thảo chuyên đề về VPA-FLEGT

TCLN

Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Thực hiện công bố thông tin theo cam kết phụ lục VIII của Hiệp định

TCLN

Các Bộ/ngành và hiệp hội liên quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá Hiệp định

-

Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện Hiệp định, Ủy ban Chuẩn bị chung (JPC) trong thời gian Hiệp định chưa phê chuẩn và Ủy ban Thực hiện chung (JIC) sau khi hiệp định phê chuẩn. Tổ chức các cuộc họp định kỳ của Ban chỉ đạo, JPC và JIC

Vụ TCCB

TCLN và các Bộ/ngành liên quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Thành lập Tổ công tác kỹ thuật liên ngành (JEM) thực hiện hiệp định. Tổ chức các cuộc họp của JEM

Vụ TCCB

TCLN và các Bộ liên quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Thành lập Văn phòng về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp trên cơ sở Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về FLEGT hiện có

Vụ TCCB

Vụ TCCB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Củng cố hoạt động của Nhóm Nòng cốt đa bên (CG FLEGT) để giám sát và đánh giá độc lập việc thực thi Hiệp định

TCLN

Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Xây dựng và trình JIC phê duyệt Khung Giám sát và Đánh giá tổng thể thực hiện Hiệp định

TCLN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Thực hiện Khung Giám sát và Đánh giá tổng thể đã được phê duyệt

 

Tổ công tác JEM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổ chức đánh giá định kỳ Hệ thống VNTLAS theo cam kết phụ lục VI của Hiệp định

TCLN

Tổ công tác JEM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ đánh giá 1 lần trước cấp phép FLEGT

-

Tổ chức đánh giá tính sẵn sàng của Hệ thống VNTLAS để cấp phép FLEGT theo phụ lục VII của Hiệp định

TCLN

Tổ công tác JEM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Thực hiện các biện pháp để khắc phục những lỗi chưa sẵn sàng của hệ thống VNTLAS theo khuyến nghị của JIC

TCLN

Tổ công tác JEM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Việc rà soát và cập nhật Phụ lục II và V được làm lần đầu tiên sau khi NĐ ban hành

-

Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung phụ lục II và phụ lục V theo cam kết của Hiệp định

TCLN

Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các báo cáo đánh giá độc lập cần trình JIC

-

Tổ chức đánh giá độc lập tác động Hiệp định VPA về kinh tế, xã hội, môi trường sau khi Việt Nam tiến hành cấp phép FLEGT

TCLN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Thực hiện các hoạt động kết nối và thúc đẩy thực hiện VPA/FLEGT trong khu vực và quốc tế

-

Hỗ trợ xây dựng và thực hiện MOU hợp tác lâm nghiệp với Lào, Cămpuchia, Myanmar, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nga theo tinh thần của Hệ thống VNTLAS

TCLN

Vụ HTQT, Vụ PC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 MOU mới được ký kết và 2 MOU hiện có được đánh Giá tình hình thực hiện hàng năm

-

Xây dựng và thực hiện các dự án khu vực và xuyên biên giới liên quan tới VPA-FLEGT

TCLN

Các Nhà tài trợ tiềm năng, Nhóm Nòng cốt về FLEGT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ít nhất 2 dự án vùng về VPA được xây dựng và thực hiện

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4852/QĐ-BNN-TCLN năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 4852/QĐ-BNN-TCLN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/12/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Hà Công Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản